Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 13 (1983 -1986): Phần 2
lượt xem 3
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 13 (1983 -1986)" tiếp tục trình bày nội dung bao gồm các chỉ thị, nghị quyết, thông báo, thông tri... của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành từ năm 1983 đến năm 1986 và được sắp xếp theo thời gian ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 13 (1983 -1986): Phần 2
- BÁO CÁO CỦA TỈNH ỦY Số 23-BC/TU, ngày 30-7-1984 Về kiểm điểm của Tỉnh ủy về quản lý kinh tế và những nhiệm vụ cấp bách về công tác cải tiến quản lý kinh tế, theo tinh thần nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Phần thứ nhất TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ NĂM 1981 ĐẾN NAY TRÊN MẶT TRẬN SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI LƯU THÔNG VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ I. TÌNH HÌNH CHUNG Những năm gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa IV và V đã ra các chỉ thị, nghị quyết quan trọng về các mặt: sản xuất, phân phối lưu thông, quản lý kinh tế, tổ chức và cán bộ,… nhằm thực hiện bốn mục tiêu kinh tế, xã hội và hai nhiệm vụ chiến lược do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đề ra. Dưới ánh sáng và đường lối các nghị quyết của Trung ương, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, căn cứ vào tiềm năng, ưu thế của địa phương đề ra phương hướng phát triển nền kinh tế - xã hội cho toàn Đảng bộ thực hiện, từ năm 1983 đến năm 1985 và của những năm 1980. Nghị quyết nhấn mạnh nền kinh tế - xã hội trong những năm 404 https://tieulun.hopto.org
- trước mắt phải đạt được 6 mục tiêu chủ yếu và 5 nhiệm vụ quan trọng để cùng với cả nước thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đề ra. Thực tế, hơn 3 năm qua, nền kinh tế - xã hội tỉnh ta khó khăn và mất cân đối về mọi mặt, một phần bị chi phối bởi khó khăn chung của cả nước, một phần bị ảnh hưởng và tác động do thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, thiên tai và địch họa luôn luôn đến với sản xuất trong nông, lâm nghiệp. Mặt khác, kẻ địch thường xuyên phá hoại, khiêu khích quân và dân ta ở vùng giáp biên. Song được các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của Đảng bộ địa phương soi sáng; hơn 3 năm qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phát huy được cơ chế “Đảng lãng đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Trong điều hành, đã động viên được lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của quân và dân trong tỉnh, nêu cao tinh thần “Tự lực, tự cường” vượt qua những khó khăn, liên tục giành được thắng lợi trên mặt trận kinh tế và đời sống, giữ vững an ninh chính trị vùng biên giới, đập tan mọi kiểu chiến tranh phá hoại của bọn phản động (...). II. NHỮNG THẮNG LỢI VÀ TỒN TẠI TRÊN MẶT TRẬN SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI LƯU THÔNG VÀ QUẢN LÝ TỪ NĂM 1981 ĐẾN NAY 1. Về sản xuất nông - lâm nghiệp Trong nông nghiệp: Sản xuất luôn có khó khăn, song những năm qua do thực hiện chính sách khoán sản phẩm tới nhóm và người lao động và có chính sách đầu tư thâm canh cho vùng lúa trọng điểm đã và đang là đòn bẩy có tác dụng kích thích người lao động đẩy mạnh sản xuất. Mặc dầu mùa vụ trong những năm qua khí hậu, thời tiết 405 https://tieulun.hopto.org
- không thuận lợi, thiên tai và dịch họa luôn xảy ra, nhưng kết quả sản xuất thu được tương đối toàn diện trong nông nghiệp. Điều đáng chú ý là năng suất, sản lượng thóc tăng nhanh. Năm 1981 sản lượng thóc là 120,6 ngàn tấn, năng suất đạt 18,29 tạ/ha, đến năm 1983 sản lượng thóc là 152,1 ngàn tấn tăng 31,5 ngàn tấn, đạt năng suất bình quân 5 tấn/ha và đến trước 1 năm mục tiêu về năng suất Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra với tổng sản lượng lương thực quy thóc là 246,1 ngàn tấn, bình quân đạt gần 300 kg lương thực theo đầu người. - Trong lâm nghiệp: Do thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hợp tác xã và hộ gia đình quản lý đã có tác dụng hạn chế việc phá rừng, việc đốt nương làm rẫy, bước đầu rừng được bảo vệ và quản lý một cách chặt chẽ hơn. Ba năm qua do vốn đầu tư của Nhà nước có hạn, nhưng chúng ta dành đại bộ phận vốn cho quốc doanh, trồng rừng tập trung theo kế hoạch mỗi năm trên dưới 5 ngàn hécta; một phần vốn đã hỗ trợ cho hợp tác xã nông, lâm nghiệp trồng rừng theo quy hoạch, đồng thời phát động toàn dân trồng rừng phân tán trên diện tích đất rừng đã giao theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đạt kết quả khá, diện tích trồng rừng mới khu vực tập thể và gia đình năm 1981 trên 1 ngàn hécta, đến năm 1983 là 3 ngàn hécta, bằng diện tích rừng trồng tập trung. Đi đôi với trồng rừng việc khai thác lâm sản được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu Trung ương, nhu cầu trong tỉnh và góp phần xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu có khối lượng lớn hằng năm khai thác là gỗ tròn từ 7 đến 10 vạn mét khối, vài chục vạn cây tre vầu các loại, hàng triệu cây nứa và hàng vạn ster củi, cho nguyên liệu giấy, xây dựng cơ bản một phần cho tiêu dùng, tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể cho tập thể và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Tóm lại những thành quả thu được 3 năm qua trong nông, lâm nghiệp, không chỉ bảo đảm đời sống cho đồng bào dân tộc một cách vững chắc, còn là điều kiện tốt để nông dân hoàn thành nghĩa vụ bán lương thực, nông sản thực phẩm cho Nhà nước, mặt khác chăn nuôi được đẩy mạnh và phát triển, tăng thêm nguồn thực phẩm đáp 406 https://tieulun.hopto.org
- ứng cho thâm canh và phục vụ đời sống ngày một tốt hơn. Song điều quan trọng có ý nghĩa lớn hơn cả là do sản xuất đạt kết quả, đời sống được ổn định đã góp phần củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, từng bước đưa nền sản xuất nông nghiệp ở địa phương ta lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa theo đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Tuy nhiên, trong sản xuất nông - lâm nghiệp còn có những tồn tại như sau: - Cơ sở vật chất đảm bảo cho thâm canh còn ít, ý thức thâm canh còn thấp, chưa sử dụng hết phân hóa học, chưa tận dụng phân hữu cơ, trong chăn nuôi còn thả rông gia súc, việc làm phân xanh và thả bèo dâu chưa thành tập quán. - Trong sản xuất việc thâm canh chưa toàn diện, mới chú ý đến cây lúa nhưng so với yêu cầu đề ra chưa đáp ứng, các loại cây trồng khác như ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp: chè, mía, dứa, lạc; cây có dầu: trẩu, sở, sả,… thâm canh còn yếu, nhiều nơi năng bóc màu của đất, không chú ý thâm canh nên năng suất thấp và quá thấp. - Về tiềm năng của đất đai và ưu thế về khí hậu chưa được khai thác hết. Nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế tiêu dùng nội địa và xuất khẩu có khả năng làm lớn lại là thế mạnh mà đồng bằng không thể có được, nhưng chưa được phát huy, còn dẫm chân tại chỗ như: chè, dó, sơn ta, trẩu, sả, dược liệu quý, chăn nuôi trâu, bò, ngựa và phát triển thủy sản,… nên chưa tạo ra sản lượng kinh tế hàng hóa trong nông, lâm nghiệp đến nay vẫn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp. 2. Về sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản Về công nghiệp: Do vật tư, tiền vốn những năm qua có hạn, nhất là năng lượng xăng, dầu không đáp ứng nhu cầu cho sản xuất. Nhưng với tinh thần làm chủ, các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế cơ sở và các tập thể đã nêu cao tinh thần “Tự lực, tự cường” tìm kiếm thêm nguyên liệu, vật tư bằng nhiều nguồn bổ sung cho sản xuất như khai 407 https://tieulun.hopto.org
- thác tiềm năng sẵn có ở địa phương trao đổi với bên ngoài,… nên hằng năm nhiều đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ góp phần đưa giá trị tổng sản lượng từ 45,4 triệu đồng năm 1981 lên 52,2 triệu đồng năm 1983, tăng 6,8 triệu đồng trong đó giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng khá 25%, trong khi đó quốc doanh chỉ tăng có 6%. - Xây dựng cơ bản: Tổng số vốn Nhà nước đầu tư từ 3 năm là 281,2 triệu đồng, trong đó ngân sách 145 triệu đồng, tín dụng 136,2 triệu đồng cho 287 công trình trong tỉnh gồm 191 công trình khu vực sản xuất và 96 công trình khu vực không sản xuất vật chất. Vốn Nhà nước đầu tư có hạn, 3 năm qua do tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách của tỉnh đã dành vốn đầu tư thêm cho các ngành lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông và khu vực hành chính sự nghiệp là 27,6 triệu đồng bằng 20% vốn ngân sách Trung ương đầu tư, để phát triển kinh tế, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và nhà ở cán bộ, công nhân viên. Trong chỉ đạo và điều hành đã tập trung vốn, vật tư cho các công trình trọng điểm để sớm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đồng vốn như: sứ, grafít, khách sạn, nhà văn hóa, chè Yên Ninh, nhà in,… đến nay đã đi vào hoạt động, bước đầu có thêm mặt hàng mới cho tiêu dùng, cho sản xuất và xuất khẩu. Đến cuối năm 1983 đã có 272/287 công trình hoàn thành về khối lượng xây lắp là bước chuyển biến mới trong xây dựng cơ bản. Bên cạnh những tiến bộ đã thu được trong sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản, còn có những tồn tại sau đây: - Những sản phẩm do công nghiệp làm ra đều vượt định mức tiêu hao về nguyên, nhiên vật liệu, giá thành cao, chất lượng không đảm bảo, có mặt hàng làm ra còn thua lỗ kéo dài. - Ý thức tổ chức và kỷ luật của các đơn vị kinh tế cơ sở chưa cao, sản phẩm làm ra không giao nộp đủ, để lại tiêu dùng nội bộ, bán ra ngoài lấy giá cao, thu chênh lệch và đưa vào lãi để trích quỹ. Một số đơn vị kinh tế cơ sở còn vi phạm kỷ luật quản lý về 408 https://tieulun.hopto.org
- tài chính, tùy tiện đặt giá bán thoát ly sự chỉ đạo của tỉnh, nhưng không được xử lý. - Hạch toán không trung thực, thiếu chính xác trong giá thành còn nhiều khoản bất hợp lý. - Trong xây dựng cơ bản việc thiết kế các công trình xây dựng chưa hoàn chỉnh và đồng bộ nên việc thi công lãng phí vật tư, tiền vốn và lao động. - Nhiều công trình xây dựng đều vượt dự toán được duyệt nhưng chất lượng chưa cao, phần lớn nhà ở, trụ sở, kho tàng, trường học,... dù xây cấp 4, mái bằng cao tầng ít nhiều đều bị dột và thấm nước mưa. - Nhiều công trình chưa được theo dõi chặt chẽ về hạch toán để quyết toán chính thức đúng với giá trị của tài sản đưa vào sử dụng. 3. Về phân phối - lưu thông Những năm qua, do triển khai thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị tiếp theo các Quyết định 187 và 188 của Hội đồng Bộ trưởng về hợp đồng kinh tế hai chiều, quản lý thị trường và tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, do sản xuất đạt kết quả đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân phối lưu thông trên các mặt sau: - Thu mua nắm hàng: mặt hàng lương thực 3 năm qua huy động, thu mua đạt khá, năm 1981 mua được 2,1 vạn tấn lương thực quy thóc, đến năm 1983 là 3,2 vạn tấn, tăng 60%, tỷ lệ huy động so với tổng sản lượng lương thực là 13%, đáng chú ý là thóc mua tăng gần 9 ngàn tấn, về thực phẩm mua trâu, bò thải loại và thịt lợn hơi có chuyển biến tốt, năm 1981 là 1,7 ngàn tấn, năm 1983 lên tới 2,6 ngàn tấn, tăng trên 53%, trong đó thịt lợn hơi tăng trên 900 tấn,… cũng là năm đầu chúng ta hoàn thành kế hoạch mua cả nghĩa vụ và khuyến khích. Tổng trị giá mua lương thực, nông sản, thực phẩm năm 1981 là 117,7 triệu đồng, năm 1983 lên 178,4 triệu đồng tăng 10,7 triệu đồng. Với kết quả thu mua nắm hàng cùng với nguồn hàng do Trung ương cung ứng đã góp phần tích cực bảo đảm cung cấp bằng hiện vật theo định lượng, trừ chất đốt đang còn khó khăn về lực lượng phải cấp 409 https://tieulun.hopto.org
- bù bằng tiền cho lực lượng vũ trang và cán bộ, công nhân, viên chức trong toàn tỉnh góp phần ổn định đời sống. Để hỗ trợ đắc lực cho thu mua lương thực, thực phẩm của nông dân, chúng ta đã triển khai Nghị quyết 187 của Hội đồng Bộ trưởng về hợp đồng hai chiều làm thí điểm tại huyện Yên Bình thu được kết quả làm cơ sở triển khai ra các huyện, thị xã, trong tỉnh, đồng thời chúng ta đã triển khai mạnh mẽ công tác quản lý thị trường kết hợp với cải tạo, sắp xếp lại thị trường tự do, tăng thu cho ngân sách về thuế công thương nghiệp năm 1981 là 5,4 triệu đồng lên 27 triệu đồng, năm 1983 gấp trên 4 lần. Bộ máy kiểm soát quản lý thị trường được tăng cường 80 lao động do ngành thương nghiệp trực tiếp điều hành. Các ngành công an, thuế công thương nghiệp, kiểm lâm, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã đóng góp cán bộ chuyên môn tham gia kiểm soát 24/24 giờ tại 3 trạm cố định của tỉnh thuộc huyện Yên Bình và Văn Chấn đang được triển khai. Về tổ chức mạng lưới thu mua và bán là trong khâu lưu thông từ trên tỉnh xuống các huyện, thị xã, đến nay thương nghiệp cơ bản đã phân cấp xong cho các huyện. Trên tỉnh các công ty cấp II được kiện toàn, mạng lưới dịch vụ và ăn uống công cộng đã và đang được mở rộng ở khu vực tập trung, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc cung cấp theo định lượng cho cán bộ, công nhân, viên chức đã có cửa hàng, quầy hàng riêng để phục vụ. Các ngành y tế, lương thực mới làm được một phần về phân cấp cho huyện, mạng lưới tổ chức thu mua chưa được mở rộng. Phong trào hợp tác xã mua bán đã và đang được xây dựng, củng cố từ xã, phường lên tỉnh đang phát huy tác dụng trong việc quản lý, nắm hàng và phục vụ đời sống trong nông thôn, khu vực tập trung, thị trấn, thị xã trong tỉnh. Sau khi có Quyết định 113 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh và tăng cường quản lý mặt hàng xuất khẩu; chúng ta chậm nhận thức ra, nên làm không kịp thời, sang năm 1983, Tỉnh ủy mới có Nghị quyết 02 đẩy mạnh xuất khẩu nói chung, trong đó nhấn mạnh 410 https://tieulun.hopto.org
- khai thác tiềm năng để xuất khẩu địa phương thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn ban đầu cho ngân sách. Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 chúng ta đã xuất thêm được chè đen, vỏ quế, thảo quả,… có ngoại tệ nhập thêm nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cho thu mua và phục vụ đời sống góp phần giảm bội chi ngân sách hàng triệu đồng. Để công tác xuất, nhập khẩu, thực thụ trở thành mũi nhọn trong đời sống kinh tế, chính trị trong toàn Đảng bộ. Thông qua công tác xuất, nhập khẩu để giải quyết mọi nhu cầu cho phát triển kinh tế, xã hội, đời sống và tạo ra nguồn vốn ban đầu một cách nhanh nhất. Đến nay chúng ta đã có Quy định tạm thời số 196 về chính sách sản xuất, làm hàng xuất khẩu và chế độ tiền thưởng, quyền sử dụng ngoại tệ, Quyết định số 346 về phân cấp quản lý ngoại thương, đồng thời tiến hành kiện toàn, mở rộng tổ chức ngoại thương từ tỉnh xuống các huyện, thị xã để làm nhiệm vụ thu mua, quản lý hàng xuất khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp chúng ta đã ban hành chính sách khuyến khích thâm canh cây chè, bằng ổn định sản lượng, nâng giá mua phần búp vượt kế hoạch, chính sách đầu tư khai hoang phục hóa đất ruộng và đồi nương trồng cây xuất khẩu hoặc lương thực để trong vài ba năm tới có khối lượng hàng xuất ngày càng lớn và ổn định về mặt hàng chủ lực như: chè, quế, ý dĩ, trẩu, sả, thảo quả, xuyên khung,… đạt chỉ tiêu kim ngạch từ 2 đến 3 triệu rúp, đôla vào năm 1985. Những chính sách và biện pháp trên đang là đòn bẩy tích cực kích thích các ngành, các cấp và mọi cơ sở đẩy mạnh làm hàng xuất khẩu tạo ra nhiều mặt hàng mới phong phú và đa dạng. Công tác phân phối lưu thông 3 năm qua tuy đã được một số kết quả, song còn biểu hiện những tồn tại sau đây: - Về khai thác thu mua nắm hàng, đến nay vẫn còn tình trạng bắc cân ngồi chờ hàng, chưa đi sâu và bám sát cơ sở, từ sản xuất nắm kết quả để có biện pháp quản lý và tổ chức mạng lưới thu mua cho phù hợp. Thương nghiệp quốc doanh chưa sử dụng tích cực mạng lưới hợp tác xã mua bán để thu mua khai thác nguồn hàng từ cơ sở, chưa tạo 411 https://tieulun.hopto.org
- điều kiện thuận lợi cho tổ chức hợp tác xã mua bán hoạt động, chưa kết hợp được ba lợi ích một cách hài hòa trong kinh doanh với hợp tác xã mua bán, thương nghiệp quốc doanh chưa chiếm lĩnh được thị trường một cách rộng khắp từ nông thôn đến thành thị. - Trong phân phối chưa thực sự công bằng hợp lý, còn cửa quyền, phương thức phân phối còn sơ hở, buông lỏng cho cơ sở nên vật tư, hàng hóa vẫn chạy ra ngoài phát sinh tiêu cực. Mặt khác, còn biểu hiện tư tưởng cục bộ bản vị trong việc sử dụng quỹ hàng hóa cho thu mua nông sản thực phẩm, lương thực, hàng xuất khẩu. Chưa làm rõ và quyết toán được bốn quỹ hàng trong tổng quỹ hàng hóa do Trung ương điều động cho địa phương bao gồm: hàng phục vụ đời sống lực lượng vũ trang và cán bộ, công nhân, viên chức theo giá cung cấp và giá ổn định; hàng thu mua theo hợp đồng 2 chiều với nông dân; hàng thu mua xuất khẩu; hàng bán lẻ bình thường theo giá kinh doanh thương nghiệp, nên quá trình thực hiện thường xảy ra có ngành thu mua, thương nghiệp không có hàng bán gây ách tắc ở cơ sở. - Về dịch vụ tuy được củng cố mở rộng thêm nhưng chưa có phương thức quản lý phù hợp, mặt khác ý thức, thái độ phục vụ chưa tốt, chất lượng không bảo đảm, nên chưa thu hút được khách hàng, kết quả kinh doanh phục vụ còn thua lỗ. - Trong kinh doanh, phí lưu thông hạch toán chưa trung thực và chính xác, còn nhiều khoản bất hợp lý. Phần chênh lệch giá chưa bóc hết nộp cho ngân sách, để lại đưa vào lãi sau này trích quỹ. 4. Về tài chính, giá cả, tiền tệ và công tác quản lý - Về tài chính: 3 năm qua ngân sách của tỉnh ta vẫn bội chi lớn, chỉ tính riêng phần bù giá năm 1981 là 91 triệu đồng, năm 1983 lên tới 400 triệu đồng gấp 4,5 lần, trong khi đó nguồn thu từ các đơn vị kinh tế trên lãnh thổ cả Trung ương và địa phương bao gồm: thu quốc doanh, lợi nhuận và cả khấu hao cơ bản năm 1981 là 49 triệu đồng, năm 1983 là 220 triệu đồng, chỉ bằng trên dưới 50% phần bù giá của từng năm. 412 https://tieulun.hopto.org
- - Hằng năm nguồn thu thường xuyên không đủ chi cho thường xuyên, năm 1981 thiếu 30 triệu đồng, năm 1983 còn thiếu 10 triệu đồng Trung ương trợ cấp. Nguồn thu từ kinh tế tập thể và cá thể gồm thuế công thương nghiệp và nông nghiệp mỗi năm thu được chỉ đủ chi cho sự nghiệp giáo dục và y tế, năm 1983 nguồn thu là 60 triệu đồng, nguồn chi là 58,5 triệu đồng. Trước tình hình khó khăn về ngân sách, thực hiện chống bao cấp và ỷ lại, mặt khác giúp các huyện, thị xã chủ động về tài chính, chúng ta đã phân cấp được ngân sách và quy định thêm tỷ lệ trong việc giao nộp nông sản ngoài tỷ lệ % quy định của nông nghiệp, nhằm khuyến khích việc giao nộp nông sản để tăng thu cho ngân sách huyện, đồng thời có chính sách quy định quyền sử dụng kết dư ngân sách cho các huyện, thị trên cơ sở đó để các huyện, thị xã khai thác triệt để nguồn thu, tiết kiệm chi có tích lũy là đòn bẩy tích cực đã và đang phát huy tác dụng. - Về giá cả: Những năm qua mặt bằng giá cả thường xuyên biến động, Nhà nước điều chỉnh giá vật tư, giá hàng công nghệ phẩm, giá thu mua nông sản thực phẩm, hàng xuất khẩu đã ảnh hưởng tới giá thành sản xuất ở các đơn vị kinh tế cơ sở, một số mặt hàng sản xuất trong công nghiệp, thủ công nghiệp, thu mua nông sản, lâm sản, lương thực và màu,… chúng ta vận dụng để quyết định giá mua, giá bán cho phù hợp với thị trường bảo đảm tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương khuyến khích sản xuất, nên đại bộ phận hàng hóa của nông dân đến cán bộ, công nhân, viên chức làm ra đều đem bán cho Nhà nước. Trong chỉ đạo không có xu hướng chạy theo cơ chế thị trường tự do, đồng thời không bảo thủ bỏ qua thị trường để quyết định giá từng mặt hàng bảo đảm thấp hơn thị trường tự do từ 10-15%. Do xác định giá hợp lý 3 năm qua đã tạo thuận lợi cho các ngành thu mua, nắm được hàng kịp thời vụ. Đi đôi với quản lý giá đã mạnh dạn phân cấp cho các huyện quản lý khung giá bán những mặt hàng giá cao, ngoại thương định giá thu mua mặt hàng xuất khẩu không vượt quá 3 lần giá chỉ đạo của Nhà nước, đang phát huy tác dụng. 413 https://tieulun.hopto.org
- - Về tiền tệ: Ngân sách tiếp tục bội chi, năm sau nhiều hơn năm trước, giá thu mua nông sản, lâm sản, xuất khẩu và lương thực tăng lên nhanh, trong khi đó hàng hóa bán cho tiêu dùng về số lượng tăng không đáng kể, tiền mặt vẫn phải chi ra dẫn đến bội chi năm sau lớn hơn năm trước; năm 1981 là 141 triệu đồng, đến năm 1983 lên tới 264 triệu đồng, tăng 87%. Ba chỉ tiêu chủ yếu chi tiền mặt qua ngân hàng là: Tiền lương năm 1981 là 110,4 triệu đồng, năm 1983 lên tới 220,6 triệu đồng tăng 100%, chi đặc biệt năm 1981 là 68,9 triệu đồng, năm 1983 lên tới 155,9 triệu đồng tăng 100%, đáng chú ý là tiền đưa vào thu mua lương thực, nông, lâm sản, thực phẩm và hàng xuất khẩu năm 1981 là 60,5 triệu đồng, năm 1983 là 204,5 triệu đồng, tăng trên 200%. Sơ bộ nhận định đánh giá và tính toán theo quy luật lưu thông tiền tệ 20 năm trước đây ở tỉnh ta và từ sau thu đổi đến nay tiền ngoài lưu thông, trong tay dân chúng, cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang có khoảng từ 330-350 triệu đồng trong đó khu vực nông thôn chiếm khoảng từ 50-70%, tiền ngoài lưu thông ngày một tăng làm sao không phát sinh mặt tiêu cực về thị trường giá cả, ảnh hưởng đời sống do sức ép của đồng tiền. Bằng những biện pháp tích cực, chúng ta triển khai Quyết định 172 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác tiền tệ tín dụng trong thời gian trước mắt, tuy tiền mặt hằng năm vẫn bội chi nhưng bội chi tích cực, đã phục vụ cho thu mua, cho đầu tư xây dựng cơ bản tạo thêm mặt hàng mới cho tiêu dùng, cho xuất khẩu là phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Công tác huy động vốn hỗ trợ tiền mặt được đẩy mạnh, tiền gửi tiết kiệm năm 1981 tích lũy tăng 1 triệu đồng, đến năm 1983 tăng lên 44 triệu đồng tăng gấp 3,5 lần đưa bình quân số dư tiết kiệm theo đầu người đến nay đạt 115 đồng một nhân khẩu. Về công trái đến nay đã thu được 16,3 triệu đồng, bằng 52% kế hoạch, ngoài tiền mặt còn thu được 61,5 tấn thóc và 78 đồng cân vàng. Đi đôi với huy động vốn đã tiến hành củng cố, kiện toàn các hợp tác xã tín dụng xã 414 https://tieulun.hopto.org
- làm nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ và huy động vốn ở khu vực nông thôn. Tóm lại, hoạt động về tài chính, giá cả và tiền tệ chưa đáp ứng với yêu cầu tăng cường quản lý, công tác quản lý kinh tế những năm qua ở đơn vị kinh tế cơ sở, nhiều khâu còn buông lỏng. Tình trạng chi tiêu về tài chính sai chế độ, sai nguyên tắc khá phổ biến nhất là trong việc hội họp, tổng kết liên hoan chè chén ngày càng gây tốn kém không cần thiết. Tất cả những chi tiêu bất hợp lý giá thành hoặc phí lưu thông gánh chịu. Về giá cả chỉ đạo không kịp thời, giá thành nhiều mặt hàng chưa được xác định duyệt giá bán buôn công nghiệp và giá bán lẻ là sơ hở về quản lý, một số đơn vị kinh tế cơ sở lợi dụng sơ hở này không chịu nộp sản phẩm để hưởng phần chênh lệch giá, đã vi phạm hợp đồng kinh tế không được xử lý nghiêm minh, thậm chí có cơ sở đã chạy theo cơ chế thị trường tự do bán sản phẩm giá cao thoát ly sự chỉ đạo về giá không được xử lý. Tiền mặt quản lý chưa chặt chẽ, những đơn vị chấp hành tốt chế độ tiền mặt không được đáp ứng, ngược lại đơn vị sử dụng tiền mặt không đúng nguyên tắc vẫn được giải quyết, gây nên tâm lý tọa chi tiền mặt nên mọi khoản thu được từ các nguồn ở các đơn vị không nộp tiền vào ngân hàng, tiền mặt sử dụng sai mục đích còn phổ biến trong các ngành, các cấp và đơn vị kinh tế cơ sở. Sở dĩ có những tồn tại biểu hiện trên đây trong hoạt động về tài chính, giá cả, tiền tệ ngoài việc buông lỏng về quản lý, một số cán bộ chuyên quản các ngành vì lợi ích cá nhân, để cơ sở tự do hoạt động ngoài quỹ đạo quản lý, tuy có biết nhưng không dám đấu tranh, đôi lúc còn bảo vệ cả việc làm sai trái của cơ sở. Một vấn đề quan trọng về quản lý kinh tế là công tác cải tiến kế hoạch hóa, chúng ta làm chưa tốt đối với đơn vị kinh tế cơ sở nên mọi hoạt động của đơn vị không xuất phát từ kế hoạch, dẫn đến làm ăn tùy tiện không theo đúng cơ chế quản lý của Nhà nước, mặt khác trong chỉ đạo về quản lý chưa điều hành nền kinh tế - xã hội bằng kế hoạch một cách thực sự vì chúng ta chưa cân đối được nguồn trong kế hoạch giao cho cơ sở. 415 https://tieulun.hopto.org
- Nói tóm lại, hơn 3 năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy nền kinh tế - xã hội tỉnh ta bước đầu có chuyển biến về mọi mặt nhưng so với yêu cầu đặt ra vẫn chưa đáp ứng. Tuy nhiên những kết quả thu được còn bị hạn chế bởi khuyết điểm trong chỉ đạo. - Nền kinh tế của tỉnh ta với tiềm năng còn rất lớn, đất đai, lao động chưa được khai thác, cụ thể về khí hậu chưa được phát huy nên sản xuất và lưu thông còn bị hạn chế. Trong chỉ đạo chúng ta còn lúng túng trong cơ chế quản lý cũ, chưa mạnh dạn chuyển hướng nền kinh tế kịp thời, có phần trông chờ ỷ lại vào cấp trên và cơ chế quản lý mới nên chưa phát huy mạnh mẽ được quyền làm chủ tập thể của quần chúng, sử dụng sức mạnh tổng hợp để khai thác triệt để tiềm năng và ưu thế sẵn có của địa phương ta. Tuy nhiên những tiến bộ và thắng lợi đạt được hơn 3 năm qua chúng ta thấy chưa đồng đều, chưa mạnh, chưa cơ bản. Trong sản xuất và lưu thông, quốc doanh chưa thể hiện đúng vai trò chủ đạo, những sai phạm, lệch lạc trong quản lý kinh tế nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đơn vị cơ sở còn vi phạm lớn trong việc sử dụng vật tư, hàng hóa, tài chính, tiền mặt và chính sách giá cả gây nên sự rối ren không cần thiết trong sản xuất, phân phối lưu thông và đời sống. Những khuyết điểm ấy thể hiện trên hai mặt chủ yếu: - Cơ cấu kinh tế ở tỉnh ta đã được xác định là: Công nông - lâm nghiệp phải có thời gian xây dựng mới hoàn chỉnh được cơ cấu ấy, trong những năm trước mắt, chúng ta phải đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đó là mặt trận hàng đầu đối với đời sống kinh tế - chính trị toàn Đảng bộ, các ngành, các cấp phải tập trung giải quyết tốt nhất việc phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp trong đó vấn đề ưu tiên số 1 là lương thực, thực phẩm và hàng xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn chính là phát triển công nghiệp để xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp ở tỉnh ta. Từ mục tiêu ấy phải làm tốt việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh tế từ lãnh thổ, ngành và đơn vị kinh tế, phân công, phân cấp 416 https://tieulun.hopto.org
- quản lý để phát huy tiềm năng sẵn có tăng thêm sản lượng hàng hóa nhưng không phải đầu tư thêm bảo đảm được năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày một cao hơn. - Cơ chế quản lý kinh tế, những năm gần đây chúng ta đã vận dụng ban hành những văn bản pháp quy để tháo gỡ cơ chế quản lý cũ trong sản xuất nông - lâm nghiệp, trong xuất khẩu, cải tạo quản lý thị trường, tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, quản lý tài chính, phân cấp cán bộ,… lần này quán triệt Nghị quyết 6 của Trung ương chúng ta tiếp tục thực hiện và bổ sung khi cơ chế mới ra đời. Mọi ngành mọi cấp phải nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, nghị quyết cấp trên. Tránh mọi biểu hiện cục bộ, bản vị và cá nhân không thấy lợi ích chung của toàn xã hội. - Công tác cải tiến kế hoạch hóa, những năm qua các ngành, các cấp còn coi nhẹ. Trong chỉ đạo cấp ủy, chính quyền chưa sử dụng kế hoạch làm công cụ điều hành và quản lý nền kinh tế. Việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chưa xuất phát từ cơ sở, chưa cân đối được bốn nguồn khả năng nên kế hoạch chưa gắn với hạch toán kinh tế và đòn bẩy kinh tế gắn kế hoạch hiện vật với kế hoạch tài chính và phát huy tính năng động của cơ sở. - Hạch toán kinh tế, các cơ sở sản xuất - kinh doanh chưa làm đúng với ý nghĩa của nó, mang tính chất hình thức không phản ánh thực chất hiệu quả sản xuất, kinh doanh có nhiều tiêu cực bị che lấp trong giá thành phí lưu thông. - Công tác kiểm tra, thanh tra không được tiến hành thường xuyên từ cơ sở và từ trên xuống, có nơi, có chỗ làm nhưng không sơ kết rút kinh nghiệm để uốn nắn những sai lệch trong quản lý, nên mặt tiêu cực trong quản lý vẫn phát sinh và phát triển. + Trên mặt trận phân phối lưu thông, tuy có tiến bộ nhưng còn đầy rẫy những khuyết điểm và rối ren, nhiều vấn để nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn để ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. Nguyên nhân chủ yếu trực tiếp vẫn là trong bản thân công tác phân phối lưu thông phát sinh tư tưởng chỉ đạo còn hữu khuynh, lỏng lẻo, 417 https://tieulun.hopto.org
- thiếu kiên quyết dứt điểm từng vụ việc, sợ khuyết điểm, sợ trách nhiệm, tinh thần cách mạng tiến công chưa mạnh mẽ và quyết liệt với những tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội. Những khuyết điểm trên trong chỉ đạo của quản lý chúng ta thấy có hai loại sau đây: Tệ quan liêu, bao cấp, bảo thủ trì trệ gây cản trở lớn cho việc sản xuất, kinh doanh và khai thác tiềm năng, quyền sáng tạo chủ động của cơ sở. Mặt khác, cơ chế kế hoạch hóa và quản lý chậm đổi mới làm cho năng suất chất lượng, hiệu quả thấp. Trong khi cơ chế quan liêu bao cấp mới được khắc phục một phần, song tình trạng phân tán cục bộ, vô tổ chức, vô kỷ luật ở các ngành, các cấp và đơn vị kinh tế cơ sở không phải ít và còn biểu hiện ở một số đồng chí lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp, đã và đang tổn hại tới nền kinh tế, xã hội, làm xói mòn tới quan hệ sản xuất mới trong kinh tế tập thể và quốc doanh,… Những tồn tại, khuyết điểm, thiếu sót trên đây là do chưa vận dụng tốt các quy luật kinh tế và trái với đường lối, chính sách của Đảng, trái với tinh thần của chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động nên đã hạn chế tới thành quả lao động, ảnh hưởng tới đời sống và thiệt hại tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm về các khuyết điểm nói trên và nghiêm khắc kiểm điểm trước cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang. Đồng thời đòi hỏi mỗi đồng chí Tỉnh ủy viên, mỗi ngành, mỗi cấp phải nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm thiếu sót thuộc trách nhiệm của mình phụ trách. Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình khắc phục bằng được những khuyết điểm ấy tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ cơ bản theo tinh thần Nghị quyết 16 của Ban Chấp hành Trung ương về những nhiệm vụ cấp bách trong công tác quản lý kinh tế. Công tác quản lý kinh tế là một phạm trù rất rộng, có nhiều mặt, nếu không làm được đồng bộ và toàn diện sẽ hạn chế kết quả. Thực tế 418 https://tieulun.hopto.org
- 5 năm qua chúng ta làm được một số việc phù hợp với nghị quyết cải tiến quản lý kinh tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp lần thứ sáu, chúng ta sẽ tiếp tục và quyết tâm làm được hai mặt của một vấn đề cấp bách trong Nghị quyết 6 của Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra là: - Cải tiến quản lý kinh tế ở cơ sở, phân cấp cho địa phương. - Phân phối lưu thông (thị trường, giá, lương, tiền). Phần thứ hai NHỮNG NHIỆM VỤ CẤP BÁCH THỰC HIỆN VIỆC CẢI TIẾN QUẢN LÝ KINH TẾ Ở CƠ SỞ, PHÂN CẤP CHO ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN PHỐI LƯU THÔNG I. PHƯƠNG HƯỚNG CẢI TIẾN QUẢN LÝ Như phần thứ nhất chúng ta đã kiểm điểm về những thành quả đạt được trong nền kinh tế - xã hội ở tỉnh ta hơn 3 năm qua về ưu, khuyết điểm và tồn tại trong công tác quản lý kinh tế. Để thực hiện được 4 mục tiêu kinh tế, xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đề ra và 6 mục tiêu chủ yếu của Đảng bộ tỉnh lần thứ III đề ra 3 năm 1983-1985 và những năm 1980, phương hướng nhiệm vụ cải tiến quản lý kinh tế những năm trước mắt phải đạt được nội dung sau: a) Cơ chế cải tiến quản lý mới phải là: Quán triệt và cụ thể hóa đường lối của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, mở rộng quyền chủ động sáng tạo cho cơ sở, tạo ra thế mạnh ba cấp cùng làm chủ, động viên sức mạnh tổng hợp của cả nước. Với cơ chế này xóa bỏ những gì gò bó, quan liêu bao cấp, ỷ lại và trông chờ vào bên trên và bên ngoài, tạo ra tính năng động của cơ sở, thấu suốt nguyên tắc tập trung dân chủ lấy kế hoạch làm trọng tâm, gắn kế hoạch với hạch toán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích. 419 https://tieulun.hopto.org
- b) Củng cố và phát triển kinh tế - xã hội chủ nghĩa: Trước hết là kinh tế quốc doanh, thực hiện cơ chế mới phải quán triệt tinh thần cải tạo kết hợp với xây dựng, chống hiện tượng tiêu cực, chống sự phá hoại của địch, phát triển sản xuất gắn liền với việc bảo vệ sản xuất giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường, làm cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, trong kinh tế - xã hội chủ nghĩa mà quốc doanh phải là nòng cốt. c) Tiếp tục cải tiến công tác phân phối lưu thông một cách tích cực và vững chắc, thiết lập trật tự xã hội chủ nghĩa trong phân phối lưu thông: Trên cơ sở phát triển sản xuất là gốc, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa phải tích cực củng cố mở rộng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý thị trường, loại trừ tư sản thương nghiệp, loại trừ chợ đen, xóa bỏ thị trường tự do về những mặt hàng Nhà nước đặc quyền kinh doanh. Tổ chức mạng lưới phục vụ tốt hơn, bảo đảm chính sách, đúng đối tượng, hàng hóa đến tay người tiêu dùng, chống mọi hiện tượng tiêu cực trong phương thức phân phối. Cần chú ý phục vụ kịp thời cho lực lượng vũ trang biên giới, vùng cao và khu công nghiệp tập trung. Kết quả cuối cùng của sản xuất - kinh doanh hay dịch vụ phải đem lại tích lũy cho ngân sách. d) Tăng cường bộ máy quản lý và năng lực để tổ chức thực hiện và phục vụ đắc lực cho cơ sở: Từ cơ sở sản xuất đến cấp sở, ngành chủ quản phải làm rõ chức năng quản lý nhà nước về hành chính kinh tế và quản lý sản xuất - kinh doanh, phân định rõ quyền hạn cho từng người, từng cấp, đồng thời kiện toàn tinh giản bộ máy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, chế độ kỷ luật và chế độ trách nhiệm. Theo phương hướng trên, chúng ta tập trung giải quyết tốt hai loại vấn đề trong nghị quyết lần này đề ra: Một là: Đổi mới cơ chế quản lý ở cơ sở, phát huy mọi khả năng ở cơ sở hướng về cơ sở, phục vụ cho cơ sở. Đồng thời từ cơ sở nhìn lên, nhìn 420 https://tieulun.hopto.org
- ra cả hệ thống quản lý để giải quyết tháo gỡ những vướng mắc, gò bó, phát huy tính chủ động sáng tạo cho cơ sở. Hai là: Giải quyết những vấn đề nóng bỏng trong phân phối lưu thông bao gồm các mặt: thị trường, giá cả, tiền lương, tiền mặt, nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất và đời sống. II. CẢI TIẾN QUẢN LÝ ĐƠN VỊ CƠ SỞ SẢN XUẤT A. Về sắp xếp và tổ chức lại sản xuất 1. Căn cứ vào cơ cấu kinh tế đã được xác định từ tỉnh đến các huyện, thị xã tiếp tục rà xét, tính toán lại mọi mặt, căn cứ vào tiềm năng, ưu thế và yêu cầu của giai đoạn trước mắt mà bố trí các cơ sở sản xuất thích hợp theo đúng quy hoạch và kế hoạch bao gồm: năng suất, chất lượng, hiệu quả; những cơ sở không đạt ba yêu cầu này cần có thái độ dứt khoát, kiên quyết xóa bỏ. Các ngành kinh tế trên tỉnh phải rà xét và tính toán ngay phương án bố trí các cơ sở sản xuất kinh doanh theo ngành trên lãnh thổ toàn tỉnh kèm theo những kiến nghị việc phân cấp các cơ sở cho huyện, quản lý hoặc ngành quản lý bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các huyện, thị xã với cơ cấu kinh tế của địa phương mình căn cứ vào tiềm năng, ưu thế cần tính toán phương án bố trí những cơ sở kinh tế thuộc mình quản lý và các cơ sở kinh tế cấp trên nằm ở lãnh thổ, đồng thời có kiến nghị về phân cấp quản lý theo ba cấp huyện, tỉnh (ngành) hoặc Trung ương, bảo đảm năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đối với các ngành quản lý tổng hợp phối hợp có phương án rà xét lại các đơn vị kinh tế toàn lãnh thổ, kết hợp với phương án của từng ngành để quyết đáp một cách chính xác, bảo đảm mỗi đơn vị kinh tế cơ sở sau khi học Nghị quyết 6 sản xuất - kinh doanh có năng suất, chất lượng, hiệu quả không còn tình trạng thua lỗ kéo dài. Trong quá trình tính toán phương án, sắp xếp lại tổ chức sản xuất các ngành và các huyện cần xem xét kỹ cơ cấu kinh tế cấp huyện để 421 https://tieulun.hopto.org
- bố trí việc sản xuất kinh doanh thích hợp trong nông - lâm nghiệp kết hợp một cách thật hài hòa để phát triển kinh tế quốc doanh, hợp tác xã với kinh tế phụ gia đình. Trên cơ sở đó, củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất nơi ở nông thôn bao gồm cả việc củng cố xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã tín dụng để nắm tiền, nắm hàng, quản lý thị trường, phục vụ đời sống các tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. 2. Quán triệt nội dung tinh thần Nghị quyết 6 lần này, trên lãnh thổ của tỉnh, phải tính toán lại các đơn vị kinh tế của Trung ương như: Nông trường Than Uyên, Liên hiệp Xí nghiệp công - nông nghiệp chè Trần Phú, Nông trường giống rau ở Sa Pa, Công ty Vật tư lâm sản sông Hồng, lập phương án tính toán hiệu quả đề nghị phân cấp trình Nhà nước duyệt. Trên lãnh thổ các huyện hay tỉnh có các đơn vị sản xuất của huyện, tỉnh hay Trung ương, trách nhiệm chính quyền các cấp đều phải quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất, không được cục bộ, bản vị chỉ lo cho đơn vị thuộc mình quản lý trực tiếp, ngược lại các đơn vị kinh tế cấp trên đóng trên lãnh thổ của huyện hay tỉnh đều phải gắn chặt mối quan hệ giữa đơn vị mình với chính quyền nơi mình ở, mặt khác có trách nhiệm cung cấp những yêu cầu của địa phương trong việc xây dựng và lập kế hoạch trên lãnh thổ. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tham gia vào việc xây dựng kế hoạch của đơn vị kinh tế cấp trên đóng trên lãnh thổ của mình để khai thác tiềm năng hiện có ở địa phương dựa vào sản xuất kinh doanh. Các đơn vị kinh tế cấp trên đóng trên lãnh thổ huyện, tỉnh phải tôn trọng chính quyền địa phương theo pháp luật quy định, đồng thời có trách nhiệm đóng góp xây dựng kinh tế địa phương. 3. Về tổ chức liên hiệp sản xuất, căn cứ vào tiềm năng, ưu thế của từng huyện, ngành và đơn vị sản xuất trên lãnh thổ được tiến hành liên kết để sản xuất ra những sản phẩm có hiệu quả cao, bảo đảm đôi bên hoặc nhiều bên đều có lợi, khắc phục và chấm dứt việc liên kết trong trao đổi hàng hóa ngoài kế hoạch để lưu thông chỉ nhằm đơn 422 https://tieulun.hopto.org
- thuần mua, bán đẩy giá lên cao thu chênh lệch giá. Vì vậy, việc liên kết phải được kế hoạch hóa, có tổ chức và có sự chỉ đạo của cấp trên; nếu liên kết trong phân phối lưu thông tăng thêm nguyên liệu đẩy mạnh sản xuất tạo ra nguồn hàng được khuyến khích nhưng kết quả cuối cùng đều phải bảo đảm được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn và đôi bên phải có lợi thực thụ. B. Về cơ cấu quản lý các đơn vị cơ sở sản xuất 1. Đối với xí nghiệp quốc doanh: Đã là xí nghiệp quốc doanh phải thực hiện kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Hạt nhân của cơ chế đó là kế hoạch hóa, kế hoạch phải gắn với hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. a) Cơ chế kế hoạch hóa: xác định theo nguyên tắc tập trung dân chủ và ba cấp kế hoạch cơ bản. Việc cân đối và tổng hợp kế hoạch phải từ cơ sở lên, dưới sự chỉ đạo tập trung đúng đắn từ trên xuống. Kế hoạch cơ sở phải xây dựng cân đối từ bốn nguồn khả năng giúp cho cấp trên tính toán cân đối kế hoạch được vững chắc, đồng thời làm cho kế hoạch có tính pháp lệnh nghiêm ngặt. Ngoài chỉ tiêu pháp lệnh đã giao, khuyến khích xí nghiệp lập kế hoạch bổ sung bằng vật tư tự kiếm phần sản phẩm trong chi tiêu cân đối bằng nguồn vật tư do xí nghiệp tự kiếm thì xí nghiệp được hoạch toán giá thành theo giá vật tư thu mua, được sử dụng một phần sản phẩm (đã ghi trong kế hoạch) để đối lưu vật tư cho sản xuất và được hưởng tỷ lệ lợi nhuận để trích lập các quỹ xí nghiệp cao hơn so với sản phẩm chủ yếu bằng nguyên liệu do Nhà nước cung ứng. Hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh: - Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện (có phần cho xuất khẩu). - Sản phẩm giao nộp (có phần cho xuất khẩu) theo chỉ tiêu chất lượng quy định trong hợp đồng. - Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách. - Những vật tư chủ yếu do Nhà nước cung ứng. - Mức giảm giá thành. 423 https://tieulun.hopto.org
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 17 (2000-2003): Phần 1
699 p | 14 | 5
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 13 (1983 -1986): Phần 1
405 p | 20 | 5
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 8 (1973-1976): Phần 1
501 p | 18 | 5
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 16 (1996-2000): Phần 2
622 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 16 (1996-2000): Phần 1
700 p | 6 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 15 (1991 -1996): Phần 1
397 p | 17 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 14 (1986 -1991): Phần 1
357 p | 11 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 12 (1980 -1982): Phần 1
400 p | 6 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 11 (1978 -1980): Phần 1
763 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 10 (1976-1977): Phần 1
499 p | 11 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 7 (1970-1972): Phần 1
303 p | 17 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 6 (1967-1970): Phần 1
505 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 5 (1963-1966): Phần 1
625 p | 12 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 3 (1956-1959): Phần 1
299 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 2 (1951-1955): Phần 1
508 p | 10 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 1 (1947-1951): Phần 2
409 p | 6 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 1 (1947-1951): Phần 1
403 p | 9 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 15 (1991 -1996): Phần 2
447 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn