Ebook Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế: Phần 1
lượt xem 5
download
Cuốn sách Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân có thêm thông tin đa dạng, tìm hiểu sâu hơn về sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ta đối với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay và về cá nhân đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế: Phần 1
- CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN THUẬN HỮU TỔ CHỨC NỘI DUNG QUẾ ĐÌNH NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC TRẦN THANH BÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRUNG TÂM THÔNG TIN, BÁO NHÂN DÂN TỔ CHỨC BẢN THẢO HÀ PHƯƠNG MAI ĐẶNG VIỆT HƯNG
- Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- 7 LỜI GIỚI THIỆU Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí là nhiệm vụ Đảng ta vẫn tiến hành thường xuyên, nhưng chưa bao giờ được thực hiện quyết liệt, đồng bộ và mang lại những kết quả cụ thể như những năm gần đây. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đến nay, hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp, trong đó nhiều vụ tưởng chìm trong im lặng lần lượt được đưa ra ánh sáng, xét xử nghiêm minh mà cũng rất nhân văn; thu hồi về cho Nhà nước khối lượng tài sản, tiền rất lớn. Hơn 60 cán bộ diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật, không ít trường hợp phải xử lý hình sự, kết án tù. Dù rất đau lòng, song chính quyết tâm ấy đã củng cố niềm tin vững chắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, tạo không khí phấn khởi để đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường quốc phòng - an ninh. Những kết quả có được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã tạo tiền đề cho đất nước phát triển bền vững. Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ như ngày nay; dân tộc Việt Nam ta có vị thế trên trường quốc tế như ngày nay. Có được những thành tựu vui mừng ấy là do quyết tâm lớn của toàn Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - người khởi xướng, kiên trì, quyết tâm, kiên quyết trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
- 8 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG... tiêu cực, lãng phí. Nhiều câu nói của đồng chí như mệnh lệnh thôi thúc các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng quyết tâm đẩy lùi tham nhũng: “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”; “Xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”; “Không sợ mất uy tín, không sợ khuyết điểm; trái lại, phải mạnh dạn làm để giữ gìn uy tín, củng cố niềm tin của nhân dân và phải công khai để nhân dân biết, ủng hộ và giám sát”; “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”, v.v.. Những lời phát biểu tự đáy lòng với quyết tâm cao nhất ấy của đồng chí đã trở thành thông điệp đầy nhiệt huyết, “tiếp lửa” cho cuộc chiến chống tệ tham nhũng, tiêu cực. Cán bộ, đảng viên và nhân dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài đều kỳ vọng, gửi gắm niềm tin tưởng tuyệt đối vào đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Thông qua các báo điện tử, mạng xã hội và nhiều kênh thông tin khác, rất nhiều trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, cán bộ, đảng viên, người lao động đã bày tỏ sự kính trọng với tình cảm chân thành nhất dành cho người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta, coi đồng chí là người khởi xướng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, là ”Người đốt lò vĩ đại”, “Tổng tư lệnh trong lòng dân”; là người có đức tính liêm khiết, trong sáng, giản dị, trí tuệ, bản lĩnh; đồng tình, ủng hộ và mong muốn đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, để Đảng thật sự là niềm tin yêu, niềm tự hào của toàn dân. Những bài viết ấy xuất hiện và lan tỏa ở nhiều kênh thông tin và trên hầu hết các trang mạng xã hội, với nhiều cách nghĩ, góc nhìn khác nhau, nhưng có điểm chung là khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta trong đấu
- LỜI GIỚI THIỆU 9 tranh phòng, chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và tăng cường đối ngoại. Nội dung các bài viết không chỉ biểu thị niềm tin đối với Đảng mà còn là tư liệu quý, sinh động, đa dạng về một phần quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Đó là cơ sở để Báo Nhân Dân tập hợp một số bài viết trên các phương tiện thông tin, nhất là trên các báo điện tử, mạng xã hội, cá nhân; phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân có thêm thông tin đa dạng, tìm hiểu sâu hơn về sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ta đối với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay và về cá nhân đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Về nội dung các bài viết, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật có biên tập, chỉnh lý, nhưng về cơ bản vẫn trên tinh thần tôn trọng ý tứ của các tác giả. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Hà Nội, tháng 6 năm 2019 BÁO NHÂN DÂN NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
- 13 ANH ẤY VẪN NHƯ XƯA* Anh là sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, học trên chúng tôi 3 lớp. Hồi ấy sinh viên ngữ văn đi sơ tán ở thung lũng Tràng Dương, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Ngày ngày, vừa học, vừa vác nứa dựng lán, dựng trường đến trầy vai. Và cũng rất nhiều trò “nhất quỷ, nhì ma”... đã diễn ra ở cái thung lũng nên thơ, có con suối Đôi ngày đêm thầm thì kể về mối tình chung thủy của đôi trai tài, gái sắc từ muôn xưa... Các bạn cùng lớp với anh hồi ấy rất quý mến anh - cậu sinh viên học giỏi, dáng người nhỏ nhắn, linh lợi, hiền lành, hay giúp đỡ mọi người. Anh Đức Lượng, bạn cùng tổ, nay là Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân còn nhớ những buổi học thiếu giáo trình, phải tự chép bài. Anh Lượng chậm không chép đủ bài, phải nhờ bạn chép hộ. Ban ngày chép không xong, ban đêm, anh chong đèn dầu suốt đêm, giúp bạn chép bài hoàn chỉnh. Sáng ra, lỗ mũi hai anh đen sì những muội đèn dầu và cơn buồn ngủ kéo đến, hai người bạn ngủ gục trên bàn. Tuổi sinh viên thật vô tư, trong sáng. Ăn sắn luộc vẫn say sưa hát những bài cổ điển trữ tình của Môda, Sube, chẳng ai nghĩ gì đến những khó khăn, thử thách đang chờ ở phía trước. Ra trường, bước chân sinh viên Khoa Ngữ văn đi muôn nẻo đường: người ra chiến trường, người đi dạy học, người làm ______________________________ * Báo Tuổi trẻ Thủ đô, số 26 (từ ngày 20-6 đến ngày 28-6-2002).
- 14 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG... công tác nghiên cứu... Còn anh thì làm báo. Sau này, anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Đến đây, chắc bạn đọc đã rõ: Đó là anh Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội bây giờ. Điều tôi cảm nhận được ở anh là từ thuở sinh viên, là nhà báo, nhà lý luận hay Tổng Biên tập, cho đến khi được Đảng giao trọng trách, anh vẫn thế, vẫn khiêm tốn, giản dị, mực thước giữ đúng bản chất “con nhà lành”. Ở anh, luôn toát ra sự chân thành, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ với đồng chí, đồng đội và nhân dân Thủ đô. Trong một cuộc họp về quy hoạch xây dựng Hà Nội, anh phát biểu: “Xây nhiều công viên cũng tốt nhưng việc cần hơn là nước ngọt sinh hoạt. Hiện nay bà con còn chưa có đủ nước ngọt để dùng...”. Mỗi khi bạn bè lớp cũ có dịp tụ hội hoặc đi dã ngoại, anh vui vẻ tham gia. Những cuộc đi ấy, anh không dùng xe công vụ của mình mà cùng đi “đại xa” với bạn bè. Có lúc phải đến đám tang, anh không đỗ xịch ôtô trước cửa nhà tang chủ hay nhà tang lễ mà tế nhị đỗ xe cách đó mấy chục mét, rồi xuống xe, thong thả tản bộ vào viếng người chết, chia buồn với người sống. Một nhân viên Văn phòng Thành ủy kể: “Mình chỉ là nhân viên thường, thế mà anh Trọng rất quan tâm, thỉnh thoảng lại cho quà. Có lần về quê lên, anh cho mình ít trứng gà và nói: Trứng tươi lắm, gà nhà mình đấy! Cảm động quá, mấy quả trứng thì mua đâu chả được, có đáng gì. Nhưng cách xử sự nặng tình, nặng nghĩa ấy mình không bao giờ quên”. Là cán bộ cấp cao nhưng đến giờ anh vẫn ở chung cư, trên gác. Tôi và anh cùng địa bàn dân cư, cùng sinh hoạt ở Đảng bộ phường Quán Thánh. Anh Bình, Bí thư Đảng ủy phường, kể rằng: “Khi Thành ủy có chủ trương đưa đảng viên về sinh hoạt tại địa bàn dân cư, anh Trọng là người gương mẫu tham gia đầu tiên, không tự cho mình là đảng viên thuộc tầng lớp trên.
- Phần I: MỘT NHÂN CÁCH LỚN 15 Không chỉ tự giác tham gia sinh hoạt, anh còn nhắc chi bộ nên duy trì đều các buổi họp thường kỳ...”. Gần đây, chúng tôi có dịp trở về thăm lại thung lũng Tràng Dương, trải chiếu bên suối, giở cơm nắm ra ăn trưa để hồi tưởng một thời sinh viên sôi nổi. Chúng tôi vào thăm từng nhà dân, những người đã đùm bọc, che chở sinh viên Khoa Ngữ văn những năm kháng chiến. Bà con hoan hỷ đón tiếp chúng tôi như đón những đứa con đi xa về. Trong vòng vây ấm áp của “lũ quỷ sứ” năm xưa, bỗng một lão nông cất tiếng hỏi: - Các anh, các chị mới ở Hà Nội lên? Anh Phú Trọng có khỏe không? Thấy có người nhắc đến anh Trọng, nhà báo Trường Phước, nhanh nhảu đỡ lời: - Thưa bác, anh Trọng vẫn khỏe nhưng mắc công việc, hôm nay không cùng chúng cháu lên thăm các bác được, mong các bác thông cảm! Một bạn trong nhóm đùa vui: - Bác yên tâm, anh ấy bây giờ “làm to” lắm rồi! Bác nông dân cười hiền: - Làm to đến mấy cũng là con em của nhân dân. Chúng tôi luôn nhớ anh ấy. Ngôi nhà dưới chân núi kia, phía sau trụ sở Ủy ban xã là lán sinh viên, trước đây anh Trọng ở đó! Chúng tôi nhìn theo tay chỉ của bác nông dân. Những kỷ niệm xưa bỗng xô về, vẫy gọi... Trong cuộc gặp gỡ gần đây nhất với báo giới, đồng chí Bí thư Thành ủy vừa trân trọng, vừa dành cho các nhà báo tình cảm thân thương, gần gũi qua ý kiến phát biểu của mình: Từ ngày 21-6-2001 đến nay đã tròn một năm. Sau một năm, chúng ta lại ngồi với nhau để nhìn lại những cái gì đã làm được, cái gì chưa làm được. Thời gian qua, rõ ràng báo chí là một bộ phận quan trọng giúp đỡ lãnh đạo thành phố Hà Nội điều hành
- 16 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG... công việc của mình. Những ý kiến đóng góp của các nhà báo trong cuộc gặp mặt này, tôi xin cảm ơn và tiếp thu. Tôi cũng là nhà báo, nên quan hệ giữa tôi và các nhà báo là mối quan hệ thật lòng, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau trao đổi thông tin. Với chức năng phát hiện và giám sát, các nhà báo luôn phải là “người trong cuộc”... Là người cầm bút, chúng ta đã biểu dương nhiều tấm gương lao động quả cảm, những người tốt, việc tốt trong đời thường, tại sao chúng ta lại không viết về những người lãnh đạo của mình? Từ suy nghĩ ấy, nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, tôi muốn viết mấy dòng về đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội, một nhà báo chân chính đáng để lớp trẻ noi theo. KHÚC NGA
- 17 MỘT LỜI CHÚC MỪNG VÀ MONG ĐỢI Ở TỔNG BÍ THƯ* Sáng nay, 19-1-2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tại Hà Nội đã bế mạc với việc ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới gồm 175 Ủy viên chính thức, 25 Ủy viên dự khuyết, 14 Ủy viên Bộ Chính trị và Tổng Bí thư mới của Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng. Ngày hôm nay, 19-1 cũng là ngày kỷ niệm sinh nhật của tôi. Lời đầu tiên tôi viết trên blog này đúng vào một ngày rất có ý nghĩa đối với riêng tôi, tôi muốn được gửi lời chúc mừng tới anh Nguyễn Phú Trọng - chứ không phải là ông Nguyễn Phú Trọng, người bạn đồng môn, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm xưa đã được bầu vào cương vị cao nhất của Đảng và gửi tới anh sự mong đợi, anh sẽ làm được nhiều việc có ích nhất cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, trên cương vị mới đầy trọng trách và trong nhiệm kỳ mới đầy khó khăn và thử thách. Nhớ lại năm 1986, khi ấy anh Trọng là Phó Trưởng ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản, còn tôi là Trưởng Tiểu ban Nội chính, Ban Tin trong nước của Thông tấn xã Việt Nam, cùng một số nhà báo khác được dự và đưa tin về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI - Đại hội mở đầu công cuộc ______________________________ * trannhuong.net/tin-tuc-7062/mot-loi-chuc-mung-va-mong-doi-o-tong- bi-thu-moi.vhtm, cập nhật ngày 20-1-2011.
- 18 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG... đổi mới của Đảng, ngồi trong Câu lạc bộ Ba Đình theo dõi qua màn hình vô tuyến các diễn biến của Đại hội, tôi nói nửa đùa nửa thật với anh Trọng: - Này, tôi nghĩ với công việc và tính cách của ông, lại được nhiều Cụ lãnh đạo quý mến, chả mấy chốc ông sẽ làm lãnh đạo cấp cao. Biết đâu khi đó chúng tôi lại đưa tin về hoạt động của ông, lại viết những câu “đồng chí ân cần nhắc nhở”, “đồng chí chỉ rõ…” cũng nên! Sở dĩ tôi nói thế vì gần như đã trở thành công thức đối với các phóng viên chính trị, đưa tin về hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong những năm đó đều chỉ in thống nhất theo một bản tin chính thức do Thông tấn xã Việt Nam phát ra (mà thời đó anh em chúng tôi gọi vui là mặc “đồng phục trên báo”) mà trong các tin không thể thiếu những câu chữ như trên. Bây giờ đã có nhiều đổi mới trong cách thông tin, tin tức chính trị, ngoại giao trên báo đã có nhiều đổi mới, phong phú và sinh động hơn, nhưng những câu chữ “nhắc nhở”, “chỉ rõ”, “lưu ý”… khi đưa tin về hoạt động của các vị lãnh đạo cấp cao vẫn còn khá nhiều, chưa có thể bỏ hoặc có câu chữ nào thích hợp thay thế! Anh Nguyễn Phú Trọng tủm tỉm cười, nói: - Ông chỉ được cái hay đùa!... Những năm cùng học Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, anh Trọng học chuyên về Văn học Nga, còn tôi học Văn học Trung Quốc. Đều là học sinh phổ thông ở Hà Nội, anh học Trường Nguyễn Gia Thiều, còn tôi học Trường Phổ thông 3B Lý Thường Kiệt, nhưng anh Trọng “ngoan” và tiến bộ hơn tôi nhiều. Anh Trọng học hành nghiêm túc, là đoàn viên ưu tú, đối tượng kết nạp Đảng trong trường đại học, năm thứ tư đã được kết nạp vào Đảng, còn tôi “chậm tiến” hơn nhiều. Tôi, với thành phần gia đình tiểu tư sản, tuy học phổ thông khá giỏi, thi đỗ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Phần 1
203 p | 16 | 9
-
Ebook Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc: Phần 2
275 p | 32 | 8
-
Ebook Tầm nhìn chiến lược và ý chí vươn lên của dân tộc: Phần 1
276 p | 31 | 7
-
Ebook Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế: Phần 2
107 p | 10 | 7
-
Ebook Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phần 1
572 p | 18 | 6
-
Ebook Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Phần 2
263 p | 12 | 6
-
Ebook Niềm tin yêu của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phần 2
54 p | 23 | 5
-
Ebook Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp (In lần thứ ba): Phần 1
85 p | 10 | 4
-
Ebook Vững bước trên đường đổi mới (2011 – 2014): Tập 1 - Phần 1
421 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn