intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Phần 1 trình bày về bối cảnh mới và khái quát những điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH TS. VŨ THỊ HƯƠNG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Sửa bản in: TẠ THU THỦY Đọc sách mẫu: VŨ THỊ HƯƠNG VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4070-2021/CXBIPH/6-50/CTQG. Quyết định xuất bản số: 868-QĐ/NXBCTQG ngày 29/11/2021. In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2021. Mã số ISBN:978-604-57-7281-2.
  2. NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
  3. Đại tướng, GS.TS. TÔ LÂM (Chủ biên) NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT Hà Nội - 2021
  4. BAN BIÊN SOẠN Đại tướng, GS.TS. TÔ LÂM Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ biên Thiếu tướng, TS. LÊ QUỐC HÙNG Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an GS.TS. PHÙNG HỮU PHÚ Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Trung tướng, TS. ĐỖ LÊ CHI Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an Trung tướng Cục trưởng Cục Công tác đảng và NGUYỄN NGỌC TOÀN Công tác chính trị Thiếu tướng, PGS.TS. Giám đốc Học viện An ninh LÊ VĂN THẮNG nhân dân TS. LÊ ĐÌNH TĨNH Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao Đại tá, TS. ĐỖ VĂN HOAN Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an Trung tá, PGS.TS. Trưởng ban Nghiên cứu chiến lược NGUYỄN QUANG CHIẾN Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an
  5. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII là một sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, đất nước và dân tộc ta trong năm 2021, đã diễn ra và thành công rất tốt đẹp. Đại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Đại hội không chỉ đề ra chủ trương, đường lối, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước đến năm 2025, mà còn quyết định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, xác định tầm nhìn đến năm 2045. Các văn kiện được thông qua tại Đại hội không chỉ có giá trị định hướng phát triển đất nước trong những năm tới, mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong văn kiện trung tâm của Đại hội là Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các báo cáo chuyên đề, Đảng ta luôn dành sự quan tâm
  6. 6 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG đặc biệt đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nói chung, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nói riêng, khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”. Trước những diễn biến nhanh chóng, khó dự báo của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, với tầm nhìn chiến lược, Đảng ta đã hoàn thiện tư duy lý luận về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó có những điểm mới, thể hiện sự phát triển không ngừng trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, phù hợp với quy luật khách quan, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Để cung cấp những luận cứ, luận giải, phân tích những điểm mới trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về an ninh quốc gia, làm tài liệu học tập, tham khảo quan trọng cho cấp ủy các cấp, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân và đông đảo bạn đọc quan tâm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng do Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm chủ biên.
  7. LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 Cuốn sách được nghiên cứu, biên soạn khoa học, chặt chẽ trên cơ sở kế thừa và phát triển những nội dung cơ bản của Chuyên đề “Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia” do Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 28/3/2021. Tham gia nghiên cứu, biên soạn, góp ý kiến cho cuốn sách là đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, lãnh đạo, tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Công an và các đơn vị của Bộ Công an (Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an; Học viện An ninh nhân dân; Cục Công tác đảng và Công tác chính trị; Văn phòng Bộ Công an; Cục B01; Học viện Chính trị Công an nhân dân); Hội đồng Lý luận Trung ương; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, dưới sự chỉ đạo sát sao, tâm huyết của đồng chí Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi bản thảo cuốn sách được hoàn thiện, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã phối hợp với Bộ Công an thành lập Hội đồng nghiệm thu, góp ý bản thảo từ các chuyên gia trong và ngoài lực lượng Công an. Tuy nhiên, do quá trình biên soạn và xuất bản rất khẩn trương nhằm phục vụ kịp thời việc học tập, quán triệt,
  8. 8 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nên nội dung cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của cán bộ, chiến sĩ và bạn đọc để nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 11 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  9. 9 LỜI NÓI ĐẦU Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01 đến ngày 01/02/2021 tại Hà Nội. Đại hội đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với 35 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045. Nhấn mạnh nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt”1. Từ đó nhất quán thực hiện chủ trương: “Xây dựng Quân đội _____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.156.
  10. 10 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”1. Định hướng này nằm trong tổng thể tầm nhìn và định hướng phát triển của đất nước: “Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển thu nhập cao”2. Là lực lượng nòng cốt, trọng yếu trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, thời gian qua, lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng quyết tâm, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, làm thất bại các âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia của lực lượng Công an nhân dân. _____________ 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.157-158, 36.
  11. LỜI NÓI ĐẦU 11 Trong bối cảnh mới, với tầm nhìn chiến lược, những quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Đại hội XIII về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia ngày càng hoàn thiện, có nhiều điểm mới, thể hiện sự phát triển không ngừng trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, phù hợp với quy luật khách quan, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở chắt lọc, tổng hợp những nhận thức mới về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm và chủ yếu là Báo cáo chính trị, có sự so sánh, đối chiếu, đánh giá với văn kiện tại các kỳ Đại hội Đảng trước đây, cuốn sách trình bày sự phát triển nhận thức, tư duy của Đảng về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Với cách tiếp cận đó, trên cơ sở kế thừa và phát triển những nội dung chủ yếu từ Chuyên đề “Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia” được trình bày tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 28/3/2021, cuốn sách được bố cục gồm hai phần: Phần thứ nhất: Bối cảnh mới và khái quát những điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Từ nhận định bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, khó dự báo tác động mạnh đến môi trường an ninh của Việt Nam và phân tích bối cảnh trong nước sau 35 năm đổi mới, Đảng ta đã có nhận thức, tư duy toàn diện, sâu sắc hơn về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện tập trung ở các điểm sau: 1) Nhận thức về an ninh quốc gia và
  12. 12 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG vị trí của nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; 2) Nhận thức về phạm vi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia; 3) Nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia; 4) Nhận thức về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia; 5) Tư duy về xây dựng lực lượng Công an nhân dân; 6) Nhận thức về phương châm, kế sách bảo vệ an ninh quốc gia; 7) Nhận thức về đối tác, đối tượng; 8) Nhận thức về huy động các nguồn lực trong bảo vệ an ninh quốc gia; 9) Nhận thức về biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia. Phần thứ hai: Một số điểm mới nổi bật về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Phần này lựa chọn giới thiệu một số điểm mới nổi bật về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh như: 1) An ninh con người và bảo vệ an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương; 2) Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; 3) Nghiên cứu, phát triển lý luận an ninh; 4) Củng cố, phát huy tiềm lực quốc phòng, an ninh; 5) Kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Hà Nội, tháng 10 năm 2021 Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an
  13. 13 Phần thứ nhất BỐI CẢNH MỚI VÀ KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NHẬN THỨC, TƯ DUY VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Bối cảnh mới: • Trên thế giới, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, là nguyện vọng, đồng thời là mục đích của cộng đồng quốc tế và mọi quốc gia, tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược nước lớn gây nhiều biến động đối với môi trường an ninh quốc tế. • Đất nước ta đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”, phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
  14. 14 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Những điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia: • Nhận thức về an ninh quốc gia và vị trí của nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. • Nhận thức về phạm vi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia. • Nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. • Nhận thức về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. • Tư duy về xây dựng lực lượng Công an nhân dân. • Nhận thức về phương châm, kế sách bảo vệ an ninh quốc gia. • Nhận thức về đối tác, đối tượng. • Nhận thức về huy động các nguồn lực trong bảo vệ an ninh quốc gia. • Nhận thức về biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.
  15. Phần thứ nhất: BỐI CẢNH MỚI VÀ KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NHẬN THỨC... 15 I- BỐI CẢNH MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA HIỆN NAY 1. Bối cảnh mới a) Thế giới Thứ nhất, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, là nguyện vọng, đồng thời là mục đích của cộng đồng quốc tế và mọi quốc gia, tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược nước lớn gây nhiều biến động đối với môi trường an ninh quốc tế. Dự báo về tình hình thế giới trong những năm tới, Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt”1. Nhận định trên thể hiện hiểu biết và tầm nhìn chiến lược, toàn diện của Đảng trên cơ sở phân tích những yếu tố trọng tâm trong quan hệ quốc tế thời kỳ này. _____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.30.
  16. 16 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Yếu tố chi phối lớn nhất là sự biến động về tương quan nước lớn/trung tâm quyền lực lớn làm thay đổi tương đối căn bản cục diện thế giới và trật tự quan hệ quốc tế. Sau hơn 40 năm cải cách, mở cửa nền kinh tế (từ năm 1978), tiềm lực và vị thế của Trung Quốc tăng nhanh và đặt nước này vào vị thế của một siêu cường đang lên. Đại hội lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2012) đánh dấu sự điều chỉnh mang tính bước ngoặt của Trung Quốc, cụ thể hóa bằng “hai mục tiêu 100 năm”: Mục tiêu “100 năm lần thứ nhất” (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2021), Trung Quốc xây dựng được một xã hội khá giả; và mục tiêu “100 năm lần thứ hai” (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 2049), Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Về chính sách đối ngoại, Trung Quốc triển khai trên hai trụ cột là “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng”, trên nguyên tắc kiên trì, chủ động về chiến lược. Điều này diễn ra vào thời điểm Liên Xô tan rã và Nga phải dồn sức hồi phục, Mỹ suy giảm tương đối quốc lực và ảnh hưởng quốc tế, trong khi EU lâm vào khủng hoảng, Nhật Bản, Ấn Độ không tạo được bứt phá... Bối cảnh trên dẫn đến tình trạng trật tự quan hệ quốc tế biến động phức tạp, khó dự đoán.
  17. Phần thứ nhất: BỐI CẢNH MỚI VÀ KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NHẬN THỨC... 17 Thứ hai, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa biệt lập nổi lên làm tăng những ứng xử cực đoan, cường quyền, làm suy yếu mô thức hợp tác đa phương trong quan hệ quốc tế; tuy nhiên cũng tạo điều kiện xuất hiện những mô thức hợp tác đa phương mới. Lợi ích quốc gia được đẩy lên rất cao do tác động của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa biệt lập ở cả chiều chủ động lẫn bị động. Chủ nghĩa dân túy không còn là một trào lưu xã hội mà mang màu sắc dân tộc cực đoan, áp chế lợi ích của quốc gia, đơn phương, cường quyền trong quan hệ quốc tế. Xu hướng trên biểu hiện rõ trong triển khai chính sách đối ngoại của nước lớn. Vai trò của luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương, kể cả Liên hợp quốc, bị suy giảm trước tình trạng nước lớn áp đặt, cường quyền, tuy nhiên “đa phương” sẽ tiếp tục là mô thức hữu hiệu trong xử lý quan hệ quốc tế. Về hình thức, hợp tác đa phương đang bị suy giảm nghiêm trọng trước chính sách áp đặt đơn phương của nước lớn, xâm hại lợi ích nước nhỏ và đẩy nước nhỏ vào tình thế phải “chọn bên”. Tuy nhiên, trạng thái này sẽ không kéo dài. Do bản chất lợi ích các quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau hơn trong thời đại mới nên phạm vi ảnh hưởng của các xung đột lợi ích vốn có sẽ rộng lớn hơn, vì vậy việc xử lý xung đột lợi ích cũng sẽ phải có sự can dự của nhiều bên liên quan,
  18. 18 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG thông qua phương thức “đa phương”, không thể đơn thuần “đơn phương” hoặc “song phương”. Trong mô thức đó, luật pháp quốc tế vẫn sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để xử lý xung đột lợi ích quốc tế. Đáng chú ý, gần đây nhóm các nước ASEAN biển đảo (AS-5)1 dưới nhiều hình thức như ra tuyên bố, đệ trình công hàm lên Liên hợp quốc... công khai phản đối các tuyên bố và hành động của Trung Quốc liên quan “chủ quyền đường lưỡi bò”, coi trọng phán quyết của Tòa trọng tài của Liên hợp quốc xử vụ kiện của Philíppin (năm 2016) cho thấy sức sống mạnh mẽ của UNCLOS 1982 và biện pháp pháp lý trong chính sách của các nước ASEAN đối với vấn đề Biển Đông. Với xu thế mới này, trong thời gian tới, “đa phương” và luật pháp quốc tế sẽ từng bước trở lại là phương thức chủ đạo trong xử lý xung đột lợi ích, và điều này có nhiều ý nghĩa đối với lựa chọn chính sách của các nước nhỏ trong quan hệ với nước lớn. Thứ ba, các nguy cơ an ninh phi truyền thống nổi lên với ý nghĩa vừa là mối đe dọa chung đối với loài người và _____________ 1. Nhóm AS-5 (ASEAN Sea) gồm 5 quốc đảo là thành viên ASEAN là: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin và Brunây. Nhóm AM-5 (ASEAN Mêkông) gồm 5 nước thành viên ASEAN thuộc Tiểu vùng sông Mêkông là: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2