intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách Feynman chuyện thật như đùa gồm có 2 phần gồm nội dung: lời giới thiệu, từ Far Rockaway đến mit, những năm ở Princeton,...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1

  1. ebook©vctvegroup 05-06-2018 Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
  2. Mục lục Lời nói đầu Lời giới thiệu Các cột mốc quan trọng Phần 1 TỪ FAR ROCKAWAY ĐẾN MIT Cậu bé sửa radio bằng suy nghĩ Những trái đậu leo Ai lấy trộm cánh cửa? Tiếng La tinh hay tiếng Ý? Luôn tìm cách thoát Sếp nghiên cứu hóa học của công ty Metaplast Phần 2 NHỮNG NĂM Ở PRINCETON “Chắc là anh đang đùa, Feynman!” Emmmmmm! Bản đồ con mèo? Những bộ óc khủng Pha màu sơn Một hộp công cụ khác lạ Những người đọc ý nghĩ Nhà khoa học nghiệp dư Phần 3 FAYNMAN, BOM VÀ QUÂN ĐỘI Những kíp nổ bị xịt Thử tập đánh hơi Los Alamos nhìn từ bên dưới Kẻ cắp, bà già gặp nhau Chú Sam không cần bạn nữa! Phần 4 TỪ CORNELL ĐẾN CALTECH, TẠT THĂM BRAZIL Giáo sư đạo mạo Có câu hỏi nào không? Tôi muốn 1 đô la của mình! Anh hỏi thẳng họ à? Những con số may mắn Lại là tay người Mỹ! Mister ngoại ngữ Tất nhiên rồi ngài Big! Những lời mời phải từ chối Phần 5 THẾ GIỚI CỦA MỘT NHÀ VẬT LÝ Anh sẽ giải phương trình Dirac chứ? Lời giải 7 phần trăm
  3. Mười ba lần Nghe như tiếng Hy Lạp! Nhưng đó là hội họa sao? Điện có phải là lửa không? Thẩm định sách bằng bìa Một sai lầm khác của Alfred Nobel Mang văn hóa đến cho các nhà Vật lý Ngộ ra ở Paris Những trạng thái khác lạ Ngụy khoa học
  4. LỜI NÓI ĐẦU Những câu chuyện trong cuốn sách này đã được thu thập không chính thức và không có hệ thống trong suốt bảy năm chơi trống rất thú vị với Feynman. Tôi tìm thấy sự hài hước trong mỗi câu chuyện, và sự kinh ngạc trong toàn bộ sưu tập: Đôi khi khó tin là từng ấy trò điên điên tuyệt vời lại có thể xảy ra trong cuộc đời của một con người. Việc một người có thể sáng tác ra nhiều trò tinh nghịch vô hại như vậy trong cuộc đời chắc hẳn phải là một nguồn cảm hứng. • Ralph Leighton
  5. Nhân lần xuất bản bìa mềm của Norton Hơn mười năm kể từ khi Feynman: Chuyện thật như đùa ra mắt bạn đọc, sự hứng thú về Richard Feynman vẫn chưa bao giờ ngưng nghỉ. Điều đó nhắc tôi về cụm từ cửa miệng, mà ông nói với đôi mắt long lanh vào những năm cuối đời “Tôi không chết đâu!” • Ralph Leighton
  6. LỜI GIỚI THIỆU Tôi hy vọng rằng những câu chuyện này không phải là những tự truyện duy nhất của Feynman. Những hồi tưởng ở đây là một bức tranh xác thực về phần lớn tính cách của ông – nhu cầu gần như bắt buộc phải giải những câu đố, tinh nghịch mà thông minh, không khoan nhượng với sự gian dối cũng như thói đạo đức giả, và tài năng của ông trong việc giành lợi thế đối với bất kỳ ai đang muốn áp đảo mình! Cuốn sách này là một tác phẩm đọc tuyệt vời: Kỳ quặc, sốc, mà vẫn nồng nhiệt và rất nhân văn. Dù sao đi nữa, cuốn sách cũng mới chỉ khắc họa bên rìa yếu tố cốt lõi của cuộc đời Feynman – đó là khoa học. Chúng ta thấy nó ở chỗ này chỗ kia, như thể vật liệu nền trong một phác thảo nào đó, nhưng chưa bao giờ như tâm điểm của cuộc đời ông, điều mà các thế hệ sinh viên và đồng nghiệp của ông đều biết. Có thể là không có cách nào tạo dựng được một chuỗi như vậy những câu chuyện sống động về chính bản thân và công việc của Feynman: thách thức và thất vọng, sự phấn khích che ủ thông thái, niềm vui sâu sắc của hiểu biết khoa học là nguồn hạnh phúc vô tận của cuộc đời ông. Tôi còn nhớ khung cảnh mỗi khi đến dự một bài giảng của Feynman thời còn là sinh viên của ông. Feynman thường đứng ở phía bục giảng mỉm cười với mọi người khi chúng tôi bước vào, gõ nhẹ những ngón tay theo một nhịp điệu phức tạp lên bề mặt màu đen của cái bàn để dụng cụ minh họa ngang nơi ông đứng. Khi những người đến muộn đã ngồi vào chỗ, ông cầm
  7. viên phấn lên và bắt đầu quay nó rất nhanh qua các ngón tay theo cách mà những tay cờ bạc chuyên nghiệp quay cái thẻ bài poke, trong khi vẫn mỉm cười hạnh phúc cứ như trong một trò vui bí mật. Sau đó – vẫn mỉm cười – Feynman nói với chúng tôi về vật lý, về các giản đồ và những phương trình của mình để giúp chúng tôi có thể chia sẻ những hiểu biết của ông. Không phải câu chuyện vui bí ẩn, mà chính vật lý đã mang đến nụ cười và ánh lóng lánh trong mắt ông. Niềm vui vật lý. Niềm vui lan tỏa. Chúng tôi thật may mắn là những người được tiếp nhận sự lan tỏa ấy. Và bây giờ, đây là cơ hội để bạn khám phá những niềm vui cuộc sống theo phong cách Feynman. • Albert R. Hibbs Thành viên cao cấp của ban kỹ thuật Phòng thí nghiệm động cơ phản lực, Học viện Công nghệ California.
  8. CÁC CỘT MỐC QUAN TRỌNG Tôi sinh năm 1918 ở thị trấn nhỏ có tên là Far Rockaway, ngay ngoại ô New York, gần biển. Tôi sống ở đó đến năm 1935, khi mười bảy tuổi. Tôi đến MIT học trong bốn năm, sau đó đến Princeton vào khoảng năm 1939. Trong thời gian ở Princeton tôi bắt đầu tham gia Dự án Manhattan, rồi cuối cùng thì chuyển đến Los Alamos vào tháng 4 năm 1943, ở đó cho đến tháng 10 hay tháng 11 năm 1946, trước khi dời về Cornell. Tôi kết hôn với Arlene năm 1941. Cô ấy qua đời năm 1946 vì bệnh lao trong lúc tôi đang ở Los Alamos. Tôi ở Cornell cho đến khoảng năm 1951. Mùa hè năm 1949 tôi thăm Brazil, năm 1951 quay lại và ở đó nửa năm, rồi chuyển về Caltech và ở hẳn đây suốt từ ngày ấy. Cuối năm 1951 tôi thăm Nhật Bản trong vài tuần, và còn quay lại lần nữa một hoặc hai năm sau đó, ngay khi vừa cưới người vợ thứ hai, Mary Lou. Vợ tôi hiện nay là Gweneth. Cô ấy là người Anh. Chúng tôi có hai con, Carl và Michelle. • R.P.F
  9. PHẦN 1 TỪ FAR ROCKAWAY ĐẾN MIT
  10. Cậu bé sửa radio bằng suy nghĩ Khi khoảng mười một hoặc mười hai tuổi, tôi lắp đặt một phòng thí nghiệm ngay trong nhà mình. Phòng thí nghiệm gồm một cái hộp chứa đồ bằng gỗ cũ kỹ, trong đó tôi đặt mấy cái giá. Tôi có một cái bếp và thường hay bỏ bơ vào để làm món khoai tây chiên kiểu Pháp. Tôi cũng có một cái bình lưu điện và một dàn đèn. Để kết nối các bóng đèn với nhau, tôi chạy ra cửa hàng năm- và-mười-xu[1] mua những cái bảng điện có thể vít vào đế gỗ. Tôi nối các bóng đèn với nhau bằng những đoạn còn lại của một dây chuông. Bằng kết hợp các công tắc theo cách khác nhau – nối tiếp hay song song – tôi biết là có thể nhận được các điện áp khác nhau. Nhưng điều tôi không nhận ra là điện trở của bóng đèn phụ thuộc vào nhiệt độ của nó. Thế nên, các kết quả tính toán của tôi không trùng với những gì xảy ra trong mạch điện. Nhưng không sao, và khi các bóng đèn được mắc nối tiếp, tất cả sáng mờ mờ, chúng đều đỏ rực lên, tuyệt đẹp – thật tuyệt vời! Tôi mắc vào hệ mạch một cái cầu chì phòng khi bị đoản mạch thì cầu chì sẽ cháy. Nhưng tôi cần một cầu chì yếu hơn cái vẫn dùng cho cả ngôi nhà. Vì thế, tôi làm những cái cầu chì của mình bằng cách lấy những sợi kẽm cuốn quanh cái cầu chì cũ đã cháy. Tôi nối một bóng đèn 5 watt qua cầu chì nên khi cầu chì cháy thì điện năng từ bộ nạp điện thường trực cho bình lưu điện sẽ làm bóng đèn sáng lên. Bóng đèn này được mắc ở bảng điện đặt phía sau tờ giấy gói kẹo màu nâu (tờ giấy này sẽ đỏ lên
  11. khi có ánh sáng phía sau) – cho nên nếu có cái gì đó bị hỏng thì nhìn vào bảng điện tôi sẽ thấy ở đó có một đốm sáng lớn màu đỏ, nơi chiếc cầu chì bị cháy. Trò này rất vui! Tôi rất thích mấy cái radio. Cái đầu tiên, mà tôi có, cũ lắm rồi thuộc thời mới có radio. Tôi mua nó ở cửa hàng và thường dùng với cặp tai nghe khi nằm trên giường buổi đêm lúc sắp ngủ. Khi đi chơi khuya về, bố mẹ tôi thường vào phòng gỡ cặp tai nghe ra - và lo lắng về cái gì đó sẽ chui vào đầu tôi trong khi ngủ. Cũng khoảng thời gian đó, tôi sáng chế ra một cái chuông chống trộm. Nó rất đơn giản, chỉ gồm cục pin lớn và cái chuông được nối bằng mấy đoạn dây dẫn. Khi cánh cửa phòng tôi mở ra, nó sẽ đẩy đầu dây dẫn chạm vào pin, đóng kín mạch điện, và cái chuông reo. Một buổi tối, đi chơi khuya về, bố mẹ tôi rất nhẹ nhàng mở cửa vào phòng để tháo cái tai nghe cho tôi, rất nhẹ nhàng để không đánh thức con trai. Bất thình lình, cái chuông khác thường ấy phát ra những tiếng ồn khủng khiếp – Bong Bong Bong Bong Bong!!! Tôi nhảy bật ra khỏi giường và hét lên: “Nó kêu rồi! Nó kêu rồi!.” Tôi có một cuộn dây Ford, vốn là cuộn dây ở bộ phận đánh lửa trong ô tô. Tôi dùng nó để làm những cái chốt đánh tia lửa ở phía trên của bảng điều khiển. Tôi đặt một cái ống Raytheon RH chứa khí Argon nối giữa những cái chốt đánh lửa đó. Tia lửa điện làm cái ống sáng lên màu hồng – điều đó thật tuyệt vời! Một hôm, tôi tiếp tục làm trò với cuộn dây Ford, đục những cái lỗ trên một tờ giấy bằng tia lửa điện, và tờ giấy bị bén lửa. Chẳng mấy chốc, tôi không thể nào giữ được tờ giấy nữa vì lửa đã bén đến gần các ngón tay, nên đành thả nó vào cái thùng rác bằng kim loại có chứa rất nhiều giấy báo. Bạn biết đấy, giấy báo bén rất nhanh, nên ngọn lửa trông rất dữ ngay trong phòng.
  12. Khi đó mẹ tôi đang chơi bài với mấy người bạn ở phòng khách. Để mẹ không biết là đang có đám cháy trong phòng, tôi đóng cửa lại, rồi vớ đại một quyển tạp chí ở bên cạnh đậy lên thùng rác đặng dập bớt ngọn lửa. Khi lửa đã tắt, tôi lấy quyển tạp chí ra, nhưng bây giờ toàn bộ căn phòng bắt đầu ngập chìm trong khói. Cái thùng rác thì vẫn còn quá nóng để xử lý nên tôi dùng một cái kìm mang nó sang phía bên kia của căn phòng và giữ nó ở bên ngoài cửa sổ cho khói bay đi. Nhưng bên ngoài có gió nhẹ nên ngọn lửa bùng phát trở lại, mà lúc ấy thì cuốn tạp chí đã ở ngoài tầm với. Bởi vậy, tôi buộc phải rút cái thùng rác đang cháy vào bên trong cửa sổ để lấy quyển tạp chí, và tôi đã kịp nhận ra là cửa sổ có rèm vải - thật quá nguy hiểm! Cuối cùng, tôi cũng lấy được cuốn tạp chí và dập tắt ngọn lửa một lần nữa. Tôi giữ lại cuốn tạp chí và đổ cả thùng than đang còn cháy đỏ xuống phố, hai hay ba tầng phía dưới. Sau đó tôi ra khỏi phòng, đóng cửa lại, và nói với mẹ: “Con đi ra ngoài chơi đây.” Khói ở trong phòng từ từ thoát ra ngoài qua mấy ô cửa sổ. Tôi cũng làm mấy thứ với các động cơ điện, và đã tạo một bộ khuếch đại cho một tế bào quang điện mà tôi mua về để nó có thể làm rung một cái chuông khi tôi để tay phía trước. Tôi không được chế tạo nhiều như tôi muốn vì luôn bị mẹ lôi ra khỏi nhà để dạo chơi ở bên ngoài. Dù sao, tôi vẫn thường ở nhà hí hoáy với cái phòng thí nghiệm của mình. Tôi mua mấy cái radio ở những buổi bán đồ lặt vặt gây quỹ. Tôi không có nhiều tiền, tuy nhiên chúng không đắt lắm vì đều là đồ cũ và đã bị hỏng. Tôi mua chúng và thử sửa lại xem sao. Thông thường thì chúng bị hỏng những thứ rất đơn giản, chẳng hạn như dây nối bị lỏng, một cuộn dây bị đứt, hay bị hở
  13. ra một phần, nên tôi có thể làm cho một số tiếp tục dùng được. Và một đêm, bằng một trong các radio này tôi đã bắt được đài WACO ở Waco, Texas – một sự phấn khích ghê gớm! Với chính cái radio đèn ấy, để ở trên phòng thí nghiệm, tôi có thể nghe được một đài ở Schenectady[2] có tên là WGN. Thời gian ấy, lũ trẻ chúng tôi – hai đứa em họ, em gái tôi, và mấy đứa hàng xóm – thường ngồi ở dưới nhà nghe một chương trình có tên là Câu lạc bộ Tội phạm Eno – do nhãn hàng Eno Effervescent tài trợ - một chương trình rất đáng nghe! Thế mà, tôi phát hiện ra mình có thể nghe được chương trình đó qua đài WGN ở trên phòng thí nghiệm một giờ trước khi nó được phát sóng ở New York! Vì vậy, tôi biết trước những gì sẽ xảy ra, nên sau đó, khi tất cả chúng tôi ngồi quanh cái radio ở dưới nhà để nghe chương trình Câu lạc bộ Tội phạm Eno, tôi nói: “Các cậu thấy đấy, đã lâu chúng mình không nghe nói gì về nhân vật này hay nhân vật nọ. Tớ cá là anh ấy sẽ đến và giải quyết tình huống này.” Hai giây sau, im nào, anh ta xuất hiện! Và, tất cả bọn trẻ đều rất thích thú về điều này. Tôi đã tiên đoán vài điều khác nữa. Nhưng rồi bọn chúng nhận ra là nhất định tôi có mánh khóe nào đó. Vì thế, tôi thừa nhận là mình đã nghe chương trình đó một tiếng đồng hồ trước ở tầng trên. Bạn biết hậu quả sẽ là gì rồi. Bây giờ bọn chúng không chờ buổi phát sóng bình thường nữa. Tất cả lên ngồi trên phòng thí nghiệm của tôi trong nửa tiếng đồng hồ, với cái đài nhỏ ọ ẹ để nghe chương trình Câu lạc bộ Tội phạm Eno phát đi từ Schenectady. Thời gian đó chúng tôi sống trong một ngôi nhà lớn do ông bà tôi để lại cho các con. Ông bà không có nhiều tiền bạc ngoài ngôi nhà này. Đó là một ngôi nhà gỗ rất lớn. Tôi kéo dây điện
  14. xung quanh bên ngoài nhà, lắp ổ cắm ở tất cả các phòng để có thể nghe được mấy cái radio của tôi ở tận phòng thí nghiệm trên tầng. Tôi cũng có một cái loa, nhưng không phải là cái loa hoàn chỉnh vì thiếu mất cái vành to bên ngoài. Một hôm, trong khi đang đeo tai nghe, tôi nối chúng với cái loa và đã khám phá ra điều gì đó: khi gõ ngón tay lên cái loa tôi có thể nghe thấy tiếng gõ ở tai nghe; khi gại gại vào cái loa tôi cũng nghe được âm thanh đó ở tai nghe. Vậy là tôi đã khám phá ra rằng cái loa có thể hoạt động như một cái micrô mà thậm chí không cần một nguồn điện nào. Ở trường chúng tôi đang học về Alexander Graham Bell[3] nên tôi đã làm một minh họa về cái loa và tai nghe. Lúc đó thì tôi không biết chắc, nhưng tôi nghĩ nó là cái kiểu điện thoại đầu tiên mà ông ấy đã dùng. Thế là tôi đã có một cái micrô và tôi có thể truyền tin từ tầng trên xuống tầng dưới và ngược lại, sử dụng bộ khuếch đại của mấy cái radio mua ở hiệu đồ cũ. Joan, đứa em gái ít hơn tôi chín tuổi, lúc ấy chắc chỉ mới lên hai hay ba, rất thích nghe một phát thanh viên có tên gọi Bác Don. Ông ấy thường hát những bài hát ngắn kiểu như về “Những đứa trẻ ngoan ngoãn”, và đọc những bưu thiếp của các phụ huynh, chẳng hạn như “Mary nào đó sẽ có sinh nhật vào thứ bảy này ở số 25 đại lộ Flatbush”. Một hôm, tôi và người anh em họ Frances để Joan ngồi ở tầng dưới và bảo rằng có một chương trình đặc biệt mà em nên nghe. Sau đó, bọn tôi chạy lên trên và bắt đầu phát thanh: “Đây là Bác Don. Chúng tôi biết một bé gái nhỏ xinh xắn tên là Joan, nhà ở New Broadway; sắp đến sinh nhật của bé – không phải hôm nay, mà là ngày ấy ngày ấy. Bé thật đáng yêu.” Chúng tôi hát một bài hát ngắn và tạo ra điệu nhạc “Deedle leet deet, doodle doodle loot doot; deedle deedle leet, doodle loot doot doo”. Chúng tôi hoàn tất mọi việc, rồi xuống dưới nhà:
  15. “Chương trình thế nào? Em có thích không?” “Hay lắm,” em đáp: “Nhưng sao các anh lại đánh nhạc bằng mồm?” Một hôm, tôi nhận được một cuộc điện thoại: “Thưa, cậu có phải là Richard Feynman?” “Vâng ạ.” “Tôi gọi từ một khách sạn. Chúng tôi có cái radio bị hỏng cần sửa và nghĩ là cậu có thể giúp được.” “Nhưng cháu chỉ là một đứa trẻ,” tôi nói. “Cháu không biết làm thế nào…” “À, chúng tôi biết, dù vậy chúng tôi vẫn muốn cháu đến xem thử.” Đó là khách sạn mà dì của tôi đang điều hành, nhưng tôi đã không biết điều đó. Tôi đi đến khách sạn với một cái tuốc-nơ-vít to đùng ở túi quần sau – người ta vẫn còn kể lại chuyện đó. Vậy đấy, tôi còn nhỏ nên bất kỳ cái tuốc-nơ-vít nào nhét vào túi quần sau trông cũng rất to. Tôi đến chỗ cái radio và cố gắng sửa trong tình trạng chẳng biết gì về nó cả. May là còn có một người thợ sửa chữa vặt ở khách sạn, và một trong hai chúng tôi đã phát hiện ra cái núm vặn ở biến trở – để điều chỉnh âm thanh – bị lỏng, nên không thể làm quay cái trục. Anh ấy đi ra, gọt giũa cái gì đó rồi vặn chặt núm vặn, thế là cái radio lại làm việc. Cái radio tiếp theo, mà tôi thử sửa, thì hoàn toàn không làm việc nữa. Nhưng, hóa ra quá dễ: phích điện cắm sai. Khi công việc sửa chữa trở nên ngày càng phức tạp thì tôi cũng ngày càng khá hơn và thành thục hơn. Tôi mua một cái mili ampe kế ở New York và chuyển nó thành cái vôn kế với nhiều thang đo khác nhau bằng cách dùng những sợi dây đồng nhỏ với độ dài
  16. thích hợp (mà tôi đã tính toán). Nó không chính xác lắm, nhưng cũng đủ tốt để giúp tôi biết liệu hiệu điện thế giữa các điểm nối trong những cái radio đó có ở trong khoảng chấp nhận được không. Cuộc Đại suy thoái là lý do chính để mọi người thuê tôi sửa radio. Họ không có tiền để sửa những cái radio của mình và nghe nói cậu bé này sẽ làm với tiền công ít hơn. Vì vậy, tôi đã leo lên mái nhà để sửa những cái ăng ten, và mọi loại công việc. Tôi nhận được nhiều bài học, mỗi ngày một khó hơn. Cuối cùng, tôi nhận được một việc kiểu như chuyển cái radio dùng điện một chiều sang dùng điện xoay chiều. Thật khó loại bỏ tiếng kêu vo vo trong đoạn mạch, mà tôi đã thiết kế không được chuẩn lắm. Lẽ ra tôi không nên nhận công việc quá sức đó, nhưng tôi đã không biết trước. Có một việc thật sự thú vị. Thời gian đó tôi đang làm việc cho một cơ sở in ấn. Một người đàn ông biết cơ sở đó và biết là tôi đang muốn tìm kiếm công việc sửa chữa radio, nên ông ấy đã phái một anh chàng đến đón tôi. Rõ ràng là anh chàng này rất nghèo – xe của anh ta quá cũ nát – và chúng tôi đi đến nhà anh ấy ở một khu nghèo của thị trấn. Trên đường đi tôi hỏi: “Cái radio bị làm sao?” Anh ta bảo: “Khi tớ bật lên nó bị nhiễu, ồn lắm, một lát sau thì hết tiếng ồn và mọi thứ đều ổn, nhưng tớ không thích tiếng ồn lúc bật máy.” Tôi nghĩ thầm: “Không sao! Nếu anh ta chẳng có đồng xu nào thì cũng nên chịu chút tiếng ồn trong chốc lát chứ.” Trên đường về nhà, anh ấy luôn hỏi những thứ đại loại như: “Cậu có biết gì về radio không? Làm thế nào mà cậu biết – cậu chỉ là một nhóc con!”
  17. Anh ấy đánh giá thấp tôi quá thể, và tôi nghĩ; “Ừ mà, anh ta làm sao thế nhỉ? Hơi bị ồn.” Khi đến nơi, tôi đi lại chỗ cái radio và bật nó lên. Hơi ồn à? Lạy chúa! Không có gì đáng ngạc nhiên việc anh bạn tội nghiệp không thể chịu đựng được cái radio đồ cổ này. Nó bắt đầu gầm rú và lắc lư – Wuh buh buh buh buh – ầm hết cỡ. Sau đó nó yên lặng trở lại và làm việc rất ổn. Thế là tôi bắt đầu nghĩ: “Vì sao lại có thể như thế nhỉ?” Tôi đi đi lại lại, suy nghĩ, và nhận ra rằng một nguyên nhân có thể của hiện tượng này là các đèn điện tử được làm nóng lên không theo đúng thứ tự – nghĩa là bộ phận khuếch đại đã đủ nóng, các đèn điện tử đã sẵn sàng hoạt động nhưng lại không có nguồn nuôi nó, hoặc là mạch nuôi không chuẩn, hoặc có cái gì đó không ổn ở phần đầu – phần RF (radio frequency - tần số radio) – và do đó nó gây ra quá nhiều tiếng ồn. Và rồi cuối cùng khi mạch RF hoạt động, thì các điện áp lưới được điều chỉnh và mọi thứ trở lại bình thường. Thấy thế, anh ấy nói: “Cậu đang làm gì vậy? Cậu đến đây để sửa cái radio, thế mà cậu chỉ đi tới đi lui thôi!” Tôi đáp: “Tôi đang nghĩ!” Rồi tự nhủ: “Tốt thôi, rút các đèn địện tử ra và đảo lại thứ tự của chúng trong máy.” (nhiều radio thời đó dùng cùng loại đèn điện tử ở những vị trí khác nhau – 212, tôi nghĩ là loại đó, hoặc loại 212-A). Thế là, tôi thay đổi vòng quanh các đèn điện tử, bước về phía trước cái radio, bật nó lên, và nó im lặng như một con cừu: nó chờ cho đến khi được làm nóng lên và rồi hoạt động một cách hoàn hảo – không một tiếng ồn. Khi ai đó đánh giá thấp bạn, mà rồi bạn làm được một việc giống việc tôi sửa cái radio, thì như để bù đắp lại, thái độ của
  18. người ấy thường sẽ thay đổi một trăm phần trăm. Anh ta kiếm cho tôi nhiều việc khác và luôn kể với mọi người rằng tôi tài ba lỗi lạc như thế nào, đại loại như: “Cậu ta sửa radio bằng suy nghĩ đấy!” Toàn bộ cái ý tưởng về việc suy nghĩ để sửa một cái radio – một thằng nhỏ dừng lại và suy nghĩ, rồi tìm ra cách sửa nó như thế nào – anh ta không bao giờ nghĩ rằng điều đó là có thể. Các mạch điện ở radio ngày ấy dễ hiểu hơn rất nhiều vì tất cả đều lộ ra ngoài. Sau khi tháo vỏ máy (việc tìm đúng tuốc-nơ-vít là một vấn đề lớn), bạn sẽ thấy đây là cái điện trở, kia là cái tụ điện, chỗ này là cái này, chỗ kia là cái khác; tất cả đều có nhãn mác. Nếu sáp bị chảy ra từ cái tụ điện thì nghĩa là nó quá nóng và bạn có thể nói rằng tụ điện đã bị cháy. Nếu thấy sạm đen ở một trong những cái điện trở thì bạn cũng biết rắc rối xảy ra ở đâu. Hoặc, nếu bạn không thể phát hiện vấn đề bằng quan sát, thì có thể kiểm tra bằng vôn kế để xem liệu mạch điện có thông suốt không. Thiết bị đơn giản, mạch điện cũng không phức tạp. Điện áp trên các lưới (điện trở) luôn là một vôn rưỡi hoặc hai vôn, còn điện áp trên các bản (tụ điện) là một hoặc hai trăm vôn. Vì vậy, với tôi, không quá khó để sửa một cái radio bằng cách hiểu những gì đang xảy ra bên trong, nhận ra bộ phận nào đó có vấn đề, và sửa nó. Đôi khi cũng mất khá nhiều thời gian. Tôi còn nhớ một trường hợp đặc biệt khi tôi đã tiêu mất cả một buổi chiều để tìm một cái điện trở bị cháy. Đó là trường hợp xảy đến với một người bạn của mẹ tôi, vì vậy tôi đã có một ca mà chẳng có ai đứng sau lưng hỏi: “Cậu đang làm gì thế?.” Thay vì, câu hỏi lần này là: “Cháu có muốn một chút sữa hay ít bánh không?” Cuối cùng tôi đã sửa được nó bởi vì tôi có, và đến bây giờ vẫn có, sự kiên trì. Một khi tôi đã chấp nhận một thách đố thì tôi không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2