intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La (1939-1963): Phần 2 (Tập 1)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:455

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La (1939-1963)" chính là những trang sử hào hùng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sơn La trong cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng quê hương, là minh chứng khẳng định giá trị trường tồn, sự phát triển về tư duy lý luận của Đảng bộ tỉnh và thực tiễn sinh động của phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ qua những bước thăng trầm của lịch sử vùng đất biên cương, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào, góp phần giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân truyền thống cách mạng của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La (1939-1963): Phần 2 (Tập 1)

  1. 454 NGHỊ QUYẾT1 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Ngày 27 tháng 1 năm 1954 Về chỉnh lý ruộng đất I- NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH 1. Tình hình ngày giải phóng a) Số lượng ruộng: Trừ Sông Mã chưa nắm vững tài liệu còn nhìn chung trong tỉnh thì Phù Yên là nơi có nhiều ruộng hơn cả, ở đây nơi nhiều nhất 3 người một “ten”2, nơi ít 8 người một ten (1 ten thu hoạch trung bình 1 vụ 800 cum (mỗi cum 1kg)), bình quân nhân khẩu một vụ trung bình là 200kg, chưa kể ruộng 2 mùa và thu hoạch về nương). - Mường La, Mai Sơn nơi nhiều nhất mỗi người được 11 gánh (330kg), nơi ít nhất mỗi người 2 gánh rưỡi (75kg), (mỗi gánh 30kg), trung bình mỗi người 150kg. - Yên Châu nơi nhiều nhất mỗi người được 6 gánh rưỡi (195kg), nơi ít nhất 1 gánh rưỡi (45kg). - Mộc Châu 50% dân số sống bằng ruộng, trung bình thu hoạch từ 90 đến 180kg. ______________ 1. Nghị quyết (không có số) Hội nghị cán bộ toàn tỉnh ngày 27/1/1954 (B.T). 2. Ten, gánh, đin là đơn vị tính của người Thái (B.T).
  2. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 455 b) Loại ruộng: gồm có 2 loại ruộng: ruộng công và ruộng tư. - Ruộng bớt dành cho gái xòe, linh mục, chức việc về hưu hoặc gia đình phìa, tạo, kẻ có công với đế quốc. Số ruộng này ở Yên Châu chiếm 47% tổng số ruộng, Mường La chiếm 15%, Mộc Châu và Phù Yên chiếm rất ít, các huyện Mai Sơn, Sông Mã, không rõ số liệu. - Ruộng chức dành cho các ngụy quyền, chức việc, số ruộng này nơi nhiều nhất là Yên Châu chiếm hơn 40% tổng số ruộng, Mường La chiếm 35%, Mộc Châu và Phù Yên chiếm 20%, Sông Mã và Mai Sơn chưa rõ. Ruộng mo cũng dành cho ông mo, ông ho luông, cũng nằm trong số ruộng chức này. - Ruộng “Na Háp” chia cho dân ăn trên điều kiện phải đi lính, phu, đóng góp, đi cuông, số lượng ruộng này nơi nhiều nhất là Phù Yên, chiếm 60% tổng số ruộng, trung bình như Yên Châu chiếm 43%, nơi ít như Mường La chiếm 30% và Mộc Châu 20%, Mai Sơn, Sông Mã chưa rõ. Trong số ruộng công thì ruộng chức là ruộng tốt nhất, rộng hơn, gần nước. Ruộng xấu nhất là ruộng “Na Háp” - là ruộng rìa rừng, nước chờ trời mưa. Ruộng công đều do nông dân lao động khai phá, bọn đế quốc câu kết chặt chẽ với phong kiến cướp đoạt biến thành ruộng công, bằng mọi hình thức như đặt ra luật lệ, ruộng tự khai phá được 5 năm phải lấy ra làm ruộng công, hoặc vin cớ này nọ tập trung làm ruộng công. Trong số ruộng tư lại chia 2 hạng: - Hạng ruộng của tầng lớp trên do chiếm đoạt ruộng công làm ruộng tư, hoặc bắt “cuông” khai phá, cướp trắng của dân, hay bỏ tiền ra thuê nhân công khai phá, số ruộng tư vào hạng này chiếm nhiều hơn hạng sau và thuộc lại ruộng tốt. - Hạng ruộng của nông dân lao động tự khai phá ra, vì xấu quá phìa, tạo không tập trung, hay chưa kịp tập trung, ruộng hạng này ít và đều là ruộng xấu.
  3. 456 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) c) Một vài dẫn chứng Địa phương Tổng Ruộng công số Ruộng Ruộng Ruộng Ruộng Bản Xã Huyện ruộng Na chức bớt công đất Háp 2m5 1m2 1m9 B- C- Yên 5m6 của 15 cho 15 cho 15 5m6 Luông Đông Châu sào tên tên nhà 2.020 60 420 M- B- Mai 3.050 gánh gánh gánh 2.500 Bon Châu Sơn gánh1 cho 16 cho 2 cho 7 gánh tên lính nhà Ruộng tư Của lớp trên Của nông dân Tổng số 140 gánh 410 gánh 550 gánh 2. Tình hình ruộng đất sau ngày giải phóng a) Sau ngày giải phóng đến nay đã 3 lần tạm chia khi mới giải phóng đã sơ bộ tiến hành tạm giao ruộng chức và ruộng công cho nông dân (giao vào vụ chiêm). Sau vụ mùa các nơi cũng đã tổ chức chia lại. Vụ chiêm năm nay ở những nơi phát động quần chúng thấy tình trạng ruộng chia chưa công bằng nên đã điều chỉnh lại. Qua mấy lần tạm chia trên vì cơ sở của ta ở xã, bản còn yếu chính quyền phần lớn tập trung trong tay tầng lớp trên, phương ______________ 1. Đơn vị đo của người Thái, 1 gánh (đin, hạp) tương đương 0,27 sào Bắc Bộ (B.T).
  4. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 457 pháp chia của cán bộ lại mệnh lệnh, làm thay, có những nơi chia ruộng không phát động được tư tưởng của nông dân lao động, còn cán bộ làm thay nên sau khi cán bộ đi khỏi tầng lớp trên lại đe dọa quần chúng và lấy lại ruộng của họ đã chia cho nông dân như xã Mường Lựm, Yên Châu. Hoặc quan liêu giao cho lớp trên đứng ra chia nên đại bộ phận ruộng tốt vẫn tập trung trong tay tầng lớp trên, một số rất ít ruộng tốt mới được vào tay nông dân lao động còn đa số nông dân lao động được phần ít và phải ruộng xấu (trừ những xã đã phát động quần chúng thì việc chia tương đối được công bằng). Khuyết điểm nữa là sau khi chia ruộng, nhân dân lao động được nhận một phần nào ruộng đất, nhưng cán bộ chúng ta chưa giải quyết những khó khăn của anh em như thiếu trâu, công cụ, hạt giống nên anh em muốn cày cấy nhưng không đủ khả năng để tự canh tác, lại cho tầng lớp trên cày như bản Mé - Mường La. b) Một dẫn chứng: Vẫn ở bản Lương, xã Chiềng Đông - huyện Yên Châu nói trên, sau khi tạm chia ruộng anh Chá bản, lương lúc đó làm trưởng bản ăn 7 sào, 1 tên mít xe không làm gì nhưng cấu kết với trưởng bản nên ăn 4 sào (chia theo đầu nhà, có 8 nhà mỗi nhà từ 10 người trở lên thì 1 nhà được 3 sào, 2 nhà mỗi nhà 5 - 8 người thì 1 nhà được 2 sào rưỡi, 4 nhà mỗi nhà có từ 5 người được mỗi nhà 2 sào và 3 nhà mỗi nhà được 1 sào vì 3 nhà này không tham gia đóng góp gì cả) ngoài ra, dân phải cày “Na Bớt” cho ủy ban hành chính xã 2 sào. Bản Na của huyện Yên Châu dân số có 155 người, ruộng có 11 mẫu, ở bản có 8 tên ngụy quyền chiếm 10 mẫu (sau giải phóng số này tính ra là 14 mẫu, nhưng chúng gian lận để chiếm đoạt được nhiều) cả dân trong bản được 1 mẫu. Sau giải phóng tính lại thành 15 mẫu chia cho dân, nhà nhiều nhất được 1 mẫu 1 sào, nhà ít nhất được 5 sào... Vì cán bộ quan liêu, chia ruộng
  5. 458 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) trên bản đồ, không ra đồng cắm ruộng cho dân nên khi chia xong, cán bộ rút đi thì số lớp trên đã tìm cách chiếm lại của nông dân, cắt phần ruộng nhỏ đi, cắt ruộng xấu chia cho dân, chúng chiếm ruộng tốt, ruộng rộng, không những thế, chúng còn dọa dân để dân không lấy ruộng. Chúng nói “chia được ruộng nhưng không có trâu, không sản xuất được, không đủ đóng góp cho Chính phủ là sẽ chết” khi đó ruộng không làm, nương cũng lại không phát được thì sẽ đói. Kết luận: Ruộng đất ở Sơn La đại đa số là ruộng đất công mà nguồn gốc là ruộng tư do nông dân lao động khai phá ra và đế quốc, phong kiến đã cướp đoạt biến những ruộng đó thành ruộng công để chiếm hữu của nông dân. Sau giải phóng ta đã sơ bộ tạm chia cho nông dân. Nhưng vì cơ sở ta chưa có, đa số tầng lớp trên lại ở trong chính quyền, tác phong cán bộ chia ruộng lại quan liêu, mệnh lệnh, làm thay nên đa số nông dân lao động làm ra ruộng vẫn không được ruộng, ngược lại ruộng tốt cần tập trung vào tay tầng lớp trên. Do tình trạng chiếm hữu ruộng đất bất hợp lý trên đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất, làm cho nông dân lao động không phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất, đời sống nông dân bị đói khổ, thiếu thốn, ảnh hưởng tới tinh thần phục vụ chiến đấu của nông dân, không đảm bảo đoàn kết, do đó tổ chức cơ sở của ta không được củng cố vững mạnh. II- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT 1. Tính chất hết sức phức tạp Căn bản ruộng đất trước là ruộng tư, nhưng rồi Pháp và tay sai đã cướp đoạt và biến thành ruộng công. Trong quá trình sử dụng, chúng đã dùng rất phức tạp, linh tinh, lúc chúng chiếm
  6. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 459 nơi này, khi chúng chiếm nơi kia, lại giao ruộng đã chiếm cho người khác làm, trong quá trình thay đổi ruộng chúng chuyển từ người này sang người khác mỗi người kê khai diện tích hẹp, ít giống đi như Chiềng Sang có 80 mẫu mà khi giải phóng khai có 11 mẫu rưỡi, sau khi tạm chia tính lên 65 mẫu; nay chia lại thành 80 mẫu. 2. Quan hệ ruộng đất với mọi người Trong việc tạm chia ruộng ta đụng chạm đến tất cả các tầng lớp nhân dân, đụng chạm đến cả những quan hệ giữa các dân tộc; đến các xã, các địa phương. 3. Về đo lường Đo lường không thống nhất, nơi thì tính mẫu, nơi thì tính gánh, nơi thì tính bung, nơi thì ten, hip, đin... 4. Việc tạm chia ruộng là hợp lý, là yêu cầu cấp thiết của nhân dân Tính chất ruộng đất là ruộng công, ai đóng góp thì hưởng nên nay nông dân đóng góp tham gia kháng chiến cần được chia ruộng đất và chia là cấp thiết, chính đáng và hợp lý. 5. Cán bộ cơ sở Cán bộ đã ít, cán bộ địa phương lại càng ít, cán bộ xuôi thì ít am hiểu tình hình ruộng đất ở địa phương, thời gian chia ruộng đất và chia là cấp thiết, chính đáng và hợp lý. 6. Phá hoại của địch và lớp trên Ta tiến hành chia ruộng trong hoàn cảnh địch tầng lớp trên tập trung phá hoại về mọi mặt.
  7. 460 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) III- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Sơ bộ chỉnh đốn lại việc tạm chia ruộng đất công cho tương đối được công bằng, hợp lý, đảm bảo cho nông dân lao động có ruộng cày để cải thiện đời sống, phát triển sản xuất, củng cố khối đoàn kết, đẩy mạnh kháng chiến. IV- PHƯƠNG CHÂM 1. Thận trọng, chắc chắn, tiến hành từng bước, có lãnh đạo chặt chẽ, chỉ đạo cụ thể, có trọng điểm, nhưng phải khẩn trương, đảm bảo kịp thời vụ. 2. Nắm vững chính sách của Đảng ở nông thôn, miền núi, cụ thể là dựa vào nông dân lao động, chủ yếu là dựa vào bần cố nông, tranh thủ đoàn kết, cải tạo tầng lớp trên tiến bộ trên nguyên tắc có lợi cho nông dân lao động; chia cắt, cô lập bọn ngoan cố. 3. Giáo dục, phát động tư tưởng cho quần chúng, tổ chức cho quần chúng tự nguyện, tự giác đứng ra chia ruộng, mặt khác kiên nhẫn thuyết phục tầng lớp trên để họ tự nguyện bỏ ra chia, tránh tình trạng làm thay, ban ơn, quan liêu, mệnh lệnh, dùng biện pháp chính quyền và hữu khuynh. 4. Tận dụng lực lượng cốt cán, bộ đội, các tổ chức cơ sở sẵn có để sử dụng vào công tác chia, đảm bảo chia nhanh, kịp thời vụ. V- KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH a) Những ruộng đất đã chia Tất cả những ruộng công đã chia chưa được công bằng, cụ thể: 1- Ruộng chức, ruộng bớt của ngụy quyền, quan lại phìa, tạo, của ngụy quân, gái xòe...
  8. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 461 2- Ruộng đất mà trước đây đế quốc, phong kiến giao cho những người chịu gánh vác cho chúng “na háp”. 3- Ruộng của Việt gian phản động, phong kiến chiếm đoạt sau Cách mạng Tháng Tám. b) Những ruộng đất không chia 1- Ruộng tự do nông dân lao động tự khai phá đều không lấy ra chia. Ruộng tư tức là ruộng mà chế độ cũ công nhận là ruộng tư, là ruộng tư của nông dân tự khai phá nhưng bị bọn Việt gian chiếm đoạt trong thời gian tạm chiếm. 2- Ruộng tư mà lớp trên đã dùng quyền lực để chiếm công vi tư, lấy cuông hay thuê người khai phá từ trước Cách mạng Tháng Tám nếu họ có quá nhiều thì có thể vận động họ nhượng một phần cho nông dân cấy, trên cơ sở không vì thế mà để nông dân hiểu lầm là phìa, tạo ban ơn. 3- Ruộng mo và những ruộng dùng vào tín ngưỡng, thờ cúng: Riêng ruộng chức mo nếu nông dân địa phương tự giác đề cập tới thì lấy ra chia, nếu không thì cũng không lấy ra chia. Mường là phải có hội nghị hiệp thương giữa dân các bản có liên quan ruộng mo mà thảo luận, vận động nhân dân tự giải quyết không dùng biện pháp cưỡng ép. 4- Ruộng công bỏ hoang dưới 2 năm thì vẫn tính chia đều, nếu bỏ hoang trên 2 năm thì không tính vào số ruộng chia; nông dân được tự do khai hoang trên cơ sở nông hội điều hòa, giúp đỡ nhau khai hoang, tránh tình trạng tranh giành lẫn nhau mà phải bảo đảm sản xuất và đoàn kết ở nông thôn. c) Các trường hợp đặc biệt 1- Các ruộng của nông dân lao động mới khai phá sau Cách mạng Tháng Tám, trong thời gian tạm chiếm bị tập trung làm ruộng công thì nay khi chia phải trả lại cho chủ cũ.
  9. 462 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) 2- Ruộng của đồng bào tản cư nay về, nếu là ruộng tư thì trả lại, nếu là ruộng công thì chia chung. 3- Ruộng tư của đồng bào tản cư bị bỏ hoang và nông dân lao động ở nhà khai phá thì tổ chức nhân dân bình nghị để trả cho chủ cũ, người nông dân lao động làm ruộng ở nhà sẽ được chia phần ruộng công. 4- Ruộng của tầng lớp trên trước cách mạng dựa vào quyền lực chiếm đoạt hay lấy “cuông” khai phá nay đi tản cư bỏ hoang mà nhân dân ở hậu địch khai phá thì nay một mặt vận động thuyết phục họ nhường cho nông dân. Tỉnh ủy cần nghiên cứu thỉnh thị trên và có kế hoạch cụ thể sau. 5- Ruộng của Việt gian chưa kết án có 2 trường hợp: - Nơi nào quần chúng đã được phát động thì đưa vào cơ sở kê khai tội và định để cho nó bao nhiêu, đem bao nhiêu ra chia. - Nơi chưa phát động mà có nhiều thì dựa vào cơ sở kê khai tội gửi lên tỉnh quyết định. d) Các đơn vị để chia Chia lấy đơn vị là bản, dân bản nào ăn ruộng ở bản đó, nếu thửa ruộng dân bản khác muốn ăn phải dựa trên cơ sở hiệp thương giữa nhân dân 2 bản đồng ý, thỏa thuận với nhau thì sẽ điều hòa ruộng cho bản thiếu. đ) Người được chia Những người sau đây sẽ được chia: 1- Tất cả mọi người dân hiện đang ở trong các bản, không kể già trẻ lớn nhỏ... 2- Liệt sĩ, quân nhân cách mạng, thương binh, bệnh binh. 3- Cán bộ chính quyền và Đoàn thể, nhân viên phục vụ kháng chiến. 4- Những người bị tù dưới 5 năm hoặc bị quản chế cũng được chia. Người bị tù từ trên 5 năm không được chia.
  10. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 463 5- Ngụy binh cũng được chia phần ruộng. Nhưng nếu họ chưa bỏ hàng ngũ ngụy binh về với Tổ quốc thì số ruộng do chính quyền hoặc nông hội tạm giữ giao cho những người nghèo làm. 6- Những người tản cư chưa hồi cư cũng được giành phần. 7- Những người trước kia có hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến mà bị địch bắt thì cũng được chia. Phần ruộng đó sẽ giao cho anh em, họ hàng người đó làm. Những người không theo địch, nhưng bị bắt đi càn quét hoặc bị bắt đi khi chúng rút lui thì được dành phần. Những người cố ý chạy theo địch như vợ lính, mít xe, do thám, ngụy quyền thì không được chia. 8- Con nuôi nếu được thừa nhận và được thừa hưởng như con đẻ thì được tính vào nhân khẩu gia đình người nuôi để chia. Con nuôi có tính chất bị bóc lột, không được thừa nhận như con đẻ thì không được tính vào nhân khẩu gia đình người nuôi mà sẽ chia riêng cho người đó và người đó có quyền sử dụng riêng. 9- Con rể nếu được thừa nhận như con đẻ ở vĩnh viễn với gia đình bố mẹ vợ thì được tính vào nhân khẩu của gia đình đó khi chia. Nếu ở bản khác đến ở rể mà không được thừa nhận như con đẻ, không ở vĩnh viễn với gia đình bố mẹ vợ thì về bản cũ của mình mà hưởng ruộng chia. 10- Con gái lấy chồng nếu ở vĩnh viễn với bố mẹ đẻ thì được chia ruộng ở bản đó. Nếu lấy chồng rồi về nhà chồng thì sẽ hưởng phần ruộng chia ở bản nhà chồng. 11- Vợ lẽ nếu được thừa nhận và được hưởng thụ như người trong gia đình thì được tính nhân khẩu vào gia đình đó để chia. Nếu vợ lẽ mà bị bóc lột, không được hưởng thụ như người nhà thì sẽ chia ruộng cho người đó và người đó có quyền sử dụng riêng.
  11. 464 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) 12- Những người ở bản khác, nơi khác đến muốn sinh cơ lập nghiệp và chịu đóng góp ở đó nếu nông dân địa phương thỏa thuận thì được chia. 13- Hoa kiều nếu buôn bán không đủ sống, có sức cấy mà yêu cầu thì vận động nhân dân chia cho một phần. e) Nguyên tắc chia - Người thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia. - Chia theo nhân khẩu, không chia theo đầu nhà hay sức lao động. - Chia trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút ngắn bù xa. Điều hòa ruộng chiêm để nhà nào cũng được ruộng mùa và ruộng chiêm. - Lấy sản lượng bình quân ở địa phương làm tiêu chuẩn để chia. - Liệt sĩ, quân nhân cách mạng, thương binh, bệnh binh được ưu đãi trong khi chia. Gia đình của họ và gia đình những người có công với cách mạng thì được chiếu cố. - Những nhà nông dân nghèo chỉ có 1, 2 người mà có sức lao động nếu bản thừa ruộng đất thì có thể được chia phần lớn. - Để khuyến khích tăng gia sản xuất, những ruộng vỡ hoang quá 2 năm thì không tính vào ruộng đất của gia đình đó khi chia. f) Quyền lợi của người được chia Người được chia sẽ được cày cấy ruộng đất phần của mình trong thời gian 3 năm. Nếu sau chia chưa được công bằng thì sẽ chỉnh lý lại, nhưng chỉnh lý vẫn phải dựa trên cơ sở nguyên canh, chỉ thêm bớt một ít; nếu chia đã tương đối được công bằng, được đại đa số nhân dân thỏa thuận, không ai thắc mắc
  12. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 465 thì sẽ đề đạt lên cấp trên cấp giấy chứng nhận là ruộng đất tư và vĩnh viễn được hưởng. h) Cơ quan chấp hành việc chia Sau khi nhân dân đã học tập kê khai sản lượng và nhân khẩu thì dùng hội nghị nhân dân toàn bản cử ra ban tạm chia của bản để phụ trách. Số lượng tùy theo bản to, nhỏ mà cử từ 5, 7 đến 11 người. Thành phần ban tạm chia phải là bần cố nông; là trung nông, là phú nông hay tầng lớp trên tiến bộ nhưng quyền lãnh đạo phải ở trong tay bần cố nông. - Ở xã thành lập ban tạm chia ruộng từ 5 - 7 người, gồm cán bộ xã, nông hội nếu có, chính quyền xã, một số cốt cán thành phần giai cấp cũng như điều kiện nói trên. - Ở huyện thì huyện ủy chịu trách nhiệm lãnh đạo ủy ban kháng chiến hành chính huyện, và nông hội hay dân vận huyện đưa ra đảm nhiệm đôn đốc thi hành. VI- PHƯƠNG PHÁP THI HÀNH Quá trình tiến hành chia ruộng sẽ chia làm 3 bước: Bước 1: Học tập kết hợp với điều tra nắm sản lượng, nhân khẩu (thời gian 6 ngày) - Yêu cầu của bước 1: Phát động tư tưởng cho quần chúng, làm cho quần chúng nhận rõ ruộng đất là của quần chúng làm ra. Do bọn đế quốc và bọn Việt gian phản quốc cướp đoạt, nay phải tự đứng ra chia lại và giữ lấy. - Nắm vững tình hình nhân khẩu, sản lượng. Yêu cầu học tập: Kết hợp với quyền lợi của từng giới nên khi học tập cần làm cho họ nhận rõ: Đối với nam nữ thanh niên, nông dân thì giáo dục cho họ thấy dứt khoát ruộng đất là của
  13. 466 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) quần chúng nông dân lao động mà trước đây bọn đế quốc và Việt gian, phản động đã chiếm đoạt. Nay dưới chế độ dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, của Đảng, quyền lợi của họ là được hưởng ruộng đất. Giáo dục ý thức giai cấp, phát động tư tưởng, chuẩn bị tinh thần đấu tranh cho quần chúng, để quần chúng tự nguyện, tự giác đứng ra đấu tranh. - Nội dung học tập: Làm cho quần chúng nhận rõ: Ruộng đất do đâu mà có? Ruộng đất đó chính là của ai? Bọn đế quốc và tay sai cướp đoạt ruộng đất của nông dân như thế nào? + Tại sao Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ, Hồ Chủ tịch lại chủ trương chia ruộng đất cho nông dân? + Lấy những thứ ruộng nào, ở đâu để chia? Chia cho ai? Ai đứng ra chia? + Làm thế nào để chia được công bằng và hợp lý? Đối với lớp trên, làm cho họ nhận rõ vì họ tham ruộng đất nên bị đế quốc lợi dụng làm tay sai cho chúng, nên việc chiếm hữu trước đây của họ là vô lý. Nay dưới chế độ dân chủ, chính sách của Đảng và Chính phủ đã đề ra thì họ có trách nhiệm phải kê khai đúng và tự nguyện bỏ ruộng ra chia, trong đó họ cũng được hưởng và việc chia lại ruộng cho nông dân lao động được hưởng là chính đáng. - Tổ chức học tập: + Chia tổ, theo nguyên tắc giới, theo từng lớp. + Cốt cán học trước, nhân dân học sau. + Thời gian học tập tùy theo từng bản mà bố trí, ví dụ cốt cán học buổi trưa, nhân dân học buổi tối. + Tùy nơi mà tổ chức chung giữa nhân dân với lớp trên; nơi nào đã phát động được tư tưởng của nông dân lao động thì tổ chức chung vì đó là thời cơ đấu lý với họ, nơi chưa phát động thì tổ chức học riêng.
  14. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 467 + Nắm vững phương châm tự do tư tưởng, khêu gợi, liên hệ, tố khổ. - Kế hoạch điều tra: + Sau khi học tập rồi, bồi dưỡng cho cốt cán trung thực, công minh, rồi để cốt cán tự tìm hiểu sản lượng, nhân khẩu của cốt cán, rồi qua cốt cán tìm hiểu sản lượng, nhân khẩu của nhân dân, dùng cốt cán này để hỏi sản lượng và nhân khẩu cốt cán khác. + Tìm những lão nông mà hỏi tình hình ruộng đất, sản lượng về nhân khẩu trong bản, xã. + Khi thông qua phải làm cho cốt cán nắm vững được hết tinh thần từng thửa ruộng, nắm vững sản lượng, nhân khẩu nông hộ, bình quân sản lượng để sang bước hai cốt cán có thể đứng ra tiến hành chia ruộng. + Để đảm bảo thực hiện yêu cầu của bước này, có 2 điều căn bản phải đạt được: bồi dưỡng cốt cán, phát triển cốt cán và nắm vững số liệu. + Trong quá trình học tập kết hợp điều tra sản lượng, nhân khẩu và làm sao cho mọi người, tất cả các tầng lớp, nam giới, nữ giới tự nguyện, tự giác kê khai đúng sản lượng ruộng đất của nhà mình, thuyết phục và đấu tranh với người khai man. Bước 2: Kê khai và bình nghị (thời gian 4 ngày) - Yêu cầu bước 2: Phát huy dân chủ để nhân dân thành khẩn kê khai, vận động người khác kê khai trung thực, kiên nhẫn thuyết phục những người tự tư, tự lợi, đấu tranh chống một số ngoan cố. - Bình nghị sản lượng: để cốt cán kê khai trước, đến tổ tăng gia, đến toàn dân bản, vận động khai đúng từ bần cố tới trung nông.
  15. 468 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) - Tổ chức bình nghị trong cốt cán, sau khi xác định thái độ kê khai, dựa vào cốt cán khai đúng để giải quyết thắc mắc cốt cán kém. - Tổ chức bình nghị trong tổ tăng gia bằng cách cốt cán khai trước, tổ viên tăng gia khai sau, mọi người kê khai xong thì mọi người nhận xét. - Tổ chức bình nghị toàn dân bản bằng cách cốt cán và tổ viên tăng gia khai trước rồi đến nhân dân khai sau. - Bình nghị nhân khẩu: Kê khai bình nghị nhân khẩu để tìm xem mỗi nhà có bao nhiêu người được ruộng đất, bình công, bình tội và xếp lại những ai được công đầu, công ai, ai được ưu tiên bao nhiêu, ai có tội không được hưởng? Kế hoạch cũng như kê khai bình sản lượng ở trên; cốt cán kê khai bình nghị trước, sau bình nghị quần chúng kê khai rồi đưa ra nhân dân bình nghị. - Bầu ban tạm chia và bình nghị chia: Sau khi kê khai sản lượng, nhân khẩu xong thì bầu ban tạm chia (phải có lựa chọn trước để đưa ra vận động) gồm thành phần, lý lịch tốt, khai thật từ đầu đến cuối. Khi bầu được ban tạm chia rồi thì công bố sản lượng bình quân của một người được hưởng và ban tạm chia tiến hành nghiên cứu, dự kiến chia. Trong khi đó từng gia đình cũng căn cứ vào tiêu chuẩn, đường lối đã học để có ý kiến với ban tạm chia là xin bao nhiêu ruộng, xin ở đâu... Ban tạm chia sẽ căn cứ vào dự kiến chia kết hợp với việc tự xin của nhân dân đưa ra cho nhân dân toàn ban bình nghị. Khi đã thông qua thì cũng ra ruộng cắm ruộng để chia. Bước 3: Tổng kết (thời gian 2 ngày) Yêu cầu đợt 3: - Giải quyết thắc mắc còn lại cho quần chúng. Đẩy mạnh sản xuất. Củng cố tổ chức. Đẩy mạnh công tác bảo vệ.
  16. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 469 Phương pháp: Tổng kết phải do nhân dân tổng kết và đề ra nhiệm vụ, nhưng cốt cán cũng làm trước, sau nêu câu hỏi cho nhân dân thảo luận, phát biểu như: - Chia ruộng đã công bằng chưa? Còn có thắc mắc gì? - Chia ruộng rồi thì đẩy mạnh tăng gia như thế nào? - Làm thế nào để giữ được ruộng. Sau đó để nhân dân bình công, tiến hành chấn chỉnh tổ chức theo nguyên tắc, đề bạt những phần tử tích cực vào nắm quyền chỉ đạo trong các tổ chức; tranh thủ giáo dục, cải tạo những phần tử kém và có thái độ thích đáng đối với những phần tử xấu, ngoan cố chống lại của tầng lớp trên. VII- MẤY VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý 1. Phải nắm vững sách lược của Đảng ở nông thôn, tin tưởng và dựa hẳn vào cốt cán, bần cố nông, tranh thủ tầng lớp trên tiến bộ, cô lập bọn ngoan cố. Cán bộ tuyệt đối chống bệnh nóng ruột, làm thay, không tin quần chúng, không dựa vào cốt cán hoặc khuynh hướng tả (trong tổ chức và trong đối xử). 2. Theo dõi nắm vững tư tưởng, diễn biến của quần chúng và có kế hoạch giải quyết cụ thể. Đề cao phát huy tự do dân chủ, để quần chúng được tự do tư tưởng nói hết thắc mắc, nguyện vọng, ý kiến. 3. Tránh tư tưởng chủ quan, không nhìn thấy phản ứng của tầng lớp trên. Phải xác định đây là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp, nhất là phải đấu tranh chống tư tưởng tư lợi của quần chúng, nên khi tiến hành phải nắm vững từng bước, lãnh đạo thật chặt chẽ theo đúng phương châm đã đề ra. 4. Trong khi chia ruộng phải chuẩn bị ngay những nhu cầu cần thiết, cung cấp ngay từ đầu như trâu, nông cụ, hạt giống để tránh tình trạng sau khi chia ruộng không chuẩn bị kịp và mới đẩy mạnh sản xuất.
  17. 470 VĂN KIỆN ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA - TẬP 1 (1939-1963) 5. Trong khi học tập liên hệ thấy vấn đề phát sinh như khi quần chúng thấy những người có những tội đối với quần chúng như cướp ruộng, tài sản của quần chúng hiện còn ở trong bản thì xếp lại và giải quyết việc ruộng đất trước đã, sau mới giải quyết cụ thể những tên phản động cần có thái độ ngay thì phải thỉnh thị lên cho Tỉnh ủy quyết định. VIII- ĐỊA PHƯƠNG NÀO ĐƯỢC TIẾN HÀNH 1. Những nơi được tiến hành: Những địa phương nào đủ 4 tiêu chuẩn sau đây thì được tiến hành chia ruộng: - Yêu cầu của quần chúng cấp bách. - Cơ sở ổn định. - Sự chỉ đạo của Huyện ủy tới các xã. - Tập trung ruộng đất. Địa phương được chia của các huyện: - Yên Châu, Phướng Vặt, Ta Khó. - Mường La: xã Xôm, Nghiêm, nếu có thể thì thêm Ít Ong. - Mai Sơn: Chiềng Mung, Chiềng Ban, Bon Chăn. - Mộc Châu: Tú Nang. - Phù Yên: Quang Huy. 2. Những nơi chưa chia: Những xã chưa đủ điều kiện phát động chia thì đặt vấn đề điều hòa chỉnh lý lại, tập trung cốt cán lên học tập và về họp nhân dân, thương lượng nhường cho nhau. Những nơi dựa trên sản lượng thực tổ chức hiệp thương để sau sẽ giúp nhau. 3. Nếu nơi nào đã chia sau giải phóng, nay tính bình quân nhân khẩu ruộng đất quá chênh lệch thì mới chỉnh lý và nếu tính bình quân ruộng đất sàn sàn ngang nhau về diện tích thì tạm để nguyên.
  18. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY... 471 IX- GIẢI QUYẾT RUỘNG ĐẤT CHO ĐỒNG BÀO MÁN, XÁ, PUỘC - Vận động đồng bào khai phá ở nơi có thể khai phá được. Vận động đồng bào Thái, Mường san sẻ ruộng cho đồng bào Mèo, Mán, Xá, Puộc gần mình. Vận động đồng bào Mèo, Mán, Xá, Puộc bị địch tàn phá không đủ sức khai phá tới làm ruộng vùng Thái. - Đặc biệt chú ý việc tiếp tế nông cụ cho vùng này. Vận động giảm nhẹ sự bóc lột của tầng lớp trên bằng cách thuyết phục lớp trên thương lượng. Giải quyết vấn đề ruộng đất giữa vùng Thái, Mường và Mèo, Mán phải tiến hành thật thận trọng, nắm vững chính sách phát triển sản xuất, nhưng đoàn kết dân tộc. Các phương pháp giải quyết bằng cách hội nghị hiệp thương giữa các dân tộc. T/M BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Cẩn Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La.
  19. 472 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Số 683-NQ/NS-TW, ngày 24 tháng 12 năm 1962 Về Chuẩn y Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Sơn La - Căn cứ nghị quyết Bộ Chính trị về việc thành lập cấp tỉnh trong Khu Tây Bắc. - Căn cứ đề nghị của Khu ủy Tây Bắc, xét nhu cầu công tác và khả năng cán bộ. BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT NGHỊ 1. Thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn La, gồm các châu: Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu và Thị xã Sơn La. 2. Chuẩn y Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Sơn La, gồm các đồng chí sau đây: - Hoàng Nó. - Phạm Len. - Lò Văn Sôn. - Tô Thế Bằng. - Lê Linh. - Lê Lưu. - Bàn Văn Sênh.
  20. NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG... 473 - Nguyễn Đình Lực. - Phùng Thị Vinh. - Hà Văn Ùi. - Lương Sơn. - Bùi Khâm. - Nguyễn Hữu Tự. 3. Chuẩn y đồng chí Hoàng Nó là Bí thư Tỉnh ủy. 4. Ban Chấp hành Đảng bộ Khu Tây Bắc, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Sơn La và các đồng chí có tên trên đây chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. T/M BAN BÍ THƯ Lê Văn Lương Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Sơn La.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0