Ebook Một số nền văn hóa lớn của nhân loại: Phần 2
lượt xem 6
download
Tiếp nối phần 1, phần 2 của ebook Một số nền văn hóa lớn của nhân loại giới thiệu đến bạn đọc những nền văn hóa: nền văn hóa Tây Á, nền văn hóa sông Hằng - Ấn Độ, nền văn hóa Trung Hoa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Một số nền văn hóa lớn của nhân loại: Phần 2
- 5. NỄN VĂN HÓA TÂY Á Vùng Tây Á bao gồm nhiều quốc gia, nơi xuất hiện rất sớm nhiều nước có nền văn hóa nổi tiếng như nền văn hóa Lưỡng H à, Babylone, A ssyria, Phénicia, Palestine... gọi chung là nền văn hóa Tây Á. Văn hóa Tây Á là sự tổng họp hội tụ của nhiều nền văn hóa. Những nền văn hóa ấy vừa mang sắc thái riêng vừa có sự kế thừa, phát triển tác động lẫn nhau. a. NỀN VĂN HÓA LƯỠNG HÀ Lưỡng Hà là vùng thung lũng nằm giữa hai con sông Tigre và Euphrate đều bắt nguồn từ vùng rừng núi Thổ N hĩ Kỳ, hiện nay vòng sang hướng Đông Nam cùng chảy ra vịnh Ba Tư, mà người Hy Lạp cổ đại gọi là M esopotam ie. Vùng đất nằm giữa hai con sông này từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất màu mỡ, nguồn nước phong phú rất thích hợp cho việc sản xuâ't nông nghiệp phát triển như trồng nho, ôliu, đại m ạch và nhiều loại hoa quả quý giá khác. Vì vậy, từ rất sớm, miền đất này đã có cư dân đến sinh sống và họ đã sinh sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt đánh cá. 236
- Ngoài đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu vùng Lưỡng Hà nóng ẩm rất thích hợp cho cây trồng phát triển, nên thực vật vùng Lưỡng Hà rất phong phú. Hàng năm vào khoảng tháng 5 tháng 6, nước lũ của hai con sông Tigre và Euphrate tràn ngập những cánh đồng mang nặng phù sa màu m ỡ bồi cho vùng đồng bằng vốn bằng phẳng. Đó là những điều kiện thiên nhiên thuận lợi để cư dân nhiều nơi hội tụ về đây làm ăn. Sự hội tụ đa sắc tộc gây nên sự phức tạp về cư dân làm cho vùng Lưỡng Hà khó thống nhất lãnh thổ. Tuy vậy từ 4.000 năm trước (thiên nhiên kỷ thứ IV Tr. CN ), người Sum er là cư dân chính vùng Nam bộ lưu vực Lưỡng Hà đã dần dần xây dựng được một nền quốc gia chiếm hữu nô lệ cổ đại ở đây và sáng tạo nền văn hóa Sum er phong phú, rực rỡ đầu tiên ở lưu vực Lưỡng Hà. Nền sản xuất nông nghiệp vùng Lưỡng Hà nhờ thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu nên ngày càng phát triểnửSự phát triển đó dẫn tói sự phân hóa xã hội Sumer. Vào đầu thiên niên kỷ III Tr. CN, cách nay 3.000 năm, trên vùng đồng bằng Nam Lưỡng Hà đã xuất hiện một số thành thị. Những thành thị này, kết hợp với vùng đất đai phụ cận xung quanh trở thành những quốc gia thành bang độc lập vào buổi ban đầu. Chức vụ cao nhất trong m ỗi thành bang là patesi. Hội đồng Bô lão và Hội đồng N hân dân có quyền bầu các quan chức và quyết định những vân đề quan trọng. Ở thế kỷ XXV 237
- Tr. CN thành bang Lagate thống nhất được vùng Lưỡng Hà, nhưng sau đó quyền bá chủ của người Sum er rơi vào tay thành bang Uruk. Nhưng sau đấy, trung tâm kinh tế chính trị của Lưỡng Hà dần dần chuyển lên phía Bắc, nơi lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate gần nhau nhất. Những con đường buôn bán tấp nập thuộc các vùng Sum er, Iran, Tiểu Á, Capcase, Địa Trung Hải, qua lại trên hai con sông này đều tụ hội về thành ph ố lớn Akkad (gần Baghdad thủ đô Iraq ngày nay). Và người làm chủ thành p h ố lớn này đã phát triển thành quốc gia Sem ites. Năm 2300 Tr. CN, Akkad dùng sức mạnh của mình thống nhất được vùng Lưỡng Hà và bắt đầu phát triển xây dựng đất nước phồn vinh. Và Akkad hùng m ạnh nhất dưới triều vua N aram xine (2270 - 2254 Tr. CN). Nhưng rồi sau đó Akkad bị suy vi, vùng Lưỡng Hà bị chia năm xẻ bảy. M ãi cho tói năm 1950 Tr. CN, người Semites với nỗ lực của m ình đã thống nhất được Lưỡng Hà vốn đã bị chia cắt. Trong thời kỳ tồn tại của quốc gia Sum er và Akkad, nền kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Nhiều công trình thuỷ lợi tưới tiêu phục vụ nông nghiệp được xây dựng công phu hoành tráng. Các loại cây lương thực chủ yếu của vùng Lưỡng Hà là lúa m ì, lúa mạch, đậu, vừng... cùng với các loại cây ăn quả như: nho, chà là, lê, táo cũng được phát triển mạnh. Ở đây người ta 238
- cũng chú trọng chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ cầm như cừu, bò, lừa, gà, vịt, ngan, ngỗng... Nghề thủ công cũng phát triển khá m ạnh với việc chế tạo kim loại làm công cụ sản xuất như cuốc cày... các loại vũ khí và đồ trang sức, cùng với việc phát triển khá nhanh các nghề dệt, mộc, thuộc da... Song về kiến trúc còn sơ sài. - Về xã hội: C h ế độ gia trưởng xuất hiện và ngày càng được củng cố trong các gia đình. C hế độ đa thê được xã hội thừa nhận, nhưng các con đều có quyền- thừa kế tài sản không bị phân biệt. Trong xã hội giai cấp chủ nô và tăng lữ chiếm nhiều ruộng đất. Nô lệ là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất, họ được sử dụng vào trong sản xuất, xây dựng và phục vụ trong các gia đình quý tộc chủ nô. N ông dân công xã hay còn gọi nông dân, nông dân tự do là bộ phận dân cư đông đúc nhất. Họ cũng bị giói chủ nô bóc lột, song thân phận có phần tự do hơn nô lệ. - Đời sôhg văn hóa: Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Sum er, Akkad. Họ thờ rất nhiều thần linh và xung quanh các thần là vô số những thần thoại. Quan niệm về cái chết cũng như việc chôn cất mồ mả của cư dân Lưỡng Hà thường đơn giản hon nhiều so với người Ai Cập. Đây cũng là thời kỳ bình minh của nền văn học nghệ thuật Lưỡng Hà. Đa số các tác phẩm văn chương là truyền thuyết tôn giáo. Đó là những bài thơ, dân ca 239
- có liên quan đến sự phát minh của văn hóa, đời sống. Điển hình nhất là hai tác phẩm Enuma Elit và Anh hùng ca Gingam ete, với nội dung nói về sự sáng tạo vũ trụ và giải đáp m ột số vấn đề quan trọng: Cái gì sẽ tồn tại mãi trẽn trăỉ đất này. Để ghi chép được những truyền thuyết tôn giáo này, người Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ viết HÌNH NEM. Trong trường học Sum er cổ đại các học trò thường dùng những "chiếc b ú t" làm bằng thân cây sậy hoặc cành cây vót một đầu nhọn thành hình tam giác, để viết chữ bằng cách vạch ra các nét trên bảng đất sét. Học trò đọc "sá ch " cũng là đọc trên những tấm bảng đất sét đó. M ỗi bảng đất sét nặng khoảng 1 kg, m ột quyển sách 50 trang nặng khoảng 50 kg. Loại sách này được sắp xếp có quy tắc trên những giá gỗ đưọc chế tạo đặc biệt. Học trò cần đọc trang sách đất sét nào thì lấy từ trên giá gỗ xuống trang đó. Đọc xong đặt lại chỗ cũ. Trên m ỗi bảng đâ't sét, dùng sợi chỉ nhỏ vạch ra thành từng đường. Chữ viết thành hàng ngang từ trái sang phải. M ỗi m ột nét chữ đều từ to đến nhỏ giống như các góc nhọn, hay các đinh nhọn, nên người ta mói gọi là " chữ hình gốc nhọn” hay "chữ hình nêm". Đây là thứ chữ cổ ở lưu vực Lưỡng Hà. Nhưng ban đầu m ói phát sinh chữ "h ìn h nêm ", người Sum er viết từ trên xuống dưới từ phải sang trái 240
- (giống như chữ Hán), nhưng sau đó người Sum er thấy viết như vậy không thuận tiện, nên đã chuyển viết thành hàng ngang từ trái sang phải. Chữ viết "hình nêm " là phát minh của người Sumer. Ngay từ 4000 năm trước Công nguyên (thiên niên kỷ thứ IV Tr. CN), cùng với việc khai phá lưu vực Lưỡng Hà, họ đã sáng tạo ra chữ viết này. Đầu tiên đây là loại chữ tượng hình, khi cần biểu đạt ý nghĩa phức tạp thì ghép hai phù hiệu với nhau. Ví dụ: ghép "b ò " với "n ú i" thì thành "bò rừng". "M ắt" ghép thêm vói "nư ớc" thành "k h óc"... Chữ "hình nêm " sau được truyền sang nhiều nước ở Tây bộ châu Á, đóng góp lớn lao vào nền văn hóa của loài người. Năm 2007 Tr. CN vương triều cuối cùng của người Sum er suy vong, vương quốc Babylone đã kế thừa phần di sản văn hóa này và phát triển ngày một lớn lao hơn. b. NỀN VĂN HÓA BABYLONE Vào cuối thiên niên kỷ thứ III Tr. CN vùng Lưỡng Hà bị suy sụp, lợi dụng tình hình này người Elam và người Am orites tiến hành cuộc xâm lăng cướp phá tàn bạo vùng Lưỡng Hà. Người Amorites sau khi chiếm được vùng Nam Lưỡng Hà cho xây dựng ở đây hai quốc gia Ixine và Laxa và ở Bắc Lưỡng Hà dựng nên hai quốc gia khác là Esnunna và Marie. Nhưng rồi các quốc gia này không ngừng xâu xé, đánh phá lẫn nhau đã làm cho mỗi quốc gia đều bị kiệt quệ. 241
- Vào đầu thế kỷ XIX Tr. CN, tại Bắc Lưỡng Hà, xuất hiện một quốc gia m ói là Babylone (thường được gọi là Babylone cổ để phân biệt với Tân Babylone) của người Am orites. Nhà nước Babylone cổ không ngừng lớn mạnh và dần dần thống nhẩt được Lưỡng Hà. Bởi Babylone là noi giao lưu, gặp gỡ của các con đường buôn bán quan trọng từ Vịnh Ba Tư đến Tiểu Á và ngoại Capcase, từ Syria đến cao nguyên Iran. Bởi vậy mà Babylone trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, chính trị, văn hóa... quan trọng nhất của vùng Lưỡng Hà và khu vực Cận Đông. Babylone trở nên cường thịnh nhất dưới triều vua H am m ourabi (1792 - 1750 Tr. CN). N ắm m ột lực lượng quân sự cực kỳ lớn m ạnh, ông đã lần lượt chinh phục các quốc gia lân bang bằng nhiều thủ đoạn và xây dựng một vương quốc thống nhất, hùng m ạnh dưới sự lãnh đạo của ông. Nhưng sau khi H am m ourabi qua đời, nhà nước thống nhất Babylone cũng dần dần bị suy sụp, tan rãế Và vào nửa sau thiên niên kỷ II Tr. CN người Catsites đã nổi dậy làm chủ hầu hết các vùng Babylone cổ. Nhà nước Babylone cổ diệt vong từ đó. Dưới triều vua H am m ourabi, nhà nước Babylone cổ có m ột nền kinh tế m ang sắc thái khá đặc biệt. Trong đó nông nghiệp giữ m ột vai trò quan trọng và đã phát triển rất m ạnh nhờ có những công trình thuỷ lợi tưới tiêu nước do nhà nước xây dựng và quản lý cùng với công xã và gia đình nông dân. Sản phẩm nông sản 242
- không chỉ đủ tiêu dùng mà còn dư thừa để cung cấp trao đổi vói các vùng lân cận. Một con sông lớn được đào theo lệnh của nhà vua Hammourabi và mang tên ông: H am mourabi - sự giàu có - đã tưới tiêu nước cho cả vùng Akkad của người Sumer thêm trù phú. - Về thủ công nghiệp: Vùng Lưỡng Hà là lưu vực của hai con sông Tigre và Euphrate các dân tộc ở đây đã đạt tới trình độ văn m inh rực rỡ đã để lại nhiều di tích lón tói ngày nay. Vào th ế kỷ XIX, nhà khảo cổ học người Anh Leyard khi đào bói gò đất ở gần một làng nhỏ trên tả ngạn sông Tigre, đã phát hiện ra những đống tro tàn bị vùi sâu trong lòng đ ất, đó là tàn tích lâu đài của vua Assoubanibal, m ột vị Hoàng đ ế của quốc gia chiếm hữu nô lệ Assyria trị vì đất nước trong những năm 669 - 633 Tr. CN. Trong lâu đài phế tích này, người ta tìm thây 30.000 tấm bảng đất sét nhỏ, trên mặt có khắc ký tự hình nêm, tức là thứ văn tự cổ của người Assyria. Đó là kho sách trong thư viện của vị Hoàng đ ế thông thái và trọng hiểu biết. Ông đã từng ra lệnh thu thập mọi loại tài liệu ở các nơi về tập trung vào lâu đài của mình. Nội dung kho sách rất phong phú: đó là sách về ngữ pháp, những b iên n iên sử, các hiệp ước, các báo cáo xét xử tại các toà án , tình hình các lân bang, sách y học, sách văn h ọ c, các danh m ục đ ộng, thực vật h ọc, khoáng v ật... 243
- Trong số các tấm bảng đất sét này có nhiều tấm mô tả cách chế tạo khác nhau và có 13 tấm nói về cách sản xuất mặt hàng thuỷ tinh. Ở vùng Lưỡng Hà việc sản xuất được chuyên môn hóa, do đó đã có tác dụng đẩy mạnh sự phát triển các nghề thủ công như nung gạch ngói, luyện kim, chế tạo công cụ sản xuất bằng kim loại, chế tác đồ trang sức, thêu dệt, thuộc da, đóng thuyền bè, thuỷ tinh, đồ gốm, sản xuất thuốc y dược. Ở lưu vực Lưỡng Hà ngành luyện kim phát triển khá sớm và đạt tới trình độ kỹ thuật cao. Người ta đã phát hiện thấy những đồ vật bằng vàng thuộc thời kỳ văn hóa Sum er (thế kỷ IV - III Tr. CN). Trong mộ các vị Hoàng đ ế ở Ur (miền Nam M esopotam ie), người ta đã tìm thấy một lượng lớn các đồ trang sức bằng vàng trong đó có nhiều sợi chỉ bằng vàng m ỏng mảnh dệt thành tấm . V iệc khai thác và luyện vàng ở M esopotam ie đạt đến trình độ kỹ thuật, nghệ thuật chế tác cao vào thiên niên kỷ thứ II Tr. CN. Cũng ở vùng Ur người ta đã tìm thấy nhiều đồ vật dụng bằng bạc. Ở vùng Lưỡng Hà, đồ đồng thau được sử dụng khá phổ biến vào thiên niên kỷ thứ II Tr. CN. Loại đồng thau này là m ột họp kim của Cu, Sn, Pb và Fe (đồng, thiếc, chì và sắt). Vào giai đoạn đ ế quốc Assyria (tức vào cuối thiên niên kỷ thứ II, đầu thiên niên kỷ thứ I Tr. CN ), đồng thau có chứa khoảng từ 1 - 14% thiếc (Sn). Đồng thau ở Babylone chứa lượng thiếc nhiều hơn 244
- khoảng 20%. Ở M esopotam ie, thời đại sắt xuất hiện sớm hơn ở Ai Cập một chút: khoảng năm 1200 Tr. CN. Ngoài sắt mềm người ta đã chế tạo được thép. Vào thiên niên kỷ thứ III Tr. CN, ở vùng Ur, người ta đã biết sử dụng chì (Pb) và thiếc để đúc tượng. Thuỷ ngân cũng xuất hiện khá sớm ở đây. Các loại gương soi làm bằng đồng mài nhẵn có phủ một lóp mỏng thuỷ ngân đã được dùng rộng rãi, trong các gia đình. Antimoan kim loại và đồng thau chứa Antim oan đã được người M esopotam ie sử dụng từ thời văn hóa Sumer và văn hóa Akkad (khoảng thiên niên kỷ thứ III Tr. CN). Đồ gốm Lưỡng Hà không chỉ xuất hiện khá sớm mà còn đạt đến trình độ công nghệ cao. Những công trình kiến trúc ở Babylone và Ninevia thường được trang trí bằng gạch men rất lộng lẫy. Sản xuất gạch m en của người Assyrie cũng khá công phu, đầu tiên viên gạch được nung nóng nhẹ rồi đem vẽ hình bằng sợi thuỷ tinh mầu đen, sau đó đem phủ một lóp men, rồi đưa vào lò nung lần thứ hai. Khi đó men bị nung nóng chảy biến thành một chẩt như thuỷ tinh bám chặt vào mặt viên gạch. Đồ sành xuất hiện ở lưu vực Lưỡng Hà vào khoảng thiên niên kỷ thứ II Tr. CN. Đồ thuỷ tinh cũng được sản xuất rất sớm ở đâyỗ N gành kiến trúc xây dựng đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Nhà nước Babylone cổ đại đã cho xây dựng 245
- nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, các đền đài, lăng tẩm, cung điện nguy nga tráng lệ. c ổ n g thành với 2 tấm cánh cửa bằng đồng lâp lánh dưới vòm cổng uốn cong dựa vào những tháp hình chữ nhật có ốp gạch men nhiều màu sắc. Trên m ặt tháp màu xanh lam đắp những bức phù điêu vẽ bò, và các con vật thần thoại. Lâu đài của Hoàng đ ế được dựng trên một quảng trường lát gạch rộng lớn, cao hơn hẳn vùng chung quanh. Năm chiếc sân rộng lớn nối vói nhau từ Đông sang Tây. M ặt trước phòng chính của lâu đài được trang trí hết sức tuyệt mỹ, lát gạch m en, trên nền xanh là hình những cây cọ, cây sen. M ặt trước là hàng cột trang trí màu vàng với những nếp uốn m àu xanh da trời ở đỉnh. Lâu đài không có cửa sổ, ánh sáng lọt qua ba cửa lớn vào phòng. Từ lâu đài, nhìn thấy ngọn tháp 7 tầng cao tới 90 mét. Đó là công trình kiến trúc cao nhất thời bấy giờ. Từ xa nhìn, tưởng như m ột chiếc thang khổng lồ dẫn thẳng lên trời, càng lên cao càng thu nhỏ lại, được trang trí màu sắc rực rỡ: trắng, xám , đen, đỏ, xanh, nâu, bạc và tầng cao nhất (tầng 7) được mạ vàng óng ánh. Trên mái tháp lấp lánh những chiếc sừng bằng vàng. Bên cạnh tháp là đền thờ Thần M ardouk, vị thần chính của Babylone cổ, nơi H oàng đ ế thường đến tế lễ và dâng chiến lợi phẩm , sau cuộc chinh chiến thắng lợi. Xa trung tâm một chút là ngôi chợ, nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa. Thời đó, người Babylone chưa 246
- biết dùng tiền, mà lấy bạc làm trung gian trao đổi mua bán. - Về khoa học kỹ thuật Khi các nền văn hóa Alexandria và La Mã suy sụp thì vùng Tiểu Á trên lãnh thổ Syria, Iran ngày nay đã xuất hiện một số trung tâm khoa học, dưới sự bảo trợ của nhà cầm quyền giàu có. Một trong những trung tâm này là Viện Hàn lâm khoa học được thành lập tại thành phốG iu nđ i - Sacpua (Nam Ba Tư). Viện Hàn lâm khoa học này nổi tiếng với trường phái y học và đã có những mối quan hệ với các trung tâm khoa học khác, đặc biệt là mối quan hệ vói Constantinople là nơi có một thư viện lớn vào thế kỷ VI tại nhà thờ Sophia. Viện Hàn lâm Giunđi - Sacpua hoạt động cho đến khi người Ả Rập chiếm đóng thành phố (năm 639)ỗ Trong thời kỳ phồn vinh, viện đã thu hút được nhiều nhà bác học từ A lexandria, La Mã và các nơi khác chạy trốn sự truy nã của nhà thờ Thiên chúa giáo, nhiều nhà hóa học thuộc “đa thần g iá o ” cũng chạy từ Constantinople đến. Ngoài Viện Giunđi - Sacpua, tại các quốc gia Cận Đông còn có m ột trung tâm khoa học khác nữa. Tại trung tâm này lấy triết học cổ Hy Lạp giữ vai trò thống trị xã hội. Nhưng sự tồn tại của trung tâm này không được bền lâu. Tại trung tâm khoa học này vào thế kỷ IV - VI người ta đã dịch tác phẩm của các tác giả Hy Lạp và La tinh ra tiếng Ba Tư và tiếng Syria. Người ta củng 247
- dịch một số luận văn hóa học của các nhà bác học Alexandria về "nghệ thuật bí m ật”. - Nguồn gốc hệ đêm của người dân lưu vực Lưỡng Hà Từ khi các nhà khoa học bắt đầu hiểu được hệ đếm và chữ viết, được sử dụng ở khu vực Lưỡng Hà trong suốt 2 thiên niên kỷ Tr. CN, họ đã khám phá ra rằng hệ đếm đó có hai điểm Tất quan trọng, đó là dùng cơ s ố 60 và một nguyên lý kí hiệu theo vị trí như chúng ta ngày nay. Nhiều học giả đã đưa ra mọi giả thuyết để giải thích sự tồn tại của 2 đặc điểm này. Một số người cho rằng hai đặc điểm ấy có liên quan tói lịch của người Sum er, đến sự thuận tiện của con s ố 60 có nhiều ước số, đến một vài đặc điểm tâm lý riêng của người Sumer. Ngày nay chúng ta biết rằng câu trả lời là ở sự hình thành và phát triển của chữ viết ở Lưỡng Hà. Nói một cách chính xác hơn ở mối quan hệ gần gũi giữa chữ viết và tính toán. Vì mục đích nguyên thuỷ của việc hình thành chữ viết là để làm công việc tính toán (kế toán). Và hệ này là kết quả của một quá trình tiến hoá kéo dài trên một nghìn năm. Quá trình tiến hoá này kéo dài từ cuối thiên niên kỷ thứ IV đến đầu thiên niên kỷ thứ III Tr. CN, vì người Lưỡng Hà làm kế toán trên loại bảng bằng đất sét có thể phá huỷ được. Ban đầu họ dùng những viên đất sét rỗng, bên trong đặt những vật có hình thức và kích thước khác nhau và bề mặt in hẩn những dấu của các con dấu hình trụ. Hình thức và kích thước của những 248
- vật này thể hiện đối tượng được đếm hoặc là đơn vị đo lường được sử dụng. Dấu ấn in bên mặt ngoài nói lên người sở hữu hay các bên liên quan hoặc một quan chức nắm quyền kiểm soát. Hệ này tiến hóa trong nhiều thế kỷ tiếp theo. Ban đầu những vật ấy được ép vào bề mặt các viên đất sét để in dâu lên đấy trước khi được đưa vào trong lòng viên đâ't sét. Đến khoảng năm 3200 Tr. CN đã phát triển một hệ chữ viết gồm khoảng 30 ký hiệu chỉ số và 800 ký hiệu không chỉ số mà để chỉ những vật thể được đếm và tên các địa điểm và danh hiệu các quan chức. Trong thời kỳ từ 3200 - 2800 Tr. CN ở Lưỡng Hà phát sinh nhiều cách đếm khác nhau. Người Lưỡng Hà có một hệ để đo đếm độ dài và những vật rời, một hệ để đo diện tích, một hệ khác để đong đo dung tích hạt. Hệ này lại chia làm nhiều tiểu hệ để đong các loại hạt khác nhau. Và còn có một hệ đo đếm khác nữa để đo thời gian. Tất cả các hệ này đều có chung một điểm lầ dùng phương pháp cộng, nói cách khác có bao nhiêu đơn vị thì một ký hiệu chỉ số được sử dụng chừng ấy lần. Mặc dầu có rất nhiều hệ đo đếm, nhưng các ký hiệu chữ số lại không nhiều. Trong thực tế hầu hết các ký hiệu đều được dựng từ 4 dấu ấn khác nhau của que sậy: một hình tròn to và một hình tròn nhỏ, một dâu V to và 249
- một dâu V nhỏ. Ngoài ra những ký hiệu này chỉ được sử dụng trong một sô"cách kết hợp nhất định hoặc riêng rẽ (4 ký hiệu), hoặc kết hợp thành từng đôi - vòng tròn + dấu V cùng kích thước hoặc vòng tròn + vòng tròn kích thước khác nhau - tức tổng cộng có 7 ký hiệu. Những ký hiệu này có giá trị khác nhau tuỳ theo chúng được sử dụng trong hệ nào. - Hình vòng tròn nhỏ: Có giá trị gấp 10 lần dấu V nhỏ trong hệ đo độ dài (hệ s), gấp 6 lần trong hệ đo dung tích và gấp 18 lần trong hệ đo diện tích. Vậy là "những ký hiệu số " này không có một giá trị nội tại ngoài giá trị mà nó được gán cho trong một hệ đo đếm nhất định - M ặt khác "giá trị tương đối” của chúng tức là tỷ số giữa các giá trị của các ký hiệu nối tiếp nhau, thay đổi tuỳ theo từng hệ. Như vậy, rõ ràng là không có khái niệm chung nào về sô" mà chỉ có những cách tính mà thôi. Trong khoảng thòi gian từ 3200 - 2700 Tr. CN số loại văn bản xuất hiện rất ít ở Lưỡng Hà. Chủ yếu là các bản kế toán gồm các con số vay mượn của các hệ khí tượng kèm theo những ký hiệu thể hiện những vật được đo đếm , hoặc các địa danh chức danh. Cũng có m ột vài văn bản giáo khoa, danh sách các ký hiệu và các từ ngữ chỉ các con sô", hay không chỉ các con số mà dùng vào việc đào tạo đội ngũ các kế toán viên. - Chữ viết: Vào khoảng 2.600 Tr. CN các thành bang thịnh vượng của Sum er cổ đại, chữ viết đã phát triển 250
- khá phong phú, phổ biến nhất là ở vùng miền Nam Lưỡng Hà. Một trong những cải cách được tiến hành trong thời kỳ này là các hệ đo lường. S ố hệ này giảm từ hơn một chục xuống chỉ còn vài hệ: Hệ đo chiều dài và các vật rơi, hệ đo diện tích và một hệ đo dung tích. Ngoài ra còn có một hệ đo trọng lượng. Hệ này tỏ ra thuận tiện đến nỗi tên gọi các đơn vị đo trọng lượng và giá trị tương đối của chúng được chuyển sang hệ đo diện tích để chỉ những diện tích nhỏ. Việc đặt tên cho các đơn vị đo lường là một trong hai sáng kiến lớn của thòi kỳ này. Rồi dần dần người ta gắn một cách có hệ thống vào các con số tên của các đơn vị tương ứng. Và kế toán viên sẽ thêm từ bur vào ký hiệu số chỉ số đo diện tích hay thêm từ nindan vào ký hiệu số để chỉ chiều dài. Và một khi thêm tên các đơn vị thì người ta đã có thể biết ngay đó là số đo đại lượng gì (chiều dài, dung tích, diện tích...). Trong thời kỳ này còn có m ột sự thay đổi nữa có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là cách viết các số. Dần dà do tác động của việc "nêm h óa" chữ viết, hình dạng cũ nửa hình hoạ cong cong, khó viết trên bảng đất sét, người ta đơn giản hóa bằng cách thay thế các dấu hình nêm đơn giản. Bước cải tiến của hệ thống chữ viết đã diễn ra trong thời kỳ này và được tiếp tục cải tiến nhanh hơn trong thời kỳ sau đó và đến khoảng cuối thiên niên kỷ thì hình thức cũ bị loại bỏ. 251
- Trong thời kỳ từ 2350 - 2200 Tr. CN, tại vùng Lưỡng Hà người Akkadian nói ngôn ngữ Sem itic đã lập một đế quốc lớn, hùng mạnh trải dài từ vịnh Ba Tư đến Syria và Lebanon ngày nay. Chính quyền trung ương của đ ế quốc Akkad mới thực hiện hai sáng kiến quan trọng nói trên, đã đóng một vai trò quyết định đối với sự tiến triển của chữ viết và hệ đo lường. Những thay đổi này đầu tiên xuẩt phát từ yêu cầu về hiệu suất trong việc thực hiện những công việc bằng giấy tờ ngày càng nhiều trong đ ế quốc Akkad. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, nó cũng gây ra những hạn chế nhất định. Cách viết mới đơn giản và nhanh hơn, nhưng có một điều bất tiện. Đó là sự chênh lệch giữa một đơn vị nhỏ và một đơn vị có giá trị lớn hơn 60 lần trở thành khó nhận ra. Sau khi đế quốc Akkad sụp đổ, ở lưu vực Lưỡng Hà đã xuất hiện một nhà nước tập quyền mới mà chúng ta gọi Vương triều Vr thứ III hay Vr. III. Trong số hàng vạn văn bản của thời kỳ này, ngày nay chỉ còn lại một văn bản duy nhất, cho chúng ta thây vết tích của một cuộc cách mạng về kỹ thuật. Đó là một bảng kế toán về việc giao nhận bạc, nó không có gì đặc biệt, trừ một điểm là kế toán viên quên xoá bỏ những con tính đã thực hiện khi lập bảng này. Cách viết những con tính ấy cho ta thấy, ít nhất ở thời Vr. III có cả một hệ thống ghi theo vị trí vói cơ s ố 60 đã được hình thành. Trong hệ thống này, mỗi đơn vị là một luỹ thừa 60 252
- và các ký hiệu số là các số từ 1 đến 59. Những ký hiệu được tạo từ hai ký hiệu đầu tiên của hệ (nay đã được nêm hóa hoàn toàn) do đếm các vật rời: cái nêm biểu thị giá trị 10 và các móc giá trị 1. M ột khoảng trống xuất hiện trong một con số biểu thị số "không" của người Lưỡng Hà. Việc xây dựng hệ đo đếm này được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà trong hai thiên niên kỷ kế tiếp, hoàn toàn không phải xuất phát từ m ột đặc điểm tâm lý hay một nghi lễ tôn giáo, hay thần bí, cũng như không phải xuất phát từ các tiêu chuẩn toán học về tính chia hết của con số 60, mà nó là kết quả của 2 sự .phát triển đồng thời được thúc đẩy bởi các yêu cầu kinh tế và xã hội của m ột nhà nước tập quyền đang trên đà m ở rộng. Chúng ta đều biết rằng hệ cơ sô" 60 sinh ra từ ưu thế của một hệ đo lường riêng biệt so với các hệ khác và cách ghi theo vị trí gắn liền với việc “nêm hóa" cách viết các ký hiệu. Hai phát triển này kết họp với nhau đã dẫn đến m ột phát minh quan trọng, v ẫ n cùng những ký hiệu ấy có thể được sử dụng - để ghi các sô" trong tất cả các hệ đo lường khác. Hệ mới này tách khỏi tất cả các cách đếm cổ truyền. Các con số đã giành được sự độc lập của chúng. Thiên niên kỷ thứ III Tr. CN đã chứng kiến sự ra đời khái niệm số độc lập đối với một đơn vị đo lường. - Về x ã hội: Cơ câu giai cấp chưa có nhiều thay đổi lớn so với thời Sum er và Akkad. Bộ luật Ham m ourabi 253
- chia cư dân thành ba hạng người: dân tự do, tiện dân và nô lệ. Người nô lệ chủ yếu là tù binh chiến tranh, và một phần nhỏ sở hữu là do mua bán, gán nợ nần. - Về chính trị: Từ thời H am m ou rabi các vua Babylone không còn tự coi là đại diện của thần thánh nữa, mà là hiện thân của thần thánh. Chẳng hạn vua tự đồng hoá mình với thần Sam ate, và sau khi các thần trao quyền cho Thần M ardouk, Thần này đã chỉ định nhà vua cho Babylone. Vua này coi như con và người kế vị của Thần. Vì vậy, ở Babylone, vương quyền và thần quyền gắn chặt với nhau. Bộ m áy nhà nước Babylone cổ đại khá tập trung trong chế độ độc quyền, chuyên chế. - Về văn hóa: Nhà nước Babylone cổ đã phát huy và hoà hợp với những yếu tố Sum er và Akkad. Một trong những thành tựu nổi bật nhất về Luật học, và Văn học là sự ra đòi của Bộ luật H am m ourabi, còn gọi Bộ luật khắc trên đá, bộ luật thành văn cổ nhất thế giới và nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1901, một đoàn khảo cổ Pháp có người Iran tham gia, đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sura (Iran) một cây cột đá huyền vũ đen cao lớn. Cây cột đá này bị vỡ thành ba đoạn, nhưng khi chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao 2,5 mét, chu vi khoảng 1,5 mét, đường kính đáy gần 2 mét. M ặt trước phía trên phiến đá khắc hình Thần Mặt Trời ngồi trên ngai trao bộ luật cho vua M am m ourabi đứng đón trong tư thế nghiêm trang. 254
- Phía dưới cột đá khắc rất nhiều chữ có hình đầu mũi tên hoặc đầu đinh. Sau này qua khảo chứng, người ta biết đó không phải là chữ cổ của Iran - chữ Ba Tư, mà là chữ hình nêm do người Sumer sáng tạo ra từ năm, sáu ngàn năm trước Công nguyên, sau được người Babylone sử dụng rộng rãi. Như vậy, rõ ràng đây là chiến lợi phẩm mà người Ba Tư cổ đại sau khi chinh phục được Babylone đã chuyển vận cây cột đá này từ nghìn dặm xa xôi mang về Iran. Qua sự khảo sát tỉ mỉ chữ viết trên cây cột đá, các nhà khảo cổ học khẳng định đây là toàn văn một "bộ luật" gồm 282 điều do quốc vương H am mourabi của vương quốc Baby lone cổ thế kỷ thứ XVIII Tr. CN ban bố. Ham m ourabi là vị vua thứ 7 thuộc vương triều thứ nhất Babylone ở ngôi 43 năm khoảng từ 1728 - 1686 Tr. CN. Nhà vua đã hai lần soạn luật. Lần thứ 2 soạn vào năm thứ 34 (khoảng năm 169 Tr. CN), khắc lên trụ đá bằng văn tự cổ Babylone. Vương quốc của Ham mourabi vốn nhỏ, sau xâm chiếm m ở rộng gần như bao gồm toàn bộ lãnh thổ nước Iraq ngày nay, cho nên việc biên soạn bộ luật nhằm thống nhất lãnh thổ là điều cần thiết. Khoảng 5 thế kỷ sau, vua Elam đem quân đánh chiếm khu vực này và đem cây cột đá về Sura. Trong đó có một chỗ bị đục phá để khắc tên vua Elam. Bộ luật H am m onrabi là bộ luật thành văn đầy đủ đầu 255
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nền văn minh ở Hoa Kỳ
144 p | 236 | 63
-
Vết chân dã tràng - Trịnh Công Sơn: Phần 1
68 p | 186 | 17
-
Lịch sử và Văn hoá - Xứ Bắc kỳ ngày nay: Phần 1
43 p | 89 | 14
-
Lịch sử châu Âu: Phần 1
748 p | 69 | 9
-
Nghiên cứu & phê bình về văn hóa Chămpa: Phần 1
272 p | 62 | 7
-
Ebook Một số nền văn hóa cổ trên lãnh thổ Việt Nam: Phần 1
77 p | 60 | 6
-
Ebook Một số nền văn hóa của nhân loại: Phần 1
234 p | 50 | 6
-
Ebook Một số nền văn hóa cổ ở Việt Nam: Phần 2 - PGS. TS. Hoàng Xuân Chinh
187 p | 33 | 5
-
Ebook Một số nền văn hóa cổ trên lãnh thổ Việt Nam: Phần 2
127 p | 36 | 5
-
Ebook Một số nền văn hóa lớn của nhân loại: Phần 3
49 p | 33 | 5
-
Ebook Một số nền văn hóa cổ ở Việt Nam: Phần 1 - PGS. TS. Hoàng Xuân Chinh
251 p | 37 | 5
-
Truyền thuyết và huyền thoại về Hùng Vương: Phần 1
156 p | 30 | 4
-
Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ: Phần 1
64 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn