Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 5 (1963-1966): Phần 2
lượt xem 3
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 "Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 5 (1963-1966)" tiếp tục trình bày các tài liệu là các chỉ thị, nghị quyết, thông tri, thông báo, báo cáo... của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai ban hành từ tháng 6-1963 đến tháng 12-1966. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 5 (1963-1966): Phần 2
- BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ NGÀY 26-2-1964 Về kiểm điểm việc thực hiện chính sách dân tộc ở Lào Cai từ 1960 đến 1963 Phần thứ nhất ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH LÀO CAI 1. Lào Cai là một tỉnh miền núi, biên giới, đất rộng người thưa, nhiều dân tộc và đa số là các dân tộc vùng cao, ít người sống xen kẽ Lào Cai có diện tích 4.217 km2, dân số Lào Cai có 127.623 người, so với năm 1960 tăng 25.126 người, mật độ dân số hiện nay mới chiếm 24,7 người1/km2 nhưng phân bổ không đều: miền Đông khoảng 33,4 và miền Tây khoảng 12,7. Lào Cai có 5 huyện và 2 thị xã trong đó có 121 xã thì 91 xã thuộc vùng cao và giữa. Lào Cai có 26 dân tộc, đông nhất là dân tộc Mèo 40.626 người rồi đến Kinh 32.227 người, Mán 18.587 người, Thổ 7.147 người, Nhắng 9.671 người, Nùng 7.776 người, Hoa 4.285 người. Các dân tộc thiểu số2 nhất như U Ní 1.197 người, La Chí 875 người, Tu Dí 818 người, ___________ 1, 2. Từ chúng tôi thêm vào - BT. 624 https://tieulun.hopto.org
- Pa Dí 733 người, Lô Lô 41 người, trong đó có 11 dân tộc sống ở vùng cao và chiếm khoảng 2/3 dân số. Các dân tộc ở Lào Cai sống rất xen kẽ, các huyện có từ 7 dân tộc đến 10 dân tộc. Làng bản thưa thớt và cư trú rất phân tán, như Bắc Hà có 286 thôn thì 127 thôn có từ 15 hộ trở xuống, 90 thôn thì có từ 16 đến 25 hộ, còn 50 hộ trở lên chỉ có 11 thôn. Nhiều thôn chỉ có từ 5 - 7 hộ. Trình độ các dân tộc chênh lệch nhau, phong tục tập quán cũng khác nhau, nhiều tập tục lạc hậu còn tồn tại. Từ năm 1945 đến nay Lào Cai trải qua nhiều biến cố chính trị, đặc biệt trong những năm kháng chiến do âm mưu chia để trị, âm mưu thổ phỉ hóa nhân dân của địch làm cho tình hình chính trị ở Lào Cai rất phức tạp. Lào Cai có 250 km đường biên giới giáp với Trung Quốc và có đường xe lửa liên vận Vân Nam - Hà Nội chạy qua, do đó Lào Cai trở thành cửa ngõ nối liền Việt Nam với Trung Quốc nên bọn đế quốc càng hết sức nhòm ngó. 2. Lào Cai là một tỉnh có nhiều tài nguyên phong phú, có nhiều khả năng phát triển công, nông, lâm nghiệp một cách toàn diện phục vụ nâng cao đời sống nhân dân, nhưng trình độ sản xuất còn thấp kém, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu Theo số liệu thống kê, diện tích trồng trọt toàn tỉnh đến nay có 10.730 ha (ruộng: (...) ha, nương: (...) ha; gần 2/3 diện tích trồng lúa, còn trồng ngô và các hoa màu khác. Rừng núi chiếm khoảng (...) tổng diện tích của Lào Cai, do đó nói lên khả năng tăng diện tích và khả năng phát triển nghề rừng còn nhiều. Khả năng tăng vụ và tăng năng suất cũng còn nhiều vì phần lớn các diện tích ruộng của vùng cao mới chỉ trồng một vụ, trình độ canh tác nhìn chung còn thấp. Lâm sản ở Lào Cai rất giàu, ngoài gỗ, nứa... còn nhiều vị thuốc quý. Các đặc sản như chè, thảo quả, đậu tương thường tập trung từng vùng, thuận lợi cho việc cải tiến kỹ thuật và sản xuất hàng hóa. 625 https://tieulun.hopto.org
- Chăn nuôi cũng khá phát triển, trong đó đàn trâu, ngựa tương đối nhiều đã góp phần quan trọng giải quyết sức kéo và việc vận tải nông thôn miền núi. Sự phân bố đất đai và khí hậu chia Lào Cai thành 3 vùng: cao, giữa, thấp, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây của nhiệt đới và ôn đới, song canh tác còn phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều và trình độ kỹ thuật còn rất lạc hậu. Về mặt công nghiệp, Lào Cai có nhiều sông suối có khả năng phát triển mạnh thủy lợi, qua thăm dò địa chất Lào Cai có những mỏ quý như apatít, đồng, chì, mica,... có thể mở rộng khai thác công nghiệp địa phương phát triển nhanh và mạnh, song thủ công nghiệp còn ít và thường chưa tách khỏi nông nghiệp, mấy năm qua có phát triển nhưng còn yếu. 3. Lào Cai là một tỉnh phong trào mọi mặt còn yếu nhưng qua cải cách dân chủ, qua cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, Lào Cai đã có nhiều tiến bộ lớn về mọi mặt và đang có nhiều triển vọng tốt Lào Cai là một tỉnh hầu như không có cơ sở bí mật trước Cách mạng Tháng Tám, trong Cách mạng Tháng Tám trong một thời gian dài, Lào Cai bị Quốc dân Đảng chiếm cứ. Cuối năm 1946 ta giải phóng Lào Cai khỏi Quốc dân Đảng thì cuối năm 1947 Pháp lại tái chiếm. Cho mãi tới cuối năm 1950, Lào Cai mới được giải phóng khỏi đế quốc Pháp, nhưng sau đó Lào Cai luôn luôn có những vụ nổi phỉ kéo dài trong nhiều địa phương trong tỉnh. Từ sau ngày Lào Cai giải phóng, nhiều chính sách của Đảng được ban hành đã có tác dụng đẩy mạnh sản xuất và làm thay đổi một phần quan hệ sản xuất ở nông thôn Lào Cai. Đặc biệt từ giữa 1959 trở lại đây Lào Cai đã tiến hành nhiều đợt vận động hợp tác hóa kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở nông thôn, đồng thời tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo tiểu thương và tiểu 626 https://tieulun.hopto.org
- thủ công ở các thị xã, thị trấn, sau đó lại tiếp tục tăng cường nhiều cán bộ xuống củng cố hợp tác xã, củng cố cơ sở, đẩy mạnh sản xuất. Thắng lợi qua các cuộc cải tạo trên cùng với những thắng lợi của mặt phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, củng cố trật tự trị an, củng cố và xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng trong mấy năm qua đã làm cho bộ mặt của Lào Cai biến đổi hết sức lớn lao và đang có nhiều triển vọng tốt. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu của công cuộc cách mạng hiện nay, nếu so với các tỉnh miền xuôi và nhiều tỉnh miền núi khác thì phong trào mọi mặt của Lào Cai vẫn còn non yếu, cần phải cố gắng rất nhiều hơn nữa mới có thể theo kịp. Phần thứ hai NHỮNG KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM CHÍNH TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở LÀO CAI Từ năm 1960 đến nay, nhờ thắng lợi của cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ, nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương theo phương hướng các Nghị quyết lần thứ 5, lần thứ 7 và Nghị quyết về sản xuất nông nghiệp miền núi... cộng với sự quyết tâm của các ngành, các cấp, của cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước những năm đầu của kế hoạch 5 năm ở Lào Cai đã có những thắng lợi lớn. I. VỀ KINH TẾ 1. Về hợp tác hóa Phát huy thắng lợi của cuộc vận động hợp tác hóa kết hợp 627 https://tieulun.hopto.org
- hoàn thành cải cách dân chủ, để chuẩn bị bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bắt đầu từ mùa thu 1960 tỉnh đã mở một cuộc vận động quần chúng tiến lên căn bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, củng cố cơ sở, bảo vệ trật tự an ninh ở nông thôn, đồng thời đẩy mạnh công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở các thị xã, thị trấn. Tính đến cuối năm 1961: 76,7% số hộ nông dân lao động đã vào hợp tác xã nông nghiệp, cuối năm 1962 có 80,9% số hộ thủ công và 75% số tiểu thương đã vào hợp tác xã; 52% nhân khẩu nông nghiệp từ 16 tuổi trở lên vào hợp tác xã tín dụng và 62% nhân khẩu đã tham gia hợp tác xã mua bán. Tốc độ phát triển hợp tác xã như trên rất nhanh. Quan hệ sản xuất căn bản đã thắng lợi. Đó là một thắng lợi lớn, một nhân tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy sản xuất và mọi mặt công tác khác tiến hành thuận lợi. Về mặt củng cố hợp tác xã, tỉnh rất chú trọng. Ba năm qua tỉnh đã lấy việc củng cố hợp tác xã và đẩy mạnh sản xuất làm nhiệm vụ trung tâm thường xuyên. Nhờ vậy, tuy tỷ số hợp tác xã có giảm nhưng nhìn chung các hợp tác xã vững mạnh hơn trước nhiều và công tác quản lý hợp tác xã có nhiều tiến bộ. So sánh mấy năm qua: Năm Tổng số Số Số hộ Tỷ lệ (%) hộ nông dân hợp tác xã nông dân đã vào hợp tác xã 1960 15.808 547 11.723 72,9 1961 16.001 545 12.550 76,2 1962 16.223 450 11.317 67 1963 20.086 435 9.726 48 Ngoài số hợp tác xã bị vỡ và số hộ xin ra, đáng chú ý số hộ nông dân tăng nhanh nên tỷ số giảm nhiều. Phân loại hợp tác xã nông nghiệp hiện nay: loại khá chiếm 30,3%, loại trung bình chiếm 44,2%, loại kém chiếm 25%. 628 https://tieulun.hopto.org
- Một số hợp tác xã bước đầu xây dựng một số cơ sở vật chất như có 25 hợp tác xã nuôi trâu, bò, lợn, dê; 7 hợp tác xã trồng cây ăn quả và cây công nghiệp; 7 hợp tác xã làm lò rèn; 20 hợp tác xã khai thác lâm sản; 6 hợp tác xã làm cối ngàn; 15 hợp tác xã có sân phơi, 5 hợp tác xã có trục lăn lúa. Nhiều hợp tác xã đã xây dựng được kế hoạch sản xuất, đã biết khoán việc hoặc ba khoán, đã thanh quyết toán được tài vụ hoặc chia hoa lợi sòng phẳng, đã lập được quỹ tuy số vốn tích lũy còn ít. Về quy mô hợp tác xã qua điều chỉnh, nay tương đối ổn định tuy có một số còn nhỏ bé quá trên dưới 10 hộ. Trong công tác củng cố, tỉnh đã chú ý các đặc điểm từng vùng như hợp tác xã vùng cao chưa vững, tốt nhất chưa nên mở rộng quá một xóm và không nên nhiều dân tộc, quy mô trung bình từ 15 đến 35 hộ ở vùng thấp, quy mô hợp tác xã khoảng 30 đến 50 hộ. Những hợp tác xã có quy mô lớn cũng không nên quá 150 hộ. Tỉnh cũng luôn chú ý giáo dục vấn đề đoàn kết dân tộc, đôi nơi có xích mích về quyền lợi và tập quán sinh hoạt của dân tộc trong hợp tác xã, tỉnh đã chú ý giải quyết. Về hoạt động của hợp tác xã tín dụng và hợp tác xã mua bán đã khắc phục được một phần khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của quần chúng, đã giúp đỡ được một số xã viên thiếu thốn và đã giúp đồng bào tiện mua, tiện bán không phải đi xa. Do đó số xã viên xin vào hợp tác xã tín dụng và mua bán ngày càng nhiều. Về hợp tác xã thủ công và các tổ hợp tác tiểu thương cũng được củng cố hơn và đời sống được ổn định vững chắc hơn trước. Sản xuất thủ công nghiệp có tiến bộ đã góp phần quan trọng phục vụ đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất. Cụ thể với số thợ thủ công chỉ bằng 0,5 = dân số với 100.000 đồng tiền vốn tức chỉ bằng 1/9 số tiền vốn của Ty Công nghiệp nhưng hằng năm đã sản xuất gấp hai lần giá trị sản lượng cả 2 năm 1961-1962 của Ty Công nghiệp cộng lại, và chiếm 11% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh. Hoạt động của thợ thủ công và tiểu thương hợp tác hóa đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế ở địa phương, đồng 629 https://tieulun.hopto.org
- thời đã làm giảm bớt những va chạm, xích mích giữa các dân tộc trong tỉnh mà chủ yếu giữa thương nhân với nông dân và giữa dân tộc Kinh với các dân tộc khác. Ngoài những nguyên nhân chung như Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 đã nêu, Lào Cai thấy còn có thêm mấy nguyên nhân sau: 1- Lòng tin tưởng tuyệt đối của đồng bào các dân tộc với sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch. Đây là một nguyên nhân quan trọng nhất. 2- Sự nỗ lực chủ quan, tập trung lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cộng với quyết tâm của toàn thể cán bộ, đảng viên và tinh thần đoàn kết tương trợ sẵn có trong đồng bào các dân tộc. 3- Nhờ đà phấn khởi của nhân dân các dân tộc do việc hoàn thành tốt cải cách dân chủ và ảnh hưởng thúc đẩy của phong trào hợp tác hóa miền xuôi cùng với ảnh hưởng của phong trào hợp tác hóa bên Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh mặt thắng lợi, mặt chủ yếu của phong trào, công tác xây dựng, củng cố hợp tác xã đã mắc những thiếu sót, khuyết điểm: 1/ Việc chuẩn bị cơ sở, chuẩn bị điều kiện nhiều nơi chưa tốt, tư tưởng chỉ đạo nóng vội, giản đơn chạy theo số lượng, hình thức, chưa thấy hết những đặc điểm từng vùng, cho nên đã có lúc gượng ép tổ chức cả những hợp tác xã chưa đủ điều kiện hoặc đưa lên quy mô lớn, lên cấp cao quá nhanh. Cuối năm 1961 vùng cao đã đưa 77,85% và vùng giữa 72,08% số hộ vào hợp tác xã. Có những hợp tác xã chỉ xây dựng khung nhưng thiếu chuẩn bị cán bộ quản lý hoặc sau khi xây dựng hợp tác xã việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không theo kịp với yêu cầu. Vì vậy trải qua thử thách sản xuất và quản lý - trừ những hợp tác xã vùng thấp còn giữ nguyên được và phát triển thêm một số hợp tác xã của đồng bào miền xuôi mới lên - nhiều hợp tác xã vùng cao và giữa đã chuyển xuống hình thức đổi công hoặc làm mải giúp nhau theo 630 https://tieulun.hopto.org
- tập quán cũ. Nay tỉ số hộ vùng cao giảm xuống còn 51,9% và vùng giữa còn 65,7%. 2/ Đối với công tác quản lý hợp tác xã, tuy tỉnh đã có nhiều cố gắng như cử hàng trăm cán bộ xuống xã, tổ chức nhiều đợt củng cố liên tục trong mấy năm qua nhưng sự giúp đỡ của tỉnh về xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật để tăng cường kinh tế tập thể của hợp tác xã còn ít, trong đó cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã vùng cao và giữa gần như chưa có gì đáng kể, cụ thể trong 82 hợp tác xã vùng cao và giữa huyện Bắc Hà, chỉ có 10 hợp tác xã có ít cào cỏ cải tiến, ngoài ra chưa có thứ gì mới. Hoặc trong tổng số 106 hợp tác xã của huyện thì 27 hợp tác xã chưa có đồng quỹ nào. Sở dĩ như vậy vì nhận thức về cải tạo quan hệ sản xuất với cải tiến kỹ thuật phát triển sản xuất chưa được quán triệt, nội dung cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất chưa được coi trọng đúng mức. 3/ Việc chấp hành chính sách còn nhiều thiếu sót đã gây ra những hiện tượng tiêu cực trong sản xuất, nhất là vấn đề chăn nuôi và 5% đất để lại không công bố rõ ràng nên phần kinh tế gia đình ngày càng phát triển, công hữu tràn lan, nơi quá cao, nơi quá thấp, không phù hợp với tình hình và đặc điểm địa phương. Về mặt sản xuất, nhiều hợp tác xã chưa xác định được phương hướng sản xuất lâu dài và cụ thể, một số chưa có kế hoạch sản xuất. Quản lý lao động còn lỏng lẻo, số công lao động đầu tư vào mỗi hécta khoảng 70 công, ngày công làm cho hợp tác xã mỗi tháng mới khoảng 10 công. Số ngày công làm riêng cho gia đình chiếm nhiều hơn, do đó đã gây nhiều khó khăn cho hợp tác xã. Quản lý tài vụ còn nhiều chỗ không minh bạch; việc phân phối còn nặng lối bình quân, thiếu dân chủ, tham ô, lãng phí còn phổ biến, do đó hạn chế tinh thần phấn khởi tích cực của xã viên. 4/ Trong công tác củng cố, tỉnh rất chú trọng và tập trung lực lượng củng cố hợp tác xã nông nghiệp là đúng, nhưng các hợp tác xã tín dụng, mua bán, hợp tác xã thủ công và các tổ hợp tác xã tiểu thương chưa được chú ý đúng mức, vì vậy kết quả hoạt động thực tế 631 https://tieulun.hopto.org
- của các hợp tác xã này bị hạn chế. Nhiều hợp tác xã tín dụng có vốn không biết kinh doanh, tiền cổ phần của xã viên nhiều nơi lại đem gửi vào ngân hàng nhà nước như những cơ sở vận động tiết kiệm. Lề lối làm ăn và thái độ của nhiều thợ thủ công và tiểu thương đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều biểu hiện xấu. Việc xây dựng củng cố các tổ đổi công nhiều giúp đỡ các tổ đổi công nhiều lúc cũng bị xem nhẹ. Ngoài những khuyết điểm trên, Lào Cai còn có những nhược điểm là sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, chưa phổ biến thành hàng hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, trình độ văn hóa còn thấp, năng lực cán bộ có hạn và cơ sở, nhất là cơ sở nông thôn nhiều vùng còn yếu. Do những khuyết điểm và nhược điểm trên, phong trào hợp tác hóa ở Lào Cai tuy đã đạt được những thắng lợi to lớn và căn bản nhưng cũng còn nhiều mặt yếu, tồn tại cần tích cực khắc phục để đáp ứng yêu cầu mới. 2. Về sản xuất Trên cơ sở các hợp tác xã được xây dựng và củng cố, 4 năm qua sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp và các ngành kinh tế ở Lào Cai đã phát triển khá nhanh. Về nông nghiệp, Lào Cai đã hết sức chú ý đẩy mạnh phát triển cây lương thực, đã nâng diện tích gieo trồng cây lương thực trong toàn tỉnh từ 17.152 ha năm 1960 lên 23.934 ha năm 1963 tăng 34,7%, trong đó vùng thấp tăng 11,1%, vùng giữa tăng 11,5%, vùng cao tăng 12,1%. So sánh diện tích mấy loại cây lương thực chính: 1960 1963 Tỷ lệ (%) Lúa 9.018 ha 10.876 ha 120 Ngô 7.423 ha 10.547 ha 142 Khoai 275 ha 1.110 ha 400 Sắn 154 ha 775 ha 500 632 https://tieulun.hopto.org
- Về sản lượng, bình quân giá trị sản lượng trồng trọt tăng (...) bình quân sản lượng lương thực quy ra thóc tăng (...). Tốc độ phát triển về diện tích và sản lượng các loại cây trồng như trên là khá nhanh. Vì vậy: - Lúa so với năm mới hòa bình tăng 5.360 tấn, - Lúa so với năm 1939 (thuộc Pháp) tăng 8.645 tấn, - Đặc biệt hoa màu (khoai, sắn,...) so với 1960 tăng từ 4 đến 5 lần. Những thắng lợi trên đã giải quyết về căn bản nạn đói lưu niên ở vùng cao và rõ rệt nhất là ở các vùng đồng bào Mán ở Nậm Lúc (Bắc Hà), vùng đồng bào Mèo ở Cao Sơn, Mường Khương, nhân dân không sợ bị nạn đói đe dọa năm này sang năm khác nữa. Hơn thế nữa, một số nơi thuộc vùng cao không những tự túc được mà còn bán một phần lương thực cho Nhà nước. Thắng lợi thứ hai về sản xuất lương thực là trước đây Lào Cai vẫn phải xin tiếp trợ của Trung ương hằng năm khoảng 3.000 tấn gạo, nhưng đến 1963 do sản xuất lương thực khá, chỉ xin 1.781 tấn và triển vọng năm 1964 Lào Cai có thể tự túc được. Tuy vậy khả năng trồng cây lương thực ở Lào Cai còn nhiều, không những ở vùng thấp mà cả ở vùng cao, không những về hoa màu mà cả về thóc lúa. Ngoài khả năng tăng diện... Lào Cai còn có nhiều khả năng tăng vụ, tăng năng suất và còn nhiều ruộng đất (trong đó đại bộ phận ruộng đất vùng cao) mới cấy một vụ và tác dụng về kỹ thuật nói chung còn ít, năng suất còn thấp. Về cây công nghiệp cũng được chú ý đẩy mạnh phát triển. Có những loại phát triển mạnh như đậu tương, chè, mía, trẩu, thảo quả... Bình quân hằng năm diện tích cây công nghiệp tăng khoảng (...). Về chăn nuôi, giá trị chăn nuôi năm 1962 tăng 10% so với năm 1960 và năm 1963 tăng hơn mấy năm trước nhiều. Đáng chú ý đàn lợn tăng từ 28.852 con năm 1961 lên 38.732 con năm 1962 và lên 45.600 con năm 1963 (tính đến cuối kỳ kế hoạch). Riêng đàn bò, dê tăng nhanh gấp đôi, gấp ba vì gần đây bắt đầu được chú ý. 633 https://tieulun.hopto.org
- Về nghề rừng, ở Lào Cai cũng rất quan trọng; vì rừng núi chiếm tới (...) tổng số diện tích. Tài nguyên rừng còn rất phong phú chưa được khai thác mấy. Nên làm tốt nghề rừng không những nâng cao đời sống nhân dân, phục vụ tốt xuất khẩu, chống được xói mòn, bạc màu, giữ gìn độ ẩm cho đất. Làm tốt nghề rừng còn phát huy được khả năng tiềm tàng sẵn có của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất cho hợp tác xã góp phần củng cố hợp tác xã. Ví dụ hợp tác xã Mỏ Sinh có 16 hộ trồng được 6.000 trẩu hiện nay trẩu mới lớn đã đáng giá mỗi cây 2đ5. Mấy năm nữa hợp tác xã sẽ thu hoạch hàng vụ khá nhiều tiền về trẩu và do đó xã viên càng gắn bó với hợp tác xã hơn. Mấy năm qua tỉnh đã chú trọng phát triển nghề rừng, vì vậy tốc độ phát triển bình quân nghề rừng tăng trong 3 năm là (...)% và so với năm 1960 tăng (...)%. Công tác bảo vệ cải tạo và trồng rừng đã được chú ý và có tiến bộ hơn trước. Công tác vận động đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế văn hóa miền núi cũng được tiến hành tích cực. Ba năm qua đã có 7.178 đồng bào ở miền xuôi lên ở Lào Cai, đồng bào đã khai hoang được (...) ha ruộng đất, ngoài ra còn sản xuất xen kẽ vào các hợp tác xã địa phương. Trừ 1.182 người trở về quê cũ, số đồng bào ở lại nói chung đã ổn định nhà cửa, sản xuất, nhiều người có thu nhập khá và có quan hệ tốt với đồng bào địa phương. Một số những va chạm giữa đồng bào xuôi lên và nhân dân địa phương đã được chú ý giải quyết. Công tác vận động định cư định canh đã thực hiện có kết quả ở một số nơi và đã có ít nhiều kinh nghiệm. Vấn đề này hiện nay đang trở thành một yêu cầu cấp bách, song sự chú ý cũng chưa được đầy đủ. Về công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp: tổng sản lượng so với năm 1960 tăng (...) %, bình quân trong 3 năm tăng (...) %. Nhờ mở rộng cơ sở và tăng cường thiết bị, riêng công nghiệp quốc doanh tăng bình quân trong 3 năm là (...) %, từ chỗ 634 https://tieulun.hopto.org
- có 6 cơ sở sản xuất năm 1960 nay đã có (...) cơ sở sản xuất. Các mặt hàng tăng nhiều. Về giao thông, bưu điện: hai năm 1961 - 1962 vốn đầu tư đã tăng 6,5% so với số vốn cả 3 năm trước cộng lại. Tỉnh đã tập trung lực lượng giải quyết những đường kinh tế quan trọng và hiện nay ôtô đã có thể đi tới các huyện trong tỉnh. Điện thoại đã nối liền từ tỉnh tới các khu vực và đã chạy suốt dọc biên giới. Về thủy lợi: thủy lợi được đẩy mạnh cả vùng thấp và vùng cao. Riêng hai năm 1961, 1962 không kể nhân vật lực đóng góp của nhân dân, số vốn của Nhà nước đầu tư làm thủy lợi đã tăng hơn 3 lần so với cả 4 năm trước cộng lại. Công tác thương nghiệp, tài chính, ngân hàng cũng có nhiều tiến bộ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội hằng năm so với 1960 tăng 3,8%. Thu mua bình quân tăng 6,6%, cho vay và thu nợ hằng năm tăng khoảng 40%, lương thực được ổn định, nghĩa vụ thuế được ổn định. Đặc biệt tỉnh đã nghiên cứu hoàn cảnh điều kiện từng vùng để quy định mức thu mua hợp lý đã làm cho nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Như huyện Bắc Hà thu mua lợn trong tháng 11-1963 bằng trọng lượng mua được trong cả năm 1962. Mấy năm qua trong lãnh đạo sản xuất tỉnh còn có những ưu điểm nổi bật như đã xác định được phương hướng sản xuất phù hợp với đặc điểm từng vùng theo tinh thần Nghị quyết về sản xuất nông nghiệp miền núi của Trung ương và đang tiến tới xác định phương hướng sản xuất cho từng vùng nhỏ trong mỗi địa phương. Trong phương hướng sản xuất, tỉnh rất chú trọng phát triển các loại cây trồng đã có tập quán trong địa phương, đồng thời tích cực nhập nội một số giống nước ngoài như bò sữa, cây lê, táo, đậu răng ngựa, lúa đại mạch, v.v. hoặc tích cực chuyển các loại giống từ vùng này sang vùng khác như lúa chiêm, đậu tương, khoai, sắn. Đối với thuốc phiện tỉnh cũng đã kiên quyết vận động bỏ trồng, thắng lợi đã hầu khắp các xã trong tỉnh và thay thế bằng 635 https://tieulun.hopto.org
- các cây khác. Về mặt kỹ thuật, tỉnh cố gắng xây dựng một số trạm, trại thí nghiệm, đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật cung cấp cho các huyện, các xã; đã chú trọng phát triển mạnh mạng lưới thủy lợi và bước đầu gây được chuyển biến trong công tác chống xói lở bạc màu, tích cực khai hoang nhiều nương ruộng bậc thang và bước đầu thu được kết quả tốt trong vấn đề cải tiến công cụ và sử dụng nông cụ cải tiến. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn những khuyết điểm, nhược điểm: chú ý trong tăng diện tích nhưng ít chú trọng tăng năng suất tốt vì vậy năng suất nhiều loại cây trồng ngày càng bị tụt, vấn đề tăng vụ cũng chưa được lưu ý đúng mức. Công tác cải tiến nông cụ nói chung còn yếu và riêng vùng cao yếu hơn, cụ thể trong 58 hợp tác xã vùng cao huyện Bắc Hà chỉ có 10 hợp tác xã có ít cào cỏ cải tiến, ngoài ra không có một thứ nông cụ cải tiến nào khác. Trong vận động cải tiến kỹ thuật, trừ thủy lợi làm tương đối mạnh, các biện pháp khác còn kém. Vài năm gần đây, tỉnh đã chú trọng nghề rừng và cây công nghiệp nhưng chưa đầy đủ. Trong nghề rừng còn xem nhẹ. Trong vận động trồng cây công nghiệp có vùng chưa được chú ý như vùng thấp tăng 27% diện tích, vùng cao tăng 7%, nhưng vùng giữa chỉ tăng có 1,7%. Trong công nghiệp, công nghiệp quốc doanh được quan tâm lãnh đạo nhưng thủ công nghiệp còn bị coi nhẹ vì vậy sản lượng công nghiệp quốc doanh bình quân hằng năm tăng 54,3%, nhưng sản lượng thủ công nghiệp chỉ tăng có 0,7%. Các đường giao thông nông thôn và các phương tiện vận tải thô sơ hợp với miền núi chưa phát triển. Về kiến thiết cơ bản ở các thị xã, thị trấn tăng nhanh khối lượng xây lắp thiết bị thể hiện bằng tiền hai năm 61, 62 bằng 4 năm trước cộng lại, nhưng kiến thiết cơ bản ở nông thôn gần như chưa có gì; trường học, trạm xá, sân phơi, nhà kho bằng gạch rất ít. Về thương nghiệp đã vận dụng phương châm lấy gần bù xa, lấy lãi bù lỗ tương đối tốt, đã cung cấp nhiều thứ hàng hóa hợp thị hiếu các dân tộc nhưng việc phổ biến tiêu chuẩn chính sách 636 https://tieulun.hopto.org
- như vấn đề cung cấp vải cho những gia đình có đám ma, đám cưới làm rất chậm, thậm chí Chính phủ giao cho Ủy ban hành chính, xã có quyền cấp giấy chứng nhận cho những gia đình có đám ma, đám cưới, sinh đẻ nhưng thương nghiệp không chấp hành, gây khó khăn cho những gia đình trên khi cần đến. Thái độ của cán bộ, nhân viên mậu dịch trong khi mua bán với đồng bào các dân tộc có tiến bộ hơn trước nhưng còn nhiều biểu hiện xấu làm cho nhân dân hiểu lầm và các phần tử xấu lợi dụng chia rẽ dân tộc. II. VĂN HÓA, XÃ HỘI Trên cơ sở các hợp tác xã được củng cố, sản xuất phát triển mấy năm qua sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao đẩy mạnh và đã thu được nhiều thành tích: Về văn hóa: Phong trào văn hóa quần chúng đã đạt những bước tiến mới. Ngày nay hầu khắp các xã đã có những tổ, nhóm văn nghệ, nhiều cơ quan, xí nghiệp đã có những đội văn nghệ nghiệp dư, văn công chuyên nghiệp đã phát huy tác dụng nòng cốt hướng dẫn và khai thác vốn văn nghệ dân tộc, mà đỉnh cao nhất là hội diễn tháng 11-63 vừa qua có tới 50 đội tổ văn nghệ của 14 dân tộc khác nhau trong tỉnh, biểu diễn 150 tiết mục với nhiều màu sắc dân tộc khác nhau. Chiếu bóng từ 3 đội 1960 nay tăng lên 7 đội. Bình quân mỗi người ở nông thôn được xem chiếu bóng gần 3 lần một năm. Phim đèn chiếu phù hợp với trình độ nhân dân nhất là vùng cao và tiện đi sâu vào những làng bản xa xôi, hẻo lánh được sử dụng tốt mấy năm trước, nhưng gần đây bị coi thường và hoạt động giảm sút. Các hình thức tham quan triển lãm, thao diễn kỹ thuật được tăng cường các hình thức thông tin, phổ biến sách báo, làm được tuy còn ít đã giúp nâng cao hiểu biết của nhân dân cả về chính sách, thời sự, khoa học. 637 https://tieulun.hopto.org
- Công tác cải tạo phong tục tập quán có nhiều kết quả tuy có lúc giáo dục không liên tục, một số hủ tục lại trở lại. Công tác cải tạo và sử dụng mo then ở một số xã đã làm tốt. Về giáo dục trong hai năm 1962, 1963, số trường và số học sinh tăng gấp hai lần so với năm 1960 (1960 có 2.897 em; 1962 có 5.605 em; 1963 có 5.700 em). Đầu năm 1960 trong tỉnh còn 50 xã trắng chưa có cơ sở nhưng đến nay xã nào cũng có trường phổ thông cấp I và đại đa số các thôn đã có lớp vỡ lòng. Năm 1960 có 33% số em trong tuổi đi học được đến trường, sang 1963 đã tăng lên 55%. Bên cạnh hệ thống trường phổ thông, các trường đào tạo cán bộ tại chỗ đều được thành lập ở các huyện và một số khu vực, tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ xã. Trường ký túc xá của con em các dân tộc ở tỉnh được duy trì, đồng thời tỉnh đã mở hàng loạt ký túc xá dân lập ở các xã để thuận lợi cho con em các dân tộc theo học. Trường sư phạm đào tạo các giáo viên người địa phương được tiến hành tích cực, toàn tỉnh đã có 17 xã thanh toán xong nạn mù chữ. Đặc biệt Lào Cai đã xây dựng chữ Mèo cho một xã đầu tiên trên miền Bắc (xã Bản Phố, Bắc Hà). Năm 1963 số học sinh chữ Mèo tăng hơn 1962 là 4,5%, chữ Mèo được bắt đầu sử dụng trên báo và được sử dụng rộng rãi hơn. Số học sinh dân tộc ở các trường ngày càng đông: NK1 60 - 61 NK 61 - 62 NK 62 - 63 NK 63 - 64 Phổ thông 1.423 2.617 2.183 2.195 Vỡ lòng 2.530 2.557 3.051 3.316 Sư phạm 30 48 117 Chưa có số liệu Về y tế: mấy năm qua đã có nhiều cố gắng, nhất là trong công tác phòng bệnh và phòng dịch. Nhờ công tác giáo dục, vận động ___________ 1. NK: Niên khóa - BT. 638 https://tieulun.hopto.org
- hiện nay đã có tới 80% số người uống nước đun sôi, 95% số người vùng thấp nằm màn, về việc giữ gìn vệ sinh nói chung có nhiều tiến bộ, 3 năm qua việc phun thuốc muỗi lại tiến hành liên tục, số người sốt rét giảm xuống từ 60% (so với người ốm 1960) chỉ còn 25% năm 1962. Tiêm chủng phòng lao đạt tới 97% dân số. Chữa bệnh da liễu hai xã vùng đồng bào Mán có kết quả tốt, các bệnh dịch nguy hiểm không xảy ra. Một số bệnh dịch như sởi, ho gà... được phát hiện và dập tắt kịp thời hạn chế được tác hại. Công tác chữa bệnh có nhiều thành tích, mặc dù đường sá khó khăn nhưng các trường hợp cấp cứu thường được tiến hành tích cực. Tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 1,2 bằng số người điều trị tại bệnh viện do đó làm cho đồng bào các dân tộc nhiều người đã tin ở thuốc và giảm bớt cúng bái. Cơ sở y tế được mở rộng, hiện nay các huyện đều có bệnh xá, 32 xã đã có trạm xá, cán bộ y tế lưu động được tăng cường phù hợp với hoàn cảnh làng bản xa bệnh xá, trạm xá, phù hợp với trình độ của đa số đồng bào chưa thật tin ở thuốc và tìm thuốc. Đi đôi công tác vệ sinh phòng bệnh, công tác thể dục thể thao cũng được phát triển và đã phát triển xuống huyện, khu vực và một số xã. Số người đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể năm 1962 tăng 49% so với 1960. Môn võ thuật dân tộc bước đầu được chú ý khai thác. Tuy nhiên, trong các mặt công tác trên cũng còn nhiều khuyết nhược điểm: - Việc nghiên cứu khai thác phát huy vốn văn học dân tộc chưa được đặt ra một cách thích đáng và thiếu người có khả năng. Nhiều vốn quý của nền văn học dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Công tác thông tin xã bị bỏ rơi một thời gian dài nay đang phục hồi. Tranh ảnh màu và tranh liên hoàn quần chúng các dân tộc rất ưa thích nhưng còn ít. Phim tài liệu, phim thời sự có tác dụng rất tốt giúp đồng bào các dân tộc tìm hiểu về mọi mặt đấu tranh, sản xuất của cả nước và thông qua đó mở rộng hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam, nhưng những phim trên không vừa với cỡ máy lưu động (phim 16 ly) nên không chiếu được. Đáng chú ý một số xã 639 https://tieulun.hopto.org
- từ ngày có chính quyền ta đến nay mới được đội chiếu bóng đến một lần, có hai xã chưa được đội đến lần nào. Các Ban Văn hóa thông tin xã có ít và lại chưa được chú trọng lãnh đạo và giúp đỡ phương tiện hoạt động, nhiều phong tục tập quán lạc hậu có hại cho sản xuất, cho công tác học tập và cho sự phát triển nòi giống còn tồn tại, có nơi còn tồn tại nghiêm trọng như nạn loạn dâm trong đồng bào Mán, đồng bào U Ní, nạn tảo hôn còn phổ biến. Nạn tự tử, tự sát trong đồng bào Mèo; có tập tục dã man như hễ cứ đẻ sinh đôi là đập chết con hoặc cho nhịn đói chết trong đồng bào U Ní. Ma chay, cưới xin tuy so với trước có giảm nhưng vẫn còn tốn kém rất nhiều. Đa số mo then chưa được cải tạo tốt; ảnh hưởng mê tín dị đoan trong đồng bào các dân tộc còn nặng. Nhìn chung công tác cải tạo phong tục tập quán, việc phổ biến khoa học kỹ thuật, việc tuyên truyền, vận động thực hiện đời sống mới trong đồng bào các dân tộc còn rất nặng nề. Công tác giáo dục phổ thông phát triển nhanh, con em các dân tộc đi học ngày càng đông nhưng tỷ lệ mới chiếm 40% trong tổng số học sinh cấp I, II, III và điều đáng chú ý học sinh cấp II, III còn quá ít. Cụ thể: niên khóa 1963-1964 tổng số học sinh cấp I, II, III có 5.700 nhưng học sinh các dân tộc chỉ có 2.195, trong đó cấp I có 2.195, cấp II có 50 và cấp III chỉ có 7. Sinh viên đại học là con em các dân tộc Lào Cai. Trường ký túc của con em các dân tộc ở huyện không có, đây là điều rất khó khăn trở ngại cho con em các dân tộc học hết cấp I lên cấp II. Trường ký túc của tỉnh hằng năm chiêu sinh nhưng học sinh bỏ về nhà nhiều, mãn khóa chỉ được độ 1/3, 1/4; nhiều học sinh không biết tiếng phổ thông, do đó biết chữ nhưng không biết nghĩa; học không tác dụng, sinh chán. Bài vở nhiều khi lắp nguyên văn như miền xuôi nên học sinh khó hiểu, kém hứng thú. Công tác bổ túc văn hóa cho cán bộ xã còn ít kết quả, đến nay còn 308 đảng viên, cán bộ Ủy ban hành chính xã, quản trị, kế toán hợp tác xã chưa được thanh toán nạn mù chữ. Sử dụng chữ Mèo còn nhiều 640 https://tieulun.hopto.org
- lúng túng trong đó có vấn đề mượn tiếng dân tộc chưa được khẳng định dứt khoát. Công tác xây dựng trường lớp còn nặng phát triển, nhẹ củng cố, hiện nay mỗi lớp bình quân chỉ có 13 học sinh. Công tác vệ sinh phòng bệnh còn nhiều tồn tại lớn. Việc phổ biến cách ăn ở, mặc hợp khoa học vệ sinh còn ít. Công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở nông thôn và các dân tộc ít người chưa được chú trọng, số trẻ sơ sinh vùng đồng bào Mèo, Mán chết còn nhiều. Bệnh di truyền làm hại nòi giống ở một số nơi chưa được giải quyết triệt để, chế độ chữa bệnh cho các cán bộ chủ chốt ở xã như tiêu chuẩn cán bộ trong biên chế Nhà nước chưa được thực hiện. Thái độ phân biệt đối xử đối với bệnh nhân người đa số và những dân tộc thiểu số còn tồn tại trong nhiều cán bộ, nhân viên ngành y tế. III. VỀ CHÍNH TRỊ Mấy năm qua công tác xây dựng Đảng đã có thành tích lớn: tổng số chi bộ và tổng số đảng viên trong tỉnh tăng gấp hai lần, riêng chi bộ nông thôn và đảng viên các dân tộc tăng trên hai lần so với năm 1960. Năm 1960 có 133 chi bộ, 1956 đảng viên trong đó có 46 chi bộ nông thôn và 640 đảng viên dân tộc; năm 1963 có 255 chi bộ, 3.540 đảng viên, trong đó có 101 chi bộ nông thôn và 1.500 đảng viên dân tộc. Công tác phát triển Đảng hằng năm được tiến hành tích cực, trong đó có chú ý đến thành phần dân tộc. Đến nay 19 dân tộc và toàn bộ các xã trong tỉnh đã có đảng viên và trong tổng số 121 xã chỉ còn 19 xã là chi bộ ghép. Nói chung các đảng viên mới kết nạp đều được đảm bảo đúng tính chất giai cấp, tính chất tiền phong của Đảng. Về mặt củng cố, qua các đợt giáo dục và thực hiện các chính sách, trình độ giác ngộ của đảng viên được nâng lên một bước. Một số ít chi bộ nông thôn đã làm nổi bật vai trò lãnh đạo toàn diện và 641 https://tieulun.hopto.org
- một số khác đã làm nổi bật vai trò lãnh đạo từng mặt công tác. Nhiều chi bộ đã nắm được công tác trung tâm, số chi bộ kém và đảng viên kém giảm dần. Trong công tác xây dựng Đảng, tỉnh đã tích cực đấu tranh với các tư tưởng hẹp hòi, tư tưởng cầu toàn đối với các đối tượng người dân tộc ít người và đã vận dụng linh hoạt đặc điểm địa phương, đã kết nạp một số khá đông đối tượng có liên quan đến vấn đề phỉ. Trong số đảng viên kết nạp lớp 6-1 có 30% có liên quan đến vấn đề này, nhưng qua thẩm tra nói chung đều tốt. Về công tác xây dựng, củng cố chính quyền từ 1960 đến nay, Lào Cai đã tiến hành 5 kỳ bầu cử từ xã đến tỉnh, công tác kiện toàn được chú ý thường xuyên. Đại biểu các tầng lớp nhân dân và đại biểu các dân tộc đã chiếm tỷ lệ thích đáng trong chính quyền các cấp, Tỉnh ủy luôn luôn quan tâm tăng cường chất lượng cho chính quyền nhằm làm cho bộ máy chính quyền ngày càng vững mạnh. Số đảng viên có 816 người chiếm 30,8% trong tổng số đại biểu hội đồng nhân dân, cũng vì vậy uy tín của chính quyền càng ngày được đề cao, ý thức xây dựng, tôn trọng và bảo vệ chính quyền của nhân dân các dân tộc có nhiều tiến bộ. Sinh hoạt của hội đồng nhân dân tỉnh, huyện đảm bảo tương đối đều kỳ. Nhiều Ủy ban hành chính xã đã có khả năng vận dụng chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ được tốt và một số ít xã đã tự động công tác được. Công tác thanh niên, phụ nữ, công tác thiếu niên, nhi đồng và công tác mặt trận mấy năm qua cũng có nhiều cố gắng trong xây dựng, củng cố tổ chức và trong vận động thực hiện các công tác chủ yếu của ngành, giới mình. Đoàn thanh niên đã phát triển với tốc độ nhanh và mạnh. Riêng nông thôn năm 1960 chỉ mới có 7 chi đoàn với hơn 7 chục đoàn viên. Nay đã lên tới (...) chi đoàn và (...) đoàn viên, trong tổng số 355 chi đoàn và 6.984 đoàn viên toàn tỉnh. Hoạt động của phụ nữ nổi bật nhất là trong vận động phụ nữ cày bừa và thực hiện chăn nuôi. Số phụ nữ biết cày bừa có (...) người. 642 https://tieulun.hopto.org
- Công tác thiếu niên nhi đồng bước đầu được các cấp, các ngành chú ý và đã có những hoạt động tích cực như tổ chức trại hè, động viên thiếu niên thi đua làm việc tốt thực hiện kế hoạch nhỏ... Về mặt trận trong cải cách dân chủ, công tác mặt trận làm tốt việc tranh thủ cải tạo và sử dụng lớp trên khiến họ tiếp thu, cải tạo tương đối tốt và do đó trong các phần tử lớp trên ít nhiều đều còn có thắc mắc với ta nhưng họ không dám có hành động trắng trợn chống phá ta. Lâu nay công tác phụ lão bị lãng quên nhưng đến gần đây có huyện đã chú trọng công tác này, làm tốt công tác phụ lão không những phát huy được trí tuệ và khả năng của phụ lão trong sản xuất và trong đấu tranh, làm tốt công tác này còn có tác dụng tranh thủ những người tốt, những người đứng đầu gia đình, đứng đầu dòng họ và tranh thủ tầng lớp trên một cách tế nhị và có kết quả. - Các lực lượng vũ trang, bán vũ trang cũng được xây dựng củng cố vững mạnh hơn trước nhiều. Riêng dân quân tự vệ năm 1956 mới có 2.000 người, nay đã phát triển tới 12.259 người tức 10% dân số và hiện nay 100% số thôn, xã đã có dân quân tự vệ. Về lực lượng dân quân từ trong kháng chiến đến nay vẫn xứng đáng là lực lượng nòng cốt thực hiện các chính sách, xứng đáng là đầu tàu trong sản xuất và gìn giữ trật tự trị an ở nông thôn. Về lực lượng công an xã mới được chú ý xây dựng từ 1960 đến nay lực lượng này đã trải qua thử thách, kiện toàn và nói chung đảm bảo tốt. - Các lực lượng thường trực, công an vũ trang đều có những tiến bộ vượt bậc. Năm 1960 còn phải tuyển thêm từ các tỉnh miền xuôi lên, đến 1963 tỉnh đã có khả năng tuyển bổ sung cho một số đơn vị khác. Mặc dù trong các lực lượng có tới trên 10 dân tộc, trình độ rất chênh lệch nhau, nhưng các chương trình giáo dục chính trị, huấn luyện chiến kỹ thuật hằng năm đều đạt được kết quả tốt, tình trạng đào ngũ mấy năm trước rất nhiều nay chỉ còn lẻ tẻ. Công tác đấu tranh chống bọn phản cách mạng bảo vệ trật tự trị an xã hội cũng có nhiều chuyển biến tốt. Mặc dù đế quốc Mỹ 643 https://tieulun.hopto.org
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 17 (2000-2003): Phần 1
699 p | 12 | 5
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 13 (1983 -1986): Phần 1
405 p | 19 | 5
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 8 (1973-1976): Phần 1
501 p | 18 | 5
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 16 (1996-2000): Phần 2
622 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 16 (1996-2000): Phần 1
700 p | 6 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 15 (1991 -1996): Phần 1
397 p | 17 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 14 (1986 -1991): Phần 1
357 p | 11 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 12 (1980 -1982): Phần 1
400 p | 6 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 11 (1978 -1980): Phần 1
763 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 10 (1976-1977): Phần 1
499 p | 11 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 7 (1970-1972): Phần 1
303 p | 15 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 6 (1967-1970): Phần 1
505 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 5 (1963-1966): Phần 1
625 p | 12 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 3 (1956-1959): Phần 1
299 p | 7 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 2 (1951-1955): Phần 1
508 p | 10 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 1 (1947-1951): Phần 2
409 p | 6 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 1 (1947-1951): Phần 1
403 p | 9 | 4
-
Ebook Văn kiện Đảng bộ toàn tập tỉnh Lào Cai - Tập 15 (1991 -1996): Phần 2
447 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn