intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử triết học phương Tây hiện đại: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử triết học phương Tây hiện đại: Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: triết học của khoa học; triết học tôn giáo; triết học phương tây ở miền nam Việt Nam trong những năm 60-70 thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử triết học phương Tây hiện đại: Phần 2

  1. CHƯƠNG V TRIẾT HỌC CỦA KHOA HỌC I. PHÊ BÌNH KHOA HỌC Phê bình khoa học và chủ nghĩa Mach ra đơi từ cuối thê kỷ XIX, nhưng vẫn phải kể là những sự kiện triết học của thơi kỳ hiện đại bởi vì công trình của những nhà triết học đó gắn liền với một sự kiện quan trọng là cuộc khủng hoảng trong vật lý học mở đương cho khoa học, cho triết học hiên đai. Tư tưởng của họ vẫn tiếp tục đi vào đơi sông khoa học của thê giới ngày nay. Cho nên ho vẫn là hiện đại đối với chúng ta. 1. Những điềm báo trước Tình trạng gay gắt trong khoa học ở cuối th ế kỷ XIX không chỉ diễn ra trong phạm vi khoa học mà những điềm báo trước đã xảy ra ở ngoài chân tâm của cuộc động đát đó. Ây là các nhà tư tưởng trên nhiều bình diện khác nhau đã gây nên những đơt sóng gió góp phần làm cho cuộc bùng nổ không th ể trán h khỏi. Họ phân tích và đề xuất nhiều phương sách của khoa hoc tự nhiên đi trước cả thơi điểm nổ ra cuộc khủng hoảng. 172
  2. v ề các nhà phê bình khoa học, trước hết là các nhà khoa học người Pháp: Pierre Duhem (1861 - 1916) với tác phẩm sự hỗn hợp và sự tổ hợp hóa học. Emile Boutroux (1845 - 1921) với những tác phẩm về sự không nhất thiết cúa quy luật của tự nhiên, về ý niệm của những quy luật tự nhiên. Ông làm lung lay niềm tin của chủ nghĩa quyết định duy n h ât và tuyệt đối. Trong thời kỹ này ở đại học Pháp, ngươi ta thương nói tới “bôn B lớn”. Ngoài Boutroux, Bergson, ngươi ta cồn nói tới hai nhà triết hoc nữa là Blondel và Brunschoieg. Henri Poincaré (1853 - 1912) với tác phẩm Khoa học và giả thiết là nhà khoa học lớn nh ất đã đưa ra nhiều ý tưởng làm thành nền tảng cho khoa học hiện đại. Khoa học hiện đại bắt găp những trào lưu triết học làm thành động lực thứ hai tấn công vào khoa học cổ điển. Trước hết phải kể tói chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm (emperiocriticisme). Richard Avenarius (1845 - 1916) và E m t Mach (1838 - 1916) phê bình m ạnh mẽ chủ nghĩa duy lý là đã gán cho khoa học một giá trị tuyệt đôi. Trở lai khoa học với nhà toàn học Poincaré. Ông là viện sĩ và giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp. Có thể coi ông là ngưbi tiền phong của chủ nghĩa kinh nghiêm logic ở Pháp. 173
  3. Trước hết là vấn đề thực tại. Poincaré cho ràng con ngươi không đạt được thực tại, dù nó vẫn tồn tại. Cái mà chúng ta gọi là thực tại chỉ là cái của ngươi đang tư duy. Cái mà chúng ta nhìn thấy là cái hai hba, nhưng không sao hình dung được bằng lý trí, ngoai bằng phương trình toán học. Tóm lại thực tại đó, sư vật đó là do sự kết hợp không cùng cảm giác của con ngươi. Cảm giác không phải ĩa những phẩm chất của đối tương mà la những thay đổi trong tâm hồn con ngươi. Ông cho rằng, chính cuộc khủng hoảng trong vật lý học đã cho ta thấy thực tại đó, đã 1'am cho những nguyên tắc cơ bản trong khoa học bị đe dọa nghiêm trong. Ông đã miẽu tả phát minh ra radium đã lật đổ đinh luật bảo toàn khối lương. Định luật của Newton m ất hiệu lực do phát minh về năng lượng phản xạ vô tuyến điện phát ra không có khối lượng. Thí nghiệm Michelson - Morrley chứng tỏ tốc độ ánh sáng không dựa vào nguồn ánh sáng, đã làm lung lay nguyên lý của vật lý học cổ điển. Tính vật chát của khoa học cổ điển đã bị vượt qua. Nhưng đến lượt những phát hiện mới của khoa học củng chỉ la những sản phẫm của ý thức chúng ta: tấ t cả chỉ là quy ước. Lý thuyết quv ước nổi tiếng của Poincaré đươc trình bàv chủ yếu trong tác phẩm Khoa học và già thuyết. Luận chứng về lý thuyết quy ước đã dẫn chứng những tài liêu của toán hoc, đãc biệt của hình học và những tài liệu về các khoa hoc có liên quan trưc tiếp đên toán hoc. về các đinh 174
  4. đề của hình học mà ông đã đề xướng. Poincaré cho răng, những định đề hình học đó rấ t chính xác, cũng vì vậy không th ể rú t ra từ kinh nghiệm (thông thường) vì kinh nghiệm có tính ngẫu nhiên không có tính chính xác. Ông đưa ra một kêt luận rằng, định đề hình học chỉ có th ể là những quy ước. Ồng đặt ra câu hỏi: Nguyên tắc cơ bản của hình học xuât hiện như th ế nào? Có phải lôgíc học chi phối chúng ta không? Lobatchevsky (1783 - 1856), ngưồi sáng lập hình học phi Euclide đã chứng minh không phải như thế. Không gian cũng chẳng phải do giác quan của ta đem lại, vĩ cái m à giác quan cảm nhận được không hẳn giông với không gian của các nhà hình học. Poincaré tiếp tục mở rộng lý thuyết quy ước từ hình học sang lực học, vật lý học. Ông cho rằng, các khoa học này cũng chỉ là các quy ước, thậm chí mỗi lết luận nào đó đều củng là quy ước bởi bất lỳ giả thuyết nào cũng đều là quy ước, mỗi đối tượng đều được vô vàn giả thuyết hướng vào và như vậy các giả thuyết đó đều có thể thay thê cho nhau. Vân đề đặt ra cho nhà khoa hoc là chọn quy ước nào có tác dụng n h ất và thuận tiện n h ất đối với con ngươi. Poincaré khẳng định rằng: mọi quy ước đều là loại sản phẩm hoạt động tự do về tinh thần của con ngươi. Ồng viết tiếp: nếu chúng ta đặt vấn đề hình học Euclide có là chân lý không? Thì rõ ràng đây là môt điều nghi vấn và vô nghĩa cũng giông như khi ta 175
  5. hỏi: Đơn vị đo l'a mét có chính xác hơn toa độ cực không? Nên nhớ rằng một loại hình học này không thê nào th â t hom loại hình học khác, nó chỉ có th ể thuận tiện hơn hay không mà thôi. Có ngươi cho rằng, quan điểm của Poincaré về sự thuận tiện, về tác dụng đối với con ngươi không xa với quan điểm của chủ nghĩa thực dung nêu lên tiêu chuẩn của chân lý là 0 thực tiễn, ở tác dụng. Hình như nhà toán học đại tài này cũng đoán đươc trước sự hiểu lầm về khái niệm quy ước mà ông đề xướng, nhát là đôi với những ngươi không quen thuộc ngôn ngữ khoa hoc và triết học (ngươi ta cho rằng quy ước chỉ có nghĩa là đốỉ thoại, trồ chuyện, hứa hẹn suông với nhau) bởi vậy rất nhiều lần ông đều nhắc rằng quy ước là tự do của khoa học, tự do đó hoàn toàn phải loại trừ sự tùy tiện. Tư do đó cần phải được tham khảo sự hướng dẫn của kinh nghiệm, của sự tra cứu, của thực nghiệm. Cho nên phải nói thẳng rằng, những quy ước ấy cũng là một thứ pháp lệnh mà con ngươi tự do sáng tạo trong khuôn khổ của khoa học. Lưa chon quy ước là đưa lại cho chứng ta sự tự do lựa chọn nhưng ]ại chi phối sự lựa chọn của chúng ta, buôc chúng ta phải tìm được con đương thuận tiện nhất, có tác dung nh ất cho cuộc sống của con người. Lựa chọn quy ước trong khoa học là tìm con đương thuận tiện nhát trong hoat đông khoa học. Nhưng dù sao quy ước củng là cái đã có. Khoa hoc không th ể dừng lai ở đó, mà phải nhìn xa hon để có thể đón đầu nó kịp thơi. Poincaré đã chia sê với các nhà khoa học lớn khác cho răng: “ơ chúng ta có môt 176
  6. khả năng cho phép tìm thấy mục đích từ xa: khả năng đó là trực giác”. II. CHỦ NGHĨA PHÊ PHÁN KINH NGHIỆM Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm của E. Mach và của R. Avenarius tuy ra đồi từ cuối thê kỷ XIX nhưng gắn liền với bước ngoặt của cuộc cách m ạng khoa học dẫn tới sự xuất hiện nền khoa học hiện đại. Vì vậy trương phái này xuât hiện không là một hiện tượng đơn lẻ mà gặp gỡ vói nhiều nhà triết học khác, với các n h à phê bình khoa học như H. Poincaré, vói các người theo chủ nghĩa K ant - mới, vói nhà vật lý học người Bỉ Duhem (1861 - 1916). Mặc dù các người theo chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm tuy có nhiều phát hiện mới nhưng về cơ bản, họ vẫn tiếp tục ở một trình độ mới chủ nghĩa thực chứng do A. Comte khỏi xướng. Vì vậy ngươi ta vẫn coi họ là “thê hệ mới” của chủ nghĩa thực chứng, “chủ nghĩa thực chứng thê hệ hai”. 1. Emst Mach E m stM ach (1838 -1916) là giáo sư của nhiều trường đại học ở Tiệp Khắc. Về khoa học, ông có nhiều thành tựu khoa học trong lĩnh vực vật lý học (điện học, khí động học, quang học, nhiệt lực học) có nhiều th u ật ngữ khoa học mang tên ông như “hệ sô Mach”. 177
  7. Khoa học va triết học của Mach gắn liền với nhau chặt chẽ, đến mức triết học trở thanh nền tảng của khoa học. Đương thơi ngươi ta coi ông là một nhà triết học khoa học lớn n h ất của phương Tây hiện đại. v ề hoạt động chính trị, ông được bầu lam nghị sĩ thuộc Thượng viện nước Áo, có nhiều thiện chí mới phong trào công nhân, gần gũi và ảnh hưởng rõ ràng tói Đảng dân chủ xã hội Áo, vì vậy chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm của ông đã bị V. Lênin phê phán gay gắt trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê phán. Ngươi ta thương nói về ảnh hưởng của G. Berkeley và D. Hume đối với chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm của E. Mach. Nhưng không nên dồng n h ất lẫn lộn ngươi đi trước với ngươi kê thừa. Sau đây là những ý tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mach. Trước hết là lý thuyết về yếu tố th ế giới. Mach cho đây là vấn đề nhận thức học của khoa học. Cũng như các nhà triết học thưc chứng, Mach loại bò mọi vấn đề siêu hĩnh học. ỏng bác bò chủ nghĩa phê phán không triệt để của Kant vì cồn thừa nhận vật - tự - nó ở ngoài cái tôi, ở ngoài cảm giác và cũng th ể hiện sự khác biệt vói “chủ nghĩa duy thực không triệt để” khác. Ông đề xướng “kết cấu chủ nghĩa n h át nguvên”, mà mũi nhọn phê phán đầu tiên nhằm vào khái niệm “vật chát” của vật lý học cổ điển. Tư tưởng cơ bản của Mach coi vật chát là 178
  8. phức hợp của cảm giác, cảm giác ở đây không phải là cảm giác trực tiếp, thông thương mà là một phức họp, Mach gọi là yếu tô. Yếu tô là một cảm giác bao chứa một loạt quan hệ, ví dụ như màu sắc, âm thanh, không gian, thơi gian, kể cả những cảm giác của con ngTiòi. Trong quá trình kết họp của yếu tố, có bộ phận thương xuyên biến đổi, m ât đi trong khoảnh khắc, có bộ phận ổn định tương đối lâu dài. Cái sau được ghi trong kỹ ức, được thê hiện bằng loi nói, do đó được gọi là vật chất. Vật chất như vậy lk một th ể phức hợp tương đối ổn định của yếu tô cảm tính, là một loại ký hiệu tư tưởng rất tự nhiên, được cấu thành và biểu thị th ể phức hợp đó. Nói cách khác vật chất là một loại liên hệ phù họp với tính quy luật mang các yếu tô. Trong triết học truyền thống những phạm trù như không gian, thơi gian được gọi là thực tại, nhưng chủ nghĩa Mach gọi đó là sản phẩm của yếu tố. Trong tác phẩm Lực học và khái luận phê phán lịch sứ phát triển của nó, tác phẩm lịch sử khoa hoc quan trọng nhất của ông. Mach đánh giá cao đóng góp của Newton về lực học. Nhưng ông phê phán quan niệm về không gian và thời gian tuyệt đối của nhà khoa học Anh. Những ý tưởng lớn trong lý thuyết yếu tố của ông chính là những gọi ý quan trọng cho lý thuyết tương đối của Einstein. Và chính Einstein cũng đàng hoàng nói rằng nhơ kê thừa lý thuyết của Mach mà lý thuyết của ông ra đồi, ông coi Mach là “người tiên phong của thuyết tương đối”. 179
  9. v ấ n đề “h ạt nhân thương xuyên” tức vấn đề yêu tô sẽ trở nên rõ ràng hon khi ta đi tiếp vào vân đề “i guyên tắc hiệu n ouả tư duy” của Mach. Mach có tham vọng coi nguyên tắc hiệu quả tư duy là một phương pháp học của khoa học. Mach chịu ảnh hưởng của lý thuyết tiến hóa của J. B. Lamarck (1744 - 1892) và c. Dawin, ông cho rằng con ngươi cũng như động vật, để sinh tồn, phải thích nghi với môi trương. Tư duy và hoạt động nhận thức của con ngươi, sư phát triển khoa học và tâm trí của con ngươi đều là những công cụ để thích nghi với môi trương, là sự phản ứng sinh vật học của th ể hữu cơ trong quá trình thích ứng với môi trương. Đâu tranh cho sự phát triển của khoa học là đấu tran h cho sự thích nghi sinh tồn của nó có được hiệu quả. Muôn thực hiện được điều đó thì phải làm cho hoạt động khoa học trở thanh hoạt động đơn giản nhát, nhanh chóng nhất, trở thanh hoạt động hiệu quả mang tính sinh học. Từ con ngươi nguyên thủy đến con ngxrơi hiện đại, sự phát triển tri thức và kỹ năng của họ là nhơ vào sự phát triển việc ứng dụng nguyên tắc hiệu quả tư duy. Nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu quả tư duv là sử dụng tư duy ít nh ất mà đat được hiệu quả cao nhất. Cũng như nhà buôn dùng vốn ít nhất, công sức, thời gian bò ra ít nhất mà thu được lợi nhuận nhiều nhát. Vì vậy Mach coi hoạt động nhận thức củng là một hoạt động kinh tế. Ví như hinh thức tư duy về trí nhó th u ận tiện hơn kinh nghiêm trưc tiếp. Ngôn 180
  10. ngữ học cũng là một phương tiện có tính kinh tế. Những ký hiệu ngôn ngữ có tính phổ biến và khái quát nên có khả năng thích nghi cao do đó đã tiết kiệm được bao nhiêu kinh nghiệm. Mach coi con sô", ký hiệu đại sô, công thức hóa học, ký hiệu âm nhạc, là một bộ phận của ngôn ngữ lý tưởng. Ký hiệu đại sô có th ể thay thê bất kỳ sô nào một cách thuận tiện, có hiệu quả tuyệt vòi. Tóm lại tiết kiệm tư duy, nắm lây hiệu quả tư duy làm cho con người thích nghi với hoàn cảnh, theo Mach, là mục tiêu căn bản của khoa học. Nguyên tắc hiệu quả tư duy của Mach lây chủ nghĩa kinh nghiệm làm nền tảng báo trước sư xuất hiện của chủ nghĩa thực chứng sau này. Là một ngươi theo chủ nghĩa duy thực, ông vẫn môt mưc coi trong tư duy và khái niệm mặc dù nó chỉ đươc ông xem là một loại hoạt động phản ứng của con ngươi. Vì vậy ông nhân biết rõ ràng rằng “kinh nghiệm trực tiếp” cần phải vươt qua và kinh nghiệm tâm trí (tiếng Đức: Gedanken experiment) là kinh nghiệm do tâm trí nghĩ ra, tưỏng tượng về những thay đổi của các sự việc làm thành cái cơ bản của mọi suy luận. Theo Mach, hiểu kinh nghiệm tâm trí thuộc nhân thức khoa học là nguyên tắc hiêu quả tư duy, thì những cái cồn lai như cái bản chất, cái thưc thể, rồi vật - tự - nó đều là không hiệu quả không kinh tế, đều cần vât bỏ. 181
  11. v ề Lý thuyết quan hê hàm sô'của Mach: Trong khoa học cổ điển, n h ất là trong chủ nghĩa thực chứng, ngươi ta coi tính nhân quả của thực tại như là quy luật. Tính cơ giới và quyết định chủ nghĩa của nó đang bị thử thách trước sự phát triển của khoa học hiện đại. Mach muốn loại bỏ nó và đề xướng lý thuyết về quan hệ hàm số. Tuy nhiên, ông mới tiến bộ hon các nhà khoa học cổ điển ở chỗ trong vật lý học, tính nhân quả cồn giá trị, cồn trong lĩnh vực sinh vật học, kể cả tâm lý học thì nhà khoa học phải biết tới tính mục đích mới có th ể giải thích được sự hình thành bức tranh về cuộc sông của th ể hữu cơ với tư cách một chính th ể thống nhất. Về vấn đề tính nhân quả được ông chia sẻ quan điểm với D. Hume khi cho răng, kinh nghiệm là do chúng ta đặt ra (khó m à chứng minh nó như tính tấ t nhiên của tự nhiên), nên ông muốn thay đổi khái niệm nguyên nhân bằng khái niệm hàm sô toán học. Mach cho rằng khái niệm tính nhân quả đã quá thoi, vì nó có tính cơ giới, quyết định chủ nghĩa: nó dùng nguyên nhân quyết định để trình bày kết quả nhất định, sử dụng khái niệm hàm sô" phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nghiên cứu do đó có th ể vận dụng linh hoạt tùy thuộc vào sự quy định trị sô của biến cô từ đó có th ể xem xét tới nhiều nhân tô phức tạp khác. Khái niệm ham sô biêu thị quan hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng chính xác hơn, vì ham sô được tính toán chính xác loại bỏ được nhiều nhân tô chủ quan, phiến diện. Một điểm cần chú ý nữa, khái .niệm tính nhân 182
  12. quả trong khoa học cổ điển chỉ quan tâm miêu tả quan hệ phụ thuộc của hiện tượng, không coi cái thực th ể như vật tự nó siêu nghiệm là nguyên nhân. Mọi cái dẫn tới siêu hình học đều bị thẳng tay gạt bỏ. Tóm lại lý thuyết về hàm sô coi trọng các quan hệ phụ thuộc của các yếu tô trong mọi lĩnh vực khác nhau đều có th ể diễn đạt chính xấc qua quan hệ hàm sô, do đó có th ể nói nó cũng mang tính thông n h ất khoa học. 2. Richard Avenarins Avenarius (1843 - 1896) là giáo sư triết học ở trương đại học Zurich (Thụy Sĩ). Các tác phẩm của ông: Triết học với tư cách là quan niệm uề th ế giới theo nguyên tắc ít tốn công sức nhất, Phê phán kinh nghiệm thuần túy, Khái niệm con người uề th ế giới, Khảo sát uề khái niệm dối tượng tâm lý học. Avenarius đặt cho m ình nhiệm vụ phê phán khái niệm kinh nghiệm trong triế t học truyền thông. Triết học của ông do vậy mang tên chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm (empirocriticisme). Ông hy vọng triết học đó sẽ phê phán, nhằm “quét sạch” tấ t cả những gì làm cho kinh nghiệm không cồn là nó: nó phải trơ thành “kinh nghiệm thuần túy”, “kinh nghiệm hoàn toàn”. Những cái phi kinh nghiệm đó là gì? Có hai loại: một là về lý luận, về mỹ học, ngươi ta cho giá trị là của bản th ân đối 183
  13. tượng, hai là ngươi ta giải thích đối tượng theo lối nhân cách hóa. Trong “kinh nghiệm hoan toan” không có cái vật lý, tức không có cái gọi là “vật chất” mang tính siêu hình, chẳng qua là một loại trừu tượng. Ông cững bác bò khái niệm “thực thể”, chẳng qua nó cũng là một “điểm lý tưởng” mà chủ thê sử dụng để liên hệ với các loại biến đổi và cũng không phải là vật tồn tại độc lập. Cái tồn tại không phải là thực th ể mà là cảm giác. Tính tấ t yếu, tính nhân quả không tồn tại thực sự. Chúng vừa không cảm giác được sức mạnh gây nên sự vận đông, vừa không cảm giác được bất kỳ tính tấ t yếu nào của vân động. Theo ông, “khái niệm phân tích của kinh nghiêm thuần túy” là khái niệm phân tích sự trình bày ấy không có bất kỳ cái phi kinh nghiệm nào xen vào và như vậy bản thân sự trình bày không ngoài cái kinh nghiệm. Tóm lại quan điểm căn bản của chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm của Avenarius là: “kinh nghiệm là kinh nghiệm”. Ngươi ta bảo quan điểm của ông tiếp tục chủ nghĩa kinh nghiệm của D. Hume. Từ phê phán kinh nghiệm, Avenarius tiến lên xây dưng một “th ế giới quan” mà ông gọi là “th ế giới tự nhiên”. Đó là th ế giới chỉ tồn tại trong kinh nghiệm, ổ n g cho rằng hoàn cảnh (gồm ngưbi khác) cùng với tư tưởng và cảm giác của tỏi cùng tồn tại, tức tôi và hoan cảnh đều đồng thơi do kinh nghiệm của tôi (tư tưởng và cảm giác) phát hiện ra. v ề sư cấu thành của thê giới tự nhiên, Avenarius cho ràng th ế giới đó có 184
  14. hai yếu tô: kinh nghiệm và giả thuyết. Nội dung kinh nghiệm đã nói ở trên. Giả thuyết chủ yếu là “ý nghĩa” mà ta ban bô cho sự vận động (như lòi nói) của người chung quanh. Như vậy tôi và người chung quanh hoàn toàn bình đắng. Giá trị chân lý là ở cả đôi bên. Lý thuyết về đồng đẳng là một khâu quan trọng trong hệ thông triết học của Avenarius có liên quan với việc “làm trong sạch” kinh nghiệm do đó nó càng phát triển “khái niệm về thê giới tự nhiên”. Lý thuyết đồng đẳng trình bày cái tôi với tính cách là chủ thể, và hoàn cảnh với tính cách là đối tượng đều là đồng đẳng không th ể chia cắt, tức luôn luôn có quan hệ phu thuộc vào nhau. Ông gọi cái tôi là hạng mục thương có, hạng mục trung tâm của đồng đẳng, cồn hoàn cảnh là hạng mục đôi lâp. Hai cái đều được phát triển cùng lúc không có cái này thì không có cái kia. Ông cho rằng triết học truyền thổng đều nhìn quan hệ chủ th ể và khách th ể là quan hệ phụ thuộc giữa một chính, một phụ dẫn tới chỗ không cồn thê giới tự nhiên như kinh nghiệm thuần túy đã phát hiện ra. Tóm lại, các nhà triết học thuộc trương phái phê phán kinh nghiệm đều đi từ chủ nghĩa duy thực để từ đó phát triển rộng rãi nhằm hưởng ứng sự ra đồi của nền khoa học hiện đại không cho phép con ngươi vừa lồng vói nhiều khái niệm khó bề đáp ứng đươc sự đổi mới của khoa học hiện đại. III. CHỦ NGHĨA KANT MỚI 185
  15. Từ cuối th ế kỷ XIX bước sang thê kỷ XX, các nước phương Tây kể cả Đức đều thi nhau phát triển khoa học kỹ thuật. Chủ nghĩa thực chứng ra dơi nhanh chóng chiếm lĩnh chức năng làm nền tảng của khoa học. Riêng nước Đức có vẻ thản nhiên vì hình như triết học này không hợp với th ể tạng của họ. Họ nhìn vào Kant, ngươi sáng lập triết học cổ điển Đức và hy vọng tìm lại ở nha triết học đáng tự hào của mình, để nhận được những giải đáp cần thiết cho con đương tiến lên của đất nước, trước hết là của khoa học. Khẩu hiệu “trở lại Kant” vang lên khắp noi. Suốt trong ba mưoi năm cuối của thê kỷ XIX, chủ nghĩa duy tâm của Đức thường mang hình thức chủ nghĩa Kant mới. Có đến bảy trương phái lớn, mỗi phái có một giải thích riêng về tư tưởng của Kant: (1) Phong trào sinh lý học: H erm ann Helmholtz (1821 - 1894), Friedrich Albert lange (1828 - 1875) giải thích những hình thái tiên nghiệm của K ant như là những bản tính thuộc sinh lý học; (2) Khuynh hướng siêu hình học (Otto Liebmann (1840 -1912), Johannes Volkelt, (1848 - 1930) chủ trương có th ể có một nền siêu hình học phê bình; (3) chủ nghĩa duy thực Alois Richl, (1844 - 1924), Richard Honigawald, (1875 - 1947) nhấn mạnh hiện hữu của những vật tự nó; (4) chủ nghĩa tương đối của Georg Simmel (1858 - 1918), theo ông tiên nghiệm của K ant thuộc bản chất tâm lý và tương đối; (5) tâm lý học, Hans Comeliu (1863 - 1947), râ t gần vói chủ nghĩa thực chứng. Năm trương phái này không phải chính thông K ant và đã bị vượt qua. 186
  16. Trái lại, hai trương phái sau đây tồn tại, trung thành với tinh thần của K ant và đã hoạt động mạnh giữa hai thê chiến: (6) trương phái logic M arburg và (7) trường phái giá trị học (hay trương phái Đông N am Đức, trương phái Baden). Sau hết, một nhà tư tưởng đặc sắc, Bruno Bauch, thực hiện một tổng hợp hai khuynh hướng này: ông vừa vượt qua chúng và vừa phát triển chúng. Phong trào chủ nghĩa K ant mới có th ể nói, chỉ có ở Đức. Nhưng sau khi đạt tới điểm đỉnh sau Chiến tran h th ế giới lần thứ hai, ngày nay nó đang suy giảm, ngay cả ở Đức, và nhương chỗ cho hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, siêu hình học. Sự cai trị của chủ nghĩa Nazi gây cho nó một tình thê nghiêm trọng, bởi vì những đại biểu của nó, phần lớn gôc Do Thái, đều bị đàn áp dữ dội. Con sô những ngươi theo chủ nghĩa K ant mói quá lớn, nhưng ảnh hưởng của họ nhỏ nên chứng ta không dành cho mỗi ngươi một mục. Chương này, chúng tôi chỉ nói đến những điểm chính của trương phái Marburg, trương phái Baden, và của Bruno Bauc. Ngươi sáng lập trương phái M arburg là H erm ann Cohen (1842 -1918), nổi tiếng với những tác phẩm về Platon, về lịch sử và những nguyên tắc của phương pháp vi phân (méthode iníĩnitésimale) và về Kant, môn đệ xuất sắc của ông là Paul Natorp (1824 - 1854) nổi tiếng với tác phẩm về Platon. Những nhà tư tưởng quan trọng khác của M arburg là E rnst Cassier 187
  17. (1874 -1945) và A rthur Liebert (1878 -1947), cả hai nổi tiếng về tầm hoạt động quốc tế rộng lớn. K art Vorlander (1860 - 1928) cũng thực hiện một tổng hợp về đạo đức học của Kant và chủ nghĩa xã hội. Sau hết, Rudolf Stam m ler (1856 - 1938) là bộ m ặt lỗi lạc nhất của ngành triết học về pháp luật trong trương phái Marburg. Wilhelm Windelband (1848 - 1915) môn đệ của Rudolf Lotze và là một trong những sử gia về triết học quan trọng nhất, đã thiết lập trương phái Baden. Windelband được phú bẩm thiên tư xán iạn về sự phổ biến. Kế thừa Windelband và sau này đứng đầu trường phái là Heinrich Rickert (1863- 1936). Ông cũng đặc sắc như vị thầy của mình bởi sự sáng sủa và chính xác của tư tưởng - Emil Lask (1875 - 1915) là ngươi theo chủ nghĩa Kant mới với học thuyết rấ t gần gũi lập trương hiện tượng học. Đại biểu quan trọng khác là Hugo M unsterberg (1863 - 1916), ngươi đã quan tâm chủ yếu về tâm lý học. Bruno Bauch (1877 - 1942) cũng xuât xứ từ trương phái Baden. Ong là môn đệ của Rickert, của Windelband và các nhà theo chủ nghĩa K ant mới khác. Tuy nhiên, triết học của ông vượt qua khuôn khổ của trương phái này và đi đến một tổng họp những lâp trương của M arburg và của baden, đồng thơi đóng góp những yếu tô mới. Bauch chịu ảnh hưởng của Lotz, cồn hơn cả phái Baden. 188
  18. Tất cả các nhà theo chủ nghĩa Kant mói nêu lên nhiều khái niệm căn bản đặc trưng cho toàn bộ của học phái. Trước hết, họ đều nói về Kant, dưới m ắt họ là nhà triết học lớn nhât và nhà tư tưởng duy nhất của nền văn hóa ngày nay. Họ cũng đều châp nhận một loạt những chủ đề căn bản. Trước hết họ loại bỏ phương pháp tâm lý học và siêu hình học. ĐỐỈ với họ, siêu hình học bị coi như không th ể có, và phương pháp tâm lý học, như tấ t cả phương pháp thực nghiệm trên tổng quát, phải được thay thê bằng phương pháp siêu nghiệm (méthode transcendantale) trong triết học. Theo phương pháp này, triết học chính yếu ở chỗ phân tích những điều kiện duy lý của nhận thức và ý chí. Thứ đến, như Kant, họ là những người theo chủ nghĩa khái niệm, nghĩa là họ từ chốỉ trực giác trí năng. Lý tính đối vói họ là khả năng kiến thiết toàn th ể từ những thành phần của nó và độc nh ất có khả năng tổng hợp. Emil Lask dường như là một ngoại lệ phần nào đối với phương diện này, ông chịu ảnh hưởng của hiện tượng học. Thứ ba, những lý thuyết về nhận thức của họ đều là duy tâm, hành vi nhận thức không phải là sự bắt nắm, mà là sự kiến thiêt một đôi tượng. Bản th ể không hiện hữu bởi chính nó: đó là do sự sáng tạo của tư tưởng. Nhưng, “hiểu K ant và vượt K ant” (lơi của Windelband) và các nhà chủ nghĩa K ant mới không ngại gì mà không chôn vùi nền triêt học này để cho linh hồn của nó được sông (nói như l'oi của Natorp). Quả vậy, họ đã vượt Kant trong nhiều phương diện. Ví dụ chủ nghĩa duy tâm của họ lại triệt để hơn 189
  19. Kant, bởi vì họ bác bỏ hiện hữu của vật tư nó. Họ không công nhận cảm giác là nguồn suối nguyên thủy của nhận thức, và như vậy họ lại duy lý triệt để hơn Kant. Đây chỉ là những điểm chính trong nhiều sai biệt. Họ khai triển và chê biến học thuyết của K ant trong nhiều chiều hướng khác. Những thay đổi quan trọng sẽ được bàn đến ở cuối mục này. Để hiểu rõ về chủ nghĩa duy tâm của trương phái này, ta cần nhớ lại rằng nó không có gì liên hệ với chủ nghĩa duy tâm chủ quan Berkeley, mà là một chủ nghĩa duy tâm “siêu nghiệm” (idéalisme transcendantal). Các nhà theo chủ nghĩa K ant mới cực lực bài bác khái niệm cho rằng vũ trụ nằm “trong đầu óc” của chủ th ể tư duy, nếu vậy là hoàn toàn hiểu lầm học thuyết của họ. Tương tự, họ không gán một ý nghĩa nào vào “hệ thống C” của một Avenarius, tức tổng sô" của ý thức và của hệ thần kinh. Theo họ chủ th ể không phải là cái ý thức làm đối tượng cho tâm lý học. Rickert trước hết tách khỏi khái niệm về ý thức những gì thuộc thân xác, và thứ đến là tấ t cả yếu tô" tinh thần. Những gì cồn lại l'a “ý thức thuần túy va đơn giản”, gần như là một điểm của toán hoc, không có gì là thực tai cả. Một khi kết luận này được đề ra thì những gì hiện hữu phải là nội tại, va chấp nhận tiền đề vừa nói ấy, có nghĩa các nhà theo chủ nghĩa K ant mới không cần phải phủ nhận duy thực thương nghiệm: bỏi vì, dù trên đại thể, tấ t cả những gì hiện hữu .đều là nội tại đối với ý thức, vẫn cồn có nhiều yếu tô siêu nghiệm ý thức cụ thể và thương nghiêm của con ngươi. Đó là con đương vượt qua chủ nghĩa duv kỷ 190
  20. (solipsime). v ấ n đề là cần phải cắt nghĩa cái cơ bản, thiêt lập các dữ kiện khách quan, dữ kiện mà các nhà theo chủ nghĩa Kant mói luôn luôn phủ nhận. Bỏi vì không có thực tại nào khác hơn là nội dung của ý thức, nên không th ể nhơ đên một thực tại siêu nghiệm mang tính khách quan và tính thực tại chỉ xuât hiện trong phán đoán. Các nhà theo chủ nghĩa Kant mói cô gắng nắm lấy những gì khiến cho phán đoán được khách quan và chân thực, nếu không, cái nội tại sẽ bị bò qua. Các học phái này bị phân liệt chính do cô"gắng giải quyết vấn đề này. 1. Ti~ường phải Marburg Những đại biểu trương phái M arburg logic học đều hướng đến các khoa học chính xác về tự nhiên. Dù rằng họ cũng có quay về đạo đức học, và cả triết học tôn giáo, nhưng luôn luôn họ vẫn coi chủ nghĩa duy lý như là tâm điểm. Đối với họ phần quyết định trong tác phẩm của K ant là phê bình lý tính thuần túy và diễn dịch siêu nghiệm. Họ khai triển một kiểu m ẫu cực kỳ triệt để về chủ nghĩa duy tâm: tấ t cả không có ngoại trừ, đều dược giản lược vào những định luật lôgíc nội tại của lý tính thuần túy. Cũng như những nhà theo chủ nghĩa K ant mới khác, họ không chịu coi cảm giác là một yếu tô độc lập của nhận thức; cảm giác không phải là một yếu tố xa lạ với tư tưởng, mà đứng ra là một ẩn sô phải xác định giống như chữ X của toán học; nó không phải là một dử kiện mà chỉ là một “dữ đề” cho nhận thức. N hận thức tự nó 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1