intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Events – bùng nổ những dịch vụ “ăn theo”

Chia sẻ: Ho Huynh Thien Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

91
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổ chức sự kiện (events) ngày nay nổi lên như một trào lưu, một phần tất yếu cho sự xuất hiện của một sản phẩm, một thương hiệu, một sự kiện... (có thể mới và cũng có thể đã cũ). Và mỗi doanh nghiệp nhìn nhận events như là một trong những việc cần làm nếu ngân sách cho phép.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Events – bùng nổ những dịch vụ “ăn theo”

  1. Events – bùng nổ những dịch vụ “ăn theo” Tổ chức sự kiện (events) ngày nay nổi lên như một trào lưu, một phần tất yếu cho sự xuất hiện của một sản phẩm, một thương hiệu, một sự kiện... (có thể mới và cũng có thể đã cũ). Và mỗi doanh nghiệp nhìn nhận events như là một trong những việc cần làm nếu ngân sách cho phép. Từ sự bùng nổ của events, hàng loạt những dịch vụ khác cũng được ra đời như sân bãi, địa điểm tổ chức, hệ thống âm thanh, ánh sáng đến người dẫn chương trình (MC), ca sĩ, người mẫu... phục vụ cho nội dung ngày một phong phú của loại hoạt động này. Events - “đất lành” của nghệ sĩ Theo như ca sĩ Đức Tuấn đã từng tâm sự: “Hát tại các chương trình hội nghị khách hàng rất đơn giản, số lượng người xem không nhiều, thế nhưng ca sĩ lại được cát-sê cao, cao gấp nhiều lần các chương trình ca nhạc lớn được quảng cáo rầm rộ”. Đúng thật như thế, với các ca sĩ hàng “sao”, cát-sê vài chục triệu cho mỗi show ca nhạc thì tại các events, thu nhập có thể lên đến cả trăm triệu chỉ với 2 - 3 ca khúc. Có thể thấy, events của các công ty, doanh nghiệp đương nhiên trở thành “mảnh đất” thứ hai rất màu mỡ (bên cạnh sân khấu ca nhạc truyền thống) cho hoạt động nghệ thuật của họ. Từ hội nghị khách hàng, chương trình giới thiệu sản phẩm mới, lễ kỉ niệm thành lập, lễ ra mắt... đến hoạt động cộng đồng, các doanh nghiệp (mà cụ thể hơn là các công ty events được doanh nghiệp thuê tổ chức sự kiện) đều mời ca sĩ đến góp vui cho chương trình. Rồi thì, nếu đã có chương trình tất yếu phải có MC, từ “thượng vàng” đến “hạ cám” đều có cả. Đó có thể là các MC sinh viên dẫn chương trình để kiếm thêm sinh hoạt phí đến MC chuyên nghiệp chuyên dẫn dắt chương trình trên các đài truyền hình đều có mặt tại các events. Bên cạnh đó, người mẫu cũng có nhiều “đất sống” hơn khi các events ra đời. Không kể các chương trình biểu diễn thời trang, giới thiệu sản phẩm mới của các công ty thời trang, may mặc, người mẫu còn tham gia “làm đẹp đội hình” cho doanh nghiệp như chào đón khách mời, đứng cạnh sản phẩm tôn vinh vẻ đẹp của sản phẩm, giới thiệu tính năng sản phẩm, diễn cùng sản phẩm... Không chỉ ca sĩ, thu nhập của MC và người mẫu từ các events cũng cao hơn hẳn so với công việc truyền thống. Với những MC mới chập chững vào nghề cũng có thể kiếm được từ 200 - 500 ngàn đồng cho mỗi chương trình, còn những MC thuộc hàng “sao” hiện nay, mức cat-sê dẫn chương trình cho 1 events đã vượt quá ngưỡng 10 triệu đồng. Người mẫu cũng thế, mức lương của 1 vedette (người mẫu hàng “sao”) cũng từ 1 - 2 triệu đồng (đôi khi có thể hơn) cho một show diễn. Trung bình mỗi ngày có ít nhất 1 events được tổ chức, nhiều có thể không kể hết, đôi lúc các nghệ sĩ này phải chạy đến 2 - 3 show trong một ngày. Hơn thế, các chương trình này thông thường được diễn ra vào ban ngày nên họ không sợ mất show và lại có thêm một khoản thu nhập đáng kể. Thế nhưng, mặt trái của hiện tượng này cũng là điều rất đáng suy nghĩ. Được biết đến như là nơi “kiếm tiền” dễ chịu nhất và cũng sang trọng nhất do thường được tổ chức tại các khách sạn 4, 5 sao, các trung tâm mua sắm lớn... events được giới nghệ sĩ chào đón khá nhiệt tình. Tuy nhiên, khi đã đạt được thỏa thuận về giá cả, một số ca sĩ chỉ đến biểu diễn nhưng lại không biết sẽ tham gia vào chương trình gì, cho doanh nghiệp nào, ý nghĩa ra sao, họ hát những ca khúc quen thuộc như để làm tròn nhiệm vụ. “Bi kịch”
  2. hơn là các MC đến dẫn chương trình nhưng lại chưa biết một tí gì về nội dung chương trình. Thông thường, doanh nghiệp sẽ gởi MC script (bài nói của MC) trước vài ngày để MC nghiên cứu, nhưng có thể quá chủ quan về chuyên môn, một số MC chỉ đọc trước vài giờ, đôi khi chỉ vài phút ngắn ngủi khi chương trình bắt đầu. Và kết quả là dẫn chương trình sau đó không “ăn nhập” gì với nội dung khiến cho đơn vị tổ chức phải “toát mồ hôi”, khách mời thì tủm tỉm, doanh nghiệp thì bẽ mặt. Tệ hơn là do chạy sô quá nhiều chương trình (và cũng có thể do bệnh “sao”), một số MC, ca sĩ, người mẫu,... thường sử dụng giờ “dây thun” làm cho các đơn vị tổ chức sự kiện phải điêu đứng không biết phải “chắp vá” chương trình như thế nào. “Lao đao” địa điểm tổ chức events Và một trong những nỗi lo lớn khác của các đơn vị tổ chức sự kiện là địa điểm tổ chức. Hiện nay, có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai nơi có số lượng events diễn ra nhiều nhất. Tuy nhiên, địa điểm tổ chức tại 2 thành phố này vẫn “vừa thừa, vừa thiếu”. Thừa vì nhà hàng, khách sạn, nhà thi đấu, câu lạc bộ, sân vận động... có rất nhiều, nhưng lại thiếu vì chưa phù hợp với yêu cầu chung của một events cần có. Thông thường các events họp báo, giới thiệu sản phẩm, lễ ra mắt, lễ kỉ niệm... địa điểm được nhắc đến đầu tiên là các khách sạn cao cấp từ 4 đến 5 sao. Tuy nhiên, nếu số lượng khách mời tham dự tiệc lên đến 500 người thì chỉ có rất ít nơi có thể đáp ứng được như Equatorial, Sheraton và gần đây là Park Hyatt (Hồ Chí Minh), tại Hà Nội lại càng hiếm hoi hơn với Melia và Deawoo. Các khách sạn 5 sao nổi tiếng khác như New World, Legend, Caravelle, Sofitel, Omni... sức chứa chỉ từ 300 - 400 người. Với các địa điểm như sân vận động, câu lạc bộ, nhà thi đấu... phục vụ cho các events đại trà, chất lượng phục vụ thường không cao, đơn vị tổ chức sự kiện hầu như ít nhận được hợp tác từ các đơn vị cho thuê mặt bằng. Khi mật độ events ngày một nhiều, một số địa điểm còn tỏ ra “bất cần” và ở những nơi này thường không tồn tại tiêu chí kinh doanh chung “khách hàng là thượng đế”. Những trường hợp chất lượng kém như hệ thống máy lạnh, ánh sáng chập chờn, an ninh lỏng lẻo, vệ sinh không đảm bảo, và tệ hơn là không cho thời gian dàn dựng và chạy thử chương trình (nếu muốn phải trả thêm tiền thuê địa điểm từ ½ đến bằng giá chính thức)... nhưng đơn vị tổ chức events vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì sợ không thể thuê vào những chương trình sau. Một cái nhìn tổng thể về events trong thời điểm cuối tháng 12.2005 đầu tháng 1.2006 vừa qua cho thấy, đây là dịp cho những buổi lễ tổng kết cuối năm của các doanh nghiệp và địa điểm họ tìm đến chính là các khách sạn lớn. Lịch đăng ký phòng hội nghị tại các khách sạn dày đặc, một số doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền tỉ vẫn khó có thể tìm được phòng lớn vào các “ngày tốt”. Và thực tế tại những thời điểm này, điều dễ dàng nhận thấy ở thái độ của các khách sạn là “không khoan nhượng”, khách hàng nào chi ly, cò kè sẽ nhận được những cái lắc đầu dứt khoát không một chút ngần ngại. Đây cũng chính là tình trạng chung và phổ biến vào những mùa events cao điểm.
  3. Events bùng nổ, các dịch vụ đi kèm cũng bùng nổ, tuy nhiên thực tế hiện nay “cầu” chưa thể tìm được hướng đi chung với “cung”. Các đơn vị tổ chức sự kiện vẫn phải đau đầu vì việc thuê mướn các dịch vụ nhưng tất cả đều cùng chung một quan niệm “người khác làm được, mình cũng phải làm được; người khác chịu được, mình cũng phải chịu được”! Chuyện bên lề Caravelle - Khách sạn tổ chức sự kiện tốt nhất thế giới Năm 2005, Hiệp hội Khách sạn Thế giới (World Hotels) - hiệp hội dẫn đầu thế giới về kinh doanh, tiếp thị và phân phối khách sạn toàn cầu cho những khách sạn độc lập và tập đoàn khách sạn khu vực, đã bình chọn khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao Caravelle là khách sạn tổ chức sự kiện tốt nhất thế giới ở khu vực châu Á. Cuộc bình chọn này dựa trên giải thưởng về dịch vụ MICE - loại hội nghị, hội họp và triển lãm kết hợp với du lịch. Được tiến hành trên 500 khách sạn thành viên của hiệp hội, cuộc bình chọn thông qua kết quả khảo sát những khách hàng đã lưu trú tại khách sạn về chất lượng tất cả các dịch vụ nói trên. Khách sạn cao cấp “kín lịch” dịp APEC Các công ty du lịch và tổ chức sự kiện đã phải “điêu đứng” khi từ tháng 2.2006, Sở Du lịch Hà Nội đã yêu cầu các khách sạn từ 3 sao trở lên không nhận khách đặt phòng trong dịp diễn ra hội nghị APEC. Việc dồn tất cả các khách sạn cao cấp phục vụ APEC khiến các công ty tổ chức sự kiện rơi vào tình trạng “đói địa điểm”. Ngoài việc nắm chắc chương trình hội nghị của APEC để tìm các khoảng trống, các công ty còn phải thường xuyên theo dõi, do hỏi tình hình phòng ốc, phải cực kỳ nhanh nhạy, khéo léo trong việc bố trí lịch cho các event, xem xét phòng nào thích hợp với dạng hội nghị nào. Những khách sạn lớn như Daewoo đã nhận được đơn đặt 300 phòng và dự kiến đón 400 khách của APEC; khách sạn Melia cũng sẽ sử dụng hết công suất 220 phòng để phục vụ trong dịp này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0