intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

10
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Phần 2 trình bày về một số điểm mới nổi bật về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Những điểm mới về an ninh quốc gia trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: Phần 2

  1. 97 Phần thứ hai MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA Một số điểm mới nổi bật về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia: • An ninh con người và bảo vệ an ninh con người, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. • Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. • Nghiên cứu, phát triển lý luận an ninh. • Củng cố, phát huy tiềm lực quốc phòng, an ninh. • Kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại.
  2. 98 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay, Đảng ta đã có những đổi mới, phát triển toàn diện hơn trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Để làm rõ thêm những nhận thức, tư duy mới đó, ở phần này trình bày một số điểm mới nổi bật về an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới. I- AN NINH CON NGƯỜI VÀ BẢO VỆ AN NINH CON NGƯỜI, XÂY DỰNG XÃ HỘI TRẬT TỰ, KỶ CƯƠNG Với cách tiếp cận “an ninh toàn diện” của Đảng và Nhà nước, việc bổ sung “an ninh con người” vào chiến lược an ninh quốc gia là cần thiết. Điều này cũng phản ánh quan điểm lấy người dân làm trung tâm trong các chiến lược quốc gia gần đây và sâu xa hơn là bản chất nhân văn của chế độ ta. Mặc dù đã coi trọng các khía cạnh khác nhau của an ninh con người, nhưng nhằm đạt mục tiêu cao hơn với những giải pháp toàn diện hơn, Đại hội XIII đã đưa khái niệm này thành
  3. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 99 một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quốc phòng, an ninh. Do vậy, quá trình cụ thể hóa và bảo đảm an ninh con người trên thực tế đã trở thành một yêu cầu, một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị trong thời gian tới. 1. “An ninh con người” là khái niệm ngày càng được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn, nhất là giai đoạn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Các thách thức an ninh giờ đây không chỉ đến từ các cuộc xung đột quân sự mà trở nên đa dạng hơn. Vì lý do đó, bên cạnh các thách thức an ninh truyền thống, các thách thức an ninh phi truyền thống trở thành một ưu tiên mới trong chiến lược của các nước. Từ khủng bố, bệnh dịch, đến biến đổi khí hậu, an ninh mạng, chiến lược an ninh quốc gia của các nước và cách tiếp cận của các tổ chức trong giai đoạn hiện nay và tới đây đều phải bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống và tính đồng bộ ở mức độ cao hơn về lĩnh vực, vấn đề, chủ thể tham gia và cách thức ứng phó, trong đó đặt con người ở vị trí trung tâm. Với cách tiếp cận đó, Báo cáo phát triển con người của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) năm 1994 đề cập một cách khá toàn diện về khái niệm “an ninh con người”. Theo đó, an ninh con người thể hiện
  4. 100 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG ở hai khía cạnh cơ bản: (1) An toàn trước các mối đe dọa triền miên như đói khát, bệnh tật, áp bức; (2) Con người phải được bảo vệ trước những biến động bất thường và có hại đối với cuộc sống hằng ngày, bất kể con người đang sống trong môi trường nào. Báo cáo cũng chỉ rõ, an ninh con người gồm bốn đặc trưng cơ bản: (1) An ninh con người mang tính chất phổ biến; (2) Những yếu tố tạo thành, tác động, ảnh hưởng đến an ninh con người đều có mối quan hệ phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau; (3) Các nguy cơ, yếu tố tác động tới an ninh con người cần phải được sớm ngăn ngừa, “phòng hơn chống”; (4) An ninh con người đang được hầu hết các nhà nước - dân tộc xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực và luôn là trung tâm của sự phát triển bền vững. An ninh thế giới, an ninh quốc gia, an ninh xã hội, an ninh cộng đồng và an ninh con người đều có quan hệ với nhau và đều vì con người, do con người và cho con người1. Bên cạnh khái niệm, đặc trưng, theo UNDP, nội hàm của an ninh con người bao gồm bảy thành tố: _____________ 1. Xem United Nations Development Programme (UNDP): “Human Development Report 1994”, Oxford University Press, New York, p.23, http://www.undp.org/hdro/1994/94.htm, truy cập ngày 15/7/2021.
  5. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 101 (1) An ninh kinh tế; (2) An ninh lương thực; (3) An ninh sức khỏe; (4) An ninh môi trường; (5) An ninh cá nhân; (6) An ninh cộng đồng; (7) An ninh chính trị. Các nhân tố này ảnh hưởng đến an ninh con người từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau, tùy theo hoàn cảnh không gian, thời gian, điều kiện, môi trường, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng người, cộng đồng người nhất định1. Trong báo cáo năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, an ninh con người bắt nguồn từ sự tự do của con người thoát khỏi sợ hãi và thiếu thốn. Tự do thoát khỏi sợ hãi bao hàm sự an toàn trước bạo lực và vi phạm quyền con người; tự do thoát khỏi thiếu thốn bao hàm sự bảo đảm ít nhất các yếu tố như sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và thu nhập tối thiểu. Xung đột bạo lực là một nguyên nhân quan trọng gây mất an ninh, và các nguyên nhân cơ bản của xung đột, bao gồm cả bất công và bất bình đẳng, cần được quan tâm cao. Nghèo đói và bất an được liên kết trong một vòng luẩn quẩn. Vì vậy, thúc đẩy an ninh con người có mối liên hệ mật thiết với việc thúc đẩy phát triển con người. _____________ 1. Xem United Nations Development Programme (UNDP): “Human Development Report 1994”, Ibid.
  6. 102 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Hơn nữa, các khái niệm “an ninh con người” chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả nếu gắn với các giá trị văn hóa - xã hội1. Với ASEAN, mặc dù chưa có khái niệm chính thức về an ninh con người trong các văn bản của Hiệp hội, song nhiều quan điểm đánh giá sự tương thích giữa cách tiếp cận “lấy con người làm trung tâm” của ASEAN với khái niệm “an ninh con người”. An ninh con người thể hiện trong các khái niệm lấy con người làm trung tâm hoặc hướng đến con người trong Tuyên bố Bali (tháng 10/2003) và Hiến chương ASEAN (năm 2007), thể hiện qua những nội dung cụ thể hơn như: (1) Việc tạo ra một cơ chế nhân quyền khu vực; (2) Bao gồm luật nhân đạo quốc tế và nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ (R2P); (3) Ra quyết định không dựa trên sự đồng thuận và (4) Tạo ra các cơ chế tham vấn với các tổ chức phi chính phủ2. _____________ 1. Xem WHO: “Health and Human Security”, Regional Committee for the Eastern Mediterranean, 8/2020, http://apps. who.int, truy cập ngày 14/7/2021. 2. Xem Brendan Howe và Min Joung Park: The Evolution of the “ASEAN Way”, Embracing Human Security Perspectives, Asia-Pacific Social Science Review 16(3), 2017, p.5-6, http:// apssr.com.
  7. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 103 Một tổ chức khu vực khác, EU đã công bố Báo cáo Barcelona 2003 về Năng lực an ninh châu Âu, với đề xuất an ninh con người là chiến lược an ninh cần thiết hàng đầu. Theo EU, an ninh con người đề cập các nhu cầu cơ bản của cá nhân và cộng đồng trong giai đoạn có nhiều rủi ro, nguy hiểm. Đó là về cảm giác an toàn trên đường phố cũng như về sự sống còn về vật chất và thực hiện ý chí tự do. EU cho rằng “tự do thoát khỏi sợ hãi” và “tự do thoát khỏi đói nghèo” đều cần thiết để có thể đem lại cảm giác hạnh phúc cho con người và cuộc sống trong hòa bình. An ninh con người là việc đáp ứng nhu cầu của con người vào những thời điểm khủng hoảng, khi con người không chỉ chịu thiệt hại vì chiến tranh, nạn đói nghèo mà còn do thiên tai gây ra như sóng thần, bão. Việc bảo đảm an ninh con người trong các trường hợp cực kỳ dễ bị tổn thương đồng nghĩa với việc quan tâm đến sức khỏe và vật chất. An ninh con người là bước cuối cùng của cả phát triển con người và nhân quyền1. Dự án Thay đổi môi trường toàn cầu và an ninh con người (GECHS) coi an ninh con người là năng lực của các cá nhân và cộng đồng để ứng phó với các mối đe dọa _____________ 1. Xem LSE Team: “Cách tiếp cận của châu Âu về an ninh con người (Madrid: 2007)”, http://eprints.lse.ac.uk, p.8.
  8. 104 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG đối với các quyền xã hội, con người và môi trường1. Đây cũng là cách tiếp cận của nhiều tổ chức phi chính phủ (NGOs) hoạt động trong lĩnh vực an ninh con người. So sánh một số quốc gia để góp phần làm rõ thêm khái niệm và cách tiếp cận trong vấn đề này. Chẳng hạn, Trung Quốc không đề cập thuật ngữ “an ninh con người” trong các văn bản chính thức2. Tuy nhiên, với tư cách là một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc đã có những hoạt động triển khai trên thực tế trong khuôn khổ chương trình của Liên hợp quốc về an ninh con người cũng như các khuôn khổ ở cấp độ quốc gia. Đồng thời, điều này có thể phản ánh cách tiếp cận riêng biệt của Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc bị Mỹ và phương Tây chỉ trích trong vấn đề “nhân quyền”. Còn theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, “an ninh con người” được định nghĩa là việc giữ gìn và bảo vệ cuộc sống và phẩm giá của cá nhân _____________ 1. Xem O’Brien, K.: “Shifting the Discourse: Climate Change as an Environmental Issue versus Climate Change as a Human Security Issue” (Oslo: Paper to ESF workshop on Climate Change as an Issue of Human Security, 2007). 2. Xem Wu G.: “Human Security Challenges with China”, in Wu G., (Editor): China’s Challenges to Human Security - Foreign Relations and Global Implications, London/New York: Routledge, 2013, p.1.
  9. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 105 con người. Nhật Bản cũng như nhiều nước khác, quan điểm rằng an ninh con người chỉ có thể được bảo đảm khi cá nhân đó tự tin về một cuộc sống không sợ hãi và thoát khỏi đói nghèo1. Đối với Canađa, “an ninh con người” có nghĩa là tự do thoát khỏi các mối đe dọa đối với quyền, sự an toàn hoặc tính mạng của con người, xác định 5 ưu tiên chính sách đối ngoại để thúc đẩy an ninh con người, bảo vệ dân thường, quan tâm đến việc xây dựng ý chí quốc tế và tăng cường các chuẩn mực và năng lực để giảm tổn thất về con người do xung đột vũ trang. Các hoạt động hỗ trợ hòa bình, liên quan đến việc xây dựng năng lực của Liên hợp quốc và giải quyết các yêu cầu ngày càng khắt khe và phức tạp đối với việc triển khai các nhân viên lành nghề, bao gồm cả người Canađa, đến các sứ mệnh này2. _____________ 1. Xem Yukio Takasu: “Toward Effective Cross-Sectorial Partnership to Ensure Human Security in a Globalized World”, Statement by Mr. Yukio Takasu, Director-General of Multilateral Cooperation Department, at the Third Intellectual Dialogue on Building Asia’s Tomorrow, Bangkok, June 19, 2000, http://www. mofa.go.jp/policy/human_secu/speech0006.html, truy cập ngày 11/7/2021. 2. Xem “Plan of Action for Canadian Chairmanship of the Human Security Network (May 2004 - May 2005)”, http://www. humansecuritynetwork.org/docs/ottawa_plan-e.php, truy cập ngày 11/7/2021.
  10. 106 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Về mối liên hệ giữa an ninh con người và an ninh quốc gia, một số ý kiến phân biệt và làm rõ thêm hai phạm trù này. Sự khác biệt được thể hiện trên phương diện chủ thể, mối đe dọa, phương tiện xây dựng để bảo vệ an ninh. Tuy cách tiếp cận khác nhau nhưng an ninh con người và an ninh quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ: nâng cao an ninh con người là góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và ngược lại (an ninh con người không được bảo đảm thì sức mạnh quốc gia suy giảm; một quốc gia bị xâm lược, không bảo đảm được an ninh quốc gia thì các quyền của cá nhân sẽ không được bảo đảm)1. Như vậy cách hiểu, quan niệm và cách tiếp cận về “an ninh con người” của Liên hợp quốc, ASEAN, các quốc gia và nhà nghiên cứu có thể có những điểm khác nhau song đều có mẫu số chung quan trọng, đó là việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản, nhất là tự do thoát khỏi sự sợ hãi và thoát khỏi đói nghèo, xem an ninh con người là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của an ninh toàn diện trong bối cảnh các thách thức an ninh trở nên ngày càng đa dạng. _____________ 1. Xem Hoàng Cẩm Thanh và Nguyễn Hồng Bảo Thi: “An ninh con người”, in trong sách Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (Chủ biên): Sổ tay quan hệ quốc tế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2013.
  11. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 107 Ở Việt Nam, khái niệm “an ninh con người” lần đầu xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, trong đó đề cập: “Đẩy mạnh các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; giảm thiểu tai nạn giao thông; bảo đảm an toàn xã hội, an ninh con người”1 và nhấn mạnh: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người”2. Đến Đại hội XIII, “an ninh con người” tiếp tục được khẳng định: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người”3. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2025 cũng xác định: “Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người. Triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường, trên cơ sở đó, đổi mới phân bổ nguồn lực hợp lý để nâng cao hiệu quả phát triển xã hội. Xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hòa”4. _____________ 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.135, 433-434. 3, 4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.116, 147.
  12. 108 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG Đặc biệt, an ninh con người đã được đặt thành một nội dung trọng yếu của quốc phòng, an ninh. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người”1. Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 tiếp tục khẳng định: “Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”2. Đại hội XIII của Đảng không chỉ đề cập các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống mà còn có các thách thức an ninh phi truyền thống, trong đó an ninh con người là trung tâm của mọi hoạt động3. Trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XIII có nhiệm vụ trọng tâm thứ tư về văn hóa, xã hội: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng _____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.156. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.II, tr.331. 3. Xem “Đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động”, http://congan.com.vn, truy cập ngày 12/7/2021.
  13. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 109 và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam”1. Trong Chuyên đề Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia do đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 28/3/2021, “an ninh con người” được nhấn mạnh là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại; bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh2. Phân tích những vấn đề mới về chủ trương, _____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.202. 2. Xem “Đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động”, Tlđd.
  14. 110 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG giải pháp trong bảo vệ an ninh quốc gia, Chuyên đề nêu rõ “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia” phải được xem như một bộ phận quan trọng của “Chiến lược phát triển quốc gia” nằm trong tổng thể của “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc”1. Hay nói cách khác, an ninh con người đã trở thành một nội dung trong các chiến lược quốc gia về phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Đó là một bước chuyển quan trọng về tư duy và cách tiếp cận. Đại hội XIII của Đảng đã cho thấy tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển2. Theo hướng đó, để bảo đảm được an ninh con người, cần phải có sự gắn kết giữa yếu tố an ninh và phát triển; theo đó, Đảng yêu cầu phải thực hiện các nhiệm vụ: gắn an ninh con người với độc lập, chủ quyền quốc gia - dân tộc; xây dựng cơ chế phát huy tinh thần cống hiến của nhân dân; nâng cao điều kiện vật chất và tinh thần cho _____________ 1. Xem “Đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động”, Tlđd. 2. Xem Đăng Minh: “Tư duy mới về bảo đảm an ninh con người”, http://cand.com.vn, truy cập ngày 15/7/2021.
  15. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 111 người dân; phát triển đất nước giàu mạnh lấy nhân tố con người làm gốc; quản lý xã hội có hiệu quả1. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia thực chất là bảo vệ an ninh con người và xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”2. Bảo vệ an ninh quốc gia suy cho cùng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân, từ đó coi trọng và lấy thước đo cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, hạnh phúc của mỗi con người làm tiêu chí, hiệu quả của công tác bảo vệ an ninh trật tự. Trên cơ sở đó, Đảng ủy Công an Trung ương đã xác định mục tiêu: “Năm 2021 và những năm tiếp theo tiếp tục kéo giảm tội phạm về trật tự xã hội 5% so với năm 2020; tỷ lệ điều tra, khám phá án nói chung đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, năm sau cao hơn năm trước”. Thiết lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, làm chuyển biến và thay đổi thực sự tình hình an ninh trật tự trên từng địa bàn, từng lĩnh vực, _____________ 1. Xem PGS.TS. Nguyễn Viết Thông: “An ninh con người trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, http://hvctcand.edu.vn, truy cập ngày 16/7/2021. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.156.
  16. 112 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG góp phần xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh. Đẩy mạnh công tác đối ngoại an ninh để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia từ sớm, từ xa. Như vậy, với vai trò là một thành tố của an ninh quốc gia, an ninh con người vừa được xem là mục tiêu, vừa là giải pháp phát triển bền vững đất nước trong việc hướng tới mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Có thể khẳng định rằng, với cách tiếp cận về an ninh con người và bảo vệ an ninh con người được đề cập trong Đại hội XIII thì quan niệm này thể hiện tính nhân văn trong nhận thức và tư duy của Đảng về an ninh con người, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. “An ninh con người là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại; bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người”. Quét mã để đọc nhận định trên trong Chuyên đề “Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia” của Đại tướng, GS.TS. Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.
  17. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 113 2. Đánh giá chung cho rằng, Việt Nam đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực an ninh con người1, thể hiện rõ trong việc Việt Nam đã vươn lên nhóm phát triển con người ở mức cao (chỉ số HDI đạt 0,704)2. Ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Cùng với đó, an ninh toàn diện bao gồm các khía cạnh như kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, lương thực, quyền cơ bản khác của người dân được bảo đảm. Đại hội XIII đánh giá “kết hợp có hiệu quả” giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội3. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như quản lý xã hội chưa tối ưu, tình trạng tội phạm gia tăng, giảm nghèo chưa bền vững, gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, quản lý tài nguyên, môi trường còn bất cập. Nhận diện và nhằm giải quyết những vấn đề này, Đảng đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cho thời kỳ _____________ 1. Mặc dù đến Đại hội XIII, khái niệm “an ninh con người” mới được nhấn mạnh, chính thức hóa, song trên thực tế nỗ lực nhằm bảo đảm an ninh con người luôn là một nội dung của hệ thống quản trị quốc gia trong nhiều thập niên qua. 2. Xem Đoàn Dân: “Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng vượt bậc”, báo Nhân Dân, ngày 25/12/2020. 3. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.68.
  18. 114 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG tiếp theo nhằm củng cố 7 thành tố của an ninh con người, bảo đảm chất lượng sống cho người dân1. Ở khía cạnh nhận thức, vấn đề an ninh con người ở Việt Nam ngày càng quan trọng, cấp bách nhưng có lúc chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo. Trong một thời gian dài, mặc dù có các chính sách và triển khai chính sách trên thực tế, “hầu như không có khái niệm rõ ràng nào về an ninh con người và chỉ được gắn vào nghiên cứu trong những khía cạnh cụ thể như đói nghèo, an ninh lương thực”2. Tương tự, trong triển khai, lĩnh vực an ninh con người vẫn đối mặt không ít thách thức trong giai đoạn trước năm 2016 như: (1) Vấn đề việc làm và thất nghiệp vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng; (2) Thu nhập và phân hóa giàu nghèo (theo tính toán của Oxfam thì mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam là khá lớn; cùng với khối tài sản lớn là tiềm năng nguồn thu nhập từ tiết kiệm và tài sản cũng lớn); (3) Vấn đề sức khỏe _____________ 1. Xem PGS.TS. Nguyễn Viết Thông: “An ninh con người trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Tlđd. 2. Pham Lan Dung, Nguyen Ngoc Lan, Bui Bich Thao, Ngo Thi Trang, Nguyen Thu Giang: “The Concept of Human Security in Vietnam”, Human Security Norms in East Asia, 2018, p.249-271, https://doi.org, truy cập ngày 19/7/2021.
  19. Phần thứ hai: MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NỔI BẬT VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA 115 (điểm sức khỏe của Việt Nam đứng thứ 62 trên thế giới, tỷ lệ người dân mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, béo phì, suy dinh dưỡng thấp còi tăng nhanh) và (4) Vấn đề môi trường dưới tác động của các nhân tố như biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng không tái chế1. Kể từ Đại hội XII của Đảng năm 2016, đất nước đã đạt thêm nhiều thành tựu mới, song cũng đối phó với nhiều thách thức xen lẫn cũ và mới. Về mặt thành tựu, cũng theo các tiêu chí trên, trong khía cạnh bảo đảm cuộc sống cho người dân, trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 - 2%/năm, giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ôtô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại2. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế _____________ 1. Xem Đại tá, ThS. Đỗ Hải Âu: “An ninh con người trong tình hình mới”, http://tapchiqptd.vn, truy cập ngày 14/7/2021. 2. Xem Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, báo Nhân Dân, ngày 16/5/2021.
  20. 116 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ AN NINH QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG công nhận, đánh giá cao. Mỗi năm bình quân tạo ra khoảng 1,6 triệu việc làm mới. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi duy trì ở mức thấp và giảm dần. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị giảm từ mức 3,37% giai đoạn 2015 - 2016, xuống còn khoảng 3,1% năm 20191. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ trung bình đến năm 2020 ước đạt 73,7 tuổi; tăng so với năm 2015 (73,3 tuổi). Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tiếp, từ xa. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt 90,7%, tăng mạnh so với năm 2015 (76,5%), vượt mục tiêu đề ra (80%). Tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đến năm 2020 đạt khoảng 90%, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh ước đạt 90,2%, tăng mạnh so với năm 2015 (86,2%). Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường năm 2020 là 90%. _____________ 1. Xem PGS.TS. Nguyễn Viết Thông: “An ninh con người trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Tlđd.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2