intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử triết học phương Tây hiện đại: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

13
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử triết học phương Tây hiện đại: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: khái luận về triết học trước hiện đại: thế kỷ XIX; triết học hiện đại: thế kỷ XX; triết học về con người; triết học về con người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử triết học phương Tây hiện đại: Phần 1

  1. Ệl B ỉ l l Đ AN G D U Y NGUYỄN TIẼN DŨNG
  2. LỊCH sử TRIẾT HỌC PHƯƠNG T Â Y H IỆ N Đ ẠI
  3. PGS BÙI ĐĂNG DUY - PGS-TS NGUYỄN TIẾN DŨNG Lịch sử TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI ■ ■ ■ Sách tham khảo NHÀ XUẤT BẢN TỔNG Hộp TP. Hồ CHÍ MINH
  4. LỞI NÓI DẦU Lịch sử triế t học phương Tây hiện đại là cuốn sách dành cho sinh viên khoa Triết học và Khoa học Giáo dục Chính trị các trương đại học. Đây cũng là tài liệu dành cho những ai muôn tự mình bắt đầu đi vào môn khoa học này. Lịch sử triế t học phương Tây với nhiều trào lưu triết học, với nhiều triết gia có danh mà chỉ thu gọn lại trong mấy trăm trang sách chắc không phải là đầy đủ và không dễ dàng. Ta nhớ lại lồi của c. Mác rằng: các nhà triết học không như những cây nấm mọc ra từ đất. Họ là sản phẩm của thơi đại, của nhân dân họ mà những tinh lực tinh tê nhât, quý giá nhât và khó nhìn thây nhât đã được suy tư trong những khái niệm triết học. Viết về cái tinh tế đã khó, viết về cái khó nhìn thấy càng khó hơn. Song “chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu của th ế giói”, (thì) “hậu quả là sô đông cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả năng bi hạn chế”. Đê thực hiện một công việc vừa khó khàn cũng không kém phần phức tạp này, chúng tôi giữ vững hai nguyên tắc: 5
  5. một là quan điểm khách quan, hai là quan điểm biên chứng trong quá trình biên soạn cuốn sách này. Quan điểm khách quan đồi hỏi “những tinh lực quý giá n h ất” và “khó nhìn thấy n h ất” của nhà triết học đã được suy tư trong các khái niệm triết học cần phải được trình bày một cách khách quan trung thực, đúng như nó vốn có. Chỉ có trình bày khách quan, thì ngươi đọc mói có căn cứ để phán đoán đúng đắn. Triết học cũng như các hình thái ý thức xã hội khác như văn học, nghệ thuật, hội họa đều có ngôn ngữ riêng. Vì vậy phải trình bày đúng ngôn ngữ của triết học, không thê đơn giản hóa, thậm chí tầm thương hóa làm cho nội dung sâu rộng của nó biến mất. Nhiều nhà triết học cồn cho rang những từ ngữ mà ở phương Tây ngươi ta gọi là những từ “man rợ” thì cũng phải trình bày đung như th ế vì những từ đó đều có những nghĩa nhất định không gì có th ể thay thế. * Trĩnh bày môt trào lưu triết học một cách lơ lửng như không gắn bó gì với nền văn hóa, lôi sông nhất là khoa học ở nơi đó thì cũng khó mà hiểu được những luận đề mà tác gia đưa ra. Triết hoc là thành tcí hang đầu của văn hóa. vì vậy khó có th ể thuyết phuc đươc rằng triết hoc lại lac hâu so với hình thái ý thức xã hội khác. Quan điểm biện chứng khi xem xét chỉ ra rằng, không một trào lưu triêt hoc nko dám tư nhân là hoàn chỉnh và không chứa chấp những mâu thuẫn, thâm chí những nghịch lý. Nhưng đây không phai là những mâu thuẫn lôgíc, những
  6. kém cỏi của nhà triết học mà là những mâu thuẫn của chính luận đề mà tác giả chưa th ể giải quyết được, ơ đây cũng vẫn loại trừ cách nhìn “tôi đại hóa” (maximalisme). Bất cứ trào lưu triết học nào cũng không thê là chân lý tuyệt đối, phổ biến cho mọi dân tộc. Chẳng hạn, chủ nghĩa hiện sinh là khát vọng tự do của nhân dân Pháp, nhưng vào Việt Nam thì lại trở thành công cụ đầu độc tinh thần cách mạng của nhân dân. Trái lại cũng không th ể lấy một chân lý tuyệt đôi nào làm chuẩn để phán xét tấ t cả các trào lưu triết học khác nhau ơ nhiều nước, ở nhiều thơi đại. Viết một bộ lịch sử triết học thì việc khó khăn đầu tiên là tìm ra những trào lưu triết học, nhât là những ngươi sáng lập những trương phái đó. Triết học ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa của dân tộc, đến nhiều hình thái ý thức xã hội, nhưng không có nghĩa là tấ t cả những lý luận nào chịu ảnh hưởng của triết học thì đều được gọi là triết học. Nhiều hình thái ý thức xã hội, kể cả khoa học thương lấy nhiều luận đề của triết học làm nền tảng khoa học cho mình. Nhưng những hình thái ý thức xã hội đó vẫn là một khoa học độc lập. Trong ngôn ngữ ở phương Tây, trước hết là Pháp ngữ, có hậu tô “isme” không có nghĩa là môt trào lưu triết học mà nhiều khi chỉ là những khoa học khác, thậm chí chỉ là phong cách bình thường. Nhiều bộ môn khoa học, như xã hội học, tâm lý học chẳng hạn, không hề có m ặt một nhà triết học lớn nào. Vậy thì trong lịch sử triết học chúng ta cũng không tùy tiện đưa vào những nhà xã hội học, những nhà chính tri dù những ngươi 7
  7. này có những hệ thông tư tưởng khá đồ sộ. Tóm lại, trong một cuốn lịch sử triết học chúng ta nêu tên những nhà khoa học ngoài triết học để thấy ảnh hưởng của triết học, nhưng không thê biến họ thành nha triết học, và họ cũng không muốn thế, mặc dầu họ rấ t kính trọng triết học. Từ đầu thê kỷ XX đến nay có nhiều nhà triết học xuất hiện khó có th ể giới thiệu đầy đủ, nhưng nếu bỏ sót không giới thiệu những nhà triế t học khai sáng ra một trào lưu có ảnh hưởng rộng lán thì lại là một thiếu sót lớn đôi vói công tác giảng dạy triế t học. Trong tình hình việc nghiên cứu lịch sử triết học phương Tây hiện đại chưa được phát triển như ở nước ta, thì việc chúng ta phải dưa vào tư liệu của các học giả có uy tín lớn ở nước ngoài là việc nên làm, nhưng về quan điểm nghiên cứu, chứng ta vẫn coi trọng quan điểm khách quan và biện chứng như đã nói trên. Để nắm được lịch sử triết học, nhát là về thời ky phát triển mạnh mẽ và phức tạp như thơi kỳ hiên đại thì một vấn đề đặt ra rằng, không phải chỉ cần hiểu từng trương phái, từng nhà triết học mà là phải, nói như Ph. Ăngghen, có một cái nhìn tổng quát về các hiện tượng (ở đây là các trao lưu triết học) tức những xu hướng phát triển của chúng, các mối tương quan của chứng vói những điều kiện lịch sử, đặc biệt đối với các hình thái ý thức khác, mà trong triết học phương Tây thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan tâm hàng đầu. 8
  8. Vân đề phân kỳ trong một bộ lịch sử triêt học là vân đề thương phải đem ra bàn, nh át là thoi kỳ hiện đại (moderne). Có người tính thời kỳ hiện đại từ năm 1789, năm nổ ra Cách mạng tư sản Pháp, có người tính từ thê kỷ XIX. Chúng tôi tán thành quan điểm cho rằng thơi kỳ hiện đại bắt đầu từ thê kỷ XX, hay rõ hơn từ những năm cuối thê kỷ XIX. Đó là thơi kỳ khủng hoảng của nền khoa học cổ điển mở ra thoi kỳ khoa học hiện đại, đồng thơi cũng là thơi kỳ ra đời và phát triển của nền triết học mói. Tuy nhiên, sự phân kỳ đó chỉ là tương đôi bởi vì có trào lưu triết học ra đồi từ thê kỷ XIX nhưng vẫn kê là thơi kỳ hiện đại. Vì vậy xét cho cùng, tính hiện đại là ở chỗ những trào lưu triết học, khoa học hay văn học đó cho đến th ế kỷ XX vẫn cồn tiếp tục đi vào cuộc sống hiện đại. Một vân đề quan trọng nữa là sự phân loại các trào lưu triết học. Chưa bao giơ trong một thồi gian ngắn, nhát là trong quá nửa đầu thê kỷ XX, mà có nhiều trào lưu triết học cùng ra đồi và xen kẽ nhau. Bơi vậy trình bày theo sự diễn biến của lịch sử sẽ gặp khó khăn và ngươi đọc không gặp ít trở ngại trong việc phân biệt xu hướng này hay xu hướng khác. Vì vậy chúng tôi tán thành lựa chọn phân loại thành nhiều nhóm, nhiều mảng chủ đề tương đôi gần nhau. Chủ đề trong triết học phương Tây tuy rấ t đa dạng những vẫn có đặc điểm gần gũi nhau đó là vân đề con người, vân đề những giá trị con người. Vì vậy chúng tôi xếp các loại triết học đó vào một khối, đương nhiên cũng theo trậ t tư tương đốì của thồi gian. Một 9
  9. mảng triết học khác nhau cũng không ngoài những giá trị nhân văn nói trên, nhưng tập trung vào những vấn đề khoa học có giá trị lớn đối với sự phát triển khoa học. Vì vậy theo nhiều nhà lịch sử triết học phương Tây, chúng tôi xêp vào mảng triết học của khoa học. Đó là những nhà phê bình khoa học như E. Mach, chủ nghĩa K ant mới, chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa hậu thực chứng. Cuối cùng là mảng triết học tôn giáo bao gồm triết học của Giáo hội Công giáo (chủ nghĩa Thomas mới, chủ nghĩa Teilhard) chủ nghĩa Tin lành mới và Thần học về sự giải phóng. Một vân đề nữa của quan điểm biện chứng là sư chính xác của khái niệm triết học. Chuyển những khái niệm triết học phương Tây sang tiếng Việt quả là một vân đề khó khăn. Đến như ở nước ta, đã có nhiều cách dịch khái niệm triết học phương Tây sang tiếng Việt. Nhưng theo chúng tôi, chon cách dịch theo hình thức chứ không theo thực thể là tốt nhât. Nhà triết học nào muôn đề xướng một khái niệm thương vay mươn một từ trong văn hóa, rồi từ đó nghiền ngẫm để hình thành một khái niệm triết học, cho nên nhiều khi một từ được sử dụng hằng ngày trở thành một khái niệm không cồn nội dung giống như nhau nữa. Ví dụ khái niệm “hình thức” của Aristote và khái niệm “hình thức” của chúng ta ngày nay thì khác nhau hoàn toàn. Từ “Difference” của Derrida không cồn nghĩa như từ thông thương, nhưng vẫn phải giữ hình thức của nó là “khác nhau”. Mỗi khái niệm thương là môt hê thông lý luận. Nếu mỗi ngươi cứ tùy ý chon môt nôi dung nào đó và
  10. cho đây là “thực th ể”, là nội dung cơ bản thì sẽ khó mà nhận m ặt được khái niệm đó. Nếu dịch theo hình thức, thì ngươi đọc phải m ất nhiều công mói có thế khám phá ra được nội hàm phong phú của một khái niệm. Cũng vì lẽ đó chúng tôi sẽ liệt kê tấ t cả những khái niệm triết học thương có thê trở thành một chủ đề, kể cả những từ ngữ của phương Tây ít phổ biến ở nước ta bằng tiếng Pháp hoặc bằng một ngôn ngữ nào đó của phương Tây để bạn đọc có thê tìm lại khái niệm của chính các tác giả một cách thuận lợi. Tuy nhiên để trán h m ất thì giơ hoặc bớt sự ngỡ ngàng nào đó cho ngxrời đọc, trong cuốn sách này, đôi vói những khái niệm, những từ mà chúng tôi cho là chưa quen thuôc với nhiều ngxrơi thì chứng tôi ghi chú ngay bên cạnh bằng tiếng nước ngoài trong ngoặc đon. Những khái niêm triết học phương Tây đã du nhập vào nước ta từ lâu và đã đi vào đơi sông khá sâu thì chủng tôi đành giữ nguyên như khái niệm đã quen dùng, ví du: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa thực dung, chủ nghĩa duy thực, chủ nghĩa duy danh,... Triết học phương Tây hiện đại đã kéo dài một thê kỷ. Trong hành trình của nó đã xuất hiện nhiều xu hướng, nhiều trào lưu, nhiều trương phái, ơ đây chúng tôi có th ể gom lai thành ba mảng đề tài chính: Triết học về con người'. Siêu hình học mói, triết hoc đơi sống, chu nghĩa thưc dụng, chủ nghĩa Freud, chu nghĩa nhân 11
  11. vị, hiện tương học, chú giải học, chủ nghĩa hiên sinh, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa phê phán. Triết hoc của khoa hoc: Phê bình khoa hoc và Poincaré, chủ nghĩa K ant mới, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm, chủ nghĩa thực chứng mói, chủ nghĩa hậu thưc chứng. Triết học tôn giáo: Chủ nghĩa Thomas mới, chủ nghĩa Tin lành mới, lý luận thần học về giải phóng, chủ nghĩa Teihard. Một chương phụ thêm: Triết học phương Tây ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960 - 1970. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn xa gần đã góp ý kiến cho công trĩnh này. Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng 12
  12. CHUƠNGI KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC TRƯỚC HIÊN ĐẠI: THÊ KỶ XIX I. XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP, KHOA HỌC c ổ ĐIEN Đà phát triển mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây bắt đầu từ thê kỷ XVII, XVIII. Đó là thơi kỳ chuẩn bị và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhât, là thơi kỳ khoa học hiện đại “nảy mầm”, thơi kỳ cách mạng tư sản đầu tiên xác lập nền thống trị. 1. Sự khởi động của khoa học cổ điển Nền văn hóa phương Tây hiện đai cùng như mọi nền văn hóa của nhân loai đều có những tiền đề của nó. Ta có th ể nói tới hai điểm mốc quan trọng sau đây: từ nền dân chủ của quốc gia Hy Lạp cổ đại đã hình thành một nền văn hóa với một chùm hê thông triết học khác nhau và những mô hình đầu tiên của khoa học. Tiêp đên là thơi kỳ trung đai, một truvền thống Kitô giáo vói những quan niệm về cá tính cua con ngươi, về đao lý và lý trí con ngươi được sáng tao theo hình
  13. ảnh của Thượng đế, do vậy có th ể nhận thức một cách duy lý ý nghĩa của bản thể. Xem xét nền văn hóa phương Tây như trên, như F. Nietzsche (1844 - 1900) viết, ngươi ta sẽ thấy, khoa học và triết học là hai thành tô hàng đầu của văn hóa. Là hai hình thái ý thức khác biệt, nhưng chúng được khoi nguồn từ một gôc. Đó là một yêu cầu không th ể thiếu đối với bất cứ tiếp cận nào về văn hóa phương Tây. Từ thê kỷ XVII đến thê kỷ XVIII, khoa học đã là một bảng đồng kết, tích hơp con ngươi và tự nhiên, coi đó như kết quả nghiên cứu khách quan về thê giới. Từ đó, nó có chức năng khái niệm và tính duy lý khoa học bắt đầu được coi như là một trong những giá trị cơ bản của hoạt động của con ngươi. Chủ nghĩa công nghiệp (khái niệm của Saint Simon) đồi hỏi phải có một “khoa học của nền văn m inh”, coi đó là một thành tựu cần thiết, cơ bản bảo đảm cho sự phát triển ưu tiên của tri thức khoa học mở ra những khả năng to lớn cho sự xuât hiện những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cho những cơ hội để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và một lực lượng xã hội chi phôi nhiều quá trình xã hội. Tính năng động lịch sử của các chức năng đó của khoa học ở châu Âu đã quá rõ ràng. Nhưng nó chi phát huy đầy đủ trong một xã hội có một nền khoa học phát triển, cồn trong các xă hội truyền thông, chức năng đó ít được hoàn thiện, bơi vì văn 15
  14. hóa ở đây chưa tạo ra được đầy đủ những tiên dề đê khoa học đạt tới một quy chê khái niệm tương đối độc lâp. Giá trị khoa học đã gắn với một quan niệm đặc biệt về bản chất của sự vật và về những hoạt động nhận thức của con ngưồi. Con ngươi được coi là lực lượng đối lập với tự nhiên nhằm là sao cho những đối tượng tự nhiên phải trở thanh những hình thức vật chất cụ th ể đáp ứng nhu cầu của con ngươi. Trong hệ thống những giá trị đó, tự nhiên chỉ cồn là trương áp dụng những sức mạnh của con ngươi, l'a một kho tài nguyên không cạn mà con ngươi có th ể khai phá đến vô tận. Những lý tưởng, những phương hướng khái niệm của các nhà Ánh sáng được truyền bá đã cũng cô cái nhìn th ế giới theo kiểu của những nhân vật trong tiểu thuyết Cha và con của Ivan Tourgueniev (1818 - 1883) mà nhiều ngươi đã biết: họ coi tự nhiên là một cái xưởng, ở đó con ngươi làm việc, tùy ý cải tạo thê giới theo ý mình. Hoạt động của con người nhằm thống trị tự nhiên trước hết tùy thuộc vào những tri thức của lý trí. Nhận thức của con ngươi về thực tại tức về tấ t cả cái gì là (hiện hữu) đều duy nh ất quy thẳng vào lý trí, vào khoa học bảo rằng “mọi vật đều thực tế tồn tạ i”. Niềm tin vào thành quả lý trí ấy như “cái gối êm” để nhà khoa học ngủ say trong nhiều th ế kỷ. N hà khoa học bình thản đứng ngoài sự vật để chiêm ngưỡng. Và việc nghiên cứu, xem xét khách quan đó lại đươc coi là thuôc tính nội tại của khoa học. Cách làm đó được coi là ưu tiên so với mọi kiểu hoạt động nhận thức khác của con người, đươc coi là I
  15. sự biểu hiện xứng đáng nhất của bản tính con người, là sức mạnh tìm ra bản chất các hiện tượng khác nhau của đồi sống con ngươi. Tính duy lý đó không chỉ thê hiện ơ sự phát triển kỹ th u ật - công nghệ duy lý mà cồn ở nhà nước duy lý, thị trường duy lý, thậm chí đến cả đạo đức học, mỹ học cũng duy lý. Thế kỷ các nhà Ánh sáng đã hoàn thiện những xu hướng khái niệm quyết định sự phát triển tiếp theo của nền văn minh kỹ thuật. Hệ thông định hướng đó dành cho khoa học kỹ th u ật một giá trị đặc biệt cũng như dành niềm tin cho khả năng bảo đảm về nguyên tắc việc tổ chức duy lý các quan hệ xã hội. Dưới ánh sáng của khoa học, của lý trí, nền văn minh kỹ th u ật đã trải qua giai đoạn công nghiệp và những cuộc cách mạng xã hội ở th ế kỷ XIX và XX mà nguyên nhân của nó không ngoài bản tính xã hội mà T. Hobbes (1588 - 1679) một nhà duy vật đã miêu tả như những cuộc ẩu đả thương xuyên của những đàn sói kỹ th u ậ t vói những nanh vuôt sẽ xé nát con ngươi. Những hệ thông xã hội khác nhau nảy sinh từ quá trình đó dù đối cực về nguyên tắc thì cũng duy trì một xu hướng cơ bản là niềm tin vào những giá trị của khoa học vói tư cách là nền tản g của việc quan lỳ các quá trình xã hội. 2. Khoa học cổ điển đạt tới điểm đinh Cho đến nay chủ nghĩa duy lý không chỉ lên ngôi trong khoa hoc mà cồn bao trùm lên mọi m ặt của đời sông xã hội. 17
  16. Ngxrời ta từ choáng váng trước những thành tựu của chủ nghĩa duy lý đến ngây ngất, sùng bái lý trí. Ngươi ta hồ hởi hô lên rằng: tấ t cả mọi việc ở trên đồi này đều được phán xử trước tồa án của lý trí. Khái niệm chủ nghĩa duy khoa học có lý do để xuất hiện. Chủ nghĩa duy lý được tuyệt đối hóa bởi nó đi liền vói chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa quyết định. Trong những th ế kỷ này, những lý tưởng, những chuẩn mực của nghiên cứu khoa học đều đi tới một quan niệm cơ giới về tự nhiên. Sự giải thích trong khoa học được coi như là việc tìm tồi những nguyên nhân cơ giới và những thực th ể mang những lực lượng quyết định những hiện tượng đang được quan sát. Khái niệm “nền tảng” trong khoa học đồng nghĩa vói ý tưởng muôn quy những tri thức tự nhiên về những quan niệm, những nguyên tắc của cơ học. Đến cuối th ế kỷ XIX, vật lý học của I. Newton vẫn được coi là khuôn mẫu tuyệt đối chân th ậ t của tự nhiên. Nó miêu tả minh nhiên thực tại mà ở đó mọi vật th ể đều có th ể quy giản một cách cơ giới vầo một vị trí, một động lực của những nguyên tử vật chất. Một khi tình trạn g hiện tại đã được giả định và những th ể lực ảnh hưởng trên các phân tử vật chát đã được nhận ra, thì ngươi ta hoàn toàn tin rằng có th ể tính toán được toàn bộ sự tiến hóa trước và sau của thê giới bang những định lu ật cơ giới theo chu nghĩa quyết đinh của Laplace. Các 18
  17. ngnyên tắc và các lý thuyết oủa vật lý học đều nhất loạt được thừa nhận là tuyệt đối chính xác. c . Darwin (1809 - 1882), vói tác phẩm lẫy lừng cả một thơi đại (Về nguồn gốc của các chủng loại qua lựa chọn tự nhiên) (1859) đã mô tả sự tiến hóa của những chủng loại với một tinh thần thuần túy cơ giới. Chủ nghĩa Darwin trở thành một học thuyết phổ biến và dẫn tói một chủ nghĩa tiên hóa nh ất nguyên mà những đại biểu hàng đầu và tiêu biểu nhất như T.H.Huxley (1825 - 1895), H. Spencer (1820 - 1905), và E. Haeekel (1834 - 1919) cũng hưởng ứng với tư cách người quảng bá nổi tiếng. Một bảng cơ giới về tự nhiên cũng được xây dựng và phát triển và cũng được coi như bảng về thực tại, như bảng khoa học chung về thê giới. Bảng khoa học về thê giới cũng làm thành một khôi trong nền tảng của khoa học. Đó là kêt quả của sự tổng hợp những tri thức đạt được trong nhiều khoa học khác nhau và chứa đựng những biểu tượng chung về th ế giới được xây dựng ở những chặng đương của sự tiến hóa lịch sử của các khoa học. Theo nghĩa đó, người ta gọi là bảng khoa học chung về th ế giới bao gồm những cái nhìn, những quan điểm về tự nhiên cũng như về đồi sông xã hội. Ngươi ta thương gọi bảng khoa học (tự nhiên) về thê giới là bộ m ặt của khoa hoc chung về thê giới tương hợp với những cái nhìn hiện có về những câu trúc và về sự tiến hóa của tự nhiên. 19
  18. Trong khoa học cô điển, người ta đề xuất những định đê cho rằng thê giới gồm những nguyên tử không nhìn thấy; sự tương tác của chúng được thực hiện như một sư truyền động nhất thơi những lực thẳng; những nguyên tử va những vật th ể gồm những nguyên tử tiến hóa trong một không gian tuyệt đối ở đó diễn ra một thơi gian tuyệt đối. Những định đề đó miêu tả thê giới vật lý hình thành ở nửa sau thê kỷ XVIII và được gọi là bảng cơ giới về th ế giới. Cuối cùng người ta thây những lý tưởng, những chuẩn mực và những nguyên tắc bản thể học của các khoa học tự nhiên trong thòi kỳ này đều dựa trên một hệ thống đặc thù của những nền tảng triết học cũng như bị thống trị bởi nhà tư tưởng của chủ nghĩa cơ giói. Những cách nhìn, cách nhận thức với tư cách là quan sát và thực nghiệm những đối tượng tự nhiên nhằm tìm ra những bí m ật của th ế giới bằng sự nhận thức lý trí tích cực đã đóng vai trồ là hơp thành tri thức học. Như vậy vào thơi kỹ này, lý trí được coi là cao nhất, là chúa tể, nhận thức duy lý là nhận thức duy nh ất và cuối cùng. Lý trí được lý giải như tách khỏi sư vật mà nó quan sát và như được nghiên cứu từ bên ngoài, dường như không bị quy định bởi bất kỳ tiền đề nào, ngoài những thuộc tính và những đặc điểm của đôi tượng mà nó nghiên cứu. Hệ thống tri thức hoc này đi đôi với một quan niêm riêng về những đối tượng nghiên cứu về cơ bản được coi như là 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2