intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Vương Triều Lê (1428-1527): Phần 2 - Nguyễn Quang Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:620

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Ebook Vương Triều Lê (1428-1527): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Lê Hiến Tông và những triều vua cuối cùng (1497 - 1527): Quá trình suy yếu và lụi tàn; 100 năm vương triều Lê trong tiến trình lịch sử đất nước;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Vương Triều Lê (1428-1527): Phần 2 - Nguyễn Quang Ngọc

  1. Chương IV LÊ HIẾN TÔNG VÀ NHỮNG TRIỀU VUA CUỐI CÙNG (1497 - 1527): QUÁ TRÌNH SUY YẾU VÀ LỤI TÀN Trong 100 năm trị vì của Vương triều Lê sơ (1428 - 1527), từ vị vua khởi nghiệp Lê Thái Tồ đến đỉnh cao toàn thịnh của Vương triều là Lê Thánh Tông, Vương triều Lê đã xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh vê tổ chức nhà nưóc, luật pháp, về phát triển kinh tế, văn hóa và quản lý xã hội, mở rộng biên giới và lãnh thổ... Nhưng kê từ khi vua Lê Thánh Tông qua đời, ngôi vị truyền cho vua Lê Hiến Tông, Vương triều Lê dần đi vào xu thê thoái trào. Đây có lẽ là một quy luật chung của các vương triều quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Các vị vua như Lê Hiến Tông (1497 - 1504), Lê Túc Tông (1504 - 1505), Lê Uy Mục (1505 - 1510), Lê Tương Dực (1510 - 1516), Lê Chiêu Tông (1516 - 1522) và Lê Cung Hoàng (1522 - 1527), thì càng về sau những dấu hiệu suy vi và tàn tạ càng thể hiện rõ nét: Bên trong triều chính chia bè chia phái, tranh giành quyền lực, bên ngoài xã hội, loạn lạc xảy ra ỏ nhiều nơi xung quanh Kinh thành Thăng Long. Các phe cánh, các thê lực không ngừng động binh, đã thế, vua chúa trong triều lại ham vui, mải mê tửu sắc mà bỏ bê việc triều chính và điều hành đất nước... Sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung trong bốỉ cảnh những năm cuốỉ của Vương triều Lê sơ khi nhà nước trung ương đang trên đà suy tàn như một giải pháp cứu cánh1. Đây là quá trình chuyển giao quyền lực và 1. “Mạc Đăng Dung lấy ngôi nhà Lê không phải từ tay một vua Lê anh hùng như Lè Lợi, một vua Lê có học vấn và tài năng như Lê Thánh Tông, mà từ những vua kàông còn tư cách đại diện cho vương triều và đất nước. Sự thay thê đó là hợp lẽ Đji và Đạo” (xem Trần Quốc Vượng, Mấy vấn đề vê nhà Mạc, trong Mạc Đăng Dxng và Vương triều Mạc, Hội Sử học Hải Phòng, 2000, tr. 159). 329
  2. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) vị th ế chính trị, lịch sử của Vương triều Lê Sơ cho Vương triều Mạc, cũng đồng thời là quá trình chấm dứt vai trò của Vương triều Lê sơ. I. L Ê HIỂN TỎNG (1497 - 1504): c ố GANG d u y t r ì NỀN THÁI BÌNH Năm Hồng Đức thứ 28 (1497), tháng Giêng, vua Lê Thánh Tông băng, Hiến Tông lên ngôi Hoàng đế. Lê Hiến Tông sinh ngày mồng 10 tháng Tám, năm Tân Tỵ, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 2 (1461)1. Vua có thiên tư anh minh thông duệ, các sử gia đương thời cho rằng vua giữ được “vận thịnh trị, thái bình”, mối trong khoảng 7 năm mà thiên hạ bình yên, xứng đáng là bậc vua giỏi giữ cơ đồ. Sử cũ chép rằng: Trước đây, vua Lê Thánh Tông chưa có con nôi dõi, Quang Thục Hoàng Thái hậu đã từng cầu đảo, sai Đức Trung đến cầu ỏ am Từ Công, núi Phật Tích, chiêm bao thấy đến trước mặt Thượng đê cầu hoàng tự. Thượng đê phán: “cho sao Thiên Lộc làm con Nguyễn thị". Nói rồi cho ẵm đến ngồi ở trưóc. Bấy giò, Trường Lạc Hoàng Thái hậu ỏ cung Vĩnh Ninh, tức thì có mang. Đến khi đủ ngày tháng, chiêm bao thấy rồng vàng từ trên tròi sa xuôYig, bay vào trong phòng, một lát sau thì sinh ra vua. Thuở thiếu thời, vua Hiến Tông có dáng vẻ thiên tư, mũi cao, mặt rồng, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Chỉ một năm sau khi sinh ra, năm Quang Thuận thứ 3 (1462), vào tháng ba, được vua cha và triều đình sách lập làm Hoàng Thái tử. Vua Lê Hiến Tông ưa chuộng văn học, giữ vững cơ đồ, tiết kiệm tiêu dùng, thận trọng hình phạt, sửa chính sự, dùng người hiển, kính trời chăm dân, nhưng vận vua không được dài lâu, thật đáng tiếc cho vương triều. 1. “Mẹ vua Lê Hiến Tông là Trường Lạc Thánh từ Hoàng Thái hậu họ Nguyễn, húy là Huyên, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, là con gái thứ hai của tặng Thái úy Trinh quốc công [Nguyễn] Đức Trung”, Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 7. 330
  3. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 -1527) Nhà sử học Vũ Quỳnh đã ca ngợi tư chất và con người vua Lê H iến Tông: “Vua có tư thê của bậc đê vương, mùi cao, mặt rồng, thẩn S(ắc khác thường, Thánh Tồng rất yêu quý ngài. Vua đặc biệt anh rminh, thông duệ, vượt hơn hắn mọi người, mà nhân từ, hòa dịu , không hiề tỏ vẻ nghiêm khắc. Khi tan chấu lui vào, thường cho dẫn sĩ đại phu t(ới, hỏi han về việc hay dớ, được mất của chính sự, dùng lời nói dịu dJ.àng, nét m ặt tươi vui đê dẩn dắt cho họ nói ra. Cho nên vua biết rõ tdnh cảnh người bên dưới, gạt bỏ sự che đậy giấu giếm. B ề tôi có lỗi lầm gà, chí răn bảo, quở trách nhẹ nhàng, không nỡ đánh roi làm nhục, biết ciách sắp đặt nên nhàn hạ ung dung, chưa bao giờ to tiếng, giận dữ mà thiên hạ đều răm rắp tuân theo ”1. Các sử gia đương thời hết lòi ca ngợi vua Lê Hiến Tông, nhưng có lẽ vi vận của vua không được dài lâu, nên đến năm 1504 vua băng, thọ 43 tuổi, ở ngôi chưa đầy 8 năm: "Giáp Tỷ, Cảnh Thông năm thứ 7 (1504). Mùa hạ, tháng Tư, vua ngự về Lam Kinh. Khi xa giá trở về cung, bị ốm. Tháng Năm, ngày 23 [...], bị bệnh nặng [...]. Ngày 24, vua băn g ở điện Đồ Trị”2. Mặc dù chỉ nắm quyền chưa đầy 8 năm, nhưng vua Lê Hiến Tông vẫn có nhiều đóng góp cho đất nưốc trên các phương diện phát triển kinh tế nông nghiệp, mở mang giáo dục khoa cử, quản lý đòi sống xã hội, và đặc biệt, nếu căn cứ vào chính sử, thì dưới triều vua Lê Hiến Tòng đòi sống xã hội, triều chính hầu như không có bất ổn, loạn lạc như các triều vua kế vị ông sau này. 1. Sản x u ấ t nông nghiệp Nhận thức sâu sắc về vai trò của kinh tế nông nghiệp với sự ổn định của đất nước và sự ấm no cho muôn dân, khi vừa mối lên ngôi, vua Lê Hiến Tông đã cho kiểm tra, rà soát và đốic thúc các ban bộ có liên quan, cũng như người dân phải chuyên tâm vào nghề nông, sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: Năm 1498, vua xem sổ tiền thóc của Hộ tào dâng lên và hỏi các quan tả hữu, biết được tình trạng dự trữ của nhà nước và tư nhân. Từ đấy lại càng để ý đến việc nông tang, tự 1, 2. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 35, 34. 331
  4. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) tay viết sắc lệnh sai các quan thừa hiến, phủ, huyện đi tuần hành khuyên bảo nhân dân đắp đê điều, đào ngòi lạch, khơi bò ruộng, để phòng hạn, lụt. Lại sai triều thần đi kiểm tra, xem xét những việc đó. Mỗi xã đặt một người xã trưởng hay thôn trưởng chuyên trông nom việc nông tang, lại đem xã quân và nông trưởng đi đốc thúc. Quan bên ngoài ai có việc về Kinh và sứ của triều đình từ ngoài trở về, vua đều cho gọi vào hỏi về mùa màng được hay mất, trăm họ sướng khổ ra sao. Rõ ràng là, vua Lê Hiến Tông cũng như triều đình đã đặc biệt lưu ý tới hoạt động nông tang của nhân dân, từ công tác tu bô đê điều, khơi thông dòng chảy, cho tới công tác quản lý các hoạt động liên quan tới sản xuất nông nghiệp, tất cả đều nhằm mục đích có nguồn lương thực đủ đầy, nhân dân yên ổn làm ăn. Cày ruộng tịch điền là một nghi lễ có từ rất lâu đòi1, nay đến Vương triều Lê vẫn được duy trì và coi đó là một nghi thức không thê thiếu đôi với đời sông tâm linh chôn cung đình. Cày ruộng tịch điền, trước là để lấy cơm gạo cúng tông miếu, thứ đến là đê cố vũ nhân dân chuyên tâm vào cày cấy và cũng là để cho trăm họ thấy được sự quan tâm của nhà nưổc tới hoạt động sản xuất nông nghiệp như thê nào. Với vua Lê Hiến Tông, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Kỷ Mùi, Cảnh Thống năm thứ hai (1499), ông cũng từng đi cày ruộng tịch điền2. Sự quan tâm của nhà nước trung ương tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhà nông không chỉ thông qua nghi thức cày ruộng tịch điển, vua Lê Hiến Tông còn nhiều lần cho cầu mưa, ví như nàm 1499, vì nắng hạn quá, triều đình đã cho cầu mưa ở Thái Miếu3. Song song với việc cày ruộng tịch điền hay cầu mưa, triều đình Lê Hiến Tông còn cụ thể hóa sắc lệnh năm 1498 bằng việc đắp đê sông Tô Lịch vòng quanh Kinh thành Thăng Long: “N hâm Tuất, Cảnh 1. Dưới thời Tiền Lê, nghi thức cày ruộng Tịch điền đã được nhà nước tổ chức: “Đinh Hợi, Thiên Phúc năm thứ 8 (987), mùa xuân, vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi”, xem Toàn thư, tập I, Sđd, tr. 224. 2, 3. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 13, 14. 332
  5. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 -1527) Thông năm thứ 5 (1502). L ễ bộ Tá Thị lang Dương Trực Nguyên tâu xin đắp đê bên sông Tô Lịch, trên từ xã Trát Kiều xuống đến xã Công Xuyên 1 đ ể phòng lụt , hạn, làm lợi cho nghề nông, lại xin đào cừ Yên Phúc xuống đến cừ Thượng Phúc 2 đ ế tưới nước cho ruộng dân'3. Năm 1498, đê tăng cường cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo nên sự hài hòa vê lực lượng binh lính trong quân đội, vua Lê Hiến Tông vẫn duy trì chính sách Ngụ binh ư nông. Với chủ trướng “tĩnh vi nông, động vi binh”, triều đình đã điều một bộ phận binh lính vê quê trực tiếp tham gia vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương: “Lính và thợ đến phiên thì cứ theo lệ trước, tháng Sáu, tháng Mười, chia một nửa về làm ruộng''4. 2. Thu tô th u ế Để tăng cường việc quản lý đất nước trên hầu khắp các phương diện, đồng thời qua đó cũng làm giàu ngân khô’ nhà nước, triều đình Lê Hiến Tông đã ban hành các văn bản quy định và thực hiện việc đốc thúc nhân dân phải làm nghĩa vụ tô thuê đối với nhà nước. Có thể suy luận rằng, chính sách thuê của nhà nưóc trung ương dưới triều vua Lê Hiến Tông được áp dụng cho hầu khắp các đối tượng, các hoạt động sàn xuất, như sử sách đã cho biết: “Mậu Ngọ, Cảnh Thống năm thứ 1 (1498), tháng Ba, ngày mồng 5 định lệ thu các thứ thuế. Mọi thứ thu ế trong nước, năm nào thu thì đến cuôĩ năm ấy p h ải nộp đủ, không được thu năm nay đến năm sau mới nộp"5. Trên phương diện quản lý đất nước, nhiều khi chính sách thuế leióa của các vương triều quân chủ trong lịch sử Việt Nam ban hành VI thực th i quá tả i đối với nhân dân, nên tấ t yếu sẽ dẫn đến tình trạng tó thuế nặng nề, khiến cho đời sông nhân dân thêm phần khổ cực. Là một bộ phận trong sản xuất nông nghiệp, hoạt động trồng diu, nuôi tằm và canh cửi của nhân dân có lẽ cũng có những bước khởi sic vể mùa vụ, do vậy, trong năm 1498, nhà nước có ít nhất hai lần đốc 1.Xả Trát Kiều và Cống Xuyên nay thuộc Thường Tín, Hà Nội. 2. Yên Phúc và Thượng Phúc, nay đều thuộc Thường Tín, Hà Nội. 3,4, 5. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 33, 9. 8. 333
  6. NGUYỀN QUANG NGỌC (Chủ biên) thúc nhân dân nộp thuế, đó là việc định lệ nộp thuê tơ sông và: “Tháng Năm, ngày 24, định lệ truy thu thuê bông vải mùa hạ của nữ đinh' Đặc biệt đối với thuê thân, Nhà nước đã có một hình thức triển khai việc trưng thu khá hợp lý về thời hạn nộp, đó là các địa phương gần kinh đô Thăng Long, do khoảng cách vê địa lý, nên thòi gian giao nộp được quy định ngắn hạn hơn, trong khi đó, các địa phương xa Kinh đô, nhà nước ưu tiên và cho phép thời gian giao nộp kéo dài hơn: “Kỷ Mùi, Cảnh Thống năm th ứ 2 (1499). Mùa xuân, tháng Giêng, quy định ngày nộp tiền sai dư (là tiền S Ư U hay th u ế thân sau này) trong kỳ đại tập. Ra lệnh cho các nha môn trong Kinh thời hạn trong 15 ngày; Hải Dương, Sơn Nam, Tam Giang, Kinh B ắc 25 ngày; Thanh Hoa, An Bang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa 1 tháng; Nghệ An, Cao Bằng, Thuận Hóa 1 tháng 15 ngày, Quảng N am 2 tháng. [Các nơi] đều p h ả i theo đúng ngày hẹn g iao nộp. Hộ bộ kiểm thu đủ s ố theo lệ đã định ”2. Điều đáng lưu ý ở đây là, Nhà nưốc đặc biệt thắt chặt trong việc đúng thời gian giao nộp, đây cũng là một động thái cho thấy tính kỷ cương và khuôn phép của Nhà nước trung ương trong thực tiễn quản lý đất nước. 3. Đời sống xã h ội Triều vua Lê Hiến Tông, trên phương diện đòi sống xã hội, Nhà nước đã thể hiện bản chất ưu việt của mình vối nhiều hình thức động viên, khiển trách rõ ràng và cụ thể đối với những người có công, có tội, nhìn nhận toàn diện và công bằng đối với mọi người dân, trên mọi cương vị khác nhau, bất kể quan lại hay dân thường... Với quan điểm như vậy, năm 1498, nhà vua đã cử sứ đi khắp nơi để truyền đạt tinh thần của triều đình tới trăm họ: “Mậu Ngọ, Cảnh Thống năm thứ 1 (1498). S ai sứ đi khắp bôn phương, truy xét những người nghèo túng, già yếu còn trong quân ngủ thì thải cho về, những người chịu th u ế khóa và phục dịch công trình quá nặng thi giảm nhẹ cho, tha những kẻ lầm lỡ, xét rõ người oan khuất, b ổ dùng kẻ m ất chức, khen thưởng người có công, tha nợ thuê, nới hình phạt, nêu gương người tiết nghĩa, giúp đỡ kẻ côi cút, người đói nghèo, cất nhắc người liêm khiết, tiến cử bậc hiền tài, trong ngoài ai củng thỏa lòng”3. 1, 2, 3. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 10, 12, 9. 334
  7. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 -1527) Cùng với quan điểm trị nước như vừa nêu, đồng thời lại nhận được sự ủng hộ và tư vấn của các quần thần, mà điển hình là lời tâu của Tả Thị lang Nguyễn Đức Quảng, với những nội dung rất thiết thực, lòi tâu lên vua được coi như kê sách trị nước, nó đem lại quyền lợi và góp phần đảm bảo cho đời sông của nhân dân, nên vua Lê Hiến Tông đã truyền sắc chỉ đê thực hiện: "Năm 1500, Hộ bộ Tả Thị lang Nguyễn Đức Quảng dâng lời tâu rằng: Khi Thái TỔ Cao Hoàng đê mới khởi nghĩa, tướng thần, quân sĩ đều đồng tâm hiệp lực. Tướng thần có công lao lớn đều đã được phong thụy hiệu và truy tặng, nếu có con cháu đều được tập ấm bô dùng. Quân sĩ củng tự phần công lao, tuy đã được ban sắc mệnh, phong mỹ tự và được làm tướng quân các vệ, nhưng con cháu họ vẫn nhiều người ẩn khuất trong hàng quân ngủ, chưa được hưởng tập ấm. Thần e rang như thê, phép khuyến khích lập công chưa lam được trọn. Nay bệ hạ lên ngự ngôi báu, đức rộng như đất trời, ai tòng quân đánh giết được giặc, đều cho bô dụng, dù người không được chọn lấy trong khi dẫn tuyên củng còn được trao chức chính quan, huống chi quân sĩ khai quốc, trăm trận khó nhọc, đến hơn mười năm, đã có công lao mà nỡ đê bản thãn không được truy tặng, con cháu không được tập ấm thì lấy gi mà khuyên khích người làm tôi. Nay thần cui xin: Những người đ ã có công lao ở thời Thuận Thiên, đã được nhận sồc mệnh, phong mỹ tự, thì cho con cháu họ tự khai báo, quan có trách nhiệm điều tra rõ ràng, rồi kê rõ họ tên tâu lên, giao cho L ại bộ gia tàng 1 cấp. Nếu con cháu nối dõi có ai không biết chữ thì xét sung làm tuấn sĩ vệ Cẩm y, còn người nào biết đọc sách, viết chữ thì xét cho làm học sinh ở Sùng Văn quán theo như lệ đối với công thần. Như vậy, trên có thê tỏ rõ lời ghi sông tạc núi đến vô cùng của các tiên thánh, dưới là đi ban dày phúc trạch cùng nước hưởng vui tới muôn thuở cho bậc cởig thần Từ vua Lê Thái Tổ đến Lê Hiến Tông, cuộc kháng chiến chống qiân Minh xâm lược đã đi qua gần tròn một thế kỷ, trên cương vị là người kế tục ngai vàng, tiếp nối quốc thông của tổ tiên, vua Lê Hiến Teng không vì thê mà xem nhẹ, dè dặt trong việc định công hay ban 1. Poàn thư, tập III, Sđd, tr. 24. 335
  8. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) cấp bổng lộc cho những người được coi là hậu duệ của các tướng lĩnh, công thần đã phụng sự Thái Tổ, phụng sự nhân dân, không quản nếm mật nằm gai để có ngày hôm nay. 4. Tổ chứ c khoa cử và tuyển dụng nhân tài Tiếp nổi các vị vua trước, dưới thời vua Lê Hiến Tông, tình hình khoa cử và tuyển dụng nhân tài vẫn được nhà nước trung ương chú trọng, nhiều kỳ thi Hương, thi Hội đều được triều đình tổ chức để tạo điều kiện cho những ai có năng lực và có chí học hành, đèn sách ra thử sức. Hơn nữa, theo sử chép, triều đình đã cho dựng bia Tiến sĩ đê khắc ghi tên những người đỗ đạt qua các kỳ khảo thí. Cơ sở để lựa chọn người tài cho đất nước không chỉ thông qua con đường khoa cử, mà vương triều Lê Hiến Tông còn tiến hành lựa chọn nhân tài bằng hình thức bảo cử. Đôl với những ai có tài, có đức, hết mình phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân, thì lấy đó làm cơ sở để tiến cử họ vào những vị trí khác nhau trong triều đình. Năm 1498, triều đình đã ban chiếu chỉ về việc bảo cử chức quan Tống binh1, sử chép: “Định lệ bảo cử chức Tổng binh. Có chiếu chỉ rằng: Chức Tổng binh giữ trọng trách cả một phương, không thê trao cho kẻ không xứng đáng. K ể từ nay, nếu có khuyết chức Tổng binh thì cho phép các quan khoa, đài bảo lãnh, lựa chọn quan ở các nha môn, người nào có đảm lược học thức, uy vọng, tài cán, liêm khiết, siêng năng đê b ổ vào chức đó”2. Ngược lại, đối vối những ai tiến cử chức Tổng binh mà không cân nhắc kỹ dựa trên phẩm hạnh tài đức mà tiến cử tùy tiện sẽ bị trọng phạt. Nhận thức sâu sắc về vai trò của khoa cử đối với sự thịnh suy của đất nưốc, để chuẩn bị tốt trước mỗi kỳ thi, vua Lê Hiến Tông đã căn dặn các quan lại đảm trách công việc phải nghiêm cẩn trong khâu tổ 1. Theo Phan Huy Chú: "Đầu nhà Lê mới đặt chức Tổng binh quản lĩnh. Đời Hẩng Đức định lại quan chế, đặt thêm các chức đô tông binh, tông binh thiêm sự, tông binh đồng tri, phẩm trật ở hàng chánh tam trở xuống. Thời Trung hưng về sau vẫn noi theo”, xem Phan Huy Chú, Lịch triều hiên chương loại chí (Quan chức chí), tập I. Sđd, tr. 566. 2. Toàn thư, tập III, Sđd. tr. 9-10. 336
  9. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 -1527) chức thi cử, tránh những sai sót không đáng có, cốt làm sao chọn được người thực học, thực tài, phát huy được nguyên khí quốc gia: “Kỷ Mùi, Cảnh Thống năm thứ 2 (1499). Mùa hạ, tháng Tư, ra sức dụ cho bọn L ễ bộ Thượng thư Vũ Hữu rằng: Nhân tài là nguyên kh í của quốc gia. Nguyên k h í mạnh thì đạo trị nước mới thịnh. Khoa mục là con đường chính của người làm quan, đường chính mở thi chân Nho mới xuất hiện. Cho nên ngày xưa dùng khoa thi lấy người tài giỏi phải đặt quy chê chia vị cho nghiêm, phải định th ể lệ dán tên cho chặt, có lệnh cấm bảo nghĩa cho nhau, đổi sách cho nhau , cốt đê ngăn ngừa mầm gian, thu nhiều người giỏi, đ ể cung cấp cho nhu cầu dùng người vô cùng của thiên hạ. Phép chọn kẻ sĩ của tô tông ta bắt chước đời xưa mà làm, đến nay quy mô rộng lớn, đã rất kỹ lại đầy đủ. Song phép lập đã từ lâu, tệ xấu theo đó m à nảy sinh, kẻ tầm thường thi lạm vào hàng thi đỗ, người thực học thi gạt ra ngoài vòng, lời bàn tán xôn xao, lòng học trò chưa thỏa. Trẫm giữ cơ nghiệp lớn, rạng tỏ đạo công, sùng chuộng lòng thành, muôn vãn hồi phong tục thuần phác, ngăn cấm lề thói phù hoa, mong trừ bỏ thói tệ kiêu bạc. Đ ể cho bậc hiền triết nối gót bước lên, việc phòng giữ p h ả i đặt ra minh bạch. N hắc rõ các điều, liệt kê ra cả thảy 20 điều dưới đây. Điều thứ nhất: Trường thi p h ả i rộng rãi, trong chia lầm bốn khu, mỗi khu đều ngăn bằng rào thưa, bôn góc trong trường thi, mỗi góc làm một cái chòi, đến ngày vào thi, lấy nội thần hiệu úy mỗi chòi một người đứng trên chòi đ ể trông coi...”1. Thi Hương ở trên, vua Lê Hiến Tông đã quan ngại về thể lệ thi cử đã cũ xưa, không hợp thòi và bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, e ngại nhiều phát sinh. Do đó, các quan lại tâu lên triều đình cần phải sửa đổi cho phù hợp. Đặc biệt đổi với kỳ thi Hương ở cấp cơ sở cần phải được chấn chỉnh ngay từ bước đầu. Năm 1498, Vũ Duệ dâng lòi tâu bày về việc định ngày thi Hương rằng: “Bọn thần kính xét th ể lệ thi Hương năm trước: tháng Tám ngày mùng 8 vào kỳ thứ nhất, ngày 19 vào kỳ thứ hai, ngày 25 vào kỳ thứ ba, ngày mồng 1 tháng Chín vào kỳ thứ tư. Theo như thế, 1.Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 14. 33 7
  10. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) bọn thần trộm xét, tháng Tám năm nay đúng vào kỳ thi Hương m a ngày mồng 10 tháng ấy kính gặp ngày Thiên thọ thánh tiết. Nếu ngày mồng 8 tháng ấy, Vũ Duệ và các viên Hiến ty đều đã vào trường thi Hương rồi, đến ngày mồng 10 lại ra trường thi về nha môn làm lễ th ì việc thi sẽ không được cẩn mật, mà nếu bày hương án làm lễ ngav trong trường thi, thì lễ văn sẽ không đầy đủ. Cúi xin thi Hương năm nay hoãn đến ngày 12 tháng ấy vào kỳ thứ nhất, ngày 20 vào kỳ thứ hai, ngày 29 vào kỳ thứ ba, ngày mồng 6 tháng Chín vào kỳ thứ tư. Như vậy, một là đ ể bày tỏ tình cảm kẻ tôi con chúc mừng vua cha, h a i là đ ể công việc đặt khoa thi chọn hiền sĩ của triều đình được nghiêm tóc”1. Quả nhiên, lời tâu lên, vua Lê Hiến Tông đã đồng ý. Cũng bắt đầu từ việc chỉnh đôn tình hình khoa cử từ cấp thi Hương, triều đình đã ban hành sắc chỉ quy định thể lệ thi Hương, trong đó nhấn mạnh đến quyền lợi của sĩ tử cùng những nghĩa vụ cụ thê buộc các sĩ tử phải chấp hành nghiêm chỉnh. Các quan lại địa phương từ xã trưởng, đến các quan phủ, huyện ở đó phải có trách nhiệm trực tiếp đổi với việc thanh lọc, xác minh hồ sơ của sĩ tử thuộc địa hạt mình quản lý, sau đó, sĩ tử mối được tham gia vào kỳ thi Hương, ở đây, ngoài vai trò quản lý của triều đình trung ương, bộ phận quan lại khảo hạch, thì vua Lê Hiến Tông còn giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền địa phương cùng tham gia vào quy trình tuyển lựa nhân tài cho đất nước. Năm 1500, nhà vua ra sắc chỉ về việc thi Hương như sau: “K ể từ nay, đến kỳ thi Hương, xã trưởng các xứ p h ả i bảo đảm cho học trò xã mình, trừ sinh đồ ở Tú lâm cục không kê, những quân sắc và người dân nào quả là con em nhà lương thiện, có hạnh kiểm, học vấn, biết làm văn đủ các th ể của bốn trường củng cho bảo lĩnh. Nếu là học trò ở bốn xứ Hưng Hóa, Yên Bang, Tuyên Quang , Lạng Sơn thì làm văn đủ ba trường củng cho vào thi. Xã lớn 20 người, xã vừa 15 người, xã nhỏ 10 người. Xã nào ít người học tập thì không câu nệ theo lệ này. Xã trưởng kê kh ai họ tên, quan phủ, huyện, châu đó xét lại từng người. Học trò p h ả i thi một kỳ ám tả, ai đ ỗ thì h ai ty Thừa, Hiến theo lệ mà khảo thí. Nếu xã trưởng nào khai nhận, bảo 1. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 10. 338
  11. VƯƠNG TRIỂU LÊ (1428 -1527) ătám không đúng, quan phủ, huyện, châu kháo hạch không kỹ, đê đến mỗi khi học trò vào thi còn nhũng tạp và có người viết bất thành văn h.oặc vi họ hàng con em mà nhắn nhe gửi gắm thì sai nhân của khoa, đtài đó p h ải dò xét cho ra sự thực, giao hết lên đê xét hỏi trị tội. Khi học trò vào thi, các quan đề điệu , giám thí, phải sai các viên giiám quan khám xét, hiệp đong kiêm tra trường thi, tim xét mọi dâu Viết, xem có chỗ nào cất giấu Thi, Thư và các tài liệu khác. Đến khi học trò vào trường thi, thì ph ải khám xét kỹ từ ngoài cửa. Nếu thây người mào sao chép văn bài mang theo, hoặc là người vào thi hộ thi phải bắt n,gay người đó đưa ra xét hỏi. Người can phạm như hạng nói trên bị suing làm quân bản phủ 3 năm, suốt đời không được vào trường thi nữa. Các viên giám thị niêm phong bài thi, kẻ nào bất minh thi bị biếm hiay giáng chức. Hai ty Thừa, Hiến cùng hiệp đồng tra xét rồi mới cho người vào thi. Nếu người nào lộ rõ dấu gian, thi giữ ngay lại, tâu lên đ ể tra hỏi. Quan Thừa Hiến nếu ai dám trái phép dung túng kẻ gian làm bậy, thi quan khoa, đài và sai nhân có trách nhiệm dò xét ra sự thực, nhất loạt đưa ra xét hỏi trị tội. Những quan viên p h ả i b ổ ở Thừa ty xứ khác, cùng các hạng nho sinh, điển lại gặp phiên lên Kinh hoặc đượcgiữlàm việc ở Kinh thành, a i tình nguyện dự thi thì cho người đó được nộp đơn thi. Sau khi kiểm tna, người nào làm đủ được các thê văn của bốn kỳ mới cấp giấy tờ cho trỏ về quê quán dự thi, không được dự thi ở Thừa ty nơi b ổ nhiệm và phủ Phụng Thiên như trước nữa. Người nào ui phạm sẽ bị giao xét hỏi trị tội. Khi vào trường thi Hương, các giám sinh và sinh đ ồ chịu tang ở nhà đều p h ải tới bản phủ báo tên, điểm danh, a i vắng mặt, quan hạt đó làm bản tâu lên, bắt sung làm quân bản phủ. Người nào tự tiện vào cửa ngoài trường thi, hoặc vào thi hộ bị xử tội đồ, suốt đời không được đi thi và b ổ dùng nữa. Nếu xã trưởng nào khi nhận diện, thấy điều gian trá mà đồng tình, dung túng, đ ể cho kẻ thi hộ vào trong trường thi, bị người khác cáo g iác bắt được thi phải sung làm quân bản phủ ’’i. 1. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 27-28. 339
  12. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) Nhận thức rõ vai trò của khoa cử trong việc phát huy nguyên khí của quốc gia, triều đình Lê Hiến Tông đã tổ chức rất quy củ, chặt chẽ thể lệ tham gia thi Hương của các sĩ tử. Đặt trong bôi cảnh những dấu hiệu suy tàn của vương triều đang xuất hiện, đây được xem là những cô gắng lốn của nhà nước trong việc tiếp nôi trọng trách các triều vua trước đó trong sự nghiệp xây dựng Vương triều Lê cường thịnh. Từ việc tổ chức tốt các kỳ thi Hương, sẽ tạo thêm cơ sở cho sự thành công trong tô chức các kỳ thi Hội và thi Điện. Thi Hội Dưới triều vua Lê Hiến Tông, nhà nước đã tổ chức được hai kỳ thi Hội, đó là vào các năm 1499 và 1502. Trong hai kỳ thi này, sô’ lượng các cử nhân dự thi lên tới 10.000 người, nhưng với phép thi nghiêm khắc, tổ chức chặt chẽ, cốt lấy người thực học, thực tài, do đó, sô' lượng người trúng tuyển chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sô người đăng ký dự thi: “Kỷ Mùi, Cảnh Thông năm thứ 2 (1499). Thi Hội, các củ nhân trong nước. Bây giờ, có tới hơn 5.000 người dự thi. Vua nói: Phép cấm không nghiêm thì không th ể ngăn chặn được thói cầu may, giũ bỏ không kỹ thì không th ể lấy được người thực giỏi. Liền cho Nghi tào định ra phép thi, cận thần ra đầu bài thi in ra đưa xuống từng lều từng khu. Các viên tuần xước p h ả i thay nhau canh cả ngày. K hảo quan ai có người thân vào thi thì cho rút. Lấy đ ỗ được 55 người''1. Đến kỳ thi Hội tiếp theo, vua đã trực tiếp ra đề văn sách. Ngoài ra, triều đình còn tẳng cường cho các quan lại phải tổ chức thật sự nghiêm túc, trông coi nghiêm ngặt. Nét khác biệt trong kỳ thi Hội lần này so với các kỳ thi trước đó là kết quả của kỳ thi Hội được công bô' tại nhà Thái học, thay vì thường lệ vẫn công bô' ở cửa Đông Hoa của kinh thành Thăng Long: “N hâm Tuất, Cảnh Thống năm thứ 5 (1502). Tháng Hai, thi Hội các cử nhân trong nước. S ố dự thi là 5.000 người, lấy đ ỗ bọn Trần Dực 61 người. L ại bộ kê tên tâu lên. Vua đích thân ra đầu bài văn sách hỏi về đ ế vương trị thiên hạ. Sai Nam Quân đô đốc phủ tả đô đốc phò mã đô úy Lâm H oài bá Lê Đạt Chiêu và Hộ bộ 1. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 14. 340
  13. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 -1527) Thượng thư Vũ Hữu làm đề điệu, Binh bộ Tả Thị lang Dương Trực Nguyên và Ngự sử đài thiêm đô ngự sử Bùi Xương Trạch làm giám thí, L ễ bộ Thượng thư Tả Xuân phường hữu dụ đức kiêm Đông các Đại học sĩ Đàm Văn Lễ, L ễ bộ Thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, chướng Hàn lâm viện sự Nguyễn Báo, Lễ bộ Tả Thị lang kiêm Đông các học sĩ Lê Ngạn Tuấn, Quốc Tử Giám Tê tửu Hà Công Trinh, Tư nghiệp Hoàng Bồi, Thái thường tự khanh Nghiêm Lâm Tiến đọc quyên thi. Vua xem xong, cho bọn Lê ích Mộc, Lê Sạn, Nguyễn Văn Thái 3 người đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, bọn Nguyễn Cánh Diễn, Lê Nhân Tẽ 24 người đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, bọn Phạm Khiêm Bính, Nguyễn Mậu 34 người đ ỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Vua ngự điện Kính Thiên, Hồng lô tự truyền loa xướng danh. Mọi năm bảng vàng vẫn treo ở ngoài cửa Đông Hoa, đến nay vua sai L ễ bộ bưng ra, đánh trông nôi nhạc rước ra treo ở cửa nhà Thái học. Bảng vàng treo ở cửa nhà Thái học bắt đầu từ đó”1. Khoa thi này cũng bắt đầu đánh dấu thời điểm phát triển vượt trội của tài năng Nho học vùng duyên hải Xứ Đông. Thi Điện Vào khoảng cuối tháng Tư, sang đầu tháng Năm, năm 1499, triều đình mở khoa thi Hội, thì đến khoảng tháng Bảy, mở khoa thi Điện. Theo sử chép thì đây là khoa thi Điện duy nhất dưới triều vua Lè Hiến Tông. Trong kỳ thi này, chúng ta chưa biết được có bao nhiêu sĩ tử dự thi, nhưng kết quả trúng tuyển cho biết có 55 người: “Kỷ Mùi, Cảnh Thống năm thứ 2 (1499). Ngày mồng 9, thi Điện. Đầu bài văn sich hỏi về nhân tài và vương chính. Sai B ắc quân đô đốc phủ tả đô đ'ì'c Hoa Lâm hầu Trịnh Tốn và L ại bộ Thượng thư Trần Cận làm đề hệu, Hình bộ Thượng thư Đinh Bô Cương làm giám thí, Đông các học sĩ Nguyễn Bảo, Hàn lâm viện thị giảng tham chưởng hàn lâm viện sự D Ngạn Tuấn làm độc quyển. Cho Đỗ Lý Khiêm, Lương Đắc Bằng, ỈS/Ịuyễn Khắc Kiệm, ba người đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, bọn tììàng Trưng, Nguyễn H ằng 24 người đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất 1.Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 29. 341
  14. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) thân, bọn Trần Bá Lương, Lê Tự 28 người đ ỗ Đệ tam giáp đồng Tiên sĩ xuất thân, tổng cộng là 55 người''1. Có lẽ dựa trên kết quả của kỳ thi này, nên cũng trong năm 1499, triều đình đã cho dựng bia Tiến sĩ dựng ở nhà Thái học để tôn vinh truyền thông hiếu học và cũng là đề cao nguyên khí của dân tộc: “Dựng bia đ ề tên các tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, năm Cảnh Thống thứ 2 (1499) ở cửa nhà Thái học ”2. Những nỗ lực của triều đình Lê Hiến Tông trong việc xây dựng cơ đồ không chỉ thể hiện qua chính sách chăm lo cho khoa cử, tuyển lựa nhân tài, mà ông còn rất chú ý tới đời sông nhân dân ỏ khắp các làng xã cũng như công việc đồng áng thường nhật. 5. Q uản lý nông th ô n , ỉàn g xã Sự bình yên và no ấm của xã tắc được bắt đầu từ chính các hạt nhân cơ bản là đơn vị làng xã, vương triều Lê Hiến Tông đã có những biện pháp cụ thể để quản lý đơn vị làng xã cũng như thúc đẩy và chăm lo đến đòi sông xã hội và sản xuất của những người nông dân. Từ việc quản lý ruộng đất, khôi phục đất hoang, thông kê sô" lượng nhân đinh, hay xem xét vai trò của xã trưỏng trong việc thay mặt nhà nước trung ương quản lý làng xã... cũng đều được nhà nưốc bao quát. Việc đảm bảo cho nhân dân luôn luôn ấm no, không gặp tình cảnh đói kém cũng là một biện pháp để củng cố vương triều, do đó, công tác tích trữ lương thực phải được xem là công việc trọng yêu, không được xao nhãng. Thấm nhuần tư tưởng “Dân dĩ thực vi thiên”, nên năm 1499, vua Lê Hiến Tông đã xuống chiếu cho thiên hạ phải thực hành tiết kiệm và lưu ý đến việc tích cốic phòng cơ: “Kỷ Mùi, Cảnh Thống năm thứ 2 (1499), tháng Năm, xuống chiếu rằng: K ể từ nay, năm nào được mùa to, thóc lúa bội thu, thì thừa tuyên sứ ty các xứ sức cho, các quan phủ, huyện châu trong hạt bắt nông trưởng, thôn trướng p h ả i quan tâm khuyên bảo người trong xã mình a i nấy nên dự trữ thóc gạo cho dồi dào, không được xa xỉ dùng bậy cho tổn p h f ’3. Quản lý sô' lượng nhân đinh trong các làng xã để từ đó tăng cưírng 1, 2, 3. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 16, 22, 14. 342
  15. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 -1527) (cho lực lượng quân đội hoặc bồ sung vào nghĩa vụ lao dịch, kiến thiết (đát nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu không nắm được nhân (đinh, thì coi như chưa nắm được làng xã một cách triệt đê. Năm 1500, ttnều đình đã dụ rằng: Kê từ nay, nếu thiêu nợ thì đến kỳ tuyên tráng (đinh, chọn lấy những hoàng đinh ở các xã trang am hiểu các nghê để bô sung vào. Ngừng việc sai người đi các xứ chọn người am hiểu các mghê đê bố sung làm thợ. Và cùng trong năm này, dựa trên sô lượng trang đinh thông kê từ các làng xã, nhà nước đã có chính sách sung mót phần tham gia vào lực lượng quân đội. Cụ thể hơn, năm 1502, nhà nuớc một lần nữa lưu ý đến lực lượng đinh nam, để trên cơ sở đó làm bực lượng dự bị, sẵn sàng tham gia bất kỳ công việc gì cần kíp: “Nhâm Tuất, Cảnh Thông năm thứ 5 (1502), tháng Ba, duyệt tuyển hoàng đinh. Xuống chiếu rằng: Các phường, xã, sách có đinh nam, theo sô'từ măm Cảnh Thống thứ 4 (1501) là 11 tuổi, năm nay lên 12 tuổi và mhững hoàng đinh lậu s ổ mà sức vóc mạnh khỏe, to lớn, cao từ 4 thước trơ lên thì xã trưởng khai tên gửi lên ba ty của xứ đó và phủ Phụng Thĩ.ên, đến khi rỗi việc nông sẽ duyệt tuyển”1. Trong một số trường hợp cụ thể, nhà nước trung ương cũng châm chước và ưu ái hơn đối vối những trường hợp khó khăn, để từ đó giảm hoậc miễn nhiệm vụ với nhà nước: “Canh Thăn, Cảnh Thống năm thứ 3 (1500), xuống chiếu rằng: K ể từ nay, hằng năm đến kỳ tuyển tráng đinh, xã nào có người nghèo túng, không k ể là có ruộng công, ruộng tư hay không, xã trưởng p h ải làm tờ khai cam đoan trước, quan phủ, huyện khám xét lại, rồi khai vào hạng nghèo túng, cho phép miễn tuyển”2. Qua nội dung của chiếu chỉ này, chúng ta thấy rằng, triều đình Lê Hiến Tông luôn thể hiện tính chất ưu việt và nhân văn trong quá trình quản lý đất nước, tùy từng đối tượng mà áp dụng chính sách triệt để hay nương nhẹ hoặc tha thứ. Ruộng đất nông nghiệp là một bộ phận vô cùng quan trọng và khóig thể tách ròi cuộc sống của ngưòi nông dân làng xã, do đó mà hết thảy các loại ruộng đất từ ruộng công, ruộng tư, đến ruộng hoang hóa 1, 2 Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 29, 25-26. 343
  16. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) vô chủ... đều phải được đưa vào canh tác để trước là lấy thóc gạo ăn, thứ đến là tăng cường tiềm lực kinh tế: “Canh Thân, Cảnh Thống năm thứ 3 (1500), xuống chiếu cho các quan phủ huyện rằng: Nơi nào có ruộng đất còn bỏ hoang, trước đ ã cấp thông tư cho người cày cấy, nộp th u ế theo lệ quy định. Nếu là người nghèo túng, trước kia đem gia đình đi khai khẩn ruộng đất hoang ở các phủ huyện khác theo lối chiếm xạ, thì theo lệ, được truyền cho con cháu cày câ y ’1. Đối với bộ máy quan lại làng xã, mà đứng đầu là xã trương, nhà nưốc trung ương đặc biệt chú ý tới vai trò của họ trong việc quản lý địa vực của mình, xã trưởng là người đứng đầu một cộng đồng, một đơn vị hành chính thay mặt nhân dân chịu trách nhiệm trước nhà nước, và ngược lại, họ cũng thay mặt nhà nước trung ương truyền đạt các sắc chỉ, lệnh dụ tối nhân dân. Dưới triều vua Hiến Tông, nhà nước đã có hình thức động viên và khen thưởng xã trưởng, nếu họ làm tốt thậm chí còn được thăng chức: “Canh Thân, Cảnh Thống năm thứ 3 (1500), Nguyễn Đoan tâu rằng: Xã trưởng nào chăm việc dạy bảo, nêu được tục hay, có th ể b ổ làm quan tạp lưu được thì quan huyện, châu nơi đó xem xét trình lên hai ty Thừa Hiến, cho đòi xã trưởng xã đó và các xã gần đó tới điều tra rồi làm bản tâu lên đ ể biểu dương, khen thưởng ”2. Tại các đơn vị làng xã, những ai trốn tránh nghĩa vụ của nhà nước mà lui về quê sinh sống, xã trưởng phải kiểm soát và khai báo lên cấp trên để có hình thức giáo dục và răn đe, cụ thể: “N hâm Tuất, Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), có sắc chỉ rằng: K ể từ nay, quan huyện, châu các xứ p h ả i sức xuống cho các xã trưởng, tất cả quân nhân và các sắc dịch của tượng cục, khi sắp tới kỳ đại tập quân lính hoặc gặp phiên trực, thì ph ải đốc thúc răn bảo trước. Nếu kẻ nào bỏ cả kỳ đại tập hay phiên trực, hoặc làm công chưa đủ kỳ hạn m à trôn về trước thì phải truy hỏi tới cùng, bắt p h ả i khai nhận rõ ràng, sau khi xét rõ tội ngoan ngạnh, lười biếng cùng việc bò kỳ đ ại tập và phiên trực, cho báo lên quan huyện, châu tâu giao cho bộ phụ trách trị tôi”3. 1, 2, 3. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 26, 25, 28. 344
  17. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 -1527) 6. T riể u ch ín h và lu ật pháp Vua Lê Hiên Tông nắm quyển trong thòi gian ngắn, có lẽ chưa hội đủ các điều kiện đê chấn chỉnh, tồ chức lại triều chính, hơn nữa, những di sản của vua cha để lại vê mặt tố chức đã đạt tới sự hoàn bị, có thế vận hành lâu dài. Do đó, yêu cầu đặt ra cho việc tổ chức lại triều chính là không cần thiết. Chính vì thế, trong khoảng thời gian trị vì của mình, vua Lê Hiến Tông chỉ tập trung vào chỉnh đôn triều phục và tăng cường tính nghiêm minh trong việc xét xử các vụ án. Trong năm 1499, nhà vua cũng như các triều thần đã có một số bàn định về việc sử dụng triều phục theo từng thê thức lễ nghi và tùy theo điều kiện thời tiết khác nhau. Ví như khi tiếp sứ đoàn nhà Minh sang, Lễ bộ cho phép các quan được đi hia và bít tất. Đến tiết trời mùa đông tháng Mười trở về sau, các quan nên mặc áo có chất liệu là tơ gai, thay cho mặc áo sa. Hay như trong ngày quốc kỵ, triều đình có quy định rằng: “Kê từ nay, h ễ gặp ngày quốc kỵ thì cho m ặc áo vải sa không được mặc áo là vóc hoa sặc sở, b ổ tử thì dệt màu tối không được dùng ngủ sắc”1. Năm 1499, Bộ Lễ đã tâu lên nhà vua vể quy chế xiêm y trong triều được quy định như sau: “Kỷ Mùi, cả n h Thông năm thứ 2 (1499), L ễ bộ tâu về việc thường triều phục: [Bọn thần] từng nghĩ rằng, quy chê áo xiêm lấy biểu tượng ở trời, đất rất rõ ràng: mùa hạ áo vải, mùa đông áo cừu, phù hợp theo mùa. Các công, hầu, bá, phò mã, các quan văn võ, hộ vệ, từ nay trở đi y phục thường triều như sau: từ tháng Mười trở đi, mặc áo là tơ gai, từ tháng H ai về sau, mới mặc áo sa, nếu gặp ngày mưa gió thì m ặc áo bông vải sa, đ ểh ợ p với thời tiết”2. Chúng ta đều biết, trước đó, vua cha của Lê Hiến Tông cũng như triều đình Đại Việt đã ban hành Bộ Luật Hồng Đức, trong đó bao quát đầy đủ các lĩnh vực để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vua Lê Hiến Tông kế thừa tư tưởng trị nước pháp quyền, nhưng không vì th ế mà ôag không sát sao và hối thúc Hình bộ và các cơ quan liên đối phải xử án đúng kỳ hạn, không được kéo dài hoặc dung túng, làm vậy cốt để 1 2. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 19, 18. 345
  18. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) lòng dân được thỏa đáng, xã hội được yên ổn: “Mậu Ngọ, Cảnh Thống năm thứ 1 [1498], tháng Tám, ra sắc dụ cho Hình bộ, Đình úy ty và các quan xét xử án kiện trong ngoài rằng: Việc dùng hình ngục quan hệ tới sinh mệnh của dân, xử đúng đạo thì dân thỏa lòng, xử trái đạo thì dân chịu hại. Cho nên, lời Tượng của Kinh dịch rất răn việc chậm xử án, Kinh thư rất xem trọng việc xét án tù. Thê thì, trong việc tra xét, xử án, há có th ể được phép trì hoãn sao! Kê từ nay về sau, Hình bộ, Đình úy và các quan xét xử án kiện trong ngoài, h ễ thấy những án nào còn ngờ, khó xử, củng đều p h ả i theo đúng kỳ hạn mà xét cho xong. Nếu có ai dám đ ể chậm trễ quá kỳ hạn, thì đến cuối năm, quan phụ trách cùng Hình bộ, Đề hình giám sát ngự sử, Thanh hình hiến sát sứ ty p h ả i kiểm tra tâu hặc lên đ ể trị tội theo p h á p luật. Nếu lấy tình riêng dung túng, không biết tra xét tâu lên, thì cho người có việc kêu lên, đường quan ngự sử đài và th ể sát xá nhân xét thực làm bản tâu lên đê trị tội. Các quan kê trên không chịu làm đúng lý thi cho người bị hại tâu rõ thực tình sẽ trị tội họ theo ph áp luật Triều vua Lê Hiến Tông, măc dù không còn hưng thịnh như các triều đại trước đó, nhưng đời sống nhân dân, tình hình triều chính vẫn tương đối ổn định, chưa có dấu hiệu của sự suy tàn, tình trạng các phe cánh tranh giành ảnh hưởng và thủ tiêu lẫn nhau chưa xuất hiện. Do đó, có thể coi, khoảng thòi gian vua Lê Hiến Tông trị vì như một bước chuyển tiếp từ đỉnh cao huy hoàng đang hạ dần nhịp độ phát triển. 7. Duy trì bang giao với nhà M inh Dưói triều vua Lê Hiến Tông, quan hệ giữa Đại Việt và nhà Minh vẫn được duy trì đều đặn thông qua các hình thức triều công, thần phục. Đại Việt luôn cử các sứ đoàn đem lễ vật sang nhà Minh tuế công. Ngược lại, với vai trò là nước lớn, nhà Minh tổ chức sách phong cho các vua của Đại Việt. Năm 1489, triều đình Lê Hiến Tông đã cử các sứ thần như: Nguyễn Quan Hiền, Phạm Thịnh, Lê Tuấn Mậu sang nhà Minh cổng. Một năm sau, trong hai ngày liền, nhà Minh đã cử hai đoàn sứ bộ sang 1. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 10-11. 346
  19. VƯƠNG TRIỀU LÊ (1428 - 1527) ỈĐại Việt đê tê Lê Thánh Tông và sau dó là phong vua làm An Nam (Quốc vương: "Ky Mùi, Cảnh Thông năm thứ 2 (1499), ngày Canh Tý J5 , nhà Minh sai Hành nhân ty hành nhản Từ Ngọc sang dụ tê Thánh Tống Hoàng đế. Ngày Nhăm Dần 17, nhà Minh sai chánh sứ là ty K in h cục tẩy m ã kiêm Hàn lâm viện thị giảng Lương Trừ; phó sứ là IBinh khoa đô cấp sự trung Vương Chán mang sách sang phong vua An N am Quốc vương”1. Và đế đáp lại nghi lễ sang dụ tê Lê Thành Tông và sách phong vua, triều đình Lê Hiến Tông liền cử các sứ đoàn sang nhà Minh đê tạ ein: “Canh Thân, Cảnh Thông năm thứ 3 (1500), vua sai sứ sang nhà Minh. Hình bộ Tả Thị lang Nguyễn Duy Trinh, L ể khoa đô cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng báo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông sang tiạ ơn phúng tế, Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân Thông, sự ty thừa Bùi Đoan Giáo Siang tạ ơn việc sánh phong và xin ban mủ áo”2. Trên bình diện chung, dưới thời Lê Hiến Tông, quan hệ giữa Đại Việt và triều Minh luôn diễn ra hòa thuận và hữu hảo, không có những biến động lốn hay rơi vào tình thê căng thẳng, gián đoạn. Phía Đại Việt biết lượng sức mình để đưa ra phương cách ứng đôi mềm dẻo, hợp lý, không làm tổn thương đến quan hệ của hai bên. Trong năm 1500, vua Lê Hiến Tông đã hai lần cử các sứ đoàn sang nhà Minh giao hảo, lần đầu sang với mục đích tạ ơn, lần sau với mục đích tu ế cống để góp phần làm bền chặt thêm tình hữu nghị đó: “Canh Thân, Cảnh Thông năm thứ 3 (1500), vua sai L ại bộ Tả Thị lang Nguyễn úc, Đông các hiệu thư Đinh Cương, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huân Đặng Minh Khiêm sang tu ế cống nhà Minh"3. Và đến năm 1502, một lần nữa vua lại cử sứ đoàn sang để tạ ơn việc nhà Minh ban cho mũ áo, lần này đi sứ có các đại thần như Thái thường tự khanh ' Quách Hữu Nghiêm, Giám sát ngự sử Nguyễn Bỉnh Hòa, Cấp sự trung Trần Mậu Tài. 1, 2. 3. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 21, 22-23, 27. 347
  20. NGUYỄN QUANG NGỌC (Chủ biên) II. LẺ UY MỤC (1505 -1 5 1 0 ): NHỮNG DẤU H IỆU ĐAU TIÊN CỦA S ự SUY VI Ngày 24-5-1504, vua Lê Hiến Tông bảng, đến ngày 6-6, Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Nam quân đô đốc phủ tả đô đôc phò mã đô úy Lâm Hoài bá Lê Đạt Chiêu cùng các quan phò mã, các quan Ngũ phủ, Lục bộ, Đông các, Hàn lâm viện, Lục tự, khoa, đài đến điện Hoàng Cực rước Thái tử Thuần (tức vua Lê Túc Tông) lên ngôi. Đại xá cho thiên hạ, đổi niên hiệu thành năm Thái Trinh thứ nhất. Vua là con thứ ba của Hiến Tông, "dốc ch í hiếu học, thản người hiền, vui việc thiện, xứng đáng là vị vua giỏi giữ cơ nghiệp thái bình ”1. Không may chỉ ở ngôi chưa đầy một năm, Lê Túc Tông qua đời, Lê Tuấn là con thứ hai của Hiến Tông, anh thứ của Túc Tông được đưa lên ngôi Hoàng đê (tức Uy Mục để), đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm At Sửu (1505) là Đoan Khánh năm đầu. Vua Lê Uy Mục, dưới ngòi bút của các sử gia đương thòi không phải là hình ảnh đại diện cho một con người có phong tư, tô" chất của dòng dõi quyền quý, mà thay vào đó là lòi bình dành cho những kẻ bạo ngược, tầm thường: “Vua nghiện rượu, hiếu sát, hoang dăm, thích ra oai, tàn h ại người tông thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương, điềm loạn đ ã xuất hiện từ đây”. Từ buổi đầu mối lên ngôi, qua những ghi chép của chính sử về tư chất và những hành động của vua Lê Uy Mục, đã phần nào phản ánh dấu hiệu suy tàn của Vương triều Lê sơ bắt đầu xuất hiện. Từ khi lên ngôi, vua đêm nào cũng cùng cung nhân vui đùa uông rượu vô độ. Khi rượu say thì giết cả cung nhân. Ngoài uôíng rượu, hiếu sát... vua còn thích nhiều trò tiêu khiển kỳ dị, thế nên, thiên hạ gọi là Quỷ vương: “Kỷ Tỵ, Đoan K hánh năm thứ 5 (1509), đặt chức Ngự tượng giám , Ngự m ã giám . Ngự tượng đái đao nội sứ thi đội mủ thủy ngân, vẽ hoa quỳ vàng. Ngự mã đội mũ thủy 1. Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 35. 348
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2