Ebook Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà (1930-2015): Phần 1
lượt xem 3
download
Tập tài liệu gồm 4 phần, khái quát những nội dung cơ bản, làm cơ sở để các đồng chí, quý thầy cô tiếp tục phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi, sưu tầm thêm nguồn tài liệu. Mời các bạn cùng tham khảo "Ebook Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà (1930-2015)" phần 1 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà (1930-2015): Phần 1
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) 1
- CHỈ ĐẠO NỘI DUNG BAN TUYÊN GIÁO QUẬN ỦY PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Biên soạn NGUYỄN VĂN CHUNG
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của các đồng chí, quý thầy cô trong công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng bộ địa phương, thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Quận ủy Sơn Trà. Ban Tuyên giáo Quận ủy, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Sơn Trà biên soạn tập tài liệu giới thiệu những nội dung cơ bản về lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà giai đoạn 1930 - 2015. Tập tài liệu gồm 4 phần, khái quát những nội dung cơ bản, làm cơ sở để các đồng chí, quý thầy cô tiếp tục phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi, sưu tầm thêm nguồn tài liệu, nhất là từ tập sách “Lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà (1930 - 2015)”, qua đó giúp các đồng chí tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và lịch sử Đảng bộ quận nói riêng. Cũng qua tập tài liệu này, quý thầy, cô có thể tích hợp những nội dung cơ bản về lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà trong các bài giảng về lịch sử địa phương ở cấp học trung học cơ sở về lịch sử, địa lí, những nét văn hoá và quá trình đấu tranh cách mạng của quân và dân quận Sơn Trà từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó, các đồng chí và các em thêm yêu mến, tự hào, có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của Đảng bộ và nhân dân 1
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) Sơn Trà - mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của thành phố Đà Nẵng. Ban Tuyên giáo Quận ủy, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Sơn Trà trân trọng cảm ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Quận ủy Sơn Trà, sự góp ý của Hội đồng thẩm định, các đồng chí, quý thầy cô giáo,... Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí và bạn đọc để tập tài liệu được hoàn thiện hơn! BAN BIÊN SOẠN 2
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) PHẦN MỘT TỔNG QUAN VỀ QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) 4
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Quận Sơn Trà xưa kia thuộc đất Việt Thường. Qua các thời kỳ lịch sử, địa giới hành chính quận Sơn Trà ngày nay đã có nhiều thay đổi. Quận Sơn Trà nằm ở phía đông của thành phố Đà Nẵng, được thành lập vào đầu năm 1997, là một trong tám đơn vị hành chính cấp quận, huyện của thành phố Đà Nẵng. Toàn quận có 7 phường: Thọ Quang, Nại Hiên Đông, Mân Thái, An Hải Bắc, Phước Mỹ, An Hải Đông, An Hải Tây. Diện tích tự nhiên của quận Sơn Trà hiện nay là 63,93 km², có 3 tổ hợp đất chính: đất núi vàng nâu, đất đồi vàng nâu và đất cát ven biển. Dân số toàn quận khoảng 144.753 người (Niên giám TK 2013). Bản đồ quận Sơn Trà 5
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) Địa hình: Địa hình đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng, dốc dần từ đường Ngô Quyền và chân núi bán đảo Sơn Trà (trung bình 6 mét) ra biển (trung bình 3 mét). Khí hậu: Khí hậu gió mùa vùng duyên hải miền Trung. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,5 độ C; trung bình năm cao nhất là 29,8 độ C và trung bình năm thấp nhất là 22,5 độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.060mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Sơn Trà có thế mạnh về tài nguyên biển: Vùng biển Sơn Trà có trữ lượng hải sản lớn, bao gồm nhiều loại hải sản. Sơn Trà có nhiều bãi tắm biển với cảnh quan đẹp, thuận lợi phát triển du lịch, nghỉ dưỡng,... Tài nguyên biển và ven biển có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Quận Sơn Trà có Bãi biển du lịch Mỹ Khê, Công viên Biển Đông, Bán đảo Sơn Trà (núi Sơn Trà) nổi tiếng. Rừng Sơn Trà được xếp vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà từ đầu năm 1977. Trên núi là nơi cư trú của nhiều loài linh trưởng trong đó có Voọc chà vá chân nâu cực kỳ quý hiếm được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới mệnh danh là “nữ hoàng linh trưởng” và xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện, từng được chọn làm hình ảnh nhận diện Đà Nẵng vào năm 2017. Núi Sơn Trà cũng nổi tiếng có Cây đa ngàn năm tuổi được phát hiện từ năm 1771. Bán đảo Sơn Trà - núi Sơn Trà cũng 6
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) nổi tiếng vì có Mũi Nghê, Hòn Nghê được xem là nơi đón bình minh sớm nhất của thành phố Đà Nẵng; có Bãi Đá Đen với nhiều tảng đá to màu đen nằm xen kẽ hoặc xếp chồng lên nhau rất độc đáo; có Bãi biển Tiên Sa gắn với huyền thoại những nàng tiên giáng trần riêng có của Sơn Trà,… Mũi Nghê Sơn Trà Bãi biển Mỹ Khê (nguồn báo Đà Nẵng) 7
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) II. Vài nét về di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống yêu nước Quận Sơn Trà ngày nay có nhiều di tích lịch sử phản ánh quá trình khai hoang lập làng, ghi dấu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, lịch sử đấu tranh yêu nước và đấu tranh cách mạng - từ thời kỳ tiền khởi nghĩa cho đến kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ của các thế hệ ông, cha, như: Đình làng Nam Thọ (phường Thọ Quang), Đình làng An Hải (phường An Hải Tây), Đình làng Mỹ Khê, Đình làng Phước Trường (phường Phước Mỹ), Đình làng Tân Thái, Đình làng Cổ Mân (phường Mân Thái), Đình làng Mân Quan (phường Thọ Quang) và Đình làng Nại Hiên Đông (phường Nại Hiên Đông). Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu (phường An Hải Tây) 8
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) Về văn hóa truyền thống vùng biển, ở quận Sơn Trà có Lễ hội cầu ngư, tục thờ cá Voi, cầu an. Tất cả nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên, biển lặng, làm ăn phát đạt của cư dân vùng biển. Quận Sơn Trà cũng là trung tâm diễn ra các lễ hội văn hóa, thể dục thể thao truyền thống của thành phố Đà Nẵng. Trong các thời kỳ lịch sử, Sơn Trà có nhiều danh nhân nổi bật, tiêu biểu như: Lê Cảnh (1655 - 1730) người làng An Hải một tấm gương rèn luyện, nỗ lực học tập không ngừng, được trao chức Văn chức Hàn lâm viện. Trần Quang Diệu (1746 - 1802) người làng An Hải, là một vị tướng tài thời Tây Sơn. Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829), “Thống chế Án thủ Châu Đốc đồn, lãnh Bảo hộ Cao Miên quốc ấn, Quản Hà Tiên trấn biên vụ” người làng An Hải, có công đắp đồn Châu Đốc nhằm ngăn giặc xâm lược từ bên ngoài, đào kênh Vĩnh Tế dọc suốt biên giới Việt Nam - Campuchia từ Châu Đốc đến Hà Tiên dài 98 km. Nhân dân suy tôn ông là vị thần có công đắp đồn chặn giặc, có công khai phá mở đất phương Nam. Lê Văn Thứ (1821 - 1882), người làng Tân An, có công dẹp hải tặc ven biển miền Trung, được phong Quân cơ , Phó Lãnh binh phụ trách cấm ninh trấn thành Hà Nội, chiến đấu chống quân Pháp tấn công thành Hà Nội. Trong buổi đầu đánh Pháp năm (1858 - 1860), Nhân dân Sơn Trà cùng quân, quan Triều đình nhà 9
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) Nguyễn chống quân xâm lược. Trong thời kỳ nhượng địa, nhân dân Sơn Trà đã tích cực tham gia, ủng hộ, hưởng ứng các phong trào yêu nước. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (năm 1930) nhân dân Sơn Trà đã cùng cả nước chống Pháp, chống Mỹ góp phần giải phóng đất nước. Có thể kể ra đây một số gương tiêu biểu như: Ông Phạm Văn Quýt, ông là ngọn đuốc sống đốt kho máy bay địch, khơi dậy lòng yêu nước, mở đầu cho cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Sơn Trà; những tấm gương anh dũng như: Lý Văn Tố, Lê Độ, Nguyễn Hữu Nì, Hồ Mật, Nguyễn Văn Sinh, Dương Tuấn, Huỳnh Lắm, Đặng Lữ, Hồng Minh, Trần Đắc Chanh… sẽ còn sống mãi trong niềm thương yêu và kính trọng của nhân dân Sơn Trà. 10
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) PHẦN HAI SƠN TRÀ TRONG TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954) 11
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) 12
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) I. Sơn Trà trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Từ ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ở Sơn Trà dưới sự chỉ đạo của Đảng, trực tiếp là các đồng chí Lê Văn Quý, Đinh Văn Khánh, Nguyễn Chương (Hồng Minh), Nguyễn Ngọc Châu... là những người có công gieo hạt đầu tiên, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân từ âm ỉ dẫn đến cao trào chuẩn bị khởi nghĩa rầm rộ ở các xã. Đường Lê Văn Quý tại Sơn Trà Trước tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mau lẹ, ngày 14/8/1945, Tỉnh ủy Quảng Nam mở Hội nghị Tỉnh ủy tại Tam Xuân (Tam Kỳ) bàn kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa và quyết định khởi nghĩa không phải chờ ý kiến Trung ương. Tại Đà Nẵng, có 5.000 quân Nhật đang còn đầy đủ vũ khí trong tay nên Thành ủy có sách lược phân hoá để đối phó cho phù hợp với tình hình, nơi nào có điều kiện thì khởi nghĩa trước. 13
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) Ở các xã Đông Giang (tên gọi cũ của các phường thuộc quận Sơn Trà ngày nay), đồng chí Lê Văn Quý đứng ra thành lập Ban Khởi nghĩa gồm có các đồng chí: Lê Văn Quý - Tổng chỉ huy; Trần Văn Mẹo - Tổ chức chính quyền; Đỗ Trọng Trà - Phụ trách khởi nghĩa; Nguyễn Vĩnh - Phụ trách tự vệ; Trần Thị Anh Kim - Phụ trách phụ nữ; Nguyễn Văn Lộc - Thông tin liên lạc. Đồng chí Nguyễn Văn Đoài được phân công tổ chức lực lượng ở Mỹ Khê để có thể khởi nghĩa trước vì ở đó có đủ điều kiện hơn. Cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Khê tiến hành vào sáng 22/8/1945 tại đình làng Mỹ Khê. Quần chúng tập trung rất đông đủ, lực lượng tự vệ và các đoàn thể quần chúng thể hiện khí thế hăng hái giành chính quyền. Trước khi cuộc mit tinh ra mắt Ủy ban Cách mạng Lâm thời, Ban khởi nghĩa gặp Lý trưởng và các Lý hương, yêu cầu chấp hành đầy đủ các điều kiện và giao nộp hồ sơ và con dấu. Ủy ban Cách mạng Lâm thời xã Mỹ Khê ra mắt quần chúng. Các chính sách của Mặt trận Việt Minh được công bố. Lá cờ đỏ sao vàng long trọng kéo lên trước sân đình làng Mỹ Khê, nơi làm việc của Ủy ban Cách mạng Lâm thời. Cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Khê là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của các xã Đông Giang, mở đầu kế hoạch khởi nghĩa toàn thành phố trong các ngày tiếp theo. 14
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) Đình làng Mỹ Khê (phường Phước Mỹ) Di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố Đêm 25/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa Thành phố họp, quyết định ngày 26/8/1945 toàn thành phố khởi nghĩa. Để thống nhất thời gian, lấy giờ còi tầm bưu điện vào lúc 8 giờ sáng làm hiệu lệnh chung. Do yêu cầu đồng loạt khởi nghĩa nhưng lực lượng ở cơ sở không đều nhau nên các xã Đông Giang lấy An Hải (là xã lớn nhất, nay là phường An Hải Tây, An Hải Đông, An Hải Bắc) có lực lượng cơ sở được chuẩn bị chu đáo làm nòng cốt. Lực lượng khởi nghĩa của xã lấy đình An Thị làm trung tâm chỉ đạo, quần chúng được huy động, nhanh chóng tập trung tại nhà hát cũ (gần chùa An Hải hiện nay). Ủy ban khởi nghĩa đọc lời hiệu triệu, phân tích rõ tình hình chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc dẫn đến việc giặc Nhật đầu hàng quân Đồng minh, thời cơ cách mạng ở trong nước đã chín muồi. Giờ đây, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, đồng bào hãy đứng 15
- TÀ I L I Ệ U T Ì M H I Ể U L Ị C H S Ử Đ Ả N G B Ộ Q U Ậ N S Ơ N T R À ( 1 9 3 0 - 2 0 1 5 ) lên giành độc lập, mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Ông Nguyễn Văn Nga được cử làm Chủ tịch Ủy ban Cách mạng Lâm thời làng An Hải. Với lực lượng tự vệ dẫn đầu, quần chúng kết thành đoàn biểu tình rất đông kéo đến nhà ông Đỗ Trọng Viễn (lý trưởng lúc bấy giờ) để tịch thu con triện, các sổ bộ, tài liệu và lần lượt kéo đến bãi bỏ và hạ uy thế các hào lý trong 11 ấp còn lại. Tiến hành xong cuộc khởi nghĩa ở làng An Hải, lực lượng khởi nghĩa tiến đến các làng Phước Trường, Tân Thái, Nam Thọ, Nại Hiên Đông, Cổ Mân, Mân Quang. Tại Mân Quang, cuộc khởi nghĩa tổ chức vào buổi chiều cùng ngày. Chỉ trong một ngày, cán bộ và Nhân dân các xã Đông Giang lần lượt thực hiện thành công cuộc giành chính quyền ở các xã. Trên một không gian không rộng, bóng cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ đều có ở khắp các trục giao thông. Những tiếng hô “Việt Nam độc lập muôn năm” vang lên từ các nẻo đường. Cuộc giành chính quyền về tay nhân dân diễn ra không một tiếng súng, không có lực lượng đối kháng, các lý trưởng và hào lý đều tuân thủ. Lực lượng quân Nhật án binh bất động nhờ ta có sách lược phân hoá, tranh thủ để cô lập chúng. II. Sơn Trà trong những ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp Ngày 5/12/1946, Lữ đoàn lính Lê dương số 13, Trung đoàn Bộ binh số 3 cùng nhiều xe tăng của quân Pháp đổ bộ thêm vào Đà Nẵng, cùng với 10 tàu chiến 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử Nhật Bản - A History of Japan: Phần 2
269 p | 316 | 102
-
Lịch sử Nhật Bản - A History of Japan: Phần 1
191 p | 317 | 94
-
Tìm hiểu Non nước Phú Yên: Phần 1
120 p | 291 | 58
-
Tìm hiểu Non nước Phú Yên: Phần 2
97 p | 147 | 41
-
Tìm hiểu Non nước xứ Quảng: Phần 1
112 p | 243 | 33
-
Tranh đấu sử Việt Nam: Phần 1
126 p | 126 | 24
-
Tìm hiểu Đại việt sử lược diễn ca: Phần 2
106 p | 83 | 11
-
Tìm hiểu về Triết học Mỹ: Phần 2
176 p | 63 | 10
-
Khoa học nghiên cứu Văn Sử Địa: Phần 2
45 p | 70 | 9
-
Lịch sử văn hóa - Vài nét về khởi nghĩa Hoàng Công Chất: Phần 1
35 p | 91 | 8
-
Tìm hiểu về Thủy kinh chú sớ: Phần 1
502 p | 74 | 8
-
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 1
180 p | 9 | 7
-
Ebook Thường thức về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Quyển 1) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: Phần 2
47 p | 16 | 5
-
Ebook Lịch sử lập hiến cách mạng Việt Nam: Phần 1
276 p | 16 | 4
-
Ebook Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phước Chính (1945 - 2010): Phần 1
94 p | 7 | 3
-
Ebook Tài liệu tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ quận Sơn Trà (1930-2015): Phần 2
28 p | 14 | 3
-
Tìm hiểu Duyên dáng Việt Nam: Phần 1
42 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn