intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam" tiếp tục trình bày các nội dung kiến thức về: Những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: Phần 2

  1. Ch ư ơ n g III NHỮNG NỘI DUNG c ơ BẢN CỦA T ư TƯỞNG HỔ CHÍ MINH VE PHÁP LUẬT Tư tưởng Hồ Chí Minh vê pháp luật là hệ thống những quan điểm lý luận toàn diện và sâu sắc vể pháp luật kiểu mới ở Việt Nam trên cơ sở tiếp thu, kê thừa những giá trị tiến bộ của truyền thống pháp luật Việt Nam, những tinh hoa của nền văn minh pháp lý thê giới, vận dụng sáng tạo và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là nền tảng tư tưởng chỉ đạo công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và pháp luật Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội và có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau. Tư tưởng về nhà nước và pháp luật, do đó cũng là một thê nhất quán, cũng như môi quan hệ không tách rời giữa nhà nước và pháp luật. Vì thế, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vê pháp luât phải đăt trong môi quan hệ biên chứng với tư tưởng Hồ Chí Minh vê' nhà nước, trong một thê thông nhất. Tuy nhiên, theo phương pháp trừu tượng hóa, cuốn sách này tập trung nghiên cứu, khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh 96
  2. về pháp luật theo hướng phân tích những quan điểm cơ bản cấu thành tư tưởng pháp luật của Người, mà tổng thê những quan điểm đó hợp thành một chỉnh thể là tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật. Dưới giác độ đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật bao gồm những nội dung cơ bản sau đây. I. QUAN ĐIỂM CỦA HÓ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT Bản chất của pháp luật là vấn để quan trọng hàng đầu trong nội dung của các tư tưởng pháp luật. Tùy thuộc vào cơ sở triết học duy vật hay duy tâm, lập trường giai cấp và hoàn cảnh lịch sử mà các tư tưởng pháp luật cũng có sự giải thích khác nhau vê bản chất của pháp luật. Mặc dù có thê đứng trên lập trường duy tâm hay duy vật nhưng khi luận giải về bản chất của pháp luật, các tư tưởng pháp luật đểu phải làm rõ các nội dung cơ bản nhâ't của pháp luật như: Pháp luật ra đời từ đâu, của giai cấp nào, do giai cấp nào ban hành, thực hiện và vì lợi ích chủ yếu của giai cấp nào. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử mácxít, Hồ Chí Minh lý giải bản chất của pháp luật theo một hệ quan điểm sau: 1. Pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, thê hiện ý chí của giai cấp thống trị, là vũ khí bao vẹ quyẻn lợi cua giai cap thong trị Theo các nhà kinh điển mácxít, nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đâ'u tranh giai cấp nhằm giữ cho 97
  3. cuộc đâu tranh đó không đi đến chỗ giai cấp bị diệt vong. Nắm trong tay quyền lực nhà nưóc, giai cấp thông trị bao giờ cũng tìm cách áp đặt ý chí của giai cấp mình buộc các giai cấp bị trị phải thừa nhận, phục tùng, mà phương tiện hữu hiệu nhất để thực hiện mục đích đó chính là pháp luật. Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã có dịp nghiên cứu và tiếp xúc thực tê đời sông chính trị - pháp lý ở nhiều quốic gia tư sản, nhờ đó Người đã có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về bản chất của các kiểu pháp luật bóc lột. Theo Người, trong các kiểu pháp luật bóc lột thì nội dung của pháp luật luôn thể hiện bản chất là ý chí của thiểu sô" giai cấp thông trị. Ví dụ, khi nói vê bản chất của hệ thông pháp luật mà thực dân Pháp áp dụng ở nưốc ta từ khi nưốc ta bị chúng đặt ách chiếm đóng đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh khẳng định: “Luật pháp cũ là ý chí của thực dân Pháp, không phải là ý chí chung của toàn thể nhân dân ta”1. Diễn giải sâu sắc hơn về vấn để bản chất giai cấp của pháp luật, Hồ Chí Minh cho rằng: Pháp luật là vũ khí của giai cấp thống trị để trừng trị giai cấp chông lại mình; mục đích đầu tiên của pháp luật bóc lột là trừng trị và áp bức giai câp; bản chất của các kiểu pháp luật bóc lột là phản dân chủ, phản tiến bộ2. 1. Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1985, tr. 185. 2. Xem Hồ Chí Minh: Nhà nước và p h áp luật, Sdd, tr.185. 98
  4. Nghiên cứu về các kiểu pháp luật bóc iột, Hồ Chí Minh nhấn mạnh bản chất giai cấp của chúng thể hiện trước hêt ở chức năng trừng trị và áp bức các giai cấp bị bóc lột: “Luật pháp là vũ khí của một giai cấp thông trị, dùng đê trừng trị giai câ'p chông lại mình... Luật pháp đặt ra trước hết là đê trừng trị, áp bức. Phong kiến đặt ra luật pháp để trị nông dân. Tư bản đặt ra luật pháp đê trị công nhân và nhân dân lao động... Luật pháp của các giai câp bóc lột đặt ra đê áp bức các giai cấp bị bóc lột”1. Như vậy, Ngưòi nhấn mạnh trừng trị, áp bức đến mức tàn bạo, dã man chỉ có trong các kiểu pháp luật do các giai câ'p bóc lột ban hành và thông qua hành động trừng trị, áp bức tàn bạo, dã man mà pháp luật bóc lột bộc lộ rõ nhâ't bản chất giai cấp của nó. 2. P h á p lu ậ t duy trì, b ả o vệ đ ặ c q u y ển , đ ặc lợi của giai câp thống trị; thiết lập một trậ t tự xả hội b ấ t b ìn h d ẳn g đôi với giai c â p bị trị Mọi lập luận vê bản chất của pháp luật, cuôi cùng đểu phải trả lời một câu hỏi: Pháp luật phục vụ quyển lợi của ai (giai cấp nào)? Nghiên cứu về bản chất của pháp luật phong kiến, Hồ Chí Minh khẳng định: “Luật pháp C đặt Ö ra để giữ gìn trật tự xã hội thật, nhưng trật tự xã hội ấy chỉ có lợi cho thực dân, phong kiến, không phải có lợi cho 1. Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, Sđd, tr.185. 99
  5. toàn thể nhân dân...”1. “Lợi” ở đây được hiểu bao gồm lợi ích vê kinh tế và về chính trị (hay còn gọi là lợi ích phi kinh tê). Người nêu dẫn chứng: Pháp luật phong kiến thiết lập và duy trì trật tự xã hội đẳng cấp bằng cách đặt ra và bảo vệ các đặc quyển phong kiến là “tôn vua, kính thầy, hiếu với cha”2. Trong trật tự do pháp luật phong kiến đặt ra và bảo vệ thì vua được coi là con trời, thiêng liêng và tôn kính nhất, cho nên những hình phạt nặng nhất của pháp luật phong kiến luôn được áp dụng đôi với các tội xâm phạm đến vua và hoàng tộc. Người dẫn chứng: “Trong luật Gia Long cũ của nước ta, có một điều quy định rằng kẻ nào chạy qua đường khi vua đi qua là phạm tội. Tội ấy là tội phạm tất (phạm vào đầu gôi của vua) và người phạm tội phải bị chém. Phạm vào người vú nuôi của vua thì không bị chém nhưng cũng bị tù. Các sĩ tử đi thi mà phạm huý, nghĩa là không biết kiêng tên họ hàng nhà vua, là bị trượt, không được đỗ ông công, ông nghè”3. Đôi vói pháp luật tư sản, Hồ Chí Minh chỉ rõ trật tự xã hội do pháp luật tư sản thiết lập chỉ là tự do, bình đẳng hình thức, trên thực tê pháp luật tư sản chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, bởi vì: Trong xã hội tư sản, ngưòi công nhân và nhân dân lao động bị bóc lột nặng nể, đòi sông không được bảo đảm, thất nghiệp, đói, rách, bệnh tật. 1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, Sdd, tr.185, 185, 186. 100
  6. “Như vậy thì họ làm gì có tự do, họ có thê nào bình đắng VỚI bọn tư bản được. Họ chỉ có tự do bán sức lao động đế cho bọn tư bản tự do bóc lột họ’” . Quan điểm này của Hồ Chí Minh rất gần với luận điểm của V.I.Lênin: Những hình thức của nhà nước tư sản thì rất khác nhau nhưng vê bản chất thì chi là một: đó là nhà nước của giai cấp bóc lột. VỚI những quan điểm nêu trên, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những nội dung cơ bản nhất vể bản chất giai cấp của pháp luật. Đó là: Nguồn gôc hình thành của pháp luật là do những nguyên nhân sâu xa từ kinh tế; biếu hiện vê mặt xã hội trong bản chất giai câp của pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp nắm quyển thông trị vối các giai cấp bị trị; nội dung của pháp luật chính là ý chí của giai cấp thông trị thể hiện trong pháp luật, bảo vệ trước hết quyền lợi của giai cấp thông trị và trấn áp các giai cấp, tầng lớp còn lại trong xã hội nhằm thiết lập và duy trì một trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị. 3. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất ý chí củ a giai câp công nhân và nhân dân lao động Với tính cách là sự thay thê hợp quy luật phát triển của lịch sử, pháp luật xã hội chủ nghĩa đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc về chất so với các kiêu pháp luật trước đó (pháp luật bóc lột). Đó là kiểu pháp luật đầu tiên không 1. Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật, Sđd, tr.186. 101
  7. mang bản chãt của giai câ'p bóc lột, không phải là ý chí đơn phương của một thiểu s ố người trong xã hội áp đặt cho đa số’ Hồ Chí Minh khẳng định bản chất của pháp . luật xã hội chủ nghĩa trưốc hết là ý chí của giai cấp công nhân bởi vì giai cấp đó đại diện cho lực lượng sản xuâ't tiến bộ nhất của thời đại, đồng thời là giai cấp đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất. Giai cấp đó có sứ mệnh lịch sử nắm giữ bá quyền lãnh đạo cách mạng. Người khẳng định: “Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động... Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ...”1. Khác với các nhà lý luận tư sản cô’ tình lảng tránh hoặc giải thích mập mờ bản chất giai câ'p của pháp luật, Hồ Chí Minh nhấn mạnh bản chất giai cấp của pháp luật xã hội chủ nghĩa phải được tuyên bô công khai trong Hiến pháp xã hội chủ nghĩa và đó là nguyên tắc chi phôi toàn bộ nội dung của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa: “Tính chất Nhà nước là vấn để cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn để nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyển vê' tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp”2. Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính nhân dân của pháp luật xã hội chủ nghĩa thê hiện trước hết ở chỗ, pháp luật đó thê hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân: Bản Hiến pháp của 1. Hồ Chí Minh: Nhà nước và p h áp luật, Sđd, tr.187. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.586. 102
  8. chúng ta sẽ thảo ra chắng những phải tiêu biểu được các nguyện vọng của nhân dân miền Bắc, mà còn phải là một mục tiêu phấn đấu cho đồng bào miền Nam... Sau khi thảo xong, chúng ta cần phải trưng cầu ý kiến của nhân dân một cách thật rộng rãi. Có như thê bản Hiến pháp của chúng ta mới thực sự là một bản Hiến pháp của nhân dân, của chê độ dân chủ. Nếu như pháp luật bóc lột chỉ vì lợi ích của một thiếu sô trong xã hội thì pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật vì nhân dân. Đây là đặc điểm quyết định sự khác nhau vê châ't giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa vối pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đặc điếm này: “Chỉ có chê độ (nhà nước và pháp luật - TG) của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trưốc hêt là nhân dân lao động, bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân,...”1 và đặc biệt là tính hiện thực của pháp luật xã hội chủ nghĩa: “Nhà nước chẳng những công nhận những quyền lợi của công dân mà còn bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiêt đê cho công dân thật sự được hưởng các quyển lợi đó”2. Sự hòa quyện chặt chẽ giữa tính chất giai cấp công nhân với tính nhân dân sâu sắc làm nên nội dung và bản chất của pháp luật kiểu mới ở Việt Nam. Hồ Chí Minh gọi đó là pháp luật dân chủ: “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”3. 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.593, 593. 3. Hồ Chí Minh: N hà nước và p h áp lu ật, S dd, tr.187. 103
  9. 4. Pháp luật xả hội chủ nghĩa là pháp luật vì con người Điểu này thê hiện rất sớm, rất rõ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong tác phẩm Đường Cách m ệnh, một tác phẩm được Hồ Chí Minh soạn thảo từ năm 1927 - cuôn sách được coi giáo khoa thư chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm này, Người đã viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đên nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyển giao cho dân chúng sô" nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thê dân chúng mới hạnh phúc”1. Như vậy, có thê thấy quan điểm nhà nước và pháp luật vì con người là yếu tô" cốt lõi và xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vê pháp luật. Trong bản Tuyên ngôn Đ ộc lậ p ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã nhắc đến những nội dung rất quan trọng trong bản Tuyên ngôn D ộc lậ p của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn N hân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Tuyên ngôn Độc lậ p của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã khảng định: “Chính phủ phải được thành lập gồm những người lâ'y quyền lực chính đáng của mình từ sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào Chính phủ trở thành nguyên nhân phá hủy mục đích đó thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc xóa bỏ và t.hipt lập Chính phủ mói” T iiy ô n n g ô n N h â n q u y ể n 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, tr.270. 104
  10. và D ân qu yên của Cách mạng Pháp năm 1791 củng tuyên bô: “Mục đích của các tô chức chính trị là gìn giữ các quyển tự nhiên và không thê tước bỏ của con người... Nguồn gốc của mọi quyền lực vê bản chât nằm trong quôc gia... xã hội có quyển bắt buộc mọi công chức phải báo cáo vê công việc quản lý của họ”. Đe khắng định, bảo đảm và thực hiện quyền con ngưòi trong pháp luật mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã kê thừa tư tưởng “dân là gốc” trong truyền thông chính trị ỏ Việt Nam và những tư tưởng hiện đại về dân chủ, đặc biệt là những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong tác phẩm P h ê p h á n tr iế t h ọ c p h á p qu y ền của H êg h en , C.Mác đã trình bày một cách có hệ thông quan điểm của mình vê dân chủ và nhà nưốc thông qua việc phê phán quan điểm của Hêghen trong lĩnh vực triết học pháp quyền, coi nhân dân là “vật liệu”, là “phương tiện” biêu đạt nội dung ý niệm nhà nước. C.Mác cho rằng, nhân dân là chủ thê đích thực của nhà nước, bởi vậy xét về thực chất, nhà nước không có chủ quyển mà chĩ nhân dân mới có chủ quyển. Từ luận điếm cơ bản này, C.Mác kêt luận: Chê độ dân chủ là bản chât của bất kỳ nhà nước nào. Chê độ dân chủ quan hệ VỚI mọi hình thức khác nhau của nhà nước. Thấu hiểu sâu sắc tư tưởng này, Hồ Chí Minh đã diễn đạt rấ t dễ hiểu như sau: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do dân làm chủ”. “Nhân dân” và “dân” là các th uật ngữ mà Người thường dùng có cùng một nội dung được xác định rõ ràng: “Nhân dân là bôn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, 105
  11. tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”1. Do đó, Người đã xác định: “NƯÓC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ Bao nhiêu lợi ích đểu vì dân. Bao nhiêu quyển hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách n h iệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quôc là công việc của dân. Chính quyển từ xã đến Chính phủ trung ương do dân củ ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân t ổ chức nên. Nói tóm lại, quyển hành và lực lượng đều ở nơi dán”2. Chỉ sau một ngày đọc bản Tuyên ngôn Đ ộc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã nói: “Trước chúng ta đã bị chê độ quân chủ chuyên chê cai trị, rồi đến chê độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nưốc ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyển tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”3. Điểu này chỉ ra rằng, tuy quyên lực nhà nước của nhân dân ta đã được xác lập trên thực tê sau Cách mạng Tháng Tám thành công và sau khi Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, nhưng Hồ Chí Minh đã hiểu sâu sắc rằng, chỉ sau khi có một Quổíc hội được bầu bằng cuộc Tổng tuyển cử và Quốc hội thông qua Hiến pháp thì quyên lực nhà nước của nhân dân ta mói được xác lập về mặt pháp lý. 1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, tr.219; t.5, tr.698; t.4, tr.8. 106
  12. Sau khi có Hiến pháp năm 1946, để khẳng định quyển lực nhà nước của nhân dân, tại Điểu thứ nhất của Hiến pháp đã ghi rõ: “T ất cả quyển bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giông, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Trong một tác phẩm khác, Hồ Chí Minh viết: “Đạo nghĩa là chính sách của chính phủ đôi với dân chúng - chính sách này phải hợp với nguyện vọng và quyển lợi của dân chúng. Đôi với dần, chính phủ phả] thi hành một nên chính trị liêm khiết như cải thiện đời sông của nhân dân, cứu tê thất nghiệp, sửa đổi chê độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, V.V.. Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh chính phủ, mới vì quyển lợi thiết thân của mình mà hy sinh sông chết giết giặc”1. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, xét đến cùng, đêu là do con người và vì con người. Người luôn đê cao vai trò và tầm quan trọng của pháp luật, song không vì thê mà tuyệt đôi hóa pháp luật hoặc coi đó là biện pháp duy nhát đê tổ chức và quản lý xã hội. Khác với thuyết “pháp trị” coi pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của thiểu sô"cầm quyền, hệ thông quan điểm pháp luật theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn xoay quanh một “trục” là xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đồng thời hình thành pháp luật phục vụ cho quyển lợi của nhân dân. Đó thưc sư là một giá trị thấm đượm tính nhân văn 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr.227. 107
  13. sâu sắc. Y nghĩa nhân văn trong triết lý pháp luật của Hồ Chí Minh là ở chỗ, đôi với Ngưòi, tất cả mọi quyền lực nhà nước đều phải thuộc vê nhân dân; nhân dân vừa là mục đích mà nhà nước hướng tối phục vụ, vừa là chủ the của nhà nước. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh vê quyên con người là: M ột là, độc lập dân tộc, chủ quyển quốc gia, toàn vẹn lãnh thô là tiền đê và điểu kiện tiên quyết của quyển con người. Từ Tuyên ngôn Độc lậ p năm 1776 của nưốc Mỹ: “Tất cả m ọi người đều sinh ra có quyền bình đắng. T ạo hóa cho h ọ nhữ n g quyên k h ô n g a i có th ê xâm p h ạ m được; tron g nhữ n g quyên ấy, có quyền được sông, quyền tự do và quyền m ưu cầu hạn h p h ú c" và Tuyên ngôn N hân quyền và Dân quyền năm 1791 của nưốc Pháp: “Người ta sin h ra tự do và bình đẳn g vê quyền lợi; và p h ả i luôn luôn được tự do và bình đ ắn g vê quyên lợ ỉ’2, Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý mới có ý nghĩa thời đại là: “Tất cả các dân tộc trên thê giới đểu sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyển sông, quyển sung sướng và quyển tự do”3. Đây phải được coi là quyền tự nhiên của các dân tộc. Đi theo con đưòng của chủ nghĩa Mác - Lênin đê giành độc lập dân tộc, song Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của giai cấp. Người nhấn manh: Độr lâp 1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập , t.4, tr.l, 1, 1. 108
  14. dân tộc, chủ quyển quôc gia - tiền đề và điêu kiện của quyển con người - phải thông qua đâu tranh cách mạng mới giành lại được. Và Ngưòi đưa ra một tư tưởng - kêt hợp các giá trị cơ bản của quyển con người với giá trị của dân tộc “Tự do, bình đắng, bác ái, độc lập”. Từ kinh nghiệm lịch sử và phân tích lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tói sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, thông nhát đất nước và giữ vững khôi đại đoàn kết các dân tộc, xem đó cũng là một điêu kiện cơ bản đê bảo đảm quyền con người của cả dân tộc ta. Điểu 1, Công ước quôc tê về các quyến dân sự và chính trị năm 1966 đã ghi nhận: “T ất cả các dân tộc đểu có quyền tự quyết”. Điều đó cũng có nghĩa Hồ Chí Minh đã đi trưốc nhận thức chung của cộng đồng quốc tê vế mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với quyên con người hơn 20 năm. Tại Hội nghị Nhân quyền thê giới ở Viên (Ao), cộng đồng quốc tê một lần nữa khẳng định: Tất cả các dân tộc đêu có quyền tự quyêt... Việc khước từ quyền dân tộc tự quyết là sự vi phạm nhân quyền. H a i là, xây dựng Nhà nước pháp quyển, hợp hiên, của dân, do dân, vì dân với đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức cách mạng là nhân tô" quan trọng bảo đảm quyển con người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, độc lập dân tộc, chủ quyển quôc gia là điểu kiện cần bảo đảm quyển con người. Song, đê hảo đảm trên thưc tê các quvển và tư do cho nhân dân, thì phải có nhiêu điểu kiện khác, trong đó hai điểu kiện cơ bản là có Nhà nước pháp quyển của dân, do dân, vì dân vững mạnh và đội ngũ cán bộ, công chức có đạo 109
  15. đức cách mạng, thực sự là những công bộc của nhân dàn. Mong muốn giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, Người đã dày công nghiên cứu lý luận, phân tích các cuộc cách mạng ở Mỹ, Pháp, Nga để rút ra nhũng kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Tiêu chuẩn để đánh giá các cuộc cách mạng, theo Người, là quyển lực sau thắng lợi của cách mạng nằm trong tay ai và dân chúng có được hưởng tự do, hạnh phúc thực sự hay không. Hai tiêu chuẩn này là biểu hiện tập trung nhất các giá trị dân chủ và nhân quyền. Trong tác phẩm Đường Cách m ện h, Ngưòi đã viết: Một cuộc cách mạng thành công thì quyển phải “giao cho dân chúng sô’ nhiều”1 và dân chúng phải “được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”2. Tác phẩm Mười chín h sá ch lớn củ a M ặt trận V iệt M inh đã thể hiện rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vể quyền con người. Trong mười chính sách, đáng chú ý có những chính sách thể hiện nổi bật và trực tiếp các quyển và tự do của con người, như: “Ban bô những quyển của dân: a) nhân quyền; b) tài quyền (quyên sở hữu); c) dân quyển (quyển phô thông đầu phiếu, quyển tự do dân chủ, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại, quyến bình đẳng dân tộc, nam nữ)”; “xây dựng nền quôíc dân giáo dục; chông nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp, kiến thiết nển văn hóa mới”. 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập , t.2, tr.270, 280. 110
  16. Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng nhà nước kiểu mới dưới sự lãnh đạo của Đảng theo đúng nguyên tắc pháp quyền. Hiếm có một cuộc cách mạng nào mà ngay sau khi giành được chính quyển, Chính phủ với nhiêu thành phần được thành lập; bầu cử tự do trong toàn quôc được tiến hành, Hiến pháp năm 1946 được công bô, tất cả những nguyên tắc cơ bản, thiết chê của một nhà nước, một xã hội mới được xác lập chỉ trong vòng một năm. Cho đến nay, những quyển hiến định của Hiến pháp năm 1946 vê quyển con người vẫn giữ nguyên giá trị. Các nguyên tắc nhân quyển như: Bình đẳng, tự do, tôn trọng nhân phẩm đã được quy định rõ ràng, quyền của người nước ngoài cũng được bảo vệ như tại Điểu thứ 16 ghi nhận: “Những người ngoại quôc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trôn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam”. Bảo đảm quyển con người một phần quan trọng tùy thuộc vào bản chất dân chủ, tiến bộ của hệ thông pháp luật và đội ngũ cán bộ, công chức ngành tư pháp. Là người sáng lập Nhà nước Việt Nam kiêu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng nên pháp chê của quốc gia, đặc biệt là xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ công dân, quyền con người, hạn chê việc ban hành các sắc lệnh. Trong bản Yêu sá c h củ a n h â n dân An N am viết năm 1919. Ngiírli cỉòi thực Hân Pháp cải cách nển pháp ]ý ở Đông Dương, đòi “bãi bỏ chê độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thê bằng các đạo luật”. Trong V iệt N am y ê u cầ u ca, Người đã viết: “Trăm đểu phải có thần linh 111
  17. pháp quyển”'. Người đã hai lần đứng đầu Uy ban soạn thảo Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, ký và công bô 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác. Trong Thư gửi Hội n ghị tư p h á p toàn qu ốc, Người viết: “Các bạn là nhũng người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “p h ụ n g công, thủ p h á p , c h í cô n g vô tư ’ cho nhân dân noi theo”2. Người khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỨ. Bao nhiêu lợi ích đểu vì dân. Bao nhiêu quyển hạn đều của dân”3 và nhấn mạnh: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhản dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”4. Ba là, quyển và tự do cá nhân đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm. Nói đến quyền con người là nói đến quyển và tự do của cá nhân, trách nhiệm của nhà nưốc và công dân, đến việc phải giải quyết hài hòa môi quan hệ này, trưốc hết là môi quan hệ giữa quyền, lợi ích của cá nhân với lợi ích của nhà nước và xã hội. Theo Người, chê độ xã hội chủ nghĩa không đôi lập với lợi ích của cá nhân, bởi không có chê độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chê độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, đồng thời lợi ích của cá nhân nằm trong lơi ích của tâp thể. là môt bô phân của lợi ích táp 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.l, tr.438. 2, 3, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.382, 698: t.8, tr.375. 112
  18. thể..., lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể. Kê thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới tự do, gắn liền tự do VỚI hạnh phúc, tự do với độc lập. Người từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập củng chẳng có nghĩa lý gì”1 và “Tôi chỉ có một sự ham muôn, ham muôn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”2. Tự do tư tưởng là một giá trị cơ bản, quan trọng bậc nhất của quyển con người. Người giải thích: Chê độ ta là chê độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thê nào? Đôi vối mọi vấn để, mọi người tự do bày tỏ ý kiên của mình, góp phần tìm ra chân lý... (khi) đã tìm thấy chân lý lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyển tự do phục tùng chân lý. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh vê quyền con người là việc Người gắn liền quyển con người với quyển làm người. Như vậy, quyển làm người còn bao hàm những đòi hỏi nội tại của mỗi con người, trước hết vê đạo đức, về nhân cách và năng lực. Đây là một cách tiếp cận mới tích cực vê quyền con người. Bôn là, bảo đảm quyển con người không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả hệ thông chính tri. Theo quan niệm phô biến của cộng đồng quốc tế, 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập , t.4, tr.56, 161. 113
  19. bảo đảm quyền con người thuộc trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan tư pháp, đặc biệt là tòa án. Điểu đó là tự nhiên. Trong C hán h cương vắn tắt của Đ ản g do Người soạn thảo năm 1930 đã thê hiện sâu sắc tư tưởng nhân quyền. Người viết: do chê độ phong kiến đương còn... nên chủ trương làm tư sản dân quyển cách mạng và thố địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản... v ể phương diện xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Những chủ trương, chính sách của Đảng vê chính trị, kinh tế, xã hội như: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và chê độ phong kiến giành độc lập dân tộc, đem lại quyển tự do cho nhân dân1; thực hành giáo dục toàn dân, nam nữ bình quyền, một lần nữa được Hồ Chí Minh viết trong “Lòi kêu gọi” nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã nhiều lần nhấn mạnh: Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung chứ không phải mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào. Người luôn luôn trăn trở, lo lắng vể nguy cơ quan liêu, tham ô, thoái hóa của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phòng, chông những căn bệnh đó là điểu kiện then chốt, cơ bản nhất để bảo đảm quyền lợi của nhân dân và sự vững mạnh của chê độ. Đôi với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận của Đảng ta cũng được nhìn nhận với tinh thần nhân văn. 1. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, tr.l. 114
  20. Người nói: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lêm n là phải sông với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sông không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lêmn được”1. Quyển và lợi ích của nhân dân không chỉ phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước, mà còn phụ thuộc vào các tô chức xã hội, phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội công dần. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm tới việc xây dựng Mặt trận dân tộc thông nhất, các đoàn thể chính trị - xã hội. Theo sáng kiến của Người, hàng loạt các tô chức chính trị - xã hội được thành lập ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập: Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) vào tháng 5-1946, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngày 2 7 -5-1946, Đảng Xã hội Việt Nam tháng 7-1946, “Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu sổ” nhằm đoàn kết các dân tộc anh em ngày 11- 4-1946... Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao ý thức làm chủ, văn hóa chính trị, phát huy tính tích cực của người dân, khuyên khích các tô chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước và xã hội, khắc phục dân chủ hình thức. N ăm là, kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc và quyển con người của nhân dân ta, đồng thời tôn trọng chủ quyền quôc gia và quyển con người của các dân tộc khác. Từ những trải nghiệm trong cuộc đòi hoạt động cách mạng của mình, Chủ tich Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: Phải 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập , t.12, tr.554. 115
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0