intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

FDI lĩnh vực công nghiệp chế biến các nước TPP: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ tập trung phân tích về dòng vốn và lượng vốn FDI vào và ra trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (CNCB) của Việt Nam và các nước khác thuộc TPP, tính toán về lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và hệ số chất lượng xuất khẩu (PRODY) của sản phẩm CNCB. Từ đó có một số nhận định về cơ hội và thách thức trong thu hút FDI từ các nước thuộc Hiệp định TPP vào ngành Công nghiệp chế biến (CNCB) cuả Việt Nam đồng thời khuyến nghị một số điều chỉnh định hướng chính sách thu hút FDI vào công nghiệp chế biến từ các nước TPP của Việt Nam thời gian sau 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: FDI lĩnh vực công nghiệp chế biến các nước TPP: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

  1. FDI LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÁC NƯỚC TPP: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM TS. Bùi Thúy Vân Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tóm tắt Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức kết thúc đàm phán tháng 10.2015 và đã được 12 nước tiến hành ký kết chính thức ngày 4.2.2016. Điều này được đánh giá là đưa kinh tế thế giới sang một điểm mới khi nền kinh tế của 12 nước thuộc Hiệp định này đã chính thức liên kết chặt chẽ với nhau để cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thương mại và đầu tư được nhận định là sẽ được mở rộng. Cơ hội và thách thức sẽ đến với tất cả các nước tham gia Hiệp định. Bài viết sẽ tập trung phân tích về dòng vốn và lượng vốn FDI vào và ra trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (CNCB) của Việt Nam và các nước khác thuộc TPP, tính toán về lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và hệ số chất lượng xuất khẩu (PRODY) của sản phẩm CNCB. Từ đó có một số nhận định về cơ hội và thách thức trong thu hút FDI từ các nước thuộc Hiệp định TPP vào ngành Công nghiệp chế biến (CNCB) cuả Việt Nam đồng thời khuyến nghị một số điều chỉnh định hướng chính sách thu hút FDI vào công nghiệp chế biến từ các nước TPP của Việt Nam thời gian sau 2015. Từ khóa: FDI trong lĩnh lực chế biến,FDI của các nước TPP, cơ hội và thành thức thu hút FDI vào lĩnh vực chế biến trong TPP Abstract Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement had formally finished in October, 2015 and 12 countries had signed this Agreement officially on 2nd April, 2016. It is considered to give the world economy a new period when the economy of the 12 members in the Agreement formally link closely together to promote the economic growth and development. International trade and investment have been identified to be expanded. However, opportunities and challenges will pose to all the members. This article focuses on the analysis in-out flows of FDI of the manufacturing industry in Vietnam and other TPP countries, and on the calculation of the Revealed Comparative Advantage (RCA) and the export quality index (PRODY). Since then, this study gives some recommendations and adjustments oriented policies on the opportunities and challenges in attracting FDI in the manufacturing industry of Vietnam from the TPP members after 2015. Key words: FDI in manufacturing; FDI of TPP countries; opportunities and challenges of FDI in TPP manufacturing. Phương pháp nghiên cứu của bài viết: Bài viết dụng số liệu thống kê thứ cấp của các tổ chức có uy tín như Ngân hàng thế giới, Trung tâm Thương mại quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á, UNCTAD và tổng cục thống kê để tổng hợp và phân tích số liệu. Nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập thông tin, số liệu và sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng để phân tích, xử lý các thông tin, so sánh các kết quả tính toán. Từ đó rút ra các nhận định và khuyến nghị cho Bài viết. 101
  2. 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước thuộc Hiệp định TPP 1.1 Về dòng vốn FDI vào các nước TPP Dòng vốn FDI thu hút được qua các năm thể hiện khả năng thu hút đầu tư của một quốc gia và là một trong các chỉ số phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia này cùng với các chỉ số khác phản ánh về xuất khẩu. Bảng 1.1.1: Dòng vốn FDI vào các nước thuộc Hiệp định TPP Trung STT Nước 2010 2011 2012 bình Xếp thứ Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % % tự 1 Mỹ 198,049 31 223,759 52 160,569 45 43 1 2 Mê-xi-co 21,372 3 21,504 5 12,659 4 4 4 3 Ô-xtray- li-a 44,635 7 59,779 14 57,541 16 12 3 4 Việt Nam 19,886 3 16,358 4 15,598 4 4 4 5 Malaysia 10,074 2 12,201 3 9,059 3 2 5 6 Ca-na-đa 283,999 44 39,687 9 28,399 8 21 2 7 Nhật Bản (1,251) (0) 1,760 0 1,732 0 0 7 8 Chi-le 2,682 0 4,266 1 8,187 2 1 6 9 Bru-nây 625 0 1,208 0 - 0 7 10 Pe-ru 1,818 0 631 0 - 0 7 11 Xin-ga-po 55,076 9 50,368 12 61,159 17 12 3 12 Niu Di- Lân 2,545 0 (700) (0) 3,107 1 0 7 Tổng TPP 100 861.642 100 716.020 100 1.279.020 Nguồn: intracen.org và tính toán của tác giả Nhìn vào số liệu bảng 1.1.1cho thấy, khả năng thu hút FDI còn Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước khác trong TPP. Hoa Kỳ đang dẫn đầu với tỷ trọng rất lớn, trung bình giai đoạn 2010-2012 là 43% trong tổng dòng FDI của 12 nước, đứng thứ nhì là Canada với tỷ trọng 21%, tiếp theo là Úc với tỷ trọng 12%, Việt Nam và Mexico đứng thứ tư với tỷ trọng 4%. Có thể thấy mặc dù đứng thứ tư nhưng về tỷ trọng thì thấp hơn nhiều so với nước đứng thứ ba. 1.2 Lượng vốn FDI vào các nước TPP Lượng vốn FDI cũng thể hiện khả năng huy động nguồn vốn này của một quốc gia. Nếu lượng vốn càng lớn chứng tỏ khả năng thu hút càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. 102
  3. Bảng 1.2.1: Lượng vốn FDI vào các nước thuộc Hiệp định TPP Trung Xếp STT Nước 2010 2011 2012 bình thứ Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % % tự 1 Mỹ 2,280,044 46 2,502,628 48 2,650,832 65 53 1 2 Mê-xi-co 363,769 7 284,611 5 36,124 1 5 5 Ô-xtray- 3 li-a 511,421 10 558,891 11 61,323 2 8 3 4 Việt Nam 194,572 4 199,079 4 210,522 5 4 6 5 Malaysia 101,646 2 115,118 2 132,623 3 3 7 6 Ca-na-đa 592,347 12 587,690 11 592,347 15 13 2 7 Nhật Bản 207,333 4 226,692 4 214,616 5 5 5 8 Chi-le 77,262 2 82,021 2 90,444 2 2 8 9 Bru-nây 11,244 0 12,452 0 13,317 0 0 10 10 Pe-ru 20,781 0 22,020 0 - 0 10 11 Xin-ga-po 479,145 10 517,336 10 - 7 4 Niu Di- 12 Lân 75,891 2 70,874 1 81,029 2 2 9 Tổng TPP 4,915,454 100 5,179,412 100 4,083,176 100 Nguồn: Intracen.org và tính toán của tác giả Nhìn vào số liệu bảng 1.2 về lượng vốn FDI, một lần nữa cho thấy khả năng huy động FDI củaViệt Nam còn khiêm tốn so với các nước khác trong TPP. Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu với tỷ trọng rất lớn, trung bình lượng vốn tích lũy giai đoạn 2010-2012 là 53% trong tổng dòng FDI của 12 nước, đứng thứ nhì vẫn là Canada với tỷ trọng 13%, tiếp theo là Úc với tỷ trọng 8%, Singapore đứng thứ tư với tỷ trọng 7%, tiếp đến là Nhật Bản và Mexico với tỷ trọng 5%, tiếp đến là Việt Nam 4%. 1.3 Đầu tư của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xin-ga-po vào Việt Nam và các nước khác thuộc TPP Bảng 1.3.1: Tỷ trọng FDI của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xin-ga-po vào Việt Nam và các nước khác thuộc TPP Nước nhận 2010 2011 2012 đầu tư Hoa Nhật Hoa Nhật Hoa Nhật Singapore Singapore Singapore Kỳ Bản Kỳ Bản Kỳ Bản Ô-xtray-lia 14.27 25.36 13.19 15.09 23.55 12.55 15.48 26.11 13.29 Bru-nây 0.01 - - 0.01 - - 0.01 - - Ca-na-đa 37.00 0.12 3.21 41.84 1.36 3.22 39.63 1.14 3.36 Chi-lê 2.20 0.59 1.15 3.03 0.36 1.26 3.35 0.38 1.32 Nhật Bản 9.09 18.48 8.93 18.57 6.95 16.10 Ma-lai-xi-a 1.39 22.75 3.09 1.51 24.36 3.40 1.30 24.61 3.84 Me-xi-co 25.71 1.43 1.12 18.50 1.28 1.10 22.42 1.03 1.18 Niu-Di-Lân 0.84 2.26 0.64 1.00 2.42 0.52 1.07 3.09 0.53 Pe-ru 1.15 0.43 0.13 1.13 - - 1.23 - - Xin-ga-po 8.22 11.50 8.83 10.06 8.42 11.32 Việt Nam 0.10 - 64.81 0.12 - 66.44 0.12 - 63.44 Mỹ 28.58 1.14 28.10 1.45 27.54 1.73 Tổng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn: aric.abd và tính toán của tác giả 103
  4. Nhìn vào số liệu cho thấy, Hoa Kỳ chủ yếu tập trung đầu tư vào các nước lớn trong TPP bao gồm Ca-na-đa, Mê-xi-cô, Nhật Bản, Úc và Xin-ga-Po. Các nước còn lại tỷ trọng đầu tư không đáng kể trong đó có cả Việt Nam. Điều này mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao nhiều hơn lượng vốn từ Hoa Kỳ bằng các chính sách thu hút và xúc tiến riêng cho dòng vốn này khi Hiệp định TPP có hiệu lực. 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam và các nước khác thuộc TPP. 2.1 FDI vào công nghiệp chế biến- Việt Nam và các nước TPP Bảng 2.1.1: Lượng vốn FDI vào ngành CNCB của các nước TPP Đơn vị: triệu USD STT Nước 2010 2011 2012 Vào % (T) Vào % (T) Vào % (T) 1 Mỹ 756,868.00 33 831,149 33 898,942 34 2 Mê-xi-co - - - 3 Ô-xtray- li-a 82,654.00 16 91,797.60 16 93,742.60 - 4 Việt Nam 95,148.30 49 94,675.80 48 105,939 50 5 Malaysia 47,605.90 47 54,566.60 47 - 6 Ca-na-đa 176,761.30 30 167,842.70 29 182,226 31 7 Nhật Bản 76,177.40 37 80,018.60 35 76,849.70 36 8 Chi-le 8,723.40 11 8,957.80 11 10,128.20 11 9 Bru-nây - - - 10 Pe-ru 3,060.10 15 3,064.60 14 11 Xin-ga-po 101,348.90 21 105,687.90 20 12 Niu Di- Lân 10,850.40 14 11,892.50 17 11,676.50 14 Tổng TPP 1,359,198 1,449,653 1,379,504 Nguồn: intracen.org và tính toán của tác giả Ghi chú: %(T): tỷ số giữa lượng FDI vào ngành CNCB của một nước trên tổng lượng FDI vào nước đó. Nhìn vào kết quả tính toán ở Bảng 2.1.1 có thể thấy cơ hội nhưng cũng đặt ra các thách thức cho Việt Nam về thu hút vào ngành CNCB như sau: - Cơ hội: Việt Nam dẫn đầu trong khối TPP về lượng vốn FDI tích lũy vào ngành CNCB. Cho thấy, khả năng huy động lớn dòng vốn FDI vào lĩnh vực này sẽ tiếp tục diễn ra sau khi Việt Nam gia nhập TPP, cụ thể: + Về quy mô vốn: Có khả năng thu hút dòng vốn lớn từ các nước TPP. Vì lượng vốn FDI vào lớn chính là chỉ tiêu chứng minh cho Việt Nam đang là nước có sức hấp dẫn đối với FDI đặc biệt là lĩnh vực CNCB. + Về đối tác: Có thể tăng thu hút FDI từ các đối tác lớn nhất khối là Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hoa Kỳ mới chỉ tập trung FDI vào CNCB cho Mê-xi-cô và Ca-na-đa, vào Việt Nam còn chưa nhiều, về đối tác chỉ mới đứng thứ 8. Nhưng khi TPP mở ra, thì cơ hội tăng lượng vốn từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng. - Thách thức: Xuất phát từ thực tế, dòng FDI vào CNCB tuy nhiều song chủ yếu vẫn là gia công và lắp ráp sản phẩm, giá trị gia của sản phẩm tăng thấp sau đó chuyển tiếp về nước chủ đầu tư hoặc nước khác để tiếp tục nâng hàm lượng chế biến. Dòng FDI này chủ yếu 104
  5. nhằm tận dụng lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Vậy thách thức lớn đối với Việt Nam chính là: - Về quy mô vốn: tiếp tục giữ vững lượng vốn thu hút từ các nước TPP ở mức cao từ 50% trở lên. Trong TPP, có nhiều đối tác cạnh tranh mạnh với Việt Nam như Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Ca-na-đa, Mê-xi-cô. Khi TPP mở ra, các nước này đặc biệt là Ma-lai-xi-a với rất nhiều đổi mới thành công trong chính sách thu hút FDI sẽ là đối thủ cạnh tranh mạnh đối với Việt Nam. - Về chất lượng dòng vốn FDI: lựa chọn được các dòng vốn có chất lượng hướng vào lĩnh vực chế tác, chế tạo, sản xuất sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Có thể thấy đây là một thách thức không nhỏ cho Việt Nam vì một số quốc gia trong TPP đã đạt mục tiêu thu hút được dòng vốn có chất lượng như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với Việt Nam vẫn là một thách thức. - Về cạnh tranh: Cạnh tranh với một số nước trong TPP cũng có lượng vốn FDI tương đương với Việt Nam như Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Hoa Kỳ, Nhật Bản vào lĩnh vực CNCB rất lớn. 2.2 FDI đi ra thuộc lĩnh vực CNCB các nước TPP Bảng 2.2.1: Lượng vốn FDI ra nước ngoài của các nước TPP STT Nước 2010 2011 2012 Lượng ra % (T) Lượng ra % (T) Lượng ra % (T) 1 Mỹ 518,321.00 46 569,763.00 46 637,059.00 50 2 Nhật Bản 384,551.70 34 463,618.80 37 493,348.70 39 3 Ô-xtray-li-a 56,101.20 5 53,386.60 4 58,949.50 5 4 Ma-lai-xi-a 7,034.20 1 6,802.50 1 6,551.30 1 5 Chi-lê 3,414.00 0 - 4,121.60 0 6 Ca-na-đa 64,572.50 6 68,165.30 5 69,527.50 5 7 Niu-Di-Lân 6,397.60 1 7,739.50 1 7,882.40 1 8 Pê-ru - - - 9 Việt Nam 428.7 0 478.1 0 - 10 Bru-nây - - - 11 Xin-ga-po 75,536.90 7 72,139.90 6 - 12 Me-xi-co - - - Tổng TPP 1,116,358 100 1,242,094 100 1,277,440 100 Nguồn: intracen.org và tính toán của tác giả Nhìn vào Bảng trên cho thấy, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Xin-ga-po không chỉ thu hút FDI vào lĩnh vực CNCB mà các nước này còn đưa lượng vốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong đó chỉ có Hoa Kỳ lượng vốn ra trung bình 2012-2012 là 47% trong khi lượng vào trung bình là 34%, cao hơn 13%. Các nước còn lại đều thu hút vào nhiều hơn là mang vốn ra nước khác đầu tư. Điều này cho thấy cơ hội và thách thức: - Cơ hội: Cơ hội cho Việt Nam trong thu hút dòng FDI từ Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến trong thời gian từ 2015 trở về sau, đặc biệt là dòng vốn có công nghệ cao, là mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam trong suốt 20 năm qua nhưng chưa đạt được. Như vậy, khi TPP mở ra cơ hội này sẽ đến và mở rộng cho Việt Nam vì lượng vốn ra của Hoa Kỳ lớn nhưng trước TPP lại chủ yếu tập trung vào khu vực Bắc Mỹ. 105
  6. - Thách thức: Nhưng cũng mang lại thách thức vì các nước khác cũng có khả năng mạnh trong thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến bằng các chính sách xúc tiến và kêu gọi đầu tư riêng của mình. Có thể thấy đó là các nước Ma-lai-xi-a, Ca-na-đa, Mê-xi-cô. Vậy đâu là điểm khác biệt để giúp Việt Nam so với 11 nước khác trong TPP để có thể vượt lên thách thức này để thu hút FDI để duy trì lượng FDI đã và đang thu hút được vào CNCB là một trong những điểm rất quan trọng mà Việt Nam cần tạo ra trong các chiến lược thu hút FDI từ khối nước TPP. 2.3 Giá trị gia tăng của ngành CNCB cuả Việt Nam và các nước TPP khác. Bảng 2.3.1: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến các nước TPP Đơn vị: triệu USD Nước 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Ô-xtray-li-a 72,976 75,825 71,829 72,141 71,990 72,580 70,724 69,387 Bru-nây 1,146 1,179 1,063 1,080 1,117 1,125 1,145 - Ca-na-đa - - - - - - - - Chi-lê 17,883 18,164 17,394 17,839 19,192 19,884 20,093 20,029 Nhật Bản 1,004,376 1,012,360 833,178 996,142 970,992 993,099 994,244 - Me-xi-cô 150,986 149,463 136,978 148,685 155,513 161,780 163,557 169,655 Ma-lai-xi-a 43,801 44,136 40,176 44,958 47,064 49,312 51,025 54,184 Niu-Di- Lân 16,382 15,096 14,351 14,619 14,607 14,736 14,963 - Pe-ru 14,057 15,267 14,242 15,774 17,124 17,373 18,368 - Xin-ga-po 40,093 38,413 36,819 47,745 51,473 51,638 52,496 - Mỹ 1,787,634 1,736,607 1,601,856 1,688,258 1,693,149 1,706,244 1,731,124 - Việt Nam 13,819 15,171 15,590 16,897 18,756 19,844 21,320 23,122 Nguồn: World Bank và tính toán của tác giả Có thể thấy, Việt Nam nằm trong nhóm có VA của lĩnh vực Công nghiệp chế biến thấp nhất trong 12 nước TPP đó là Pê-ru, Chi -Lê, Bru-nây, Niu Di Lân với VA có giá trị từ 1000 đến 23000. Đứng đầu vẫn là Hoa Kỳ, sau đó đến Nhật Bản, tiếp theo là Mê-xi-cô, Úc. Còn lại là nhóm Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a có giá trị VA nằm trong khoảng từ 33000 đến 54000. Điều này đặt ra vừa cơ hội nhưng cũng là thách thức cho Việt Nam: - Cơ hội: tăng cường thu hút FDI nếu có chiến lược rõ ràng về đối tác xúc tiến kêu gọi FDI để giúp tăng VA ngành công nghiệp chế biến. Điều mà Việt nam rất mong muốn nhưng chưa đạt được. Vì từ trước đến nay, FDI vào Việt Nam chủ yếu là lĩnh vực CNCB(mặt số lượng của dòng FDI) nhưng thực chất các sản phẩm của lĩnh vực này vẫn có giá trị gia tăng thấp (mặt chất lượng của dòng FDI), giá trị trung gian còn cao, chủ yếu là gia công sản phẩm. Bên cạnh đó là dòng đầu tư của Hoa Kỳ còn khiêm tốn. Vì vậy, trong các nước TPP, đối tác có thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu trên đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Mexico. Có thể nói đây là thế mạnh của 3 quốc gia này, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản với VA vượt trội hẳn ở mức 900000 đến 1700000. Do vậy, nếu Việt Nam sau khi gia nhập TPP sẽ có cơ hội rất lớn để kêu 106
  7. gọi FDI từ Hoa Kỳ vào lĩnh vực CNCB để thúc đẩy mặt chất lượng của ngành này thể hiện bằng giá trị gia tăng tăng lên thời kỳ hậu TPP. - Thách thức: FDI sẽ vào các ngành có lợi thế, ngành mà có giá trị gia tăng cao để từ đó thu lợi tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị VA ngành CNCB của Việt Nam thấp. Do vậy, có thể FDI của các nước TPP sẽ không vào lĩnh vực này vì đấy không phải là ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Song thách thức lớn hơn lại là, làm sao để Việt Nam có thể thu hút được các dòng FDI từ các nước TPP đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản mà giúp tăng VA của các sản phẩm được tạo ra từ ngành này một cách thực thụ. Mặc dù, Nhật Bản vốn đã là một trong các nước có FDI lớn vào Việt Nam trước khi vào TPP, nhưng mục tiêu làm tăng VA các sản phẩm của ngành này vẫn chưa đạt. Mà nếu điều này hiện đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Hình 2.3.1: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến 2005-2013 các nước TPP 2,000,000 Australia 1,800,000 Brunei Darussalam 1,600,000 Canada 1,400,000 Chile 1,200,000 Japan 1,000,000 Mexico 800,000 Malaysia 600,000 New Zealand 400,000 Peru 200,000 Singapore - United States 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vietnam Bảng 2.3.2: Giá trị gia tăng của một số nhóm hàng công nghiệp của Việt Nam Mã ngành trong bảng Nhóm mặt hàng IC(1000 đ) %IC/GO VA(1000 đ) %VA/GO GO(1000đ) cân đối liên ngành 2007 Cà phê đã qua chế 32 1,336,891 43.1 1,765,485 56.9 3,102,376 biến Sản phẩm dệt các loại 40 24,753,739 86.5 3,860,088 13.5 28,613,827 Trang phục 41 46,659,310 80.2 11,527,356 19.8 58,186,666 Giày dép 43 21,968,472 62.8 13,019,623 37.2 34,988,095 Linh kiện điện tử, 62 44,296,374 95.7 2,009,996 4.3 46,306,370 máy vi tính và thiết bị Hàng điện tử 64 21,418,979 84.6 3,887,874 15.4 25,306,853 Dây và thiết bị dây 68 11,006,915 36.3 19,297,355 63.7 30,304,270 dẫn 107
  8. Nguồn: Bùi Thúy Vân- FDI với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vùng Đồng Bằng Bắc Bộ Có thể thấy, các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là chi phí trung gian, kể cả các sản phẩm được cho là có hàm lượng công nghệ cao được sản xuất và xuất khẩu chủ yếu từ khu vực các doanh nghiệp FDI trừ sản phẩm dây và thiết bị dây dẫn. Trong bối cảnh hội nhập, đầu tư thường phải xem xét cùng với thương mại tức là xuất nhập khẩu các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến của các nước TPP, để từ đó có thể có những nhận định bổ sung cho FDI của các nước TPP. 3. Xuất khẩu một số mặt hàng ngành công nghiệp các nước TPP 3.1 Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến các nước TPP Trong xuất khẩu hàng hóa nói chung, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với tỷ trọng xuất khẩu luôn ở mức gần 37%, nhóm giữa là Nhật Bản, Xin-ga-po, Mê-xi-cô, Ca-na-đa với tỷ trọng từ 10%-20%.Việt Nam nằm trong nhóm xuất khẩu thấp nhất khối cùng với Bru-nây, Niu-Di- Lân, Chile và Pê-ru với tỷ trọng xuất khẩu dưới 3.6%, cách rất xa so với 2 nhóm trên. Điều này đặt ra thách thức cạnh tranh gay gắt đối với xuất khẩu của Việt Nam so với các nước khác trong TPP. Bảng 3.1.1: Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến các nước TPP Đơn vị: % Nước 2011 2012 2013 2014 XK hàng XK hàng XK hàng XK hàng XK hoa/tổng XK hóa/tổng xk XK hoa/tổng xk XK hoa/tổng xk spcncb/tổng xk hàng spcncb/tổng hàng hóa spcncb/tổng hàng hóa spcncb/tổng hàng hóa của xk hang hóa của xk hàng hóa của các xk hàng hóa của các xk hàng hoa các nước hoa các nước nước TPP nước TPP TPP TPP Ô-xtray-li-a 14.65 6.29 15.57 5.89 14.81 5.83 15.11 5.48 Bru-nây 0.29 3.94 0.30 3.05 0.26 6.80 0.24 Ca-na-đa 46.15 10.51 48.19 10.44 47.08 10.57 46.43 10.78 Chi-lê 13.77 1.90 14.19 1.79 13.73 1.77 14.12 1.75 Nhật Bản 89.09 19.21 89.56 18.36 88.19 16.55 88.10 15.59 Me-xi-cô 72.32 8.16 74.34 8.52 76.25 8.79 78.66 9.06 Ma-lai-xi-a 62.18 5.30 61.74 5.23 60.78 5.28 61.80 5.34 Niu-Di- Lân 19.86 0.88 20.44 0.86 18.76 0.91 17.78 0.95 Pe-ru 13.74 1.07 14.61 1.06 14.58 0.97 14.71 0.88 Xin-ga-po 68.67 9.56 69.76 9.39 70.62 9.49 71.29 9.34 Mỹ 63.43 34.58 63.35 35.52 62.21 36.51 61.79 36.94 Việt Nam 64.98 2.26 69.36 2.63 74.74 3.06 3.64 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn: intracen.org và tính toán của tác giả. 108
  9. 3.2 Xuất khẩu các sản phẩm chế biến có hàm lượng công nghệ cao Hình 3.1.1: Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao Việt Nam và các nước TPP khác Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao các nước TPP Australia Canada 60.00 Brunei Darussalam 50.00 Chile 40.00 Japan Mexico 30.00 Malaysia 20.00 New Zealand 10.00 Peru Singapore - United States 2010 2011 2012 2013 Vietnam Nguồn: World bank tính toán của tác giả Về xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chế biến cao phân loại theo SITC 3 bao gồm: nhóm 5 là hóa chất, nhóm 6 là hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu, nhóm 7 là máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng, nhóm 8 là hàng chế biến khác không bao gồm kim loại màu. Nước dẫn đầu trong khối là Malaysia và Xin-ga-po chiếm từ 44% đến gần 50% tỷ trọng tổng xuất khẩu các sản phẩm của ngành CNCB, tiếp đến là Hoa Kỳ với tỷ trọng gần 20%. Có thể thấy, Việt Nam có xu hướng tốt trong xuất khẩu các sản phẩm này khi có tỷ trọng xuất khẩu gia tăng từ năm 2010 đến năm 2013, trong khi các nước khác có xu hướng giảm hoặc không thay đổi. Về cán cân thương mại quốc tế của sản phẩm ngành công nghiệp chế biến của các nước TPP theo tính toán của tác giả thì hầu hết bị thâm hụt, trừ Nhật Bản và Xin-ga-po. 3.4. Lợi thế so sánh hiện hữu cho sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến cho Việt Nam và một số quốc gia thuộc TPP. RCAi=∑XKi/∑XKj/Xkitpp/∑Xktpp - ∑XKi/∑XKj : Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến của nước j / tổng giá trị xuất khẩu nước j - Xkitpp/∑Xktpp: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến của các nước thuộc TPP / tổng giá trị của tất cả các nước TPP. 109
  10. Bảng 3.4.1: Lợi thế so sánh hiện hữu của sản phẩm công nghiệp chế biến các nước TPP Nước 2010 2011 2012 Ô-xtray-li-a 0.20 0.18 0.19 Bru-nây - - 0.05 Ca-na-đa 0.60 0.57 0.59 Chi-lê 0.15 0.17 0.18 Nhật Bản 1.09 1.10 1.10 Me-xi-cô 0.93 0.90 0.92 Ma-lai-xi-a 0.82 0.77 0.76 Niu-Di- Lân 0.25 0.25 0.25 Pe-ru 0.17 0.17 0.18 Xin-ga-po 0.89 0.85 0.86 Mỹ 0.81 0.79 0.78 Việt Nam 0.79 0.80 0.86 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào số liệu của intracen.org Các tính toán về lợi thế so sánh cho thấy, chỉ có Nhật Bản có lợi thế so sánh với RCA >1. Nhóm nước hoàn toàn không có lợi thế bao gồm New Zealand, Peru, Chile, Úc. 6 nước còn lại có RCA gần với 1 trong đó có Việt Nam. Đây là một thách thức lớn đối với xuất khẩu của sản phẩm công nghiệp chế biến của Việt Nam, cho thấy dòng FDI chưa có đóng góp về mặt chất cho phát triển công nghiệp chế biến đó là nâng cao giá trị giá tăng các sản phẩm thuộc ngành CNCB. 3.5 Chất lượng xuất khẩu của nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến Sử dụng chỉ số PRODY của Hausmann, Hwang, Rodrik(2005) xác định về chất lượng của cơ cấu hàng xuất khẩu bằng chỉ số gọi là ‘mức thu nhập của nước xuất khẩu”. Chỉ số PRODY được tính cho từng sản phẩm xuất khẩu thể hiện mối quan hệ giữa mức thu nhập bình quân với tỷ trọng xuất khẩu của một chủng loại hàng hóa nhất định hay chỉ số này đo lường mức độ phức tạp của một sản phẩm của một nước và được tính như sau: (xjk/Xj) PRODYk = ∑ *Yj ∑(xjk/Xj) Trong đó: - PRODYk: chỉ số chất lượng của sản phẩm k xuất khẩu - xjk/Xj: tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm k của nước j trên tổng xuất khẩu của nước j( thể hiện vai trò hay tầm quan trọng của sản phẩm k trong tổng xuất khẩu của mước j) - ∑(xjk/Xj): là tổng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm k của tập hợp các nước xuất khẩu sản phẩm j( thể hiện vai trò của sản phẩm k trong xuất khẩu của nước j có so sánh với tất cả các nước khác có xuất khẩu hàng hóa) -Yj: thu nhập bình quân đầu người của nước j. 110
  11. Vận dụng chỉ số này để tính cho mặt hàng CNCB của các nước TPP và cho kết quả như sau: Bảng 3.5.1: Chỉ số PRODY của sản phẩm CNCB các nước TPP NƯỚC PRODY CNCB 2013 ( USD) PRODY CNCB 2014 (USD) XẾP HẠNG Ô-xtray-li-a 1,117.85 1,123.67 6 Bru-nây 137.46 291.58 8 Ca-na-đa 3,262.56 3,221.94 4 Chi-lê 246.30 252.36 9 Nhật Bản 6,082.22 6,007.54 1 Me-xi-cô 1,182.21 1,215.85 5 Ma-lai-xi-a 786.73 825.59 7 Niu-Di- Lân 1,005.53 - Pe-ru 109.26 110.02 11 Xin-ga-po 4,859.79 4,924.97 3 Mỹ 5,213.94 5,200.84 2 Việt Nam 141.12 146.12 10 Nguồn: Tính toán của tác giả. Chất lượng xuất khẩu của mặt hàng chế biến cao nhất là Nhật Bản, tiếp đến là Mỹ, Xin-ga-po, Ca-na-đa. Ma-lai-xi-a đứng thứ 7. Gần cuối cùng là Việt Nam đứng thứ 10. Điều này rõ ràng đặt ra thách thức rất lớn đối với thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm này trong khối TPP. Nếu sản phẩm này có chất lượng cao thì khả năng xuất khẩu mới được mở rộng và bền vững ( Bùi Thúy Vân, 2011).Do vậy, nếu Việt Nam không nâng cao được RPODY so với các RPDY của các nước TPP thì khó có thể tiếp tục vươn lên để cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian hậu TPP. 4. Một số kết luận tổng quan về đầu tư trực tiếp vào CNCB của các nước TPP Bảng 4.1.1 Một số tổng kết và nhận định về FDI ở lĩnh vực CNCB của các nước TPP Cán cân Xuất nhập FDI vào CNCB – FDI ra CNCB Nước khẩu sản phẩm Nhận định ( 2010-2012) CNCB Mỹ (+) (-) A Nhật Bản (+) (+) B (+) Ô-xtray-li-a (-) A Ma-lai-xi-a (+) (-) A Chi-lê (+) (-) A Ca-na-đa (+) (-) A Niu- Di- Lân (+) (-) A Pe-ru (+) (-) A Việt Nam (+) (-) A Bru-nây (-) (-) A Xin-ga-po (+) (+) B Me-xi-cô (-) (-) A Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả Ghi chú: A- FDI vào CNCB và nhập khẩu sản phẩm CNCB cho sx trong nước, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu trong nước hơn là để thúc đẩy xk; FDI 111
  12. không thay thế nhập khẩu. Hoặc chưa thực hiện được việc FDI thay thế nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm này. B- Thu hút FDI vào CNCB có gắn mục đích thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm này và đã thực hiện được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của ngành này. - Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn đầu các nước TPP về đầu tư ra và thu hút đầu tư vào nói chung cũng như vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nói riêng. - Đối tác tập trung nhiều nhất FDI của Hoa Kỳ là khối thị trường Bắc Mỹ bao gồm Canada và Mexico; tiếp đến là Nhật Bản, Xin-ga-po, Úc. - Nhìn chung hầu hết các nước đều có dòng và lượng FDI vào lớn hơn FDI ra. Tóm lại: Về FDI - Việt Nam là nước đã và đang dẫn đầu về lượng vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhưng VA của sản phẩm CNCB cũng như PRODY lại gần thấp nhất. - FDI vào cũng lớn hơn FDI đi ra, giống như xu hướng chung của các nước TPP. Về xuất khẩu các sản phẩm thuộc ngành CNCB trong nội bộ TPP - Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao có xu hướng vượt lên và gia tăng so với các nước khác trong TPP. - Chủ yếu là thách thức lớn: + Sản phẩm công nghiệp chế biến của Việt Nam không có lợi thế so sánh trong nội bộ TPP (RCA1), nâng cao chất lượng xuất khẩu của nhóm hàng hóa CNCB để đạt mục tiêu xuất khẩu bền vững. - Kông nên tập trung quá nhiều nguồn lực cho sản xuất các sản phẩm chưa đạt mức để có lợi thế so sánh (RCA=>1)để xuất khẩu sang các nước thuộc TPP. - Nên có chiến lược và chính sách riêng đối với thu hút FDI từ các nước TPP để phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp: Hiện tại Chính phủ đã ban hành Nghị 112
  13. định 111/2015-ND-CP về chính sách ưu đãi để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhưng là chính sách chung cho các các đối tượng. Nên có chiến lược, chính sách đặc thù riêng cho các nước TPP đặc biệt chương trình xúc tiến đầu tư chiến lược với Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Nhật Bản để thu hút dòng vốn mang theo công nghệ thực thụ vào phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ cho ngành này. - Phối hợp chính sách với các lĩnh vực khác trong đó ưu tiên nông nghiệp đặc biệt là phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất sang các nước TPP của Việt Nam. KẾT LUẬN Nghiên cứu về FDI trong lĩnh vực CNCB của các nước TPP cho thấy Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng thu hút dòng vốn này, tuy nhiên bên cạnh đó là các thách thức không nhỏ khi các đối tác lớn như Hoa Kỳ vẫn chưa chú trọng vào thị trường Việt Nam, VA sản phẩm CNCB thấp, chất lượng xuất khẩu của nhóm hàng này cũng gần thấp nhất trong các nước TPP. Điều này đòi hỏi cần có sự điều chỉnh về chính sách thu hút FDI theo hướng có lựa chọn để giúp Việt Nam vượt qua các thách thức nêu trên trong thời gian TPP có hiệu lực thực thi. 113
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như Bình (2011), Chính sách công nghiệp của Nhật Bản, nhà xuất bản Kỹ thuật. 2. Bùi Thúy Vân (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. 3. Nghị Định 111-2015/ND-CP, Nghị Định về phát triển công nghiệp Hỗ trợ. 4. www. intracen.org 5. www. world bank.org 6. www. adb.org 7. www. gso.gov.vn 8. www. moi.gov.vn 114
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0