intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Tiểu sử Võ Văn Tần (1891-1941)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Tiểu sử Võ Văn Tần (1891-1941)" được biên soạn nhằm tuyên truyền, giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Tần cho nhân dân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Tiểu sử Võ Văn Tần (1891-1941)

  1. Tiểu sử VÕ VĂN TẦN (1891-1941)
  2. NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC GÓP Ý KIẾN, PHÊ BÌNH V23 2973 - 2021 QĐND - 2021
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TIỂU SỬ VÕ VĂN TẦN (1891-1941) NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN Hà Nội - 2021
  4. * Chỉ đạo biên soạn: NGUYỄN ANH DŨNG - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An * Biên soạn: Cử nhân NGUYỄN VĂN THIỆN (Sưu tầm và biên soạn)
  5. LỜI NÓI ĐẦU T rong lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng Tháng Tám và trong 9 năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã vì dân, vì Đảng mà hy sinh oanh liệt. Máu của các liệt sĩ ấy đã nhuộm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói”. Tỉnh Long An thật vinh dự và tự hào đã sinh ra cho Tổ quốc không ít những đảng viên và quần chúng cách mạng, trong đó có đồng chí Võ Văn Tần. Với 50 tuổi đời, 15 năm hoạt động cách mạng liên tục và sôi nổi trên nhiều cương vị khác nhau, từ Bí thư Chi bộ, Bí thư Quận ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Xứ ủy, Ủy viên 5
  6. Trung ương Đảng, Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí đã dâng hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Suốt đời phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, anh dũng hy sinh trước mũi súng của quân thù, đồng chí Võ Văn Tần là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về lý tưởng sống, xứng đáng để các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, kế thừa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tuyên truyền, giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Tần cho nhân dân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch dựa trên những ấn phẩm hiện có về đồng chí mà chủ yếu là quyển “Võ Văn Tần tiểu sử”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật - Hà Nội - 2015 để biên soạn tập tài liệu lịch sử này. 6
  7. Chúng tôi hy vọng rằng, qua tập tài liệu này, cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của đồng chí Võ Văn Tần sẽ được tái hiện, trở thành nguồn sức mạnh tinh thần, nguồn động viên to lớn, góp phần quan trọng vào công tác giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện đang thay lớp cha anh thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, chúng tôi rất mong được lượng thứ và nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các đồng chí lão thành cách mạng và bạn đọc nhằm tiếp tục sửa chữa, nâng cao chất lượng trong lần tái bản tới. Xin trân trọng cảm ơn. SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LONG AN 7
  8. VÕ VĂN TẦN (1891-1941) 8
  9. ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN TẦN LÀ MỘT TRONG NHỮNG CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG KIÊN TRUNG THUỘC LỚP ĐẢNG VIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, ĐÃ CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH QUA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP HẾT SỨC LÂU DÀI VÀ GIAN KHỔ CỦA DÂN TỘC TA. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VẺ VANG CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN TẦN LÀ TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ TINH THẦN YÊU NƯỚC, TRUNG THÀNH TUYỆT ĐỐI VỚI LÝ TƯỞNG CỘNG SẢN, NGƯỜI LÃNH ĐẠO TÀI NĂNG, KIÊN CƯỜNG, DŨNG CẢM ĐẤU TRANH VỚI KẺ THÙ ĐỂ GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC, GIÀNH TỰ DO, HẠNH PHÚC CHO NHÂN DÂN. 9
  10. 10
  11. THÂN THẾ VÀ THỜI NIÊN THIẾU Đ ồng chí Võ Văn Tần sinh năm 18911 tại làng Đức Hòa, nay thuộc xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu nước. Ông Võ Văn Lực - ông nội đồng chí Võ Văn Tần - từng hoạt động trong Thiên Địa hội, một tổ chức chống Pháp phát triển hầu hết ở các tỉnh Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ông là người 1. Gia phả họ Võ, ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 11
  12. có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xóm ở khu vực giáp ranh giữa xã Đức Hòa Thượng và xã Đức Hòa Đông hiện nay. Ông ngoại của đồng chí Võ Văn Tần quê ở làng Tân Thới Thượng, quận Hóc Môn (nay là xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), đã từng tham gia phong trào vũ trang kháng Pháp nửa cuối thế kỷ XIX dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Sau khi phong trào khởi nghĩa thất bại, ông về quê mai danh ẩn tích và tham gia phong trào Hội kín. Năm 1885, cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu nổ ra trên địa bàn Hóc Môn và Đức Hòa. Nghĩa quân đã chiếm dinh quận Bình Long tại chợ Hóc Môn, chém đầu đốc phủ Trần Tử Ca đem bêu cột đèn. Gia đình họ Nguyễn và họ Võ đã tích cực tham gia khởi nghĩa. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ông ngoại của Võ Văn Tần phải chạy ra Vĩnh Lộc (nay thuộc huyện Bình Chánh) lánh nạn. Giặc Pháp truy bắt gắt gao nên ông 12
  13. tiếp tục đem theo một người con gái cùng các bạn đồng chí của mình rút lên núi Cậu. Khi kẻ thù bao vây núi, cha con ông và các bạn đồng chí thà chịu chết trong hang, nhất quyết không ra hàng giặc. Thân sinh của đồng chí Võ Văn Tần là ông Võ Văn Sự (1857 - 1932) con thứ bảy của cụ ông Võ Văn Lực và cụ bà Nguyễn Thị Truất, là người có nhiều uy tín đối với nhân dân trong vùng vì đức độ, tinh thông Nho học, cần cù lao động. Thân mẫu của đồng chí Võ Văn Tần là bà Nguyễn Thị Toàn (1858 - 1932). Ông bà sinh được 11 người con nhưng chỉ nuôi đến trưởng thành được 7 người là Võ Văn Mẫn (sinh năm 1885), Võ Thị Cân (sinh năm 1887), Võ Văn Tần (sinh năm 1891), Võ Văn Tây (sinh năm 1895), Võ Thị Phiên (sinh năm 1897), Võ Thị Phái (sinh năm 1899) và Võ Văn Ngân (sinh năm 1902). Ông bà luôn chăm lo giáo dục con cái về tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống 13
  14. của gia đình, vì thế các anh, chị, em của đồng chí Võ Văn Tần khi trưởng thành đều tích cực tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Cả 7 người đều là đảng viên Cộng sản ưu tú, trong đó, có 4 người là liệt sĩ, 2 người đã từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy viên Trung ương Đảng. Bản thân bà Nguyễn Thị Toàn đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Là người yêu nước, có truyền thống về Nho học nên dù gia thế không mấy khá giả, ông Võ Văn Sự và bà Nguyễn Thị Toàn vẫn dốc lòng lo cho các con ăn học, bởi lẽ không có kiến thức thì sẽ khó làm việc lớn, nhất là việc đánh đuổi giặc Tây. Thuở nhỏ, Võ Văn Tần theo học chữ Nho với bác ruột là cụ Võ Văn Đồ. Đến tuổi đi học, ông theo học với người cậu ruột là ông Nguyễn Văn Truyện - một người thầy giỏi chữ Nho, giữ tiết tháo, không ra hợp tác với 14
  15. chính quyền thuộc địa mà mở trường dạy học ở Đức Hòa. Là người thông minh, ham học, có lòng hiếu thảo, thương người nên Võ Văn Tần được người thầy, cũng là cậu ruột yêu quý, không những dạy chữ mà còn dạy thêm nghề bốc thuốc Nam. Vừa chăm chỉ học tập, Võ Văn Tần vừa cần mẫn việc ruộng vườn để giúp đỡ cha mẹ và chăm sóc các em. Sinh ra và lớn lên trên một vùng đất có truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, trong một gia đình nông dân nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, thương dân, hiếu học và cần cù lao động, từ nhỏ đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đồng bào phải sống cơ cực, lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai, trong tư tưởng Võ Văn Tần đã sớm hình thành tình cảm yêu nước, thương dân, căm ghét chế độ thuộc địa. Đó chính là những nhân tố thúc đẩy Võ Văn Tần sớm đi theo con đường cách mạng. 15
  16. Tượng đài Võ Văn Tần tại Di tích Ngã tư Đức Hòa, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 16
  17. TỪ NGƯỜI YÊU NƯỚC TRỞ THÀNH CHIẾN SĨ CỘNG SẢN V ới vốn học vấn chữ Nho và mấy năm học chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, năm 1914, Võ Văn Tần mở lớp học dạy chữ cho con em trong làng và bốc thuốc chữa bệnh. Biết nhiều nghề, có tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực người nghèo nên Võ Văn Tần được nhân dân trong vùng kính phục, đưa con em đến theo học. Võ Văn Tần không những dạy chữ cho học trò mà còn hết sức 17
  18. quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, lối sống, cách đối nhân xử thế, lòng yêu nước thương dân. Nhiều học trò của ông sau này đã trở thành đảng viên Cộng sản và tích cực tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Võ Văn Tần kết hôn với bà Nguyễn Thị Qua và lần lượt sinh 5 người con là: Võ Văn Siêng (sinh năm 1916), Võ Thị Quyến (sinh năm 1918), Võ Thị Quỳnh (sinh năm 1919), Võ Văn Định (sinh năm 1920)1, Võ Thị Huệ (sinh năm 1923). Năm 1917, do sưu cao, thuế nặng, học trò và bệnh nhân đều là những người nghèo nên thu nhập không đủ nuôi sống gia đình, Võ Văn Tần quyết định rời quê hương lên Sài Gòn để vừa kiếm sống, vừa có điều kiện tìm hiểu thời cuộc, chuẩn bị cho việc thực hiện hoài bão làm cách mạng cứu dân, cứu nước. 1. Đồng chí Võ Văn Định (Võ Văn Voi, Lê Thanh, Sáu Thanh) là Bí thư Tỉnh ủy Kiến Tường từ cuối năm 1969 đến tháng 4-1972, Khu ủy viên Phân khu 2. 18
  19. Lúc bấy giờ, Sài Gòn - Chợ Lớn đã trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn ở Nam Kỳ và cả Đông Dương với số lượng dân cư đông đúc, giai cấp công nhân và người lao động bắt đầu phát triển. Mỗi năm, sau Tết Nguyên đán, gặp lúc nông nhàn, hàng vạn nông dân nghèo ở các tỉnh Nam Kỳ kéo lên Sài Gòn - Chợ Lớn làm thuê, làm mướn, đến vụ cày cấy họ mới trở về quê lo việc đồng áng. Cùng cảnh ngộ ấy, dù có vốn học thức nhưng do không thân thế nên Võ Văn Tần không thể xin được việc làm trong công sở, hãng xưởng nên đành làm phu kéo xe tay ở đất Sài Gòn. Đây là công việc phổ biến của những nông dân nghèo không nghề nghiệp ra thành thị kiếm sống. Họ chỉ cần thuê xe và có sức khỏe để kéo khách, kéo hàng chạy dăm ba cây số trong một chuyến. Mỗi ngày phải chạy vài chuyến thì mới đủ tiền thuê xe và có cái ăn. Đêm đến thì gác càng xe lên vỉa hè để làm chỗ ngủ. Qua thực 19
  20. tế của nghề kéo xe, Võ Văn Tần thấy rõ sự vất vả, cực nhọc của người bán sức lao động, sự bất công của chế độ thực dân, phong kiến, cái nhục của người dân mất nước và càng nung nấu quyết tâm làm thay đổi xã hội. Ý thức về con đường cứu nước, cứu dân dần dần được hình thành, củng cố, phát triển trong ý chí và hành động của ông. Năm 1921, sau mấy năm lăn lộn ở Sài Gòn mà vẫn không thay đổi được cuộc sống, Võ Văn Tần trở về quê. Là người hay chữ, biết nghề thuốc, có uy tín với dân làng nên vào năm 1922, Võ Văn Tần được Xã trưởng Nguyễn Văn Vui mời ra làm Biện làng. Trước năm 1945, ở nông thôn người biết chữ Quốc ngữ và chữ Nho rất ít, nên Ban hội tề thường phải thuê người có chữ nghĩa làm thư ký với tên gọi là Biện. Võ Văn Tần nhận lời làm Biện làng với mong muốn dùng sự hiểu biết của mình để bênh vực nông dân trước sự hà hiếp của bọn địa chủ, cường hào 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0