FDI toàn cầu trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ - TQ: Thực trạng và triển vọng cho Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết đã kết hợp với việc tổng hợp các bài viết từ các tạp chí đầu tư tài chính trong giai đoạn gần đây, cùng với việc sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, tác giả đã thể hiện rõ nét khung nghiên cứu của bài viết thông qua việc làm nổi bật: thực trạng cạnh tranh trong hoạt động đầu tư; đặt thực trạng này trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ -Trung Quốc đang diễn ra gay gắt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: FDI toàn cầu trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ - TQ: Thực trạng và triển vọng cho Việt Nam
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 143 FDI TOÀN CẦU TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TQ: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CHO VIỆT NAM Nguyễn Tuấn Anh, An Văn Quân Học viện Khoa học Quân sự Nguyễn Vân Anh Đại học Quốc gia Hà Nội Email: nguyentuananh579@gmail.com Tóm tắt: Chuyển đổi hình thức đầu tư đang thay đổi các bộ mặt của một số quốc gia, địa phương trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục là một trong những lĩnh vực góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển lâu dài của xã hội. Hiện nay, cạnh tranh trong FDI đã trở thành xu hướng tất yếu mà các quốc gia hướng tới để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, những vấn đề mới phát sinh đã khiến hoạt động thay đổi mạnh mẽ. Tại Việt Nam, mặc dù vấn đề đầu tư FDI gắn với tăng trưởng xanh đã được quan tâm và thể hiện qua quá trình triển khai chiến lược phát triển bền vững quốc gia nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập. Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu chuyên sâu về FDI của thế giới từ năm 2014 đến nay, trong đó, tác giả tập trung vào 03 tài liệu chính là “Key Current Trends - Global Overview”; “Why Foreign Investment in the U.S. Is Surging: Geopolitical unrest and U.S. industrial policy are driving foreign direct investment (FDI) in the United States” và “China’s foreign investment problem” để rút ra những vấn đề chính trong đầu tư FDI. Bên cạnh đó, bài viết đã kết hợp với việc tổng hợp các bài viết từ các tạp chí đầu tư tài chính trong giai đoạn gần đây, cùng với việc sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, tác giả đã thể hiện rõ nét khung nghiên cứu của bài viết thông qua việc làm nổi bật: thực trạng cạnh tranh trong hoạt động đầu tư; đặt thực trạng này trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ -Trung Quốc đang diễn ra gay gắt. Từ đó, chỉ ra những kinh nghiệm tham chiếu cho hoạt động đầu tư của Việt Nam. Từ khoá: FDI, cạnh tranh, thương mại, Việt Nam GLOBAL FDI IN THE CONTEXT OF US - CHINA TRADE COMPETITION AND OUTLOOK FOR VIETNAM Abstract: Transforming investment forms is changing the appearence of many countries in the world in general and Vietnam in particular. Foreign direct
- 144 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 investment continues to be one of the fields that make an important contribution to realizing the long-term development goals of society. Currently, competition in FDI has become an inevitable trend that countries aim to realize sustainable development goals. However, new problems arose that caused the big change of investment operation. In Vietnam, although the issue of FDI investment associated with green growth has been paid attention and shown through the process of implementing the national sustainable development strategy, there are still shortcomings. Through an overview of in-depth studies on FDI in the world from 2014 up to now, in which, the research focuses in-depth on 03 main documents: “Key Current Trends - Global Overview”; “Why Foreign Investment in the U.S. Is Surging: Geopolitical unrest and U.S. industrial policy are driving foreign direct investment (FDI) in the United States” and “China’s foreign investment problem” to draw out the main problems in FDI investment. In addition, the article has combined with the synthesis of articles from financial investment journals in the recent period, along with the use of methods of synthesis, analysis, comparison and contrast, the author has clearly demonstrated the research framework of the article by highlighting: the reality of competition in investment activities; put this situation in the context of fierce US-China competition. Since then, the author has pointed out the reference experiences for investment activities in Vietnam. Keywords: FDI, competition, trade, Vietnam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng giúp gia tăng việc làm, tận dụng kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, tăng cường nguồn vốn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, phương thức, quy trình quản lý quản khu vực FDI cũng là những vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Có thể thấy, việc sàng lọc, cách thức quản lý hiệu quả khu vực FDI sẽ tạo hiệu ứng tốt, đưa FDI trở thành một trong những nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ một cách toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, nguồn vốn đầu từ FDI có thể gây tác hại tiêu cực cho kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư như gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, khiến nền kinh tế lệ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp FDI cũng như làm xuống cấp môi trường tự nhiên nếu các hoạt động FDI đi lệch so với hoạch định, ảnh hưởng đến những lĩnh vực nhạy cảm của kinh tế - xã hội. 2. NỘI DUNG BÀI VIẾT 2.1. Xu hướng dịch chuyển FDI toàn cầu - Xu hướng dịch chuyển FDI ra khỏi TQ ngày càng rõ rệt và các hoạt động đầu tư vào thị trường TQ có dấu hiệu thận trọng hơn Hiên nay, các hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI) đang có sự chuyển hướng ngược chiều. Theo đó, những hoạt động FDI vào một số thị trường truyền thống, nhất là vào Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại và chuyển hướng. Số lượng dự án FDI nói chung và FDI trong lĩnh vực xanh đã giảm xuống mức thấp lịch sử vào năm 2020 và 2021 cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Sự suy giảm FDI vào Trung Quốc vốn đã bắt đầu diễn ra vào năm 2015 khi kinh tế Trung Quốc tái cấu trúc chuyển từ mô hình định hướng xuất khẩu sang mô hình phục vụ nhu cầu trong nước. Kể từ năm 2015, xuất khẩu của Trung Quốc suy giảm kìm hãm thị phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Dù vẫn được coi là thị trường tiềm năng nhưng kể từ thời điểm đó, hoạt động đầu tư FDI vào Trung Quốc chỉ có lợi cho các công ty đa quốc gia. Năm 2020, số lượng dự án FDI vào lĩnh vực xanh của Trung Quốc đạt mức thấp nhất mọi thời đại
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 145 với 359 dự án. Tiếp đó, năm 2021, số dự án này tăng nhẹ lên 410. Nhưng tựu chung, trong giai đoạn 2020-2021, số lượng dự án FDI vào Trung Quốc đã giải hơn 100% từ mức 1.000 dự án/mỗi xuống còn hơn 400 dự án/năm so với giai đoạn 2010. Chính đại dịch Covid-19 đã làm sâu sắc quá trình tách rời của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Chuyên gia Thilo Hanemann/Viện nghiên cứu Rhodium khẳng định: có sự suy giảm mạnh trong các dự án FDI mới vào lĩnh vực xanh ở Trung Quốc (Seth O”Farrell, 2022). Tại Mỹ, thời cựu Tổng thống D.Trumps, cả bốn thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) của TQ đều đình chỉ gồm: thương vụ mua lại công ty chuyển tiền Moneygram của Ant Financial Services Group (một công ty lớn của tập đoàn Alibaba) vào tháng 1 năm 2018; việc Broadcom mua lại Qualcomm vào tháng 3 năm 2018; việc mua lại ứng dụng hẹn hò Grindr của tập đoàn Beijing Kunlun Tech Co vào tháng 5 năm 2019; việc mua lại ứng dụng video Musical.ly (sau này được sáp nhập vào TikTok) do Beijing ByteDance Tech Co thực hiện vào tháng 8 năm 2020. Sau lên cầm quyền, Chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục quan tâm đến đầu tư của Trung Quốc đối với thị trường Mỹ, cụ thể: Ngày 15.09.2022, Mỹ đã siết chặt hoạt động FDI thông qua Sắc lệnh để hạn chế “tiếp cận đối với dữ liệu và công nghệ nhạy cảm của một số quốc gia gây bất lợi cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ thông qua đầu tư FDI”(Deloitte, 2022). Hay như tại Đức, chính phủ quốc gia này đã ngăn chặn sự tham gia của doanh nghiệp TQ vào các thương vụ lớn gồm: việc mua lại Leifeld Metal Spinning AG của Yantai Taihai Corporation vào tháng 8 năm 2018 và việc mua lại IMST (một công ty về truyền thông di động, công nghệ radar và vệ tinh) của công ty con thuộc công ty Casic của Trung Quốc vào tháng 12 năm 2020. Bên cạnh đó, chính quyền Đức cũng đã hủy bỏ việc đồng ý cho Quỹ đầu tư Fujian Grand Chip của Trung Quốc mua lại Aixtron vào cuối năm 2016. Trước đó, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Đức xem xét và hủy bỏ thỏa thuận này vào tháng 8.2018(Seth O”Farrell, 2022). Tại Anh, trong vài năm trở lại đây, chính phủ nước này đã can thiệp vào một số giao dịch liên quan đến các nhà đầu tư Trung Quốc. Theo đó, Anh đã thực hiện cơ chế kiểm soát để can thiệp vào hoạt động M&A vì lý do an ninh quốc gia. Năm 2019, chính phủ Anh đã hủy bỏ đề xuất mua lại Impcross Limited (một nhà sản xuất phụ tùng cho máy bay quân sự của Anh) của Công ty Gardner Aerospace Holdings Limited (do Trung Quốc kiểm soát) và đề xuất mua lại Mettis Aerospace của Quỹ đầu tư Aerostar (một quỹ có trụ sở tại Trung Quốc). Ngoài ra, chính phủ Anh cũng đã tăng cường cơ chế phòng vệ FDI nhằm vào Trung Quốc để bảo vệ an ninh quốc gia thông qua Đạo luật an ninh quốc gia 2021 (có hiệu lực vào ngày 04.01.2022) và cơ chế chống tiếp cận với công nghệ. Thông qua đạo luật, chính phủ Anh đã sàng lọc các giao dịch có sự tham gia của các nhà đầu tư đến từ Pháp (dự án Altice/BT), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (dự án mua lại Tawazun của Reaction Engines) và thậm chí cả các nhà đầu tư tại Anh (dự án mua lại Spiris của Sepura). Tại Australia, từ 2018 đến nay, các đề xuất về M&A tại quốc gia này đều liên quan đến Trung Quốc và Hồng Kông. Điển hình như đề xuất mua lại Tập đoàn APA của Công ty Cơ sở hạ tầng Cheung Kong, ngay sau đó, đề xuất này đã bị hủy bỏ vào tháng 11.2018. Hay như đề xuất mua lại nhà thầu xây dựng Probuild của Tập đoàn Kỹ thuật Xây dựng Nhà nước Trung Quốc, giao dịch này cũng đã bị hủy bỏ vào tháng 1.2021 sau khi chính quyền Australia vào cuộc. Thông qua các chính sách, có thể thấy rằng, trọng tâm can thiệp của chính phủ các nước đều nhằm vào hoạt động FDI của Trung Quốc hoặc có yếu tố Trung Quốc: hơn 85% các vụ
- 146 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 mua lại được, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) xem xét trong cả năm 2020 và 2021 liên quan đến các công ty có yếu tố Trung Quốc đứng sau “giật dây”. Minh chứng điển hình là, tại Pháp, lần đầu tiên Chính phủ Pháp công khai từ chối cấp phép FDI cho đề xuất mua lại công ty Photonis (chuyên phát triển các ứng dụng cho mục đích quân sự) của tập đoàn Teledyne vào năm 2020. Tương tự, giai đoạn 2019 - 2021, để đảm bảo an ninh quốc gia, Anh đã xiết chặt chế độ kiểm soát M&A của những công ty nước ngoài có liên quan đến Trung Quốc như: thương vụ mua lại Công ty Connect BidCo/Inmarsat vào năm 2019 tại Canada, thương vụ M&A Công ty Advent International/Cobham năm 2019 tại Mỹ, thương vụ M&A của công ty Parker Hannifin Corporation/Meggit plc, thương vụ M&A của công ty Cobham Ultra Acquisitions Limited/Ultra Electronics Holdings Plc và NVIDIA/Arm vào năm 2022 (Seth O”Farrell, 2022). Ủy ban châu Âu (EC) cũng đề ra quy định giám sát bổ sung đối với hoạt động FDI. Theo đó EC đã xem xét các giao dịch M&A đối với các quốc gia thành viên trong EU để ngăn chặn các giao dịch được cho là “phi pháp” liên quan đến FDI vì vi phạm đến an ninh quốc gia của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu. Cụ thể là, EC đã và đang tiếp tục xem xét, kiểm tra một số hoạt động đầu tư FDI liên quan đến Công ty bảo hiểm VIG của Áo với đề xuất mua lại công ty con của công ty bảo hiểm Hà Lan Aegon tại Hungary. Theo đó, ban đầu Chính phủ Hungary đã hủy bỏ giao dịch này vì cho rằng công ty TQ đứng sau. Tuy nhiên, sau khi xem xét và điều tra lại, EC đã yêu cầu Hungary rút lại quyết định (tháng 02.2022) vì chưa đủ căn cứ để kết luận việc VIG mua lại tài sản của Aegon ở Hungary gây ra đe dọa đối với quốc gia này. Điểm đáng chú ý trong việc đình chỉ các thương vụ M&A là EC chưa chứng minh được một cách rõ ràng rằng các vụ việc có liên quan trực tiếp đến các nhà đầu tư Trung Quốc, nhưng các phán quyết dừng giao dịch đều chứng minh được các mối quan ngại liên quan đến năng lực chiến lược và bảo vệ thông tin nhạy cảm (Veronica Roberts et al., 2022). - Xu hướng mua bán và sáp nhập giảm mạnh tại Trung Quốc Mặc dù chính phủ Trung Quốc muốn tránh né, không công bố các dữ liệu chính thức về tình hình đầu tư của nước ngoài vào quốc gia này, nhưng các nguồn thông tin khác đã xác nhận rằng, tỷ lệ đầu tư trên toàn cầu vào nước này đang giảm đáng kể. Cụ thể: Dữ liệu của Refinitiv/công ty dữ liệu tài chính lớn cho biết, M&A xuyên biên giới vào Trung Quốc có sự gia tăng nhẹ trong những năm gần đây, nhưng thị phần M&A của Trung Quốc đã giảm từ 4,7% năm 2013 xuống 2,6% vào năm 2021. Theo đó, vốn FDI vào thị trường Trung Quốc chỉ là 43 tỷ USD (2021), chiếm chưa tới 10% thị trường FDI toàn cầu (600 tỷ USD). Bà Cornelia Andersson, Trưởng bộ phận huy động vốn và ngân hàng đầu tư Refinitiv cho biết, trong năm 2021 các hoạt động M&A toàn cầu vào Trung Quốc đang sụt giảm mạnh. Sự suy giảm trong đầu tư FDI vào Trung Quốc được cho là xuất phát từ một số nguyên nhân: 1) Tình trạng trên xuất phát từ những rào cản pháp lý tạo ra một “môi trường bất ổn”; 2) Nỗ lực tự do hóa FDI của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, mặc được đánh giá là vẫn tiềm năng, nhưng những con số FDI này cho thấy những nỗ lực tự do hóa FDI của Trung Quốc vẫn chưa gây được thiện cảm với các nhà đầu tư nước ngoài (Seth O’Farrell, 2022). Yi Zhang, Tổng Giám đốc của Tập đoàn tư vấn xuất nhập khẩu OCO Group Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Quốc cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài đang có thêm cơ hội vì Chính phủ Trung Quốc đã đơn giản hóa một số thủ tục hành chính, nhất là đối với hoạt động FDI tại Trung Quốc. Đáng chú ý, Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) của Trung Quốc (có hiệu lực từ năm 2020) có mở ra cơ hội khi quy định rằng các doanh nghiệp FDI sẽ được đối
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 147 xử ngang với các công ty trong nước trừ những lĩnh vực hạn chế được nêu trong “danh sách nhạy cảm” của Luật. Đến tháng 01.2022, Trung Quốc đã gần như loại bỏ đối các lĩnh vực hạn chế đối với FDI. Mặc dù có nhiều chính sách nới lỏng, nhưng với cách tiếp cận đa chiều, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có nhiều cách nhìn khác nhau về chính sách trên của Trung Quốc. Hiện các công ty Đức vẫn tiếp tục cho đây là cơ hội mở cho hoạt động đầu tư, nên tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, trong khi các công ty Nhật Bản cho rằng, sự thay đổi không có nhiều sự khác biệt trong “việc trải thảm đỏ” này. Thị trường FDI xanh, FDI phát triển bền vững cũng chứng kiến sự thay đổi rõ rệt. Minh chứng điển hình là, từ năm 2010, đầu tư FDI xanh của Nhật Bản vào Trung Quốc chiếm 14,7% thị phần FDI xanh trong khi Đức chỉ chiếm 8,6%, đến năm 2021, vị trí của các nhà đầu tư đã được hoán đổi khi Nhật chỉ chiếm 8,1% và Đức chiếm 14,6% Việc Trung Quốc không còn đóng vai là công xưởng của thế giới cũng là nguyên nhân khiến cho các hoạt động đầu tư bị suy giảm: trong lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp nước ngoài đã không còn “mặn mà” với thị trường Trung Quốc. Về mặt số lượng, các dự án FDI đã giảm từ 560 dự án mới được ghi nhận vào năm 2008 xuống còn 274 vào năm 2015, tiếp tục giảm xuống chỉ còn 113 vào năm 2021. Đồng thời, vốn đầu tư ước tính đã giảm từ 55,5 tỷ USD năm 2008 xuống còn 28,2 tỷ USD vào năm 2015 và ở mức 18,6 tỷ USD vào năm 2021. Nguyên nhân được cho là chi phí lao động tăng, thuế tăng, nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng và nhất là những biện pháp áp đặt từ Mỹ và EU. James Metcalfe, Giám đốc kiêm sáng lập Công ty xe đạp điện Volt/Anh cho biết, chính sách thuế chống bán phá giá của EU từ năm 2017 lên tới 80% đã khiến cho công ty không muốn sản xuất tại Trung Quốc như một thập kỷ trước. Công ty phải nhanh chóng chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất sang Ba Lan. Hiện nay, Công ty chỉ còn duy trì các văn phòng, nhà kho và cung ứng tại Trung Quốc. Theo đó, nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng, thị trường Trung Quốc vẫn là một lựa chọn, nhưng hiện tại đó không phải là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Với những chính sách ZERO COVID như hiện nay, các công ty nhận thấy không phải là thời điểm lý tưởng để mở mới hoặc thiết lập thêm các cơ sở sản xuất (Seth O”Farrell, 2022). - Chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ khiến “sàng lọc” FDI ngày càng trở nên gay gắt Xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu đã và đang được đẩy nhanh bởi sự suy giảm kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19. Điều này dẫn đến chính sách bảo hộ cho các công ty trong nước trước những công ty FDI. Theo đó, tháng 03.2020, Liên minh Châu Âu đã ban hành hướng dẫn về việc kiểm soát hoạt động FDI, trong đó, danh sách dễ bị tổn thương từ hoạt động FDI có bổ sung thêm lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gồm các công nghệ sản xuất thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ và nghiên cứu y tế. Dựa trên chính sách này, một số quốc gia EU như Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Australia, Canada, Ấn Độ và Đức tăng cường các cơ chế giám sát đối với hoạt động đầu tư FDI từ Trung Quốc và một số quốc gia có liên quan. Bên cạnh đó, sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy việc kiểm soát FDI. Ngoài những căng thẳng Mỹ - Trung trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, xung đột quân sự gần đây của Nga đối với Ukraine cũng tiếp tục kéo theo việc tăng cường tăng cường giám sát có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Nga hoặc Belarus. Ngày 06.04.2022, Ủy ban Châu Âu đã chủ động ban hành hướng dẫn tới các quốc gia thành viên, kêu gọi tăng cường kiểm soát đối với các hoạt động đầu tư FDI
- 148 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 của Nga và Belarus vào EU, trước những lo ngại rằng chính phủ Nga và Belarus có thể can thiệp vào các hoạt động quan trọng ở EU, gây ra nguy cơ gia tăng đe dọa đến an ninh, trật tự thông qua hoạt động FDI. Hướng dẫn của EU khuyến khích các quốc gia thành viên kiểm tra một cách có hệ thống đối với các hoạt động FDI, đồng thời đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm thực thi lệnh trừng phạt chịu trách nhiệm sàng lọc FDI. Tương tự, đầu tư FDI vào Nga cũng bị giám sát chặt chẽ hơn kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine (07.03.2022). Chính phủ Nga đã công bố danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài được coi là đã có những hành động “không thân thiện” chống lại Nga, bao gồm Mỹ, Canada, Anh, EU, Australia và một số quốc gia khác. Mọi thương vụ M&A của các công ty Nga liên quan đến những các quốc gia “không thân thiện” này đều được Ủy ban kiểm soát đầu tư nước ngoài của Nga phê duyệt (Veronica Roberts et al., 2022). - Việc xiết chặt FDI tiếp tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực đặc thù Xu hướng kiểm soát và bảo hộ đầu tư toàn cầu đã dần dẫn đến việc tăng cường giám sát đáng kể đối với lĩnh vực FDI ở nhiều lĩnh vực khác trong những năm gần đây. Phạm vi kiểm soát FDI đã mở rộng sang cả lĩnh vực quân sự và quốc phòng, bao gồm đối với các giao dịch liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng, cơ sở hạ tầng cho truyền thông, công nghệ tiên tiến và dữ liệu, số hóa. Bên cạnh lĩnh vực quân sự, quốc phòng, xu hướng mở rộng FDI, M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đối phó với đại dịch COVID-19, nhưng phần lớn hoạt động FDI này không được thực hiện trên cơ sở cam kết lâu dài, không chịu sự tác động của chính sách FDI thông thường. Do đó, các hoạt động FDI thường bị các bên đầu tư lợi dụng để thực hiện các nội dung nhạy cảm. Minh chứng điển hình là: Tại Pháp, từ ngày 01.01.2019, Chính phủ quốc gia này đã bổ sung danh sách “các lĩnh vực nhạy cảm” trong lĩnh vực FDI đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến các công nghệ và hoạt động nhạy cảm (an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, sản xuất bồi đắp và bán -dây dẫn) để tránh việc các hình thức nghiên cứu ẩn danh, thực hiện đánh cắp công nghệ. Và gần đây, danh sách các lĩnh vực nhạy cảm của Pháp đã bổ sung thêm nội dung: sản xuất, chuyển đổi và phân phối một số sản phẩm nông nghiệp, xuất bản, in ấn và phương tiện truyền thông bao gồm (dịch vụ truyền thông trực tuyến và các hoạt động R&D liên quan đến công nghệ lượng tử, lưu trữ năng lượng và công nghệ sinh học). Tại Đức, tháng 05.2021, Chính quyền của Đức đã đưa ra một số cải cách quan trọng đối với FDI, trong đó, xiết chặt các quy định đối với doanh nghiệp FDI có ý định đầu tư hoặc M&A các doanh nghiệp công nghệ cao, bao gồm lĩnh vực công nghệ xe tự hành, linh kiện nano điện tử, công nghệ thông minh.... Đối với Tây Ban Nha, từ ngày 17.03.2022, quốc gia này cũng đã thắt chặt chế độ kiểm soát FDI vơí chính sách kiểm soát FDI mới. Theo đó, quốc gia này bắt buộc các đối tác không thuộc Liên minh Châu Âu hoặc Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) muốn mua lại cổ phần của các đối tác châu Âu, luôn phải ký quỹ 10% hoặc chấp thuận cho quốc gia chủ nhà có quyền mua lại 10% cổ phần hoặc quyền quản lý trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: cơ sở hạ tầng và công nghệ quan trọng, chăm sóc sức khỏe, thông tin liên lạc, năng lượng và vận tải, phương tiện truyền thông, đầu năng lượng, nguyên liệu thô và an ninh lương thực và các lĩnh vực khác nhạy cảm (đặc biệt là dữ liệu cá nhân). Tại Anh, theo Luật An ninh Quốc gia năm 2021 (có hiệu lực từ ngày 04.01.2022), các hoạt động M&A cổ phần tại Anh phải chịu sự giám sát của Chính phủ nếu các hoạt động
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 149 M&A này nằm trong danh mục 17 quy định như: năng lượng, giao thông, truyền thông, trí tuệ nhân tạo, cơ sở hạ tầng dữ liệu và một số lĩnh vực liên quan đến công nghệ khác. Tại Canada, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ngày 18.04.2020, chính phủ Canada sẽ đặc biệt kiểm soát chặt chẽ các hoạt động FDI, nhất là đối với các doanh nghiệp FDI có liên quan đến sức khỏe cộng đồng, cung cấp hàng hóa và dịch vụ sức khỏe quan trọng tại Canada. Ngày 24.03.2021, Chính phủ Canada đã bổ sung thêm một số điều khoản về dữ liệu cá nhân trong hoạt động FDI đối với các danh mục nhạy cảm gồm: công nghệ cao, khai khoáng nếu gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tại Nhật Bản, tháng 06.2020, Chính phủ Nhật Bản đã xiết chặt các quy định trong đạo luật Thương mại Nhật Bản, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp FDI sản xuất dược phẩm cho các bệnh truyền nhiễm và sản xuất thiết bị y tế (máy trợ tim-phổi và máy thở) phải là các doanh nghiệp đủ điều kiện nhận thầu, doanh nghiệp lớn, có uy tín. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ có quyền mua lại hầu hết mọi cổ phần trong một công ty đang hoạt động tại thị trường này. Khi có kế hoạch tăng vốn và niêm yết trên trường chứng khoán từ 1% trở lên, doanh nghiệp này phải thông báo cho chính phủ Nhật Bản và phải chờ đợi 30 ngày để chính phủ xem xét kế hoạch đầu tư. Việc phân loại doanh nghiệp giúp cho Chính phủ dễ dàng điều hành, khi đó, các “doanh nghiệp cốt lõi” được miễn trừ hầu hết các quy định về FDI trong khi các “doanh nghiệp được chỉ định” sẽ không được miễn trừ (Veronica Roberts et al., 2022). - Khác biệt hóa dựa trên bản sắc của chủ đầu tư Bên cạnh việc xiết chặt các quy định để kiểm soát FDI, sự nổi lên của các “vùng kiểm soát chặt chẽ pháp lý” trên toàn cầu cũng đặt ra thách thức cho hoạt động FDI. Việc hình thành các khu vực pháp lý FDI khác nhau cũng có thể dẫn đến mức độ giám sát khác nhau tùy thuộc vào danh tính của nhà đầu tư. Đây cũng được coi là như một phương tiện để các quốc gia tiếp nhận đầu tư thực hiện “cân bằng kinh tế” trong hoạt động đối ngoại về FDI đối với các quốc gia khác nhau. Thông qua đó, có thể nhận diện các quốc gia “thân thiện” và đảm bảo khả năng giám sát đối với các quốc gia đối thủ tiềm tàng. Cách tiếp cận có mục tiêu này đã từng là một đặc điểm nổi bật của một số quốc gia. Như ở Canada, các hoạt động đầu tư khác nhau sẽ được áp dụng tính chất pháp lý khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của nhà đầu tư. Nhà đầu tư FDI đến từ một quốc gia mà Canada có thỏa thuận thương mại hay là một phần của Tổ chức Thương mại Thế giới có sẽ đãi ngộ khác. Tại Canada, các quy định pháp lý cũng áp dụng khác nhau tùy thuộc vào loại hình của tổ chức đầu tư: tổ chức thuộc sở hữu nhà nước hay ngoài nhà nước. Tại Mỹ, quy định pháp lý bắt buộc đối với bất kỳ khoản đầu tư liên quan việc M&A các công ty thuộc sở hữu nhà nước đều phải được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ xem xét lần thứ hai (trong vòng 45 ngày, tùy thuộc vào một số trường hợp ngoại lệ nhất định). Tuy nhiên, cách tiếp cận này của Mỹ đang được mở rộng phạm vi đối với các vùng địa lý khác nhau, Chính phủ Mỹ coi đây là một phương tiện phòng vệ để tiếp cận đối với một số nhà đầu có nguồn gốc từ quốc gia đối đầu, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Trong khối EU, xu hướng giám sát chặt chẽ, quản lý FDI dựa trên bản sắc đầu tư được biểu hiện rõ trong quản lý đầu tư đối với các nhà đầu tư không thuộc EU/EFTA và các nhà đầu tư nước ngoài chịu sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của các chính phủ nước ngoài. Xu hướng này được minh họa bằng những cải cách về chính sách quản lý FDI gần đây ở Tây Ban Nha (nêu ở trên), hay như việc hạ thấp mức quản lý đối với các khoản đầu tư của các
- 150 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 nhà đầu tư ngoài EU vào Pháp; điều chỉnh ngưỡng giám sát và can thiệp đầu tư ở Đức đối với các khoản đầu tư ngoài EU, chỉ đình chỉ FDI đối với các hoạ động có khả năng ảnh hưởng t đến an ninh hoặc trật tự công cộng thay mức đầu tư có thể gây ra “mối đe dọa thực sự” đối với an toàn hoặc trật tự công cộng. Tại Ấn Độ, tháng 04.2020, các quy định về hạn chế FDI cũng đã cho thấy sự khác biệt trong thu hút, quản lý đầu tư của quốc gia này. Chính phủ Ấn Độ quy định bất kỳ khoản đầu tư nước ngoài nào của thực thể không cư trú tại quốc gia láng giềng với Ấn Độ đểu phải được chính phủ chấp thuận trước. Điều này áp dụng với mọi lĩnh vực đầu tư và không có ngoại lệ đối với từng ngành. Với cách tiếp cận tương tự, ngày 13.02.2020, Chính phủ Mỹ đã mở rộng quyền lực cho những phán quyết của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ, theo đó, cơ quan này có quyền xác định “các nhà đầu tư ngoại lệ”, xác định các mối quan hệ thân thiện (Australia, Canada, New Zealand và Anh). Đối với các quốc gia này, hoạt động FDI của các doanh nghiệp thuộc các nước ưu tiễn sẽ được miễn trừ một số thủ tục cho một số khoản đầu tư “được bảo hiểm” và không bị kiểm soát thay phải tuân thủ sự giám sát chặt chẽ. Tại Anh, quy định quản lý FDI (có hiệu lực từ 04.01.2022) nhằm bảo vệ an ninh quốc gia không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào giữa các vùng địa chính trị. Chính phủ Anh cho rằng, chính các nhà đầu tư Anh đã có khả năng sàng lọc các hoạt động đầu tư và ít có khả năng làm phát sinh các mối lo ngại về an ninh quốc gia trên thực tế. Tính đến nay, có duy nhất một vụ việc liên quan đến một công ty thâu tóm doanh nghiệp Anh bị áp chế độ giám sát FDI theo quy định riêng biệt. Trong thương vụ Tập đoàn Viễn thông Sepura của Anh (chuyên cung cấp thiệt bị đầu cuối) mua lại công ty Epiris vào tháng 07.2022, chính phủ Anh đã yêu cầu Sepura chỉ được phép tiến hành mua lại Eprisis theo các cam kết riêng biệt(Veronica Roberts et al., 2022). 2.2. Kinh nghiệm quốc tế trong đầu tư gắn với tăng trưởng xanh và bền vững Thú hút, quản lý FDI gắn với tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế quốc gia đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Bằng chứng là nhiều khu vực, quốc gia phát triển trên thế giới đã không ngừng vận dụng các cách thức khác nhau để thu hútvận dụng thành công xu hướng này và đạt được những thành tựu nổi bật, điển hình là: Mỹ, LAC, Đan Mạch, Hàn Quốc...cụ thể như sau: - Mỹ đề ra các chính sách và thúc đẩy thu hút ngành công nghiệp xanh Mỹ là quốc gia sớm dẫn đầu nền kinh tế xanh toàn cầu. Thực tế, chính phủ Mỹ đã sử dụng nhiều biện pháp thực hiện các mục tiêu giảm phát trong dài hạn và triển khai các chính sách phát triển nền kinh tế xanh thông qua việc thực hiện tiết kiệm năng lượng kết hợp với chính sách năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đặc biệt thu hút FDI. Bên cạnh những nỗ lực giảm chi phí năng lượng tái tạo, sự tiến bộ trong phát triển công nghệ, sự thay đổi của các doanh nghiệp thì tình hình bất ổn chính trị thế giới, chính sách công nghiệp của Mỹ đã kích thích nền kinh tế xanh, thu hút các nhà đầu tư vào Mỹ. Theo Brian Deese, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ cho biết: số lượng công ty Mỹ và công ty toàn cầu cam kết xây dựng và mở rộng sản xuất tại Mỹ đang ngày một tăng lên. Tiêu biểu như việc Mercedes đã ký hợp đồng đầu tư 1 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất pin ở Alabama và cải tạo tổ hợp nhà máy sản xuất SUV thông thường để sản xuất dòng xe SUV điện. Ngoài ra, trong cuộc khảo sát tháng 09.2022, có tới 1/3 trong 350 công ty thành viên của hiệp hội kinh doanh kỹ thuật cơ khí Đức (VDMA) đã sản xuất tại Mỹ và ¾ trong tổng số các công ty còn
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 151 lại có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh tại Mỹ trong năm 2022 và 2023 (Harry Moser, 2022). Để kích thích thu hút FDI, thời gian qua, chính phủ Mỹ đã chi khoản đầu tư lớn cho dự án nâng cấp và hiện đại hóa lưới điện, cơ sở hạ tầng xe điện, năng lượng tái tạo, bảo quản năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả hydro, thu gom CO2, tăng khả năng thích ứng và phục hồi trước biến đổi khí hậu...(US Green Economy, 2021). Hiện nay, nền kinh tế xanh ở Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người dân. Theo nghiên cứu của Georgeson & Maslin, nền kinh tế xanh của Mỹ tạo ra doanh số hằng năm ước tính khoảng 1,3 nghìn tỷ USD, đồng thời sử dụng hơn 9,5 triệu lao động. - Đan Mạch tập trung sang thu hút đầu tư thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập liên quan đến công nghệ xanh, năng lượng xanh, đồng thời hạn chế phát thải khí nhà kính Hai thập niên qua, dòng vốn FDI vào Đan Mạch đã tụt hậu so với các nước khác. Đồng thời, dòng vốn FDI ra khỏi Đan Mạch đã tăng lên và đầu tư tư nhân trong nước bị đình trệ. Do đó, với mục tiêu trở thành “quốc gia xanh nhất” trên thế giới, Đan Mạch thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2035, trong đó tập trung vào việc chuyển từ nhiên liệu năng lượng hóa thạch sang đầu tư vào công nghệ xanh, năng lượng xanh, đồng thời hạn chế phát thải khí nhà kính (GHG). Nhìn chung, các chính sách hiện tại cho phép Đan Mạch đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu trong thời gian ngắn, chủ yếu là thông qua các kế hoạch mua bán, sáp nhập (M&A). Do đó, để đạt được tham vọng của mình, Đan Mạch phải đối mặt với nhiều thách thức. Chính vì vậy, Đan Mạch đang nỗ lực khai thác tốt hơn các mối quan hệ, tương tác với các chính sách của EU và quốc tế, tìm ra phương pháp thích hợp để áp dụng công nghệ xanh và giảm lượng khí thải CO2 trong các lĩnh vực không nằm trong chương trình thương mại khí thải của EU(Amcham Denmark, 2019). - Các quốc gia Mỹ La Tinh và vùng Caribean (LAC) tăng hàm lượng khoa học công nghệ xanh trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp gắn với hoạt động FDI Trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi chóng vánh, LAC cũng đã và đang góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, khoảng 8%, ít hơn rất nhiều so với khu vực khác vì sự phát triển tại đây tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp (World Bank, 2022). Tuy nhiên, để thích ứng với những thay đổi bối cảnh toàn cầu, nhất là các chính sách quốc tế ảnh hưởng hai mặt đến các doanh nghiệp FDI. Tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu năm 2021, phần lớn chính phủ các quốc gia LAC cam kết giảm lượng khí thải carbon, cam kết loại bỏ dần than đá và giảm nạn phá rừng vào năm 2030. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải thay đổi cách thức kinh doanh, nhất là hoạt động thu hút FDI, trong đó tăng trưởng ở một số ngành sẽ bị kìm hãm. Về lâu dài, sản lượng dầu mỏ sẽ giảm khiến cho lĩnh vực này có thể trở thành một “tài sản mắc kẹt”. Trong khi, giảm phá rừng có nghĩa là giảm mở rộng diện tích đất trồng trọt mới và khai thác mỏ không bền vững. Theo các kỹ thuật sản xuất hiện có, việc giảm phát thải khí mê-tan từ vật nuôi đòi hỏi phải giảm quy mô đàn. Xuất phát từ những cam kết đó, chính phủ LAC buộc phải đổi mới công nghệ trong các thế mạnh như: tiếp tục nâng cấp mạng lưới điện xanh hơn nữa (vốn đã là mạng lưới điện xanh nhất thế giới); thúc đẩy hợp tác sản xuất hydro xanh từ phân xanh tại một số quốc gia (Argentina, Brazil và Mexico) - Hàn Quốc kịp thời ban hành khung chính sách toàn diện về tăng trưởng xanh cả trong ngắn hạn và dài hạn gắn với FDI Thông qua việc sử dụng mô hình phương trình đồng thời để phân tích dữ liệu 6 chất gây ô nhiễm tại 16 tỉnh và thành phố của Hàn Quốc trong giai đoạn 2000 đến 2011, một số nghiên cứu đã chỉ ra các tác động tích cực của dòng vốn FDI đến tăng trưởng xanh và giảm
- 152 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 cường độ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, tổng mức phát thải không khí hầu như không thay đổi. Do đó, để xử lý triệt để vấn đề này, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nhiều sáng kiến nổi bật về tăng trưởng xanh, ban hành kịp thời khung chính sách toàn diện về tăng trưởng xanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chính phủ đã công bố một chiến lược tăng trưởng xanh cấp quốc gia, đặt trong sự thay đổi trong đầu tư công, tư và FDI. Trong đó, điển hình là việc xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc, cụ thể: (1) Hiệu quả quản lý môi trường và nguồn tài nguyên, bao gồm lượng phát thải CO2, hiệu quả sử dụng năng lượng và tiêu thụ nguyên liệu trong nước; (2) Các chỉ số về chất lượng môi trường của cuộc sống và mức độ ô nhiễm không khí mà các doanh nghiệp FDI không được vượt quá; (3) Nhóm chỉ số về cơ hội kinh tế và tác động của chính sách, bao gồm chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển liên quan đến tăng trưởng xanh và tỷ trọng ODA, FDI xanh. Theo đó, dòng vốn FDI đã kích thích tăng trưởng kinh tế khu vực. Đáng chú ý, vấn đề “Carbon thấp - Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” được chính phủ Hàn Quốc xem là tầm nhìn phát triển trung và dài hạn trong giai đoạn xuyên suốt trong thời gian từ 2009 - 2050, đồng thời đặt ra mục tiêu tự nguyện giảm 30% lượng khí phát thải CO2 từ hoạt động kinh doanh theo kịch bản cơ bản trong năm 2020. Và một trong những công cụ quan trọng để thực hiện tầm nhìn mới này là việc thành lập Đề án mua bán khí thải quốc gia (ETS), được bắt đầu từ tháng 01.2015. Chiến lược Quốc gia tăng trưởng xanh và đề án ETS đã có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đối với ngành công nghiệp mà còn có tác động rất lớn đến công chúng. Chính phủ Hàn Quốc đã chi khoản đầu tư đáng kể vào công nghệ xanh và có nhiều biện pháp tích cực góp phần thay đổi thái độ của người dân về vấn đề biến đổi khí hậu(Hille et al., 2018)this paper addresses the need for empirical estimates on the environmental consequences of FDI inflows into Korea. Using a simultaneous equations model the impacts of FDI inflows are decomposed into direct as well as indirect scale, composition, and technique effects. Thereby, the analysis utilizes panel data on six air pollutants in 16 Korean provinces and self-governing cities for the time period 2000 to 2011. The estimation results show that FDI inflows concurrently stimulate regional economic growth and reduce air pollution intensities. However, the total level of air emissions mostly remains unchanged. While confirming the findings of the existing national level research on the FDI, growth relationship in Korea, the results are partly contrary to the respective earlier findings on the FDI, environment nexus. Given Korea’s high level of development paired with the aforementioned impact on economic growth and air pollution intensities, foreign investments are, therefore, regarded as one potential pillar to achieve the goals of the green growth strategy.”,”source”:”ResearchGate”,”title”:”The impact of FDI on regional air pollution in the Republic of Korea: A way ahead to achieve the green growth strategy?”,”title-short”:”The impact of FDI on regional air pollution in the Republic of Kore a”,”author”:[{“family”:”Hille”,”given”:”Erik”},{“family”:”Shahbaz”,”given”:”Muhamma d”},{“family”:”Moosa”,”given”:”Imad”}],”issued”:{“date-parts”:[[“2018”,5,7]]}}}],”sche ma”:”https://github.com/citation-style-language/schema/raw/master/csl-citation.json”} . 2.3. Tác động ảnh hưởng đối với thị trường đầu tư trực tiếp tại Việt Nam Với thực trạng hoạt động đầu tư FDI như hiện nay trên toàn cầu, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục gặp thuận lợi và khó khăn trong tiếp nhận đầu tư và đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, mặt thuận lợi là Viêt Nam tiếp tục là điểm đến hứa hẹn khi có nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam vì những biến động tình hình thế giới, nhất là chính sách “China+1”, nhằm giảm sự lệ thuộc vào một nguồn cung từ Trung Quốc, “sàng lọc” FDI ngày càng trở nên gay gắt, thu hút FDI dựa trên khác biệt hóa dựa trên bản sắc của chủ đầu tư... Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong hoạt
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 153 động thương mại nói chung và FDI nói riêng như: nguy cơ từ dự án đầu tư FDI quy mô nhỏ, FDI chỉ tập trung vào một số ngành nghề có lợi nhuận cao. Cụ thể: * Về các mặt tích cực: tỉ lệ các doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc... muốn đầu tư và có thiện chí về môi trường đầu tư tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo BEA, tính đến tháng 10.2022, Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) đã đưa ra khảo sát về tình hình dịch chuyển vốn FDI của một số quốc gia, trong đó có Mỹ tại một số thị trường khác vào Việt Nam. Theo đó, hơn 50% các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Mỹ muốn mở thêm hoạt động FDI ngoài Trung Quốc, thúc đẩy đầu tư tại một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và gần 80% hội viên Amcham được khảo sát đã đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam khá tích cực và có triển vọng về trung và dài hạn. Hiện các doanh nghiệp này đang lên kế hoạch để mở rộng thị phần của họ tại Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào khu vực ASEAN và Việt Nam tăng đáng kể vì: (1) Cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI nói chung. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp FDI thay đổi chiến lược trong hoạt động đầu tư nhắm tránh “đòn trả đũa” từ hai phía; (2) Tình trạng đại dịch Covid-19 đã gây ra sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng, hệ lụy là giá cả các mặt hàng tăng đáng kể trong khi các nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp FDI phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Do đó, việc đa dạng hóa nguồn cùng với chiến lược “China plus one” đang là một trong những danh mục đầu tư của doanh nghiệp FDI, mà điểm đến an toàn là một số quốc gia trong khối ASEAN(Ernst & Young Corporation, 2022). Nhiều doanh nghiệp lớn của nước đã thực sự “update” thị trường mới như Việt Nam. Thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát đã không ít doanh nghiệp lớn của Mỹ (P&G, Google, Intel, Apple, Amazon), Đài Loan (Foxcom) Mỹ như... đã nâng cao tiếp cận thị trường, thúc đẩy các hoạt động đầu tư. * Một số hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những điểm tích cực, hoạt động FDI trong thời gian tới vào Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: - Hạn chế từ đầu tư các doanh nghiệp FDI: Quy mô dự án đầu tư còn nhỏ, chưa chạm tới nhiều lĩnh vực có tính lan tỏa và tác động lớn. Nguyên nhân xuất phát từ một hầu hết các hoạt động FDI đều thuộc các nền kinh tế tiên tiến hơn Việt Nam rất nhiều, nên các doanh nghiệp FDI nước ngoài chỉ tập trung đầu tư vào một số ngành nghề có lợi nhuận cao: y tế, công nghệ cao, bất động sản... Trong khi các lĩnh vực muốn nhận đầu tư lại là các ngành nghề mà Việt Nam đang yếu và thiếu như: cơ khí, sản xuất... - Hạn chế từ phía Việt Nam: (1) Môi trường đầu tư của Việt Nam tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn không ít bất cập nên chưa hấp dẫn được nhiều các dự án đầu tư chất lượng từ các nước công nghệ phát triển. (2) Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Theo số liệu từ Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương tính đến tháng 10.2022, Việt Nam hiện có khoảng hơn 3800 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chiếm khoảng 0,64% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và chiếm 2,1% trong số các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Các doanh nghiệp hỗ trợ chủ yếu phân bố trong những ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu chính của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử và cơ khí chế tạo. Và các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam có quy mô nhỏ, chiến lược kinh doanh chưa bền vững. Đồng thời, trên 90% doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có trình độ công nghệ lạc hậu hoặc trung bình, khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI
- 154 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 trong cùng lĩnh vực để tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI. (3) Chính sách thu hút và quản lý FDI còn một số nhiều bất cập như: sự mâu thuẫn trong chính sách thu hút FDI của địa phương và Trung ương khiến cho việc sàng lọc FDI gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp FDI đã lợi dụng các điểm yếu trong chính sách quản lý của Việt Nam để trốn thuế, khai thác triệt để tài nguyên, bóc lột lao động, gây ô nhiễm môi trường. 2.4. Triển vọng thị trường FDI toàn cầu thời gian tới * Triển vọng đầu tư FDI đối với thế giới và khu vực: Tuy còn nhiều biến động, nhưng xu hướng và triển vọng đầu tư FDI của toàn cầu tại Châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục được đẩy mạnh. Theo BEA, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là thị trường hấp dẫn cho các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) và đầu tư, bất chấp những điều kiện bất định như đại dịch, xung đột trong những năm tiếp theo. Thực tế chỉ ra rằng, các hoạt động FDI theo dạng M&A chỉ giảm vừa phải 1,5% (về giá trị) ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19 (2020-2021), so với mức giảm 10% trên toàn cầu. Hiện nay, đại dịch và những vấn đề bất ổn khác trên thế giới đã gây ra hệ lụy nhiều giao dịch FDI bị trì hoãn do tâm lý thận trọng của các bên đầu tư. Điều này khiến cho nhiều đàm phán đã bị kéo dài hoặc chuyển đổi dưới dạng M&A, con số bị trì hoãn và chuyển đổi đã tăng lên tới 736 tỷ USD vào năm 2021, cao hơn nhiều so với mức 461 tỷ USD năm 2020. Xu hướng này tiếp tục diễn ra, khi 53% tất cả các giao dịch bị hoãn do đại dịch. Tuy nhiên, các nền kinh tế Châu Á và Thái Bình Dương dự kiến ghi nhận mức tăng sẽ trưởng nhẹ, tích cực về dòng vốn FDI. Theo đó, dự kiến FDI vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn ở dưới mức trước đại dịch do nhiều nền kinh tế vẫn đang vật lộn để kiềm sẽ chế các điều kiện bất ổn khác. Ngoài ra, việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực cùng với Khuôn khổ Thuận lợi hóa Đầu tư ASEAN được ký kết gần đây được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy FDI bền vững hơn trong khu vực, đặc biệt là FDI liên kết chuỗi giá trị, trong trung và dài hạn. Bên cạnh những mặt thuận lợi, các hoạt động xúc tiến đầu tư FDI là cần thiết trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển của nhiều quốc gia. Nhưng xu hướng FDI đang có sự dịch chuyển thông qua số lượng và chất lượng đầu tư đang có sự thay đổi sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công nghệ, năng lực quản lý thấp, dịch vụ và đặc biệt là y tế. Hiện nay, sau đại dịch và những bất ổn về y tế, hợp tác khu vực và cam kết chính trị đang có xu hướng khai thác tiềm năng của FDI đối với lĩnh vực y tế. Vì hợp tác khu vực và đa phương là biện pháp cần thiết để giải quyết các thách thức xuyên quốc gia, đồng thời khiến cho quản trị rủi ro quốc gia và quốc tế trở nên chặt chẽ hơn và theo định hướng phát triển bền vững (Ủy ban Kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương, n.d.). Bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư nội vùng, các hoạt động FDI cũng có thể tăng mạnh với mức 47% tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực xanh tại Châu Á và Thái Bình Dương cho vài năm tiếp theo. * Triển vọng đầu tư và một số xu hướng mới trong quan hệ đầu tư FDI vào Việt Nam: Không nằm ngoài xu thế chung, hoạt động FDI của các nước vào Việt Nam cũng sẽ đạt được những bước tăng trưởng đáng kể tập trung vào một số lĩnh vực như: Công nghệ, năng lượng xanh, y tế, dịch vụ sức khỏe. Cụ thể:
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 155 Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ đa diện đã là ưu tiên cốt lõi của một số nước tiên tiến tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Tuy rằng, đầu tư vào lĩnh vực xanh, y tế ở Châu Á và Thái Bình Dương đã có những dấu hiệu tăng vào những 2008-2010. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch nên từ 2019-2022, đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giảm xuống còn 34% trong đầu năm 2022. Nhưng dự báo trong tương lai, giới phân tích tỏ ra rất lạc quan và cho rằng các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam như thời gian diễn ra trước đại dịch trong lĩnh vực công nghệ, y tế và năng lượng xanh. Giới phân tích cho rằng, những động thái mới của Mỹ - Trung Quốc trong thời gian gần đây, cũng như những vấn đề xung đột khu vực báo hiệu sẽ có một “chiến dịch” đầu tư mới của nhà đầu tư FDI vào Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với chiến lược thu hút FDI mới của Việt Nam. Đó là đặt ưu tiên lớn hơn trong việc thu hút các dự án công nghệ cao, chuyển đổi số, đặc biệt là các dự án đầu tư năng lượng sạch. 2.5. Một số giải pháp cho Việt Nam - Cân bằng chậm trong bối cảnh Mỹ-Trung chia rẽ: Nằm ở vị trí chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam sẽ tiếp tục bị “giằng xé” trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Bất chấp những áp lực từ Trung Quốc và Mỹ, việc nâng cao vị thế của Việt Nam sẽ giúp ta tránh bị các quốc gia này khai thác điểm yếu này trong quan hệ tay ba Mỹ-TQ-Việt Nam. Cân bằng mối quan hệ tay ba cần tính đến việc nâng cao năng lực tự chủ chiến lược ở khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương thông qua việc hợp tác đa phương và song phương. Có thể Việt Nam cần tính đến việc nâng cấp mối quan hệ với Mỹ một cách linh hoạt và điều hòa mối quan hệ với Trung Quốc một cách phù hợp. Vì hiện Mỹ đặt ra một câu hỏi rất lớn cho Mỹ khi Việt Nam đã nâng cấp các mối quan hệ khác mà chưa nâng cấp quan hệ với Mỹ. Ngoài ra, việc nâng cấp quan hệ Mỹ - Việt đã nằm trong dự liệu của TQ. - Tận dụng FDI kỹ thuật số để tăng năng lực và khả năng cạnh tranh: Xuất phát từ thực trạng FDI trên toàn cầu, Việt Nam cần học hỏi, điều chỉnh chính sách thu hút, quản lý FDI, theo hướng chọn lọc, sàng lọc các dự án FDI áp dụng công nghệ số. Trong đó, tập trung hướng dòng vốn này theo mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế số gắn với tăng trưởng xanh và bền vững. Thúc đẩy tiến trình số hóa, xây dựng bản đồ FDI trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu hút và giải ngân FDI. Ưu tiên cho quá trình quản lý FDI, thay vì thu hút tràn lan FDI nhằm hình thành năng lực quản lý trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Đồng thời, học hỏi các mô hình thu hút, quản lý FDI tạo sức lan tỏa đến các ngành công nghiệp số, qua đó, tăng tiềm lực, khả năng cạnh tranh của khu vực trong nước. KẾT LUẬN Tận dụng nguồn lực FDI là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc tận dụng nguồn lực này trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ- Trung Quốc là một bài toán lớn cho các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, thu hút, sử dụng và quản lý FDI gắn tăng trưởng xanh tuy là xu thế chung những cần có giải pháp, sự đột phát. Việc cân bằng giữa lợi ích và rủi ro để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là một bài toán khó, không chỉ với các nước đang phát triển mà còn đối với cả những nước phát triển trên thế giới. Đối với Việt Nam, việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác, vận dụng, áp dụng một cách phù hợp với bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc là yêu cầu cấp thiết đối với nhiều cấp. Với những bài học kinh nghiệm từ quốc gia tiên phong
- 156 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 trong tận dụng đầu tư trực tiếp gắn với tăng trưởng xanh và bối cảnh cạnh tranh Mỹ -Trung Quốc, Việt Nam cần đánh giá chính xác, toàn diện các tác động, mối quan hệ hai chiều giữa đầu tư trực tiếp và phát triển kinh tế xã hội, những vấn đề trong quan hệ kinh tế tay ba Mỹ- Trung - Việt. Từ đó, Việt Nam mới có thể phát huy những thế mạnh, đẩy lùi khó khăn, hạn chế, hoàn thiện chính sách, khuyến khích và thúc đẩy thu hút và quản lý FDI mà không ảnh hưởng đến quan hệ chính trị với hai cường quốc này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amcham Denmark. (2019). Foreign direct investment in Denmark. Amcham Denmark. https:// amcham.dk/wp-content/uploads/2021/12/211129_Foreign-direct-investment_Single-pages_Reduced.pdf 2. Deloitte. (2022, December 29). China’s economic and industry outlook for 2023. Deloitte China. https://www2.deloitte.com/cn/en/pages/about-deloitte/articles/deloitte-research-issues-79.html 3. Ernst & Young Corporation. (2022). Doing Business in Vietnam 2022. https://www.ey.com/en_vn/ doing-business-in-vietnam-2021- 4. Harry Moser. (2022, November). FDI In America: Why Foreign Investment in the U.S. Is Surging: Geopolitical unrest and U.S. industrial policy are driving foreign direct investment (FDI) in the United States. Site Selection. https://siteselection.com/issues/2022/nov/why-foreign-investment-in-the-us-is-surging.cfm 5. Hille, E., Shahbaz, M., & Moosa, I. (2018). The impact of FDI on regional air pollution in the Republic of Korea: A way ahead to achieve the green growth strategy? 6. Seth O’Farrell. (2022, February 18). China’s foreign investment problem. https://www.fdiintelligence. com/content/feature/chinas-foreign-investment-problem-80679 7. US Green Economy. (2021, April 23). National Overview—US Green Economy. https:// usgreeneconomy.com/national-overview/, https://usgreeneconomy.com/national-overview/ 8. Ủy ban Kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương. (n.d.). Foreign Direct Investment Trends and Outlook in Asia and the Pacific 2021/2022. ESCAP. Retrieved August 30, 2022, from https://www.unescap. org/kp/2021/foreign-direct-investment-trends-and-outlook-asia-and-pacific-20212022 9. Veronica Roberts, Ruth Allen, Ali MacGregor, & Herbert Smith Freehills. (2022, December 6). Introduction: Key Current Trends - Global Overview. https://globalcompetitionreview.com/guide/foreign- direct-investment-regulation-guide/second-edition/article/introduction-key-current-trends-global-overview 10. World Bank. (2022). Consolidating the Recovery: Seizing Green Growth Opportunities. The World Bank. https://doi.org/10.1596/978-1-4648-1867-7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn