intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo (Tập 1 - Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo (Tập 1 - Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam)" tiếp tục là những câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt; Hi vọng thông qua cuốn sách này, các bạn có thể nghiên cứu, tìm hiểu về đồng chí Võ Văn Kiệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo (Tập 1 - Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam): Phần 2

  1. Chương 6 H òa vẫn nằm ngoài ruộng lúa, đêm cũng như ngày. Lúa ba túc lúc đang vào đòng, cây cao và cứng có thể che chở cho anh. Đành phải bứt lúa nhai hút sữa cho đỡ khát và đói. Mỗi lần nhìn về làng bụng như xát muối. Dân làng đang lui hui dựng lại nhà. May là giữa mùa khô, nên vài tấm lá dừa nước cũng che chắn được. Vẫn chưa liên lạc được với chị Tư Hồng! Ngày nào bọn địch cũng xua quân đi càn. Chúng phát quang hai bên bờ kênh, con rạch. Chúng xua dân đi tìm cộng sản trong các ruộng lúa. Nhưng khổ nhất lúc này là cái đói. Có lúc nhai nuốt cả gié lúa. Rồi bứt cỏ mật ăn như ăn rau. Vào giữa lúc ấy, anh gặp thầy giáo Tợi - một cơ sở chưa bị lộ. Đúng ra, anh Tợi đã đi tìm bọn Hòa ở ấp Bình Phụng theo lệnh của chị Tư Hồng. Ai cũng mừng, cứ muốn reo lên, nhưng không dám. Đúng là như được sinh ra lần nữa. Từ đó, mỗi đêm anh Tợi mang cho vắt cơm cùng với khi 104
  2. thì mắm, khi tép rang đặt ở một góc ruộng lúa. Anh đến, loáng cái lại đi. Lúc anh tới nửa đêm, khi gà gáy. Một lần, đang đêm Hòa liều mạng, lẻn về nhà. Ba kéo Hòa vào bếp, lấy cơm và cá cho ăn. Có lẽ đó là bữa cơm ngon nhất trong đời. Anh ăn ngấu nghiến. Loáng cái nồi cơm đã không còn lấy nửa hột. - Cá ba xúc ở đâu vậy? - Hòa hỏi. - Ăn cứ ăn, hỏi cái gì! Sau này anh Tám nói cho Hòa nghe, chiều nào ba cũng bảo nấu cơm nhiều nhiều một chút. Còn cá ba xúc về “kho để dành cho mày đó”. Sau cái đói, cái khát là nắng nóng. Mùa khô năm ấy sao mà nắng cứ như lửa táp. Anh em hầu hết là thanh niên quen nắng mưa, sương gió, vậy mà cái nắng năm 1940 đó đã làm cho mấy người ngất xỉu. Quá ngọ, không ai nằm nổi nữa, phải ngồi dậy, đầu cúi sát gối, kéo gié lúa xuống đếm hạt. Đếm coi gié lúa này hơn gié lúa kia mấy hạt. Đếm đi rồi đếm lại, cốt cho quên đi cái lửa thiêu của mặt trời, cốt chờ cho gió lên. Một đêm, không chịu được, Hòa lấy áo vắt vai “thong thả” về nhà. Ông Năm ngồi ngoài cửa, ngó ra đồng. Không biết ông hóng gió hay ông chờ cậu con trai út về. Vừa thấy Hòa từ bờ mương đi lại, ông đứng dậy, tay chống nạnh, tay cầm điếu thuốc đang hút được nửa. Im lặng ông chờ đợi. Hòa bước vào sân, 105
  3. vào thềm. Lần đầu tiên Hòa bắt gặp đôi mắt người cha vốn ít nói ánh lên những tia sáng rất lạ. Hình như đêm nào ông cũng ngồi như thế này chờ Hòa. - Ba! - Tiếng kêu như tiếng reo. - Sao nay mới về? - Hỏi vậy rồi ông đi vào bếp, tự tay bưng cơm và cá ra cho con trai. - Ăn đi! Ngồi xổm bập thuốc, ông coi con trai ăn cơm. Đôi mắt ông như mừng, như reo. Nhưng rồi, cũng đôi mắt ấy sụp xuống như ẩn chứa một nỗi niềm, một tâm trạng. Ông đứng dậy lặng lẽ ra ngoài giếng. Có tiếng sẹt sẹt của con dao miết trên hòn đá mài. Hòa nghĩ chắc ba mài dao chặt dừa cho Hòa uống nước. Nhưng không phải. Ông đang mài lưỡi mác. Tiếng lưỡi mác lên xuống trên hòn đá mài đều đặn, kiên nhẫn. Lúc ông lại thêm nước và đổi bề mặt lưỡi mác. Ông vẫn mài. Lưỡi mác sáng loáng, anh ánh thép lạnh. Ông vẫn mài. Người chồm về phía trước, tấm lưng trần lấm tấm mồ hôi. Ông vẫn mài. - Ba mài mác làm gì vậy ba? - Hòa hỏi. Ông vẫn im lặng, miết lên, miết xuống lưỡi mác trên hòn đá mài. Chốc chốc ông đưa ngón tay thử độ sắc của lưỡi mác. 106
  4. Hòa im lặng coi thử ba anh làm gì? Sao coi bộ ông lầm lầm, lì lì có vẻ khang khác. Không ngờ ông tới trước mặt Hòa, giơ cây mác ra. - Tao cho mày. Có người định bắt mày giao cho bọn tề đó. Mày đi đi! Tao không muốn nhìn cảnh cốt nhục tương tàn! Dúi mác vào tay Hòa, ông đi vô nhà vấn thuốc hút. Không hé thêm một lời, một tiếng nào nữa. Hòa biết ông đau lắm. Cốt nhục tương tàn sao không đau được. Càng nghĩ anh càng biết ơn cha mình. Tính ông ít nói, nhưng lại hiểu sâu sắc chính tà. Trong ông vẫn là dòng máu chống Tây của thời các cụ Tổ. Sau này, vào năm 1947, khi Tây bắn ca nông từ cầu Đá vào làng, ông bị mảnh găm trúng tay và cằm. Bọn chúng định đưa ông đi cấp cứu, nhưng ông đã từ chối! Ông muốn chết một cái chết trong sạch. Ba Hòa là vậy, và anh hiểu vì sao ông lại trao cho anh ngọn mác được mài sắc tới rợn người vào một đêm tối trời sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại! Nhưng Hòa đã không cầm ngọn mác đi ra đồng. Anh cất nó trong góc nhà, nơi tối nhất và lặng lẽ ra đi. Hòa đi và không trở lại nữa cho tới sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Cái khó của Hòa lúc bấy giờ lại là lúa chín nhanh quá. 107
  5. Lác đác đã có người cắt lúa. Lúa cắt hết thì anh em mình sẽ trốn, sẽ ẩn chỗ nào đây? Rải rác trên cánh đồng Trung Lương, Trung Hiếu đã có trên 30 anh em từ các xã ở Vũng Liêm, Tam Bình dồn về. Số còn lại mỗi người chạy một nẻo. Số bị bắt bị giam ngày một nhiều. Nhưng người lo nhất là chị Tư Hồng. Ban ngày, nhiều lúc chị cũng nằm giữa cánh đồng lúa ba túc như anh em. Nhưng đêm xuống, chị đi chân không bén đất. Gặp Hòa, chị nói: - Em đi với chị nghe. - Đi đâu chị? - Nghe nói anh Bảy Cùi (Phan Văn Bảy) còn đang ở U Minh Thượng. Phải cho ảnh biết tình hình anh em mình. Tính sao chớ để vầy chết hết. Và vậy là tất cả anh em nằm ở cánh đồng lúa ba túc lần lượt ra đi. Họ đi từng toán như thợ gặt mướn. U Minh Thượng đang trong không khí chuẩn bị khởi nghĩa lần thứ hai1. Những khẩu súng cướp được ở Vũng Liêm đã được bí mật thu về. Anh giáo Tới, vốn là lính tập trở thành người thầy đầu tiên dạy anh em cầm súng, lăn lê bò toài. Trong đám thanh niên, Hòa là người học trò sáng dạ nhất. Và vì vậy, không bao lâu sau anh lại trở thành thầy. Ngoài môn bắn súng, anh còn dạy võ cho anh em từ 1. Thực chất, ngày 10/4/1941 mới có thông báo chính thức của Xứ ủy Nam Kỳ về việc chuẩn bị khởi nghĩa lần thứ hai. 108
  6. Vũng Liêm và một cơ sở ở U Minh. Ở đây anh được tôn là “võ sư”. Không ai ngờ, những năm tháng trẻ con chơi đùa ở sông Ruột Ngựa, sông Mướp Sác đã giúp anh thành “võ sư” hôm nay. Anh dạy võ Tàu, võ ta. Từ độc kiếm tới song kiếm. Từ đánh tay không tới đánh dao. Mặc dù đã giữ bí mật, nhưng số thanh niên là cơ sở ở U Minh nghe tiếng cũng rủ nhau chèo xuồng tới. Lúc đầu thì coi, coi bộ “đã” rồi ham và xin làm môn sinh. Có bữa tập đến 12 giờ đêm mà vẫn còn say mê, chưa ai muốn về. Rừng U Minh Thượng trong những ngày đêm này thật khí thế, không khí háo hức, lòng người hả hê. Nhưng rồi “bĩ cực” lại tới, tới sớm đến bàng hoàng, ngay cả với những người cứng cỏi và bản lĩnh nhất! Những đoàn quân lê dương từ mọi nẻo lại tràn vào U Minh Thượng, tràn vào đúng trung tâm đầu não của những người cộng sản vừa thất thế, như rừng cây vừa trải qua những cơn bão thế kỷ. Những “đại thụ” còn sót lại hiếm hoi, còn mầm non chưa kịp nhú, thì một cơn đại hồng thủy lại dập tiếp! Sự bất ngờ xuất hiện của kẻ thù đã khiến cho Hòa và các đồng chí của mình rơi vào thế bị động, rồi tan tác, mỗi người chạy dạt một phương. Phải một thời gian sau, số anh chị em may mắn chạy thoát mới tìm được nhau. Người nào cũng hốc hác, bơ phờ, nhưng nhìn nhau vẫn còn nhận ra ở nhau đôi mắt sáng xanh “màu” khí thế. Không thấy ánh ủ dột, bi quan, 109
  7. yếm thế. Sức trẻ và nghị lực một lần nữa lại giúp họ vượt qua thử thách. Họ lại đổi chỗ, thay vị trí cho nhau tiếp tục gây dựng cơ sở. Một lần nào đó, anh Tạ Uyên đã nói cho Hòa nghe về những ngày đầu dựng cờ cứu nước của Lê Lợi. Bình Định vương bị quân Minh dồn tới tận đại bản doanh. Lương thực hết, vợ con ngài bị giặc bắt sống, ngài phải dẫn bại binh chạy về Chí Linh. Giặc Minh lại đánh vào Chí Linh. Lê Lai giả Lê Lợi, chịu chết để cứu chúa. Rồi đoàn quân thất trận phải băng rừng, vượt thác lên tận miền thượng giáp Ai Lao! Anh Tạ Uyên nói như kết luận: Vậy mà tướng cũng như binh, không ai nản chí sờn lòng. Từ tay không, cha ông ta đã giành lại nền độc lập như thế đấy. Chắc chắn lớp bọn anh rồi sẽ ngã xuống, lớp các em sẽ thay thế. Mọi cái đều có giá, em cũng phải trả giá thôi! Bây giờ thì Hòa hiểu, cái giá mà anh Tạ Uyên đã phải trả, cái giá mà dân tộc anh phải trả. Mọi cái phải làm lại, chỉ có điều thời gian đã cho mỗi người những kinh nghiệm, những bài học. Năm 1941 trôi qua trong “bão loạn”, những người cộng sản ở trong cái thế của Lê Lợi ngược dòng sông Mã chạy lên vùng biên cương Việt - Ai Lao chung sống với người Thượng. 110
  8. Năm 1942, Hòa gặp được các thành viên Liên tỉnh ủy đang giữa hồi quy tụ lại. Chưa có phương hướng rõ ràng, Đảng trong tình thế khó khăn: Mỗi người cộng sản phải tự tìm công việc hợp pháp để kiếm sống và hoạt động. Hòa về Rạch Giá và may mắn xin vào được nhà máy xay Bùi Quang Đoài. Công việc hằng ngày của Hòa là vác lúa từ kho tới máy và vác gạo từ máy về kho. Nhờ sức trẻ, lại to cao và lao động từ nhỏ nên công việc đối với Hòa không có gì khó khăn. Anh trở thành người công nhân thực thụ mau lẹ như khi anh bước vào đời “làm chúa mục đồng” với đàn trâu của những điền chủ. Công việc đoàn thể đang thuận lợi, nhiều “hạt giống” anh gieo đã nảy mầm, thành cây, thì Hòa nhận được lệnh trở về lại cơ sở cũ U Minh Thượng. Lại trở về nơi địch vừa chà xát, bắt đi hàng trăm cốt cán của Đảng. Mọi việc buộc phải bắt đầu lại. Lớp trẻ sau này thật khó hình dung ra lớp lớp cha anh họ đã xây dựng từng cơ sở cách mạng như thế nào. Lớp này vào tù, ngã xuống, lớp khác đôn lên và tiếp tục không mỏi mệt, không chút tính toán, cân đo! Nhưng anh cũng không muốn lớp trẻ bây giờ thần thánh cha anh. Lớp các anh hồi ấy chỉ có mỗi trái tim yêu nước và cái đầu “thép” không biết sợ uy vũ! Một cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dìm trong biển máu! Vậy mà không ai nản chí nhụt 111
  9. lòng. Mọi người lại nuôi mầm hy vọng một cuộc nổi dậy tiếp. Nhưng rồi niềm hy vọng ấy không còn nữa - cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ lần thứ hai được Trung ương chỉ đạo dừng lại! Chị Tư Hồng đang đi vận động đám lính tập ở Cáp Xanh Giắc (Vũng Tàu) được triệu về Rạch Giá. Chị vào Tỉnh ủy và làm Bí thư Quận ủy Châu Thành. Không bao lâu sau, Hòa cũng được rút về. Trên đường vào cơ sở chị Tư Hồng thì cậu liên lạc có tên là Năm Nhỏ1 chặn Hòa lại. Hốt hoảng, cậu lôi Hòa quay lại bến tàu và thì thào: - Chị Tư bị bắt rồi! Hòa bàng hoàng! Dẫu biết đã dấn thân vào con đường cứu nước thì phải biết chấp nhận hiểm nguy, nhưng chưa bao giờ Hòa nghĩ chị Tư có thể lọt vào tay giặc dễ dàng như vậy. Ngoài tình đồng chí, với Hòa chị còn là người chị đáng kính. Sau sự ra đi của anh Tạ Uyên, bây giờ lại tới lượt chị Tư. Thay anh Quang Phòng bị bắt, chị làm Bí thư Quận ủy Vũng Liêm. Cũng từ đó, chị giới thiệu Hòa vào Quận ủy. Với Hòa, chị dành một niềm tin đặc biệt như niềm tin của người chị dành cho đứa em. Bây giờ chị đã bị bắt. 1. Khoảng 14-15 tuổi. 112
  10. Trước khi bị bắt, chị còn tìm cách ra tín hiệu báo cho Hòa biết mà tránh né. Một người vừa sa lưới kẻ thù thường bối rối, cố gắng lo cho bản thân. Nhưng chị ngược lại, lại nghĩ về đồng đội, nghĩ về Chín Hòa! Hòa cúi mặt, nén cơn đau quặn lòng, rồi gượng ngẩng đầu lên, nhìn Năm Nhỏ hỏi: - Giờ em đi đâu? - Anh về lại cơ sở cũ ngay đi. Đừng lo cho em. Trở lại cơ sở cũ, Hòa vẫn chưa hết bàng hoàng. Nỗi đau lớn quá! Hai chị em như hình với bóng. Nhớ hồi ở cánh đồng Trung Hiếu, mỗi ngày nhìn lúa chín, lúa ửng màu vàng no ấm, nhưng lòng những người cộng sản thất trận lại nặng nề và lo âu. Hai chị em lại đi móc nối với Liên tỉnh ủy. Chị nói như quyết định: - Phải tìm chỗ thoát cho anh em mình, chẳng lẽ để anh em phơi lưng giữa đồng trống cho địch giết hết à. Hòa gật đầu: - Em đi với chị. Hai chị em vừa bước xuống xuồng, lách qua mấy con rạch, tới kênh Xáng thì bị Nhạc Hạp1 chặn lại. Ở tuổi 50, nhưng y vẫn còn máu mê làm mật thám cho Tây. Thì ra nó đã theo dõi hai chị em từ khi bước xuống xuồng! 1. Tên chủ ấp. 113
  11. Chúng kè xuồng hai chị em vào bờ và lệnh đi lên. Không ai ngờ trước họ lại là một gương mặt thật quen, gương mặt hơi lạnh, cằm vuông, lông mày rậm của Hương hào Biểu. Hương hào Biểu giật mình, đứng sững lại. Qua cái nhìn cho thấy, Hương hào Biểu vẫn còn là cơ sở tốt. Dẫn hai người vào nhà, Hương hào Biểu nạt: - Vô nhà đi, rồi tính. Hai người làm gì để ông Hương cho bắt? - Chúng tôi có làm gì đâu. - Chị Tư nhỏ nhẹ. - Chẳng lẽ vô cớ mà ông Hương lệnh kè xuồng hai người vô đây à? Nghe chộn rộn bà con bu tới. Trước mặt hai người là anh Xã Phong, Hương hào Biểu, anh Sáu Phong, anh Ba Cát... cơ sở cách mạng. Lại có cả Hương quản Mão nữa. Hồi đánh chiếm dinh quận Vũng Liêm, Hương quản Mão bị ta bắt. Anh em trẻ rất hăng, bắt được bọn theo Tây là đòi xử tử cho hả giận. Chị Tư Hồng đã kịp chặn lại. Tập hợp tất cả về trước dinh quận, chị giải thích cho họ đường lối của cách mạng là đánh Tây, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Cách mạng chỉ giết những kẻ ngoan cố, chống cách mạng tới cùng để tiếp tục con đường làm tay sai, còn những ai biết hối cải, quay lại con đường chính đại 114
  12. thì cách mạng sẽ khoan hồng. Ai giúp cách mạng, cách mạng sẽ không quên ơn. Hương quản Mão như được sống lại từ đó. Và cũng từ đó, lòng y “mềm” lại. Sự hằn thù cộng sản mà bọn xếp Tây, xếp ta gieo vào y đã dần tan biến, nhường chỗ cho sự thông cảm và kính nể. Nhưng, oái ăm thay, người mà y mang ơn là chị Tư Hồng bây giờ đang như cá nằm trên thớt. - Kiếm gì nhậu, ăn mừng cái đã ông Hương quản Mão! - Nhạc Hạp nói vẻ hả hê - Phải ăn mừng, “món” này đáng bữa nhậu lắm! Hương quản Mão thấy đây là dịp hoãn binh, tìm kế nên ông vui vẻ: - Phải, phải. Má tụi nhỏ đâu, chạy lẹ ra chợ... Hai con vịt, hai cái giò heo, một con cá lóc bự, chẳng mấy chốc đã thành một mâm thịnh soạn. Xị đế này hết, tiếp xị đế khác. Chị Tư Hồng và Hòa ngồi ở cửa sau nghe Nhạc Hạp chửi. Tợp ngụm rượu, nhai nuốt miếng thịt vịt, lại chửi. - Tụi này vắt mũi chưa sạch mà dám làm loạn. Ực! - Làng xóm đang yên bình lại kích động dân chúng chống lại nhà nước đại Pháp! Vậy là cách mạng hả! Cách mạng vậy không tống vô lao sao được! Ực! - Khôn hồn thì khai hết ra! Khai hết ra... Ực! 115
  13. - Lật đổ chính quyền đại Pháp đâu phải như lật cái xuồng! Tử hình đó! Ực! - Giết người, đập phá dinh quận, mở khám giải thoát tù chánh trị, tử hình! Ực! Sáu Phong cũng “ực” một cái, rồi nói vu vơ: - Đã leo lên lưng ngựa, muốn nó chạy, phải biết thúc chân vào hông nó chớ! Sáu Phong là một cảm tình Đảng, thủy chung, mưu lược. Anh nói vậy là có ý gì đây? Nhậu xong, Nhạc Hạp dẫn cả đám tới một nhà riêng bàn bạc chuyện gì đó. Hòa nghĩ chắc chúng bàn chuyện thịt hai chị em. Lúc đó, vợ Hương hào Biểu bưng cơm cho hai chị em. Hương hào Biểu đi vệ sinh vô, nói: - Ăn đi, lẹ lẹ lên. Đói lắm rồi, tôi biết. Nghĩ mãi mà chưa tìm ra cách gì cứu cô Tư đây. Tội nghiệp. Mà này, cô với chú cố buồn buồn giùm tôi chút đi. Ai bị bắt mà mặt cứ tỉnh queo vậy. Đâu có xuôi. Phải tỏ ra lo sợ, hồi hộp để tôi còn tìm cớ tôi nói chớ! - Chị em tôi nhờ ông nói với anh Sáu Phong tìm cách gì “tháo” chị em tôi ra. Quản Mão là người tốt. Hôm rồi bị cách mạng bắt, không bị giết mà cũng không bị tra tấn, hành hạ gì. Cách mạng chỉ giải thích việc cách mạng làm 116
  14. là vì đại nghĩa của dân tộc, rồi thả tự do. Nó vui lắm, cảm ơn rối rít rồi hứa sẽ không bao giờ theo giặc nữa. Hòa tiếp lời chị Tư: - Bốn người, mà ba đã coi như một lòng, một cánh rồi. Còn mỗi Xã Phong. - Hay là vầy, cô Tư. Tôi kêu nó vô đây, cô Tư nói chuyện với nó. Nói cho nó hiểu cách mạng, chớ trong đầu nó cách mạng toàn nghịch thôi. Mà cách mạng đâu có nghịch! - Được. Ông nói ổng vô đây. Xã Phong vào, hất đầu: - Sao, chúng bay muốn nói chuyện với tao hả? Nói gì, nói đi! - Chúng tôi làm cách mạng vì biết rõ cách mạng chỉ làm điều ích nước, lợi dân. Như cái thằng Tây, tận đẩu tận đâu qua lấy nước mình, bắt dân mình làm tôi mọi cho nó. Thằng Tàu đô hộ ta hàng ngàn năm. Giờ tới tụi Tây. Chị Tư Hồng dừng lại, đá mắt dò xét thằng lính kín, rồi tiếp: - Vừa rồi cách mạng đánh quận Vũng Liêm. Ông coi, chúng tôi bắt 4 người, có ông quản Mão đây. Cách mạng chỉ giải thích việc làm đại nghĩa của mình thôi, chớ có giết ai đâu. 117
  15. Chúng ta là người Việt. Tôi bị nô lệ, ông cũng vậy thôi. Sao ta lại bắt ta giao cho Tây? Con Rồng cháu Tiên cả, ai nỡ lòng nào làm vậy! Nay cách mạng chưa lật được thằng Tây thì ngày mai. Tôi mong ông hiểu cách mạng, đặng giúp cho cách mạng, cũng là giúp cho chính ông. Cũng như tích đức cho con cháu sau này vậy mà. Ông cũng lớn tuổi rồi, đừng làm ác, con cháu lĩnh đủ, tội nghiệp chúng nó. Quản Mão gật đầu, đồng tình: - Cô Tư nói phải đó. Đúng là tôi bị cách mạng bắt, mà giờ vẫn còn ngồi nhậu được với ông cũng nhờ cô Tư đây. Cách mạng không làm điều gì ác đâu. Ông thông cảm thả cổ ra. Xã Phong cau trán, coi bộ nghĩ ngợi. Hắn đi đi lại lại một lúc rồi dừng lại trước chị Tư Hồng, nói: - Cô Tư nói, tôi nghe cũng lọt tai. Tôi đâu phải là người gánh vàng vô kho, đâu phải đem ta nộp Tây. Nhưng thực tình tôi có ghét thằng Diêu. Nó vác loa, rống lên đòi bắt tôi mổ bụng dồn trấu. Tôi tức lắm. Tìm bắt nó không được, tôi kêu Nhạc Hạp bắt cô và chú đây! Thôi, cô chú cứ đi đi. Nhớ giữ gìn. Hai chị em mừng tới phát run lên. Không ai nghĩ lại được thả dễ dàng vậy. Trước khi đi, chị Tư móc mãi 118
  16. trong túi mới được đồng bạc, đưa cho nó, coi như trà nước. Xã Phong lắc đầu. - Thôi, còn chừng đó lận lưng lúc cần. Hai cháu đi ngang qua nhà chú nhớ đánh tiếng “Cậu Ba ơi! Có nhà không? Cháu vô thăm má cháu một chút”. Có đói bụng cứ vô đó nấu cơm ăn nghe. Hòa vốn không xa lạ với xuồng ghe sông nước. Nhưng sao hôm nay ngồi trên xuồng anh thấy lòng mình cái cảm giác khác lạ, lâng lâng vì sung sướng. Có cánh chim le le lạc bầy la đà trên mặt nước như tiễn hai chị em. Tiếng mái chèo khua nước lóc bóc, âm thanh nghe như tiếng nhạc của đêm hội. Trời đang về chiều. Gió nghịch ngợm trên các ngọn cây. Nhìn gương mặt chị Tư, Hòa thấy như chị đang cười, niềm vui reo trong lòng chị. Hơn một lần chị nói với Hòa nỗi lo của chị về số anh em nằm ở cánh đồng lúa đang chín. Mấy chục con người là mấy chục hạt giống của cách mạng. Để lọt vào tay giặc, chị là người trước tiên có tội. Khi gặp được anh Phan Văn Bảy, chị cảm thấy như gặp được vị cứu tinh. Hai người bàn bạc rất lâu, rồi chị Tư hối hả gặp Hòa: - Về, về em! - Sao chị? 119
  17. - Đưa anh em mình về ngay U Minh Thượng. Phải bảo tồn lực lượng đã. Hòa vui vẻ: - Lúa hết che nổi, rừng che. Rừng U Minh thì bạt ngàn. Mờ sáng hai chị em đã lội ra xuồng về lại. Không ai ngờ, lần này họ bị Xã Phong cho Nhạc Hạp bắt lại! Đúng ra là lính Nhạc Hạp bắt. Chúng kè xuồng Hòa vào bờ và dí súng sau lưng dẫn tới chỗ Nhạc Hạp. Nhạc Hạp nhìn chị Tư Hồng, lắc đầu. - Lại hai chị em bay! Chị Tư nhìn Xã Phong, Nhạc Hạp: - Cậu Ba? Bữa trước cậu thả chị em cháu ra, còn dặn này nọ. Sao hôm nay cậu lại cho bắt? Xã Phong gật đầu. - Phải. Cậu Ba thả hai chị em cháu. Nhưng mà quận Hải không chịu. Nó cự cậu Ba quá trời. Rồi nó lệnh bắt lại. Chị Tư nhỏ nhẹ: - Trước cậu nói, cậu không gánh vàng vào kho. Cậu không bắt ta giao Tây. Cách mạng nhớ ơn cậu. Sau này cách mạng thành công sẽ không quên ơn cậu. Bây giờ cậu cố giúp hai cháu thoát khỏi đây đi. 120
  18. Xã Phong lại cau cái trán hẹp, chân dậm thình thịch xuống đất. Rồi y nói: - Thôi, để cậu Ba tính. Đoạn Xã Phong quay qua kêu bọn tề làng tới, to nhỏ một hồi. Hòa cố lắng nghe mà không được. Hai chị em nhìn nhau ngực gõ trống liên hồi. Lúc sau Xã Phong trở lại: - Được rồi. Bọn nó chịu nghe cậu Ba rồi. Mà hai cháu có tiền cho chúng nó bữa nhậu. Hòa giật mình. Hôm trước chị Tư còn đúng một đồng bạc. Những lúc này Hòa mới hiểu giá trị của đồng tiền... là mạng người, là sự sống và cái chết. Chị Tư đành thú thật: - Cậu Ba à, cháu còn đúng một đồng, hôm cậu ba bảo cháu lận lưng đó. - Được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Còn để cậu Ba lo. Hai chị em nhổm dậy, Xã Phong kéo xuống, thì thầm: - Mà này, hai đứa phải thay đổi đi chớ! Trước cũng đi xuồng này, hai đứa cũng ăn bận vầy. Còn thằng nhỏ này, đừng bắc ván ngồi trên xuồng. Phải ngồi xổm xuống xuồng để trên bờ người ta tưởng trẻ con. Hoạt động cách mạng mà sao thiệt thà quá vậy. Thôi, đi đi! 121
  19. Giữa hai chị em có biết bao kỷ niệm: Vui, buồn, đắng cay, ngọt ngào... Kỷ niệm tầng tầng, lớp lớp! Vậy mà bây giờ chị đã bị bắt rồi. Với chị, tra tấn, tù đày sẽ không bao giờ khuất phục được. Nhưng đau đớn nhất là khi chị nghĩ về con. Ba cháu bị bắt khi cháu còn trong bụng mẹ. Cháu ra đời được vài tháng, chị phải gởi cháu nhờ bạn bè chăm sóc giúp để tiếp tục công tác. Cách mạng đang giữa hồi nước sôi lửa cháy, không thể thiếu chị. Có lần đi công tác, ghé qua thăm con, nó không cho bồng. Thương con, chị chỉ biết gạt nước mắt, mong lớn lên nó sẽ hiểu cho ba má nó. 122
  20. Chương 7 uy hoạt động giữa lòng địch, nhưng đối với Hòa T việc đi công khai từ Rạch Giá về Cà Mau và ngược lại là chuyện cơm bữa. Anh không nhớ đã đi, đã về bao nhiêu lần qua các đồn bốt, các trạm gác sông, gác bộ của giặc. Chưa một lần nào suôn sẻ, nhưng rồi lần nào anh cũng gặp may và vượt qua. Cũng có lúc giả thợ gặt mướn đi từng tốp, vai quảy nóp, vai mang vòng hái. Lúc đi bộ, lúc lên tàu Nguyễn Kiệu1. Mỗi con đường đều có thuận và nghịch. Cái nghịch của tàu Nguyễn Kiệu là bọn lính hay xét giấy thuế thân. Ở tuổi 19 mà Hòa không có một thứ giấy tờ gì. Và lần ấy, Hòa ung dung ngủ say trong nóp. Tàu dừng lúc nào không hay và bọn lính xuống khám xét. May, lại may, có ai đó đạp Hòa một đạp. Chui ra khỏi nóp, Hòa bừng tỉnh và theo một phản ứng rất riêng, anh vùng dậy, nói với một người khuân vác: 1. Ở trong Nam có hãng tàu Nguyễn Kiệu. 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2