intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Experience in developing mobile money service in the world and lessons for Vietnam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả phát hiện những vấn đề chính như sau: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề cơ bản về MM. Thứ hai, tìm hiểu và phân tích cách triển khai dịch vụ ở một số quốc gia. Thứ ba, dựa trên kinh nghiệm của các nước thành công trên thế giới kết hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam rút ra bài học để phát triển mạnh mẽ dịch vụ MM trong tương lai như: Xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, nâng cao nhận thức người dân, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lực và tăng cường hợp tác giữa các bên tham gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Experience in developing mobile money service in the world and lessons for Vietnam

  1. EXPERIENCE IN DEVELOPING MOBILE MONEY SERVICE IN THE WORLD AND LESSONS FOR VIETNAM Nguyen Thi Thu Trang1 Tóm tắt: Dịch vụ fintech tại Việt Nam những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam đặt mục tiêu giảm thanh toán bằng tiền mặt xuống 8% vào năm 2025 và cách nhanh nhất để đạt được mục tiêu là phát triển dịch vụ Mobile money (MM) - loại hình ứng dụng fintech sử dụng điện thoại di động để cung cấp dịch vụ tài chính. Trong khi nhiều nước trên thế giới sử dụng thành công MM thì dịch vụ ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngày 18/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cấp phép thí điểm MM. Tuy nhiên, dịch vụ còn rất nhỏ lẻ, tập trung ở khu vực thành thị, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả phát hiện những vấn đề chính như sau: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề cơ bản về MM. Thứ hai, tìm hiểu và phân tích cách triển khai dịch vụ ở một số quốc gia. Thứ ba, dựa trên kinh nghiệm của các nước thành công trên thế giới kết hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam rút ra bài học để phát triển mạnh mẽ dịch vụ MM trong tương lai như: Xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, nâng cao nhận thức người dân, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lực và tăng cường hợp tác giữa các bên tham gia… Từ khóa: Định chế tài chính, mobile money, nhà mạng, tài chính toàn diện, thanh toán, tài khoản viễn thông. Abstract: The fintech services in Vietnam in recent years has a strengthen growth rate. Vietnam has a goal of reducing cash payments to 8% by 2025 and the fastest way to achieve the goal is developing Mobile money service (MM) - a type of fintech application using mobile phones to provide financial services. While many countries in the world are successful in using MM, the service in Vietnam still faces many difficulties. On November 18, 2021, the State Bank of Vietnam officially licensed to pilot MM. However, the service is still very small, concentrated in urban areas, and do not meet the needs of the economy. Within the scope of this study, the authors discovered main issues as follows: First, clarifying some basic issues about MM. Second, learn and analyze how to deploy the service in some countries. Third, based on the experience of successful countries in the world combined with the actual situation in Vietnam, draw lessons for developing strongly MM services in the future such as: Build a complete and synchronous legal corridor, raise people’s awareness, improve infrastructure, develop human resources and strengthen cooperation between participating parties…. Key words: Financial institution, financial inclusion, mobile money, network provider, payment, telco account. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm qua, việc ứng dụng dịch vụ MM đã thành công ở nhiều quốc gia trên Thế giới, dịch vụ nhanh chóng lan rộng khắp khu vực Cận Sahara Châu Phi và các nước đang phát triển như Bangladesh, Paraguay, Philippines… Sự ra đời của sản phẩm MM thành công nhất vào năm 2007 với tên gọi M-PESA tại Kenya (Suri, 2023). Năm 2021, 33% người trưởng thành khu vực Cận Sahara Châu Phi sử dụng tài khoản MM, trong khi đó con số này năm 2014 là 12%, 2017 là 21% (Demirguc-Kunt và cộng sự, 2022). Theo thống kê của GSMA (2022a), đến cuối năm 2021, tổng giao dịch toàn cầu đạt 2 tỷ USD mỗi ngày và có 5,6 triệu đại lý đang hoạt động trên toàn Thế giới, tăng gấp ba số lượng đại lý đang hoạt động so với 5 năm trước. Tổng cộng có 316 dịch vụ MM được cung cấp tại 98 quốc gia, hơn 1,35 tỷ tài khoản di động được đăng ký trên toàn cầu, trong đó 605 triệu tài khoản đăng ký tại khu vực Cận Sahara Châu Phi và có tới hơn nửa tỷ tài khoản còn lại đăng ký tại Châu Á. Mobile money là một sản phẩm của fintech, mọi thao tác được thực hiện trên thiết bị di động, hoàn toàn không sử dụng tiền mặt. Đặc điểm chính của MM là có độ phủ sóng rộng do không cần 1 Hai Phong University, Viet Nam.
  2. 182 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM tài khoản ngân hàng, không cần mạng internet hay điện thoại thông minh, MM giúp quá trình thanh toán, chuyển tiền đơn giản, thuận tiện hơn, MM tiếp xúc vật lý tối thiểu, an toàn và vệ sinh do không phải tiếp xúc vật lý với tiền mặt, giúp giảm thiểu sự lây lan của của dịch bệnh, MM đa dạng về các loại hình dịch vụ tài chính thông qua thiết bị di động. Chính phủ Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Theo Quyết định 1813, mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân khu vực đô thị và từng bước phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; đến cuối năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP, 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với 99,96 triệu dân, độ tuổi trung bình 33,7 tuổi (Dân số, 2023), độ tuổi này khá nhanh nhậy với các sản phẩm công nghệ, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động rất cao có tới 161,6 triệu kết nối di động tương đương 164,0% tổng dân số vào đầu năm 2023 (GSMA, 2023). Tuy nhiên, không phải nơi nào mạng internet cũng được phủ sóng và không phải người dân nào cũng dùng Smartphone. Vì vậy, MM là con đường ngắn nhất để Việt Nam thực hiện các mục tiêu về thanh toán không dùng tiền mặt. Tại Việt Nam, ngày 18/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức cấp phép thực hiện thí điểm dịch vụ MM do đó dịch vụ này vẫn còn khá mới mẻ. Để có được sự thành công trong việc áp dụng các dịch vụ MM, hầu hết các quốc gia đều có những khung pháp lý riêng về MM (Suri, 2023), tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi nước. Vì vậy, có rất nhiều bài học từ sự thành công hay chưa thành công cho quốc gia đi sau như Việt Nam học hỏi. Mục đích nghiên cứu của bài viết này trên cơ sở những vấn đề cơ bản về MM đưa ra bức tranh tổng thể về sự phát triển dịch vụ MM của các quốc gia, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Kinh nghiệm từ các quốc gia được đánh giá trên 4 khía cạnh chính: Bối cảnh ra đời và phát triển thành công dịch vụ MM, mô hình áp dụng và chính sách với nhà cung cấp, chính sách đối với đại lý, các quy định đối với người tiêu dùng MM tại các quốc gia. Bài viết thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc nghiên cứu các bài báo, tài liệu liên quan. Tác giả đã quan sát các số liệu tại quốc gia thông qua dữ liệu từ WB, IMF, IFC, GSMA và số liệu thứ cấp thu thập được tại Việt Nam. Từ đó, đã phân tích, tổng hợp, đánh giá kinh nghiệm tại các quốc gia, đưa ra một số bài học và khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ này thời gian tới. 2. HỆ SINH THÁI MOBILE MONEY 1.1. Khái niệm Mobile money Theo Theo Hiệp hội di động toàn cầu (Global System Mobile Associations – GSMA, 2010), MM là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động. Tại Việt Nam, trong Điều 3 dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt thì “MM là tiền điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kinh doanh dịch vụ viễn thông phát hành và định danh người sử dụng thông qua cơ sở dữ liệu thuê bao di động”. Như vậy, MM có tính phổ cập cao do cho phép thực hiện các giao dịch tài chính mà: - Không cần tài khoản ngân hàng, chỉ cần qua mạng viễn thông. - Không cần điện thoại thông minh, chỉ cần điện thoại có số thuê bao được đăng ký. - Thanh toán thuận tiện với nhiều hình thức qua tin nhắn SMS, qua công nghệ NFC hoặc ứng dụng của nhà mạng.
  3. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 183 - Thực hiện thanh toán được với các khoản thanh toán có giá trị nhỏ. - Nạp rút tiền đơn giản qua đại lý, ngân hàng hoặc qua các ví liên kết. 1.2. Mô hình cung cấp và các bên liên quan đến Mobile money Hiện nay, trên thế giới có 3 mô hình cung cấp các dịch vụ MM , gồm: (1) các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; (2) các định chế tài chính; (3) đối tác cung cấp giải pháp phối hợp chặt chẽ với một hoặc một số định chế tài chính và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong 3 mô hình trên thì mô hình thứ 3 đang dần trở nên quan trọng và chiếm ưu thế (Lal, R, & I. Sachdev, 2015; GSMA, 2016; GSMA, 2018). Để phát triển dịch vụ MM tại các quốc gia cần có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều chủ thể liên quan bao gồm: Các nhà khai thác mạng di động (MNO), các định chế tài chính, các đại lý (kênh phân phối), thương nhân, cơ quan quản lý và khách hàng (người tiêu dùng). Hình 1. Hệ sinh thái Mobile Money Nguồn: Tobbin (2011)  nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (MNO) Các Dịch vụ MM được xây dựng trên nền tảng các tài khoản viễn thông, do đó việc cung cấp cơ sở hạ tầng MM phải thông qua các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Kufandirimbwa và cộng sự, 2013, Tobbin, 2011). Ưu điểm của MNO là có lượng khách hàng rất lớn nên có nhiều cơ hội tiếp cận và gây dựng niềm tin với các khách hàng tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, MNO thường thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và xử lý các rủi ro tài chính (Lal & Sachdev, 2015).  định chế tài chính Các Chức năng chính của các tổ chức tài chính là thanh toán và lưu trữ giá trị (Tobbin, 2011). Trong xu hướng phát triển với các công nghệ tiên tiến, các định chế tài chính luôn thay đổi nhằm mang lại những dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng. Trái ngược với các MNO, các định chế tài chính có kinh nghiệm dày dặn nên họ dễ dàng đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro, bảo vệ khách hàng (Merritt, 2011). Tuy nhiên, hạn chế của các định chế tài chính trong việc tham gia vào hệ thống MM là khó tiếp cận được với các đối tượng khác hàng có thu nhập thấp (Jenkins, 2008).  đại lý (kênh phân phối) Các
  4. 184 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Đại lý là trung gian giữa nhà cung cấp và khách hàng. Thông thường, đại lý là các chủ cửa hàng nhỏ, họ có nhiệm vụ nhận tiền của khách hàng, chuyển đổi sang tiền điện tử với trường hợp nộp tiền và chi trả tiền mặt cho khách hàng từ tài khoản MM của khách hàng trong trường hợp rút tiền. Họ được hưởng hoa hồng trên các giao dịch thực hiện (Balasubramanian & Drake, 2015). Các đại lý đóng vai trò rất quan trọng trong khai thác dịch MM cho MNO vì họ thường ở gần khách hàng nên họ hiểu được thói quen, hành vi của khách hàng (Jenkins, 2008). Khó khăn của các đại lý thường gặp là thiếu tiền mặt, đôi lúc thiếu sự tin tưởng của khách hàng, thiếu kỹ năng quản lý (Merritt, 2011). Thương nhân và nhà cung cấp dịch vụ tiện ích  Thương nhân và các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích cung cấp các tiện ích như cửa hàng trực tuyến, sòng bạc, dịch vụ hàng hóa,... trên nền tảng MM. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng thực hiện được các giao dịch, thanh toán nhanh chóng, tăng độ bảo mật trong các giao dịch (Tob- bin, 2011). Hầu hết, các thương nhân và nhà cung cấp dịch vụ tiện ích đều sử dụng giao dịch trường gần (NFC), điều này có thể thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ MM nhiều hơn (Tobbin, 2011).  quan quản lý Cơ Cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái MM, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa việc giám sát hợp lý, dựa trên rủi ro và khuyến khích sự đổi mới, hiệu quả với phát triển tài chính toàn diện (Merritt, 2011, Tobbin, 2011). Tại nhiều quốc gia, vai trò giám sát quá trình hoạt động của MM thuộc về Ngân hàng Trung ương (Fung và cộng sự, 2014). Ngân hàng Trung ương thường đưa ra các quy định cho hoạt động MM. Trong thực tế, để phát triển tạo môi trường phát triển nhất, các nhà cung cấp và cơ quan quản lý thường có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Khách hàng (người tiêu dùng)  Khách hàng là đối tượng không thể thiếu trong hệ sinh thái MM. Mọi dịch vụ tiện ích đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Thành công hay thất bại trong hệ sinh thái MM phụ thuộc chính vào khách hàng. MM làm giảm rủi ro, tăng khả năng tiếp cận và khả năng thanh toán, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính của khách hàng (Tobbin, 2011). 1.3. Cách thức hoạt động của Mobile money Theo Suri (2023), MM hoạt động khá đơn giản: Người tiêu dùng đăng ký tại các đại lý MM, cung cấp các thông tin cần thiết giống như mở tài khoản ngân hàng. Quá trình này diễn ra nhanh chóng chỉ mất vài phút. Khi đăng ký thành công, khách hàng sẽ được cung cấp một tài khoản MM được liên kết với số điện thoại đi động của họ. Khách hàng sử dụng MM có thể ghi có tiền vào tài khoản MM bằng cách đưa tiền mặt cho đại lý tiền di động và đổi lại, nhận lại số tiền tương đương qua điện thoại di động của họ. Quá trình này được xác nhận thông qua tin nhắn di động, tóm tắt cập nhật về số dư trên tài khoản (Balasubramanian & Drake, 2015; Maitrot & Foster, 2012). Để gửi tiền, khách hàng cần nhập thông tin về số điện thoại và số tiền của người nhận, thực hiện các thao tác theo hướng dẫn, điều kiện là khách hàng cần có đủ số tiền trong tại khoản của họ. Họ sử dụng số tiền trong tài khoản di động được lưu trữ điện tử này để thanh toán hóa đơn, chuyển tiền cho đồng nghiệp của họ. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể sử dụng tài khoản MM để nhận tiền lương, tiền gửi hoặc thực hiện các giao dịch tài chính như tiết kiệm, cho vay… Tất cả những hoạt động này được thực hiện mà không cần mở tài khoản ngân hàng, không cần đến chi nhánh ngân hàng hay các cây ATM (Shirono, 2021).
  5. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 185 1.4. Các dịch vụ Mobile money cung cấp Theo Gencer (2011), Wanyonyi, P. W. & Bwisa, H. M (2013), Shaikh, A. & Karjaluoto, H. (2015), dịch vụ MM thường tập trung vào ba nhóm như sau: Thanh toán di động, tài chính di động và ngân hàng di động. Bảng 1. Dịch vụ Mobile money Thanh toán di động P2P C2B/G B2B B/G2C (Cá nhân với cá nhân) (Khách hàng với doanh (Doanh nghiệp với (Thanh toán tiền lương của doanh nghiệp, chính nghiệp/ Chính phủ) doanh nghiệp) phủ cho nhân viên, hoặc các khoản trợ cấp) Tài chính di động Ngân hàng di động Tín dụng Bảo hiểm Tiết kiệm Giao dịch Thông tin Nguồn: Gencer (2011), Wanyonyi, P. W. & Bwisa, H. M (2013), Shaikh, A. & Karjaluoto, H. (2015) MM có thể được sử dụng cho mọi đối tượng khách hàng, với tất cả các mục đích sử dụng dịch vụ và hoạt động đa dạng. Khách hàng MM bao trùm cả doanh nghiệp, cá nhân, chính phủ, tổ chức, theo các nhóm B2B, B2C, P2G, C2C, C2B. Các mục đích thanh toán đa dạng khác nhau, từ kinh doanh, giáo dục, giao thông, các dịch vụ cho đời sống, đến công ăn việc làm, làm việc với Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ. 1.5. Lợi ích và rủi ro của MM MM có những lợi ích thiết thực và rào cản cụ thể như sau (Tobbin, P., 2011; Winn, J.K & L. Koker, 2013; Gutierrez, Eva & Choi, Tony, 2014; GSMA, 2018):  ích Lợi Đối với người tiêu dùng và người bán hàng: - Nhanh chóng, an toàn: Thanh toán một cách nhanh chóng cho các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa, không mất thời gian kiểm đếm, lưu trữ. An toàn vì tránh được các rủi ro mang tiền mặt như mất cắp; rách, mất góc tiền không thể sử dụng. - Chính xác: Thanh toán chính xác số tiền cần thanh toán, kể cả các khoản lớn, số lẻ. - Tiết kiệm: Khách hàng được hưởng nhiều chương trình khuyến mại từ việc liên kết giữa ngân hàng hoặc các đối tác cung cấp dịch vụ tài chính với các cửa hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp và các định chế tài chính: Giảm bớt tiền mặt sẽ giúp các đơn vị giảm chi phí trong khâu vận chuyển, kiểm đếm, an ninh. Giảm bớt thời gian giao dịch góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Các doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội làm ăn mới từ thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với nền kinh tế - Giảm chi phí xã hội: Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm đáng kể chi phí in ấn tiền, vận chuyển và kiểm đếm hay bảo quản tiền. - Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa do việc thanh toán đơn giản, thuận tiện hơn. - Góp phần thiết thực phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố...  ro về nhận thức Rủi Rủi ro về nhận thức được coi là rào cản đối với MM vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến ý định hành vi của khách hàng, bao gồm:
  6. 186 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM - Rủi ro riêng tư: liên quan đến các chi tiết cá nhân không đủ an toàn. Giao dịch có thể được liên kết với một số điện thoại di động, vì vậy, nếu không có cách bảo mật an toàn rất có thể bị có thể theo dõi, nhận dạng số và địa chỉ cá nhân sử dụng vào những mục đích xấu. - Rủi ro thời gian: liên quan đến sự nhanh chóng của các giao dịch, vì lượng thời gian cần thiết để thực hiện một giao dịch có thể có rủi ro. Trong trường hợp không có kiểm soát nội bộ được lập trình, sự nhanh chóng có thể cung cấp phương tiện hiệu quả cho tội phạm để lợi dụng và rửa tiền. - Rủi ro pháp lý: được gây ra bởi sự thiếu giám sát trong không gian MM do sự nhanh chóng mà MM tăng lên. Sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chưa chặt chẽ bằng các lĩnh vực tài chính truyền thống, nên khi có biến cố bất lợi xảy ra, hậu quả tác động sẽ rất nghiêm trọng.  ro hệ thống Rủi MM là sản phẩm của công nghệ. Các sản phẩm này thường dựa vào một hoặc một vài nhà cung cấp công nghệ do vậy khi có sự cố có thể dẫn đến rủi ro hệ thống. Ngoài ra, rủi ro hệ thống cũng có thể đến từ việc sụp đổ danh tiếng của một vài công ty cung cấp dịch vụ đơn lẻ nhưng làm niềm tin của các khách hàng trên thị trường bị lung lay. 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MOBILE MONEY TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Bối cảnh ra đời và phát triển thành công dịch vụ MM tại một số quốc gia Tại Kenya: Kenya là quốc gia Châu Phi có thu nhập thấp và tỷ lệ người sử dụng internet còn rất thấp, người dân không được tiếp cận nhiều với các dịch vụ tài chính chính thống. Tháng 3/2007, với sự kết hợp của 2 mạng viễn thông Safari (Kenya) và Vodafone (Anh) đã cho ra đời dịch vụ MM đầu tiên tại Kenya với tên gọi M-Pesa (Mas, 2009). M-Pesa đã lấp đầy khoảng trống trên thị trường do các chi nhánh ngân hàng phân bổ kém, rất ít người dân có có đủ khả năng mở tài khoản ngân hàng, trong khi các phương thức thanh toán thay thế khác như qua tài xế xe buýt…. đắt tiền hoặc không an toàn (Aron, 2017). Trong vòng bảy tháng đã có hơn một triệu khách hàng hoạt động và đến cuối năm 2010, hơn một nửa số người trưởng thành ở Kenya đã đăng ký (Aron, 2017). Đến nay, M-PESA đã đạt đến phạm vi phủ sóng gần như toàn bộ ở Kenya (Suri, 2023). M-PESA không phải là dịch vụ MM duy nhất được triển khai ở Châu Phi nhưng là dịch vụ thành công nhất (Mas, 2012). Tại Philippines: Philippines là quốc gia có tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ MM: số người sử dụng điện thoại di động lớn với 68% năm 2009, độ phủ sóng các dịch vụ tài chính không cao (Đào Bích Ngọc và cộng sự, 2022), 98% người dân không sử dụng dịch vụ ngân hàng mà chủ yếu sử dụng tiền mặt (Pickens, 2009). Mặt khác, xuất phát từ đặc điểm đô thị hóa, người dân nước này có nhu cầu chuyển tiền lớn do nhiều gia đình có con đi học, đi làm xa (Đào Bích Ngọc và cộng sự, 2022). Do hệ thống tài chính chưa phát triển, dẫn đến người dân phải sử dụng các loại hình chuyển tiền không chính thức, thông qua các tiệm cầm đồ (Hasnain và cộng sự, 2016). Lượng kiều hối cũng là một trong những động lực thúc đẩy dịch vụ MM. Philippines đã cung cấp dịch vụ MM đầu tiên là dịch vụ chuyển tiền với ứng dụng Smart Money vào năm 2001 và sau đó mở rộng thêm dịch vụ G-Cash vào năm 2005 (GSMA, 2008). Sự thành công của hai dịch vụ này tại Philippines được đánh giá là do họ chọn đúng tệp khách hàng là những người có thu nhập thấp. Bên cạnh đó là chiến lược thông minh trong việc tiếp thị, quảng cáo, mở rộng hệ sinh thái, tạo cảm giác gần gũi cho người sử dụng (GSMA, 2012). Tuy nhiên, Philippines được đánh giá là quốc gia bùng nổ về MM nhưng phát triển không ổn định (Trần Hùng Sơn, 2020). Nguyên nhân dẫn đến sự không ổn định này là do đất nước này có vị trí địa lý khá đặc
  7. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 187 biệt, do đó thường xuyên gánh chịu những cơn bão lớn. Vì vậy, rất nhiều người dân không có đủ điều kiện để mở tài khoản do bị mất giấy tờ tùy thân. Mặt khác, tỷ lệ người dùng internet khá cao nên đến một giai đoạn nhất định, khi công nghệ phát triển người ta sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về các dịch vụ công nghệ. Năm 2001, Philippines được liệt kê vào danh sách quốc gia có tài trợ khủng bố cần theo dõi nên quốc gia này có chính sách siết chặt ngay từ đầu đối với dịch vụ MM. Chỉ đến năm 2017, khi có sự thay đổi về chính sách, MM tại Philippines mới có sự tăng trưởng nhảy vọt (Trần Hùng Sơn và cộng sự, 2020). Tại Bangladesh: Bangladesh là quốc gia có tiềm năng lớn về MM với dân số khoảng 160 triệu dân thì có tới 95% dân số có thuê bao di động vào năm 2013 (Aziz và Naima, 2021). Năm 2011, với sự ra đời của dịch vụ mobile banking có tên là Rocket (do Ductch Bangla Bank Limited mở) và dịch vụ chuyên về MM với tên gọi bKash (một công ty con của ngân hàng Bangladesh) đã đưa Bangladesh mở ra một trang mới về các giao dịch tài chính qua thiết bị di động. Với những tiện ích vốn có, MM có tốc độ phát triển nhanh và có độ phủ sóng cao hơn so với mobile banking (Đào Bích Ngọc và cộng sự, 2022). Đến năm 2012, bKash có hơn 30.000 điểm giao dịch và khoảng 2,2 triệu người sử dụng, con số này tăng lên một cách nhanh chóng 11 triệu người vào năm 2013 (Chen và Rasmussen, 2014). Việc sử dụng các dịch vụ MM rộng rãi không chỉ giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn là kênh quyên góp từ thiện hiệu quả. Trong đại dịch Covid 19, người dân nơi đây đã quyên góp được 50 triệu Taka thông qua bKash, Chính phủ Bangladesh cũng sử dụng bKash để giải ngân gói kích thích cho 0,3 triệu tài khoản doanh nghiệp (Aziz và Naima, 2021, Đào Bích Ngọc và cộng sự, 2022). Tại Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới. Hệ thống thanh toán di động ở Trung Quốc rất phát triển với các ứng dụng nổi tiếng như Alipay và WeChat Pay, cả hai đều được hơn 90% người dùng thanh toán di động sử dụng (He, 2023). Năm 2020, DCEP chính thức triển khai thí điểm tại 10 thành phố chính: Thâm Quyến và Tô Châu…..(Zhang, 2020). Xét về mặt bản chất, DECP chính là MM dưới tên gọi khác - hệ thống tiền kỹ thuật số dùng cho thanh toán điện tử (Digital Currency Electronic Payment - DCEP). DECP được coi là tiền mặt đang lưu hành (M0) và nó không thể liên kết với tài khoản ngân hàng nhưng sở hữu một ví kỹ thuật số độc lập. DECP hỗ trợ cả giao dịch trực tuyến và giao dịch ngoại tuyến và có thể sử dụng công nghệ NFC khi internet yếu (Zhang, 2021). 2.2. Mô hình áp dụng và chính sách với nhà cung cấp Tiền di động có thể được phát hành bởi các tổ chức phi ngân hàng như MNO hoặc bởi các tổ chức dịch vụ tài chính như ngân hàng hoặc kết hợp cả hai, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và quy định pháp lý ở mỗi quốc gia cụ thể (Aron, 2017). Tại Kenya, Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra và thực thi, có các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng, bồi thường và bảo mật dữ liệu. Tại đây, các ngân hàng và phi ngân hàng, bao gồm cả các nhà khai thác mạng di động (MNO) đều có thể cung cấp dịch vụ MM. Tuy nhiên, MNO - Safaricom, được cấp phép phát hành tiền di động mà không cần có quan hệ đối tác chính thức với ngân hàng. Tiền gửi ròng của khách hàng sau đó phải được đầu tư hoặc phải được bảo vệ, quản lý an toàn tại các ngân hàng (Aron, 2017). Trong khi đó, tại Mexico, mô hình quản lý theo kiểu ngân hàng (BLM). Các nguyên tắc định danh khách hàng (KYC) và phòng chống rửa tiền quốc tế (AML) được quy định chặt chẽ ngay từ đầu. Nếu so sánh, quy trình quản lý tại Kenya có phần lỏng lẻo hơn, cũng có lẽ nhờ thế MM phổ biến một cách nhanh chóng ở Kenya (72%) còn tại Mexico tỷ lệ phổ biến rất thấp (11%) (Hoàng Công Gia Khánh và cộng sự, 2019).
  8. 188 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Một trong những điểm mấu chốt dẫn đến thành công của M-Pesa là phát triển thương hiệu mạnh dựa trên thông điệp đơn giản về một dịch vụ dễ sử dụng để thực hiện các tính năng hữu ích. Giao diện người dùng M-PESA được điều khiển bởi một ứng dụng chạy từ menu điện thoại di động của người dùng nên có thể dễ dàng tìm thấy mà không cần tải xuống từ mạng. Menu nhắc người dùng cung cấp tất cả thông tin cần thiết, từng thông tin một, dựa trên loại giao dịch được yêu cầu. Sau khi tất cả thông tin được thu thập, nó sẽ được gửi để xử lý thông qua giao diện vô tuyến trong một tin nhắn văn bản. Điều này làm giảm việc nhắn tin (Mas và Morawczynski, 2009) Tại Sudan, ban đầu, MM được dẫn dắt bởi các nhà khai thác mạng di động (MNO). Các MNO sử dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền, cấp phép nhãn hiệu và phương thức kinh doanh với một số lượng nhỏ các đại lý trực tiếp để thu tiền và dịch vụ của họ được sử dụng chủ yếu để chuyển tiền. Tuy nhiên, mô hình này tại Sudan có một số hạn chế như: khách hàng có thể sử dụng thẻ cào để rút tiền mặt nhưng để rút tiền mặt, họ phải trả một khoản hoa hồng cao (lên đến 10%) cho mỗi giao dịch, mức phí này được coi là rất cao. Năm 2011, MNO bắt đầu hoạt động kinh doanh với tập đoàn điện lực Sudan để bán điện cho khách hàng. Khi đó, người ta bắt đầu nhận ra rằng vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc tạo tiền, không có một quy định và tiêu chuẩn nào liên quan đến việc kiểm soát MM từ ngân hàng Trung ương. Để khắc phục những hạn chế này, tháng 5/2011, ngân hàng Trung ương Sudan đã triển khai một dự án nhằm cung cấp một hệ sinh thái về MM đa dạng bao gồm tất cả các ngân hàng, các MNO, các tổ chức tài chính và bất kỳ tổ chức nào khác sẵn sàng tham gia thị trường cung cấp dịch vụ MM. Theo đó, quy trình tổng thể vẫn giống như hệ thống vẫn vận hành hiện tại, tuy nhiên lúc này ngân hàng Trung ương là thực thể trung tâm có vai trò kiểm soát và là người điều hành chuyển mạch cho các ngân hàng và bổ sung thêm các ngân hàng với tư cách là người điều hành mạng mới (Azza và cộng sự, 2015). Tại Philippines, MM được quản lý khá linh hoạt bằng cách kết hợp cả mô hình quản lý theo kiểu ngân hàng (BLM) và MNO (GSMA, 2012). Hai dịch vụ MM nổi bật nhất của Philippines là SMART Money và Gcash. Philippines là một quốc gia được đánh giá là khá linh hoạt trong quản lý dịch vụ MM (Hoàng Công Gia Khánh và cộng sự, 2019). SMART Money là sự kết hợp của nhà mạng viễn thông Smart và ngân hàng lớn nhất ở Philippines - Banco de Oro. Dịch vụ này chịu sự kiểm soát chủ yếu của ngân hàng nên độ bảo mật cao, tuy nhiên mức phí giao dịch khá cao lên tới 3% giá trị giao dịch (Alampay và cộng sự, 2007). Ngoài đối thoại, Smart còn cho phép mình được Ngân hàng Trung ương kiểm toán - điều không bắt buộc đối với các công ty viễn thông - nhằm khuyến khích niềm tin của cả hai bên. (Jenkins, 2008). Dịch vụ Gcash hoạt động theo mô hình MNO, phí giao dịch bằng không, tuy nhiên, mức độ rủi ro về gian lận cao hơn SMART Money (Alampay và cộng sự, 2007). Bangladesh là một quốc gia khá thành công trong việc xây dựng mô hình MM theo BLM. Các dịch vụ MM điển hình tại đây là bKash, Ucash, Mcash, Rocket, Nagad.... Trong đó chiếm thị phần lớn nhất là bKash (75%), sau đó là Rocket (18%) (Aziz và Naima, 2021). Tuy các ngân hàng cũng cung ứng dịch vụ Internet banking nhưng MM có tốc độ phát triển nhanh hơn và có độ phủ sóng cao hơn (Đào Bích Ngọc và cộng sự, 2022). Để kiểm soát vấn đề rửa tiền và tài trợ khủng bố, Bangladesh đã xây dựng một nhóm chuyên môn tư vấn xây dựng các chính sách và thực hiện cơ chế giám sát hiệu quả, bền vững bao gồm: các cơ quan quản lý, các cơ quan thuộc Chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ (Afi, 2018). Một cơ chế giám sát tự động được sử dụng để phân tích các giao dịch đáng ngờ. Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm trong việc thực hiện KYC.
  9. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 189 Tại Trung Quốc, theo nghiên cứu của Zhang (2021), mô hình DECP chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng Trung ương. DECP được cung cấp dựa vào hệ thống hai cấp. Cấp trên là NHTW triển khai và phát hành cho NHTM. Cấp dưới, NHTM phân phối DECP ra công chúng và người dùng cuối cùng với tỷ lệ 1:1. Do đó, DECP yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp 100% dự trữ cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). Điều này giúp DECP đảm bảo sự ổn định và tránh rủi ro rút tiền trong ngân hàng, DCEP là công cụ tối ưu để ổn định thị trường tài chính bằng cách kiểm soát lạm phát, là một kênh giám sát hữu hiệu để có thể xóa bỏ một số tội phạm tài chính như rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế (Zhang, 2021). Tuy nhiên, việc phát hành DECP sẽ làm giảm khả năng cho vay của các ngân hàng, ảnh hưởng xấu đến tín dụng ngân hàng, các NHTM sẽ mất đi động cơ phân phối DECP một cách hiệu quả. NHTW có thể buộc phải trở thành “người cho vay cuối cùng” bất cứ khi nào để gánh chịu mọi rủi ro tài chính của NHTM (Zou, 2021). Trong trường hợp DECP bị tấn công về mặt kỹ thuật, hệ thống an ninh tài chính quốc gia có thể bị đe dọa nghiêm trọng do DECP có hệ thống cốt lõi từ NHTW (Zhang, 2021). Như vậy, có thể thấy, việc lựa chọn mô hình MM theo MNO hay BLM hay kết hợp cả 2 phụ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia và từng giai đoạn phát triển của mỗi nước. Trong khi M-pesa của Safaricom đã cực kỳ thành công ở Kenya thì việc áp dụng các triển khai tương tự ở Philippines, Nam Phi và Ghana lại không đạt được thành công tương tự (Tobbin, 2011). 2.3. Chính sách đối với đại lý Các đại lý là một phần cốt lõi của mô hình MM vì họ cung cấp dịch vụ rút tiền và gửi tiền cho người tiêu dùng cuối cùng, họ đóng vai trò tương đương với một cây ATM. Vì vậy, mức độ mở rộng mạng lưới của các đại lý là rất quan trọng (Suri, 2023). Việc thiết lập mạng lưới đại lý, đào tạo và thanh toán cho đại lý là sự đầu tư ban đầu đáng kể của các nhà khai thác để phát triển thị trường (Arron, 2017). Theo Arron (2017), ở Kenya, hệ thống tiền di động M-Pesa phân biệt giữa người bán buôn và đại lý bán lẻ, nhưng họ không phải là “đại lý” theo nghĩa chặt chẽ về mặt pháp lý là có thẩm quyền hành động thay mặt cho nhà cung cấp dịch vụ. Cuộc khảo sát của FinAccess (2013) chỉ ra rằng đối với 85% cư dân thành thị và 58% cư dân nông thôn, đại lý gần nhất nằm trong khoảng cách đi bộ. Nhờ đó, chi phí vận chuyển, thời gian chờ đợi và các giao dịch khác giảm đi rất nhiều. Có thể nói, sự thành công của hệ thống MM tại Kenya được củng cố bởi một mạng lưới đại lý tăng trưởng nhanh chóng, đáng tin cậy và hiệu quả (Suri, 2023). Sự tin cậy hiệu quả đó không chỉ nhờ mạng lưới đại lý dày đặc mà còn nhờ mạng lưới đại lý quản lý tiền điện tử và hàng tồn kho tiền một cách hiệu quả, được sự hỗ trợ, giám sát, quản lý thanh khoản nhất quán của các nhà điều hành dịch vụ (Suri, 2023). Các đại lý phải cân đối lại tài khoản hàng ngày, thường xuyên hơn ở khu vực thành thị (Eijkman và cộng sự). Tại Sudan, các đại lý rút tiền là các đại lý không chính thức, nơi không có quy định pháp luật nào được sử dụng để bảo vệ khách hàng, các phương pháp rút tiền mặt vẫn chưa được chuẩn hóa. Một điểm hạn chế nữa tại Sudan là giữa các MNO không có khả năng tương tác với nhau nên khách hàng chỉ có thể chuyển giao được trong cùng một mạng (Azza và cộng sự, 2015). Bangladesh được đánh giá thành công trên khía cạnh phát triển các đại lý MM (Trần Hùng Sơn và cộng sự, 2020). Sự thành công của Bangladesh còn nhờ vào tự tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới các điểm giao dịch rộng khắp từ thành phố đến những vùng hẻo
  10. 190 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM lánh. Gần 80% người dùng tại Bangladesh sinh sống trong vòng bán kính 1km từ một cơ sở cung cấp dịch vụ tài chính di động (Đào Bích Ngọc và cộng sự, 2022). 2.4. Các quy định đối với người tiêu dùng Để thúc đẩy sự phát triển của MM, điều đầu tiên là phải cung cấp được một dịch vụ tài chính an toàn, thuận tiện và chi phí thấp. Tại Kenya, M-PESA được thiết kế đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Người dùng phải trả chi phí chuyển và rút tiền, nhưng không mất phí gửi tiền. Phí rút tiền dần dần ở Kenya đối với M-Pesa dao động từ khoảng 0,5% đối với các giao dịch chuyển khoản lớn đến 20% đối với giao dịch nhỏ nhất. Người gửi tiền không nhận được lãi trên tài khoản điện tử của mình và chịu rủi ro mất giá trị do lạm phát. Chi phí chuyển khoản là 10% đối với các lần chuyển nhỏ nhất, giảm một nửa khi chuyển 20.000 Ksh và xuống 0,16% đối với 70.000 Ksh. Chi phí chuyển giao cho người dùng chưa đăng ký sẽ cao hơn (Arron, 2017). Tại Sudan: MM hiện tại ở Sudan được dẫn dắt bởi các nhà khai thác mạng di động (MNO) nhưng đối với một số dịch vụ hạn chế như nạp lại trả trước và trả sau. Khách hàng của MNO sử dụng thẻ cào để rút tiền mặt nhưng để rút tiền mặt, họ phải trả một khoản hoa hồng cao (lên đến 10%) trong mỗi giao dịch, được coi là rất cao (Azza và cộng sự, 2015). 3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM Tại Việt Nam, Chính phủ mới ban hành Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 phê duyệt thí điểm Mobile Money và ngày 18/11/2021, Ngân hàng Nhà nước mới chính thức cấp phép triển khai thí điểm dịch vụ này trên toàn quốc. Tính đến tháng 4/2023, tổng số tài khoản MM trên toàn quốc đã lên tới 3,9 triệu, trong đó vùng sâu, vùng xa đạt 2,7 triệu tài khoản (chiếm 69%). Có 03 nhà mạng Vietel, VNPT, MobiFone tham gia phát triển dịch vụ MM, với tổng số điểm kinh doanh là 9.953 điểm (Hồng Vinh, 2023). Từ kinh nghiệm của các quốc gia và thực tế tại Việt Nam, tác giả xin rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển tốt hơn dịch vụ MM như sau: Một là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý: Để giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý, Nhà nước nên quy định đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ về giới hạn cho tài khoản, tần suất giao dịch, khối lượng và số tiền được chuyển trong một khoảng thời gian nhất định; giám sát các luồng giao dịch phát hiện và có biện pháp với các giao dịch rửa tiền; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quản lý đồng bộ và nhất quán, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghệ tài chính nói chung và MM nói riêng, góp phần ổn định của hệ thống tài chính của Việt Nam. - Nghiên cứu, tăng hạn mức thanh toán một ngày thay vì 10 triệu đồng như hiện nay. Với 10 triệu đồng /tháng nếu chỉ dùng MM mà không sử dụng dịch vụ tài chính khác thì rất nhiều người dân khu vực thành thị không thể thực hiện được. Như vậy, người dân vẫn phải dùng các dịch vụ khác để thanh toán như tiền mặt hoặc qua ví điện tử hay ngân hàng di động… - Nghiên cứu, đề xuất thanh toán MM theo hình thức trả sau giống như cước điện thoại, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức nạp tiền nhiều lần. - Tăng cường sự giám sát và quản lý MM cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an… nhằm đảm bảo độ an toàn cho các giao dịch.
  11. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 191 Hai là, hoàn thiện mô hình phát triển MM, tăng cường liên kết với các ngân hàng và các tổ chức tài chính vi mô: Việt Nam phát triển MM theo mô hình MNO, các nhà mạng có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ MM tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các quốc gia, sự kết hợp với các tổ chức tài chính sẽ kết hợp được những ưu điểm của hai loại hình này. Trước tiên, Việt Nam cần liên kết để giúp người dùng có thể chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào các ví di động và ngược lại (hiện nay, MM mới chỉ liên kết được với một số ngân hàng). Người dùng cần tiền mặt có thể rút hoặc nộp tiền trực tiếp tại ngân hàng hoặc qua các cây ATM. Như vậy, người dùng sẽ giảm nhu cầu chuyển tiền mặt qua đại lý để nạp tài khoản hoặc qua đại lý để rút tiền, giảm áp lực quản lý tiền mặt ở các đại lý bán lẻ. Ba là, cần có sự sàng lọc kỹ càng khi lựa chọn các đại lý: - Sử dụng các đại lý chính là một yếu tố quan trọng của quản lý thanh khoản nhằm đảm bảo các đại lý bán lẻ có thể duy trì đủ giá trị điện tử trong tài khoản. Như ở Kenya, các đại lý chính có thể mua bán giá trị điện tử từ các đại lý bán lẻ, tạo tài khoản tại các ngân hàng gần các đại lý bán lẻ để tiện nạp tiền vào hay rút tiền ra hoặc các đại lý chính sẽ thu hoặc chuyển tiền mặt cho các đại lý bán lẻ… - Lựa chọn các đại lý bán lẻ đã sử dụng tiền mặt để hợp tác: Thay vì mở mới các đại lý tốn rất nhiều chi phí vận hành, các hãng có thể liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh tiền mặt và có két sắt như hiệu cầm đồ, cửa hàng vàng, cửa hàng thu đổi ngoại tệ. - Phát triển đại lý cần được nghiên cứu phù hợp với sự phát triển của khách hàng: Trong quá trình mở rộng quy mô của dịch vụ MM, quản lý thanh khoản đặc biệt khó khăn. Do đó, sự phát triển của đại lý cần dựa trên cơ sở sự tăng trưởng của khách hàng. Nếu phát triển ồ ạt, sẽ gây lãng phí, tốn kém, còn nếu quá ít sẽ gây khó khăn trong quản lý thanh khoản. Bốn là, tăng cường sự hợp tác của các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ, cung cấp đa dạng dịch vụ. Các dịch vụ chủ yếu tập trung vào các ví điện tử, mục đích chính cho thanh toán, mới chỉ có rất ít các công ty bảo hiểm tham gia bán sản phẩm thông qua các ví điện tử. Các hình thức cần đa dạng các loại hình như thanh toán hóa đơn, trả lương cho người lao động, lương hưu… Khi các dịch vụ tăng lên, các đại lý có nhiều cơ hội để cân bằng lượng tiền mặt thông qua việc giải ngân và rút tiền. Thực hiện thanh toán so le: với các giao dịch như trợ cấp, tiền lương và các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với cá nhân (B2P), có thể hợp đồng với các đơn vị về ngày thanh toán đan xen nhau để cân đối được dòng tiền tại các thời điểm. Phối hợp với ngân hàng đào tạo về cách quản lý dòng tiền bằng cách điều tiết các giao dịch hàng ngày, cả về giá trị và khối lượng cũng như về thời gian như Ngân hàng Tameer ở Pakistan. Năm là, nâng cao nhận thức của người dân về tài chính, tạo thói quen thanh toán điện tử: Các kiến thức về tài chính cần được phổ cập trên phạm vi quốc gia, tăng cường truyền thông giúp người dân hiểu về những tiện tích của MM và cách thức bảo vệ mình, xây dựng thói quen dùng điện thoại để thanh toán mọi nơi. Như vậy, sẽ giảm thiểu được việc rút tiền tại các đại lý, giảm áp lực quản lý tiền mặt cho các nhà cung cấp. Sáu là, hoàn thiện hạ tầng cho phát triển MM: Để phát huy tối đa hiệu quả của MM, các nhà cung cấp cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, làm chủ công nghệ, chú trọng đến sự tiện lợi, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, bảo mật, tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao nhất cho xã hội. Thiết kế đơn giản để mọi người dân có thể tiếp cận với dịch vụ. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu tích hợp, đồng bộ các tài khoản khác nhau để người sử dụng có thể
  12. 192 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm. Tăng cường tiện ích quét mã QR, đảm bảo giao dịch nhanh gọn, chính xác và thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài ra cũng cần, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế như ADB, WBG... và hợp tác song phương với cơ quan quản lý các nước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các doanh nghiệp Fintech. Bảy là, chú trọng vào đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử nói chung và MM nói riêng: Việc thu hút, đào tạo và hỗ trợ các chuyên gia công nghệ, nhân tài am hiểu về công nghệ số và kiến thức về lĩnh vực tài chính - ngân hàng cần được quan tâm thỏa đáng. Việt Nam cần có chính sách liên kết, hợp tác đào tạo lâu dài với các quốc gia có kinh nghiệm về quản lý và phát triển công nghệ như: Singapore, Hong Kong, Indonesia, Úc…, cần có những khóa tập huấn, học hỏi kinh nghiệm đã thành công về MM như: Kenya, Uganda, một số nước Nam Phi hay Philippines. KẾT LUẬN Mobile money là một dịch vụ tài chính di động với nhiều tính năng tương tự như mobile banking hay ví điện tử. Ưu điểm của MM là có thể giao dịch được ngay cả khi không có mạng internet hay không có điện thoại thông minh. Vì vậy, đây được coi là công cụ hữu ích nhằm thực hiện chiến lược phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đã phân tích các vấn đề liên quan tới hệ sinh thái MM, phân tích các việc thực hiện MM tại một số quốc gia trên thế giới và đưa ra một số đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển rộng rãi hơn dịch vụ này tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Afi (2018), AML/CFT regulations for Mobile Financial Services (MFS): Policy options for Bangladesh, truy cập 15/10/2023, từ [https://www.afi-global.org/newsroom/blogs/aml-cft-regulations-for-mobile- financial-servicesmfs-policy-options-for-bangladesh/]. 2. Alampay, E & Bala, G (2010), ‘Mobile 2.0: M-money for the BoP in the Philippines’, Information technologies & International development, Volume 6, number 4, Winter 2010, 77-92. 3. Aron, J., (2017), ‘Leapfrogging’: a Survey of the Nature and Economic Implications of Mobile Money, Centre for the Study of African Economies, University of Oxford, CSAE Working Paper WPS/2017-02. 4. Aziz, A., & Naima, U. (2021), ‘Rethinking digital financial inclusion: Evidence from Bangladesh’, Technology in Society, 64, 101509. 5. Azza Z. Karrar1,2 and Azizah Abdul Rahman, (2015), mobile network operators needs in collaborative mobile money service provision, ARPN Journal of Engineering and Applied Sciences, 10(23), 17843-17852. 6. Balasubramanian, K. & Drake, D. F. (2015), Mobile Money: The Effect of Service Quality and Competition on Demand. Harvard Business School Working Paper, 15-059. 7. Chen, G., & Rasmussen, S. (2014), bKash Bangladesh: A Fast Start for Mobile Financial Services, truy cập 16/10/2023 [ https://www.cgap.org/sites/default/files/Brief_bKash_Bangladesh_July_2014.pdf] 8. Dân số (2022), https://danso.org/viet-nam/#thap 9. Demirgüç-Kunt, A., Klapper, L., Singer, D., Ansar, S. and Hess, J. (2018), The Global Findex Database 2017: Measuring Financial Inclusion and the Fintech Revolution, World bank. 10. Đào Bích Ngọc, Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Minh Thảo, Lê Minh Phương, Trịnh Thị Phương Thảo, Vũ Hiển Lan, (2022), Nghiên cứu về mobile money - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 242, 12-23. 11. Fung, B., Molico, M. & Stuber, G. (2014), Electronic money and payments: Recent developments and issues. Bank of Canada Discussion Paper, 2014-2.
  13. Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 193 12. Gencer, M. 2011, ‘The mobile money movement: Catalyst to jump-start emerging markets’, Innovations: Technology, Governance, Globalization, 6 (1), 101-118. 13. GSMA. Jenkins, B. (2008), Developing Mobile Money Ecosystems, Washington DC: IFC and the Harvard Kennedy School. Truy cập 30/9/2023 từ [https://documents1.worldbank.org/curated/ fr/676431468138870425/pdf/451300WP0Box331OBILE1MONEY01PUBLIC1.pdf]. 14. GSMA. (2012). bKash. Truy cập 06/10/2023 từ [https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/wp- content/uploads/2013/01/Case_Study_-bKash.pdf] 15. GSMA (2016), ‘State of the industry report on mobile money decade edition: 2006 – 2016’, truy cập ngày 26/10/2023, từ [https://www.gsma.com/mobilefordevelopment/wp-content/uploads/2017/03/ GSMA_State-of-the-Industry-Report-on-Mobile-Money_2016.pdf] 16. GSMA (2018), ‘State of the industry report on mobile money 2018’, truy cập ngày 26/10/2023, từ [https://www.gsma.com/r/wp-content/uploads/2019/02/2018-State-of-the-Industry-Report-on-Mobile- Money-1.pdf. 17. Gutierrez, E. & Tony, C. (2014), ’Mobile money services development: The cases of the Republic of Korea and Uganda’, World Bank Policy Research Working Paper No. 6786, truy cập ngày 26/8/2023, từ 18. [http://documents.worldbank.org/curated/en/503961468174904206/Mobile-money-services- development-the-cases-of-the-Republic-of-Korea-and-Uganda] 19. Hasnain, S. Abigail, K. & Christopher, B. (2016). Mobile Money in the Philippines: Market conditions drive innovation with Smart Money and Gcash, truy cập 02/3/2022, từ[https://www.gsma.com/ mobilefordevelopment/programme/mobile-money/mobile-money-philippines-market-conditions- drive-innovation-smart-money-gcash-philippinesbecoming-mobile-money-innovation-hub/]. 20. He, C., He, L., Lu, Z., Li, B., (2023), “I Have to Use My Son’s QR Code to Run the Business”: Unpacking Senior Street Vendors’ Challenges in Mobile Money Collection in China, Proc. ACM Hum.-Comput. Interact., Vol. 7, No. CSCW1, Article 60. Publication date: April 2023. 21. Hoàng Công Gia Khánh, Trần Hùng Sơn, Huỳnh Thị Ngọc Lý (2019), Mô hình nào cho Mobile Money tại Việt Nam, Viện nghiên cứu công nghệ ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM, truy cập ngày 06/10/2023 từ [https://ibt.uel.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ ibt/NC-01-2019-M%C3%B4-h%C3%ACnh-n%C3%A0o-cho-mobile-money-t%E1%BA%A1i- Vi%E1%BB%87t-Nam.pdf]. 22. Hồng Vinh (2023). Mobile money đã có gần 4 triệu người dùng, truy cập ngày 10/10/2023 từ [https:// vneconomy.vn/mobile-money-da-co-gan-4-trieu-nguoi-dung.htm]. 23. Kufandirimbwa, O., Zanambwe, N., Hapanyengwi, G. & Kabanda, G. (2013), Mobile Money in Zimbabwe: Integrating Mobile Infrastructure and Processes to Organisation Infrastructure and Processes. Online Journal of Social Sciences Research, 2(4), 92-110. Truy cập 15/10/2023 từ http:// www.onlineresearchjournals.org/JSS. 24. Lal, R, & Sachdev, I. (2015), Mobile money services - Design and development for financial inclusion, Working Paper 15-083, Havard Business School, truy cập ngày 10/10/2023 từ [https://www.hbs.edu/ ris/Publication%20Files/15-083_e7db671b-12b2-47e7-9692-31808ee92bf1.pdf] 25. Maitrot, M. & Foster, C. (2012), Use of technology in delivering social protection: the case of M-PESA. In: Social Protection in Bangladesh Building Effective Social Safety Nets and Ladders out of Poverty, University Press Limited, Dhaka. 26. Mas, I., Klein, M. 2012. “A note on macro-financial implications of mobile money schemes.” Working Paper Series, Frankfurt School of Finance & Management, No. 188, truy cập ngày 08/10/2023 từ [http://hdl.handle.net/10419/58191]. 27. Merritt, C. (2011), Mobile Money Transfer Services: The Next Phase in the Evolution in Personto- Person Payments, Journal of Payments Strategy & Systems, 5(2): 143-160.
  14. 194 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 28. Shaikh, A. & Karjaluoto, H. (2015), ‘Mobile banking adoption: A literature review’, Telematics and Informatics, 32(1). 29. Shirono, M., Chhabra, E., Das, M., Fan, M., Villanova, M., (2021), Is mobile money part of money? Understanding the trends and measurement, truy cập 25/10/2023 từ https://www.imf.org/ en/Publications/WP/Issues/2021/07/01/Is-Mobile-Money-Part-of-Money-Understanding-the-Trends- and-Measurement-461315. 30. Suri, T., Aker, J., Batista, C., Callen, M., Ghani, T., Jack, W., Klapper, L.,Riley, E., Simone Schaner, S., and Sukhtankar, S., (2023). “Mobile Money”, VoxDevLit, 2(2), 1-33. 31. Trần Hùng Sơn & Huỳnh Thị Ngọc Lý, (2020), Mobile Money: Kinh nghiệm thế giới và hàm ý cho Việt Nam, truy cập 30/10/2023, từ [https://www.saigondautu.com.vn/tai-chinh/mobile-money-kinh- nghiem-the-gioi-va-ham-y-choviet-nam-81013.html] 32. Tobbin, P. E. (2010), ‘Modeling Adoption of Mobile Money Transfer: A Customer Behaviour Analysis’, 2nd International Conference on Mobile Communication Technology for Development, Kampala. 33. Tobbin, P. (2011),  Understanding Mobile Money Ecosystem: Roles, Structure and Strategies, [IEEE 2011 Tenth International Conference on Mobile Business, ICMB - Como, Italy (2011.06.20- 2011.06.21)] 2011 10th International Conference on Mobile Business - 185-194.  34. Wanyonyi, P. W. & Bwisa, H. M (2013), ‘Influence of Mobile Money Transfer Services on the Performance of Micro Enterprises in Kitale Municipality’, International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 3(5), 500-517. 35. Winn, J.K & Koker, L. (2013), ‘Introduction to mobile money in developing countries: Financial inclusion and financial integrity conference special issue’, Washington Journal of law, Technology & Arts, 8(3), 155-163. 36. Zhang, T., (2021), Impacts of Digital Currency Electronic Payment (DCEP) on China’s Banking System, truy cập ngày 05/10/2023 từ [https://www.atlantis-press.com/proceedings/icemci-21/125966012] 37. Zou, X., Cao, Q., (2021), China’s National Digital Currency: An Overview of Digital Currency Electronic Payment, Turkish Journal of Computer and Mathematics Education Vol.12 No. 11 (2021), 4279- 4285.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0