intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Fintech có làm thay đổi sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam?

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Fintech có làm thay đổi sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam?" tập trung vào tổng quan ảnh hưởng của Fintech đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại Việt Nam. Chúng tôi chỉ ra các khái niệm về Fintech và ngân hàng, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa hai đối tượng này. Kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy Fintech có tác động đáng kể đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng qua hai phương thức đổi mới là đổi mới công nghệ và đổi mới kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Fintech có làm thay đổi sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam?

  1. FINTECH CÓ LÀM THAY ĐỔI SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM? Tran Thi Kim Nhung*, Nguyen Thi Nguyet Anh, Duong Hong Ngoc, Pham Linh Ngan, Tang Thi Thao Nhung, Ngo Thi Ha Vi Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. * Tác giả liên hệ: nhungtk.neu@gmail.com TÓM TẮT Công nghệ tài chính (Fintech) đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực đột phá trong ngành ngân hàng tài chính, đồng thời tạo ra những thay đổi đáng kể đối với sức mạnh thị trường của các ngân hàng. Nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào tổng quan ảnh hưởng của Fintech đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại Việt Nam. Chúng tôi chỉ ra các khái niệm về Fintech và ngân hàng, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa hai đối tượng này. Kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy Fintech có tác động đáng kể đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng qua hai phương thức đổi mới là đổi mới công nghệ và đổi mới kinh doanh. Bằng cách phân tích các xu hướng, thay đổi và tiềm năng của hai phương thức đổi mới, các nghiên cứu nhận thấy rằng Fintech đã tạo ra một loạt các cơ hội mới cũng như thách thức đối với ngân hàng. Để tận dụng tiềm năng của Fintech và đồng thời đảm bảo sự bền vững cho ngân hàng, các tổ chức tài chính cần đưa ra các chiến lược phù hợp như hợp tác với các công ty Fintech, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để cải thiện khả năng thích ứng với sự thay đổi. Điều này sẽ giúp ngân hàng tại Việt Nam duy trì và gia tăng sức mạnh thị trường của mình trong bối cảnh công nghệ tài chính tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Từ khóa: Fintech, ngân hàng truyền thống, sức mạnh thị trường. 1. Mở đầu Ngành tài chính ngân hàng luôn là một lĩnh vực đáng quan tâm đối với bất kỳ quốc gia nào, vì vai trò quan trọng của nó trong việc quản lý và điều hành hệ thống tài chính của một quốc gia. Đặc biệt, sự xuất hiện và phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) đã tạo ra một số biến đổi đáng chú ý trong thị trường ngành này. Công nghệ Fintech đã mang đến những giải pháp mới và sáng tạo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các công nghệ như mobile banking, thanh toán di động và giao dịch không dùng tiền mặt dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Hiển nhiên, sự hiện diện đồng thời của hệ thống tài chính truyền thống (ngân hàng) và tiên tiến (Fintech) đã tạo ra không ít biến đổi trong ngành tài chính ngân hàng. Điều này tạo ra một môi trường nghiên cứu đa dạng và thú vị, khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về tầm quan trọng của Fintech và cách thức nó ảnh hưởng đến các quy trình và mô hình kinh doanh truyền thống. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của Fintech tới ngành tài chính ngân hàng thường chỉ được tiếp cận theo một trong hai khía cạnh: “công ty Fintech” (Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2021), hoặc “các sản phẩm tài chính ứng dụng công nghệ” (Dương Tấn Khoa, 2019; Đào Duy Tùng, 2021), hiếm có một bài nghiên cứu nào kết hợp được cả hai và đưa ra một cái nhìn bao quát về sự tác động của hai góc độ tiếp cận này. Vấn đề này cũng khá tương đồng với các bài nghiên cứu nước ngoài. Thậm chí, các kết quả nghiên cứu này còn có thêm một nhược điểm là thường được nghiên cứu tại một phạm vi quá rộng (Murinde và cộng sự, 2022) hoặc tại các quốc gia phương Tây (Romānova & Kudinska, 2016; Navaretti và cộng sự, 2018, Jünger & Mietzner, 2020) không có nhiều sự tương đồng trong bối cảnh xã hội kinh tế với Việt Nam. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu được thực hiện riêng ở Trung Quốc (Lee và cộng sự, 2021; Qi và cộng sự, 2022) - quốc gia gần với Việt Nam, song thị trường Fintech ở đất nước này được xem là lớn nhất thế giới (Navaretti và cộng sự, 2018). Nhìn chung, các kết quả trên khó có thể dùng để suy rộng cho Việt Nam. Vì vậy, nhóm tác giả hy vọng bài viết này sẽ cung cấp một góc nhìn tổng thể hơn về thực trạng của Fintech tại Việt Nam (gồm thực trạng hoạt động của công ty Fintech và việc áp dụng công nghệ tài chính tại các ngân hàng), từ đó nêu ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả tài chính ngân hàng tại Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu về Fintech và sức mạnh thị trường của ngân hàng truyền thống 2.1. Tổng quan về Fintech 379
  2. Thuật ngữ "Fintech" là viết tắt của "financial technology" và được đề cập lần đầu tiên vào đầu những năm 1990 bởi Chủ tịch Citicorp, John Reed, trong bối cảnh một liên minh mới được thành lập có tên là "Smart Card Forum". Hiện nay, đã có rất nhiều những định nghĩa từ các học giả khác nhau về “Fintech”. Trong bài nghiên cứu về Fintech của mình, Ernst & Young LLP (2016) định nghĩa Fintech "như những tổ chức tăng trưởng cao kết hợp mô hình kinh doanh và công nghệ sáng tạo để kích thích, nâng cao và làm đảo lộn ngành tài chính". Patrick Schueffel trong bài viết của mình "Taming the Beast: A Scientific Definition of Fintech" cố gắng định nghĩa thuật ngữ Fintech dựa trên quá trình xem xét hơn 200 bài báo học thuật đề cập đến thuật ngữ Fintech (Schueffel, 2016). Cuốn sách "Fintech in Germany" định nghĩa Fintech là "các công ty hoặc đại diện của các công ty kết hợp dịch vụ tài chính với công nghệ hiện đại, sáng tạo" (Dorfleitner và cộng sự, 2017). Fintech còn được biết tới là "những đổi mới công nghệ hỗ trợ và cho phép ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, có thể làm đảo lộn ngành công nghiệp dịch vụ tài chính và/hoặc làm cho nó hiệu quả hơn" (Larsen và cộng sự, 2017). Từ tổng quan các định nghĩa về Fintech thì định nghĩa của Patrick (2016): "Fintech là một ngành công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để cải thiện dịch vụ tài chính" được lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu này. 2.1.1. Tổng quan hệ sinh thái Fintech Để hiểu được sự cạnh tranh và hợp tác trong đổi mới Fintech, trước tiên chúng ta phải phân tích hệ sinh thái. Một hệ sinh thái Fintech cộng sinh ổn định có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp Fintech. Diemers và cộng sự (2015) cho rằng các doanh nhân, chính phủ và tổ chức tài chính là những người tham gia vào hệ sinh thái Fintech. Chúng tôi đã xác định năm yếu tố của hệ sinh thái Fintech: (1) Các công ty khởi nghiệp Fintech (ví dụ: thanh toán, quản lý tài sản, cho vay, huy động vốn từ cộng đồng, thị trường vốn và các công ty Fintech bảo hiểm); (2) Các nhà phát triển công nghệ (ví dụ: phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tiền điện tử và nhà phát triển phương tiện truyền thông xã hội); (3) Chính phủ (ví dụ: cơ quan quản lý tài chính và cơ quan lập pháp); (4) Khách hàng tài chính (ví dụ: cá nhân, tổ chức); (5) Các tổ chức tài chính truyền thống (ví dụ: ngân hàng truyền thống, công ty bảo hiểm, môi giới chứng khoán các công ty và nhà đầu tư mạo hiểm). Những yếu tố này góp phần cộng sinh vào sự đổi mới, kích thích nền kinh tế, tạo điều kiện hợp tác và cạnh tranh trong ngành tài chính và cuối cùng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong ngành này. Hình 1 cho thấy năm yếu tố của hệ sinh thái Fintech. Hình 1: Sơ đồ năm yếu tố của hệ sinh thái Fintech Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Trung tâm của hệ sinh thái là các công ty khởi nghiệp Fintech. Các công ty này chủ yếu là doanh nhân và đã thúc đẩy những đổi mới lớn trong lĩnh vực thanh toán, quản lý tài sản, cho vay, huy động vốn từ cộng đồng, thị trường vốn và bảo hiểm bằng cách giảm chi phí hoạt động, nhắm mục tiêu vào nhiều thị trường thích hợp hơn và cung cấp nhiều dịch vụ cá nhân hóa hơn các công ty tài chính truyền thống. Chúng đang thúc đẩy hiện tượng tách rời các dịch vụ tài chính, điều này gây ra sự gián đoạn lớn cho các ngân hàng. Khả năng phân tách các dịch vụ là một trong những động lực tăng trưởng chính trong lĩnh vực Fintech, vì các tổ chức tài chính truyền thống gặp bất lợi trong tình huống này. Người tiêu 380
  3. dùng, thay vì dựa vào một tổ chức tài chính duy nhất cho nhu cầu của họ, đang bắt đầu lựa chọn các dịch vụ mà họ muốn từ nhiều công ty Fintech khác nhau. Hoạt động của Fintech có thể được phân chia thành hai nhóm: − Các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho đối tượng khách hàng cá nhân, điển hình như các tiện ích thanh toán, gây quỹ cộng đồng, vay mượn, quản lý tài sản,... − Những sản phẩm về công nghệ cung ứng cho các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính,... Theo (Arner và cộng sự, 2015) lĩnh vực Fintech có thể phân chia làm 05 mảng hoạt động chính gồm: 1. Tài chính và đầu tư: nổi bật trong số đó là hoạt động gây quỹ cộng đồng và P2P. Không dừng lại ở đó, Fintech đã phát triển thêm những hình thức khác như đầu tư mạo hiểm, quỹ cổ phần riêng, phát hành đại chúng, quản lý tài chính cá nhân,... Ở lĩnh vực quản lý đầu tư, xuất hiện các dịch vụ Robot tư vấn đã sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng, một số quỹ đầu cơ đang thử nghiệm sử dụng AI để Robot có thể tự học các thuật toán,...; 2. Quản trị hoạt động và rủi ro tài chính: ứng dụng các lý thuyết tài chính nền tảng về quản trị rủi ro và công nghệ tài chính định lượng nhằm chuyển hóa thành những nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động để giúp hạn chế rủi ro xảy ra và tối đa hóa lợi nhuận. 3. Thanh toán và kết cấu hạ tầng: Fintech tập trung vào các giải pháp thanh toán thông qua Internet và điện thoại di động mà ngày nay càng trở nên phổ biến. Cung cấp nền tảng cho giao dịch và thanh toán chứng khoán cũng như giao dịch phái sinh trên thị trường chứng khoán phi tập trung vẫn là những mảng có nhiều dư địa phát triển đối với Fintech. Dịch vụ thanh toán trực tuyến phát triển dưới nhiều hình thức nổi bật nhất là ví điện tử, tiền điện tử, chuyển tiền ngang cấp,...; 4. Dữ liệu bảo mật: nổi bật nhất là sự phát triển của công nghệ dữ liệu lớn (Big data) hỗ trợ xử lý những dịch vụ đang có ở tầm mức cao hơn và cho ra đời những dịch vụ mới. 5. Giao diện khách hàng: đặc biệt là những dịch vụ trực tuyến và dịch vụ cung ứng qua điện thoại di động. Đây là lĩnh vực mà các công ty Fintech cạnh tranh trực tiếp với các định chế tài chính truyền thống. 2.1.2. Cơ chế tác động của Fintech đến ngành tài chính ngân hàng Liên quan đến cơ chế tác động cụ thể, chúng tôi lý luận rằng sự phát triển của Fintech ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng thông qua hai kênh là đổi mới công nghệ và đổi mới kinh doanh. Kênh đầu tiên là sự đổi mới công nghệ, liên quan đến sự đổi mới liên quan đến tài chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, chẳng hạn như máy tính đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và nhiều yếu tố khác. Kênh thứ hai là đổi mới kinh doanh, là kết quả của sự đổi mới công nghệ trong lĩnh vực Fintech, chẳng hạn như các khoản vay trực tuyến, quản lý tài sản trực tuyến và thanh toán trực tuyến,... (1) Đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ thay đổi cách thông tin được thu thập, sản xuất và xử lý, và làm yếu sự kiểm soát của các ngân hàng hiện hữu đối với thông tin của khách hàng. Các ngân hàng hiện hữu kiểm soát hầu hết thị trường thông qua việc sở hữu lượng lớn thông tin của khách hàng thông qua các kênh như các tổ chức trung gian tín dụng và thanh toán (Parlour và cộng sự, 2019; Armantier và cộng sự, 2021). Các đối thủ tiềm năng phải đối mặt với những chi phí khổng lồ khi muốn có được thông tin này. Việc phổ biến hóa Công nghệ thông tin và dữ liệu lớn đã giảm đi chi phí có được thông tin của khách hàng (Thakor, 2020). Các công ty Fintech hiện có thể có được dữ liệu phi tài chính về khách hàng thông qua nhiều kênh kỹ thuật với chi phí thấp, và dữ liệu không có cấu trúc tốt hơn là hồ sơ tín dụng trong việc dự đoán việc phê duyệt khoản vay và sự mất nợ (Costa và cộng sự, 2015). Điều này làm yếu nhược điểm của "thông tin mềm" mà các ngân hàng truyền thống sở hữu và không phải là thông tin số liệu (Matsumura, 2018). Công nghệ thông tin có thể giảm đi chi phí cố định, giảm thiểu hiệu quả về quy mô (Feyen và cộng sự, 2021). Ví dụ, giao diện lập trình ứng dụng (API) có thể giảm đi chi phí giao dịch của các dịch vụ ngân hàng và làm cho việc cung cấp nhiều nền tảng của các sản phẩm ngân hàng trở nên khả thi (Boot, 2016). Tài sản kỹ thuật số cắm và chơi giảm đi chi phí cố định cho các đối thủ mới (Boot, 2016). 381
  4. (2) Đổi mới kinh doanh Việc cung cấp sản phẩm có sự khác biệt theo chiều dọc và ngang là một cách khác để các ngân hàng truyền thống duy trì sức mạnh thị trường của họ (Alhadeff, 1974). Tuy nhiên, trong thời đại của Fintech, các loại hình kinh doanh mới sẽ thay đổi những ưu điểm khác biệt này. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển của Fintech, các công ty Fintech cung cấp các sản phẩm ngân hàng bán quảng cáo mới trên thị trường ngân hàng. Điều này có hai khía cạnh. Về mặt cung ứng của ngân hàng, đổi mới kinh doanh Fintech gia tăng sự phân rã của chuỗi giá trị ngân hàng (Boot, 2016). Các sản phẩm Fintech được cá nhân hóa, cụ thể theo tình huống, thông minh và không chịu sự quy định tài chính. Ví dụ, các công ty Fintech có thể sử dụng dữ liệu hành vi cá nhân đa tình huống để thiết lập một cơ sở dữ liệu đánh giá tín dụng để thực hiện kinh doanh cho vay trực tuyến (Jagtiani & Lemieux, 2017). Dịch vụ quản lý tiền dựa trên dịch vụ thanh toán mà các công ty Fintech cung cấp có thể cạnh tranh với dịch vụ gửi tiền của ngân hàng (Navaretti và cộng sự, 2017). Đối với phía cầu, sự khác biệt về sản phẩm tăng chi phí tìm kiếm của người dùng (Gehrig & Stenbacka, 2004), nhưng các sản phẩm thông minh và đa dạng của Fintech giảm chi phí tìm kiếm và chuyển đổi cho người dùng (Chen & Hitt, 2005; Feyen và cộng sự, 2021). Ngoài ra, các loại hình kinh doanh mới (vay trực tuyến, thanh toán bên thứ ba, quản lý tài sản trực tuyến,...) có tác động rõ rệt đối với các hiệu ứng mạng. 2.1.3. Vai trò của việc áp dụng công nghệ tài chính đối với ngân hàng Fintech làm tăng sự quan tâm đến các dịch vụ tài chính hiện đại từ các tổ chức tài chính tiến bộ nhằm duy trì và củng cố vai trò dẫn đầu của họ trong lĩnh vực này và cung cấp các dịch vụ hiện đại với chất lượng cao theo hình thức thuận tiện và hiệu quả cho khách hàng của họ mọi lúc, mọi nơi. Để tồn tại và tăng trưởng, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của Fintech, hiểu rằng các công nghệ mới mà họ cung cấp cùng với cơ sở khách hàng lớn vốn có sẽ là cơ hội thu hút các nguồn lực chi phí thấp và hệ thống quản lý mạnh mẽ đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng. Các công ty Fintech hỗ trợ rất lớn cho ngân hàng về mặt kỹ thuật, tiết kiệm thời gian làm việc, mở rộng hoạt động của ngân hàng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bằng cách chủ động áp dụng công nghệ mới và tạo ra các giải pháp đột phá, các ngân hàng có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình nội bộ và phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới. Ví dụ, các ngân hàng có thể giới thiệu các công cụ thanh toán do họ phát triển độc lập hoặc phân phối các sản phẩm tài chính thông qua các nền tảng của các công ty Fintech khác nhau. Trong lĩnh vực tài chính, nhờ sự phát triển của công nghệ Fintech mà khách hàng có thể vay tiền qua các ứng dụng trực tuyển như Senmo, One Click Money,...mà không cần tới gặp trực tiếp người vay. Các quy trình từ lúc bắt đầu cung cấp thông tin làm hồ sơ tới khi giải ngân cũng được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho cả người đi vay và người cho vay. Thêm vào đó, trong lĩnh vực ngân hàng, các ứng dụng "Mobile Banking" là sản phẩm của Fintech giúp khách hàng có thể quản lý tài khoản của mình và thực hiện các giao dịch nhanh chóng mà không phải tới phòng giao dịch ngân hàng, từ đó thuận tiện cho khách hàng trong việc giao dịch mọi lúc mọi nơi theo nhu cầu cá nhân (Trần Thị Nguyệt Hằng, 2023). Có thể nói, Fintech có nhiều ảnh hưởng tích cực tới thị trường tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, cụ thể: (1) Tạo ra các mô hình kinh doanh kiểu mới thay đổi các dịch vụ tài chính truyền thống; (2) Ứng dụng công nghệ trong quản lý tệp khách hàng giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng quản lý tốt hơn khách hàng, đồng thời khách hàng có thể giảm bớt thời gian và chi phí đi lại, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính; (3) Hỗ trợ khách hàng khó tiếp cận được dịch vụ tài chính do rào cản về địa lý; (4) Hỗ trợ tạo danh mục tài chính phong phú với thời gian giao dịch mở rộng 24/7. Như vậy, Fintech giúp phát triển tài chính toàn diện với việc đưa ra các dịch vụ tài chính có chi phí thấp, khả năng tiếp cận tốt hơn, đa dạng trải nghiệm cho khách hàng, hạn chế nguy cơ rửa tiền và tiền giả (Nguyễn Thị Ngọc Loan, 2022). 2.2. Tổng quan về sức mạnh thị trường của ngân hàng 2.2.1. Sức mạnh thị trường 382
  5. Sức mạnh thị trường là khả năng của một công ty (hoặc nhóm công ty) đang hoạt động nâng giá trên chi phí biên mà không mất thị phần, và công ty không mất lợi nhuận khi nâng giá. Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ khả năng của các công ty nâng giá trong thị trường độc quyền (Landes & Posner, 1997). Nhưng khác với độc quyền, sức mạnh thị trường chỉ tất cả các tình huống mà các công ty có khả năng tăng giá cao hơn mức cân bằng trong điều kiện cạnh tranh. Đồng nghĩa, sức mạnh thị trường có thể phát sinh không chỉ khi có độc quyền mà cả khi không có độc quyền (OECD, 1993). Sức mạnh thị trường là một yếu tố quan trọng trong phân tích cấu trúc thị trường và cạnh tranh thị trường. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh thị trường rất đa dạng, bao gồm thị phần, sản phẩm thay thế trong tiêu dùng, sản phẩm thay thế trong sản xuất, sản lượng của các công ty ngoại vi, và sự nhập cuộc của các đối thủ mới (Landes & Posner, 1997). Trong số những yếu tố này, thị phần thường được sử dụng để đo lường sức mạnh thị trường (Palmer, 1974). Sản phẩm thay thế trong sản xuất, sản phẩm thay thế trong tiêu dùng, và sản lượng của các công ty ngoại vi, tất cả đều xác định mối quan hệ giữa các công ty đang hoạt động. Trong lĩnh vực ngân hàng, biểu hiện điển hình của sức mạnh thị trường là khả năng ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận độc quyền bằng cách đưa ra lãi suất cho vay cao hơn và lãi suất tiền gửi thấp hơn (Berger và cộng sự, 2004). Các nghiên cứu về sức mạnh thị trường đã thu hút rất nhiều học giả, các phương pháp và cách tiếp cận sức mạnh thị trường cũng rất đa dạng. Nhìn chung, hai cách tiếp cận chính được xem xét khi xác định và đo lường mức độ cạnh tranh hay sức mạnh thị trường của ngân hàng được đề cập trong các tài liệu là Phương pháp tiếp cận cấu trúc được phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế Tổ chức Ngành và Phương pháp tiếp cận phi cấu trúc dựa trên tài liệu của Tổ chức Ngành thực nghiệm mới (New Empirical Industrial Organisation- NEIO). Cách tiếp cận cấu trúc cung cấp các thước đo cạnh tranh theo những đặc điểm cấu trúc của thị trường. Cách tiếp cận này là theo quan điểm tổ chức ngành truyền thống dựa trên mô hình Cấu trúc - Hành vi - Kết quả (Structure- Conduct- Performance) (SCP) (Bain, 1951). Trong khi đó, theo cách tiếp cận phi cấu trúc, các thước đo cạnh tranh nên xuất phát từ việc giải thích hành vi của ngân hàng. Cách tiếp cận này đánh giá sức mạnh thị trường trực tiếp sử dụng dữ liệu cấp công ty (Fungáčová và cộng sự, 2010). Nhiều cách đo lường sức mạnh thị trường đã được thực hiện ở Việt Nam và quốc tế (Lương Minh Hà và cộng sự, 2019; Lê Hải Trung, 2014) sử dụng chỉ số HHI và CRk. (Lê Hải Trung, 2014) đã sử dụng thêm thống kê H, trong khi (Phạm Thủy Tú, 2021; Nguyễn Minh Sáng và cộng sự, 2020) sử dụng chỉ số Lerner. Các công cụ đo lường chính thống bao gồm chỉ số Lerner (Bian và cộng sự, 2017; Liu và cộng sự, 2017; Shaffer & Spierdijk, 2020), chỉ số Boone (Tabak và cộng sự, 2012), biên lãi ròng (Freixas & Rochet, 2008; Bremus, 2015), và chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay dựa trên mô hình Monti-Klein (Freixas & Rochet, 2008). Tất cả các kỹ thuật trên đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu về ngân hàng, tuy nhiên, chỉ số Lerner và Lerner điều chỉnh hiệu quả được sử dụng phổ biến hơn cả. Chỉ số Lerner được rất nhiều học giả sử dụng để đo lường sức mạnh thị trường của các ngân hàng (Fernandez de Guevara và cộng sự, 2007; Ariss, 2010; Beck và cộng sự, 2013). Coccorese (2009) lập luận rằng, chỉ số Lerner phản ánh chính xác sức mạnh thị trường của mỗi ngân hàng bởi vì nó phản ánh những hành vi bắt nguồn từ độc quyền hoặc cạnh tranh độc quyền. Mối quan hệ giữa các biến quan trọng có thể được đánh giá tốt hơn bởi sự nhất quán cao trong việc kết hợp giữa sức mạnh thị trường với khả năng sinh lời của ngân hàng (Ariss, 2010). 2.2.2. Sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam Tại Việt Nam, các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong ngành tài chính (Bùi Ngọc Toản, 2020). Đối với các ngân hàng mới gia nhập, chính sách tiếp cận thị trường vô cùng nghiêm ngặt (Barth và cộng sự, 2013). Việc thành lập hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mới không thể thực hiện mà không có giấy phép ngân hàng. Việc các ngân hàng mới hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia và thực hiện các hoạt động ngân hàng vẫn còn khó khăn (Gao và cộng sự, 2019). Cùng với đó hệ thống tổ chức của ngân hàng tại Việt Nam bị coi là chưa phát triển trong một thời gian dài (Ngoc T. B. Le và cộng sự, 2006). Tuy nhiên, sự xuất hiện của Fintech đã thay đổi tình hình hiện tại. Với sự xuất hiện của thương mại điện tử, Việt Nam đã bắt đầu phát triển công nghệ Fintech nhanh chóng, giờ đây có thể cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác trên thế giới như Trung Quốc và Hàn Quốc (Hai Yen Nguyen, 2020). Fintech có vai trò quan trọng trong việc thị trường hóa ngành ngân hàng tại Việt Nam và làm thay đổi sức mạnh thị trường ngân hàng Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Vấn đề được đặt ra khi các ngân hàng còn có thể duy trì vị trí sức mạnh thị trường ban đầu của mình trong thời đại phát triển của Fintech hay không đang ngày càng nhận được sự chú ý. Sự thay đổi trong 383
  6. cạnh tranh thị trường liên quan chặt chẽ đến hiệu quả và ổn định của hệ thống tài chính, điều này gây ra mối quan tâm lo ngại trong các ngân hàng (FSB, 2019). Do đó, các nhà quản lý cần phải phát triển các khung chính sách mới để đối phó với những thách thức của Fintech (Bilotta & Romano, 2019). Trong bối cảnh đó, một phân tích sâu sắc về các cơ chế ảnh hưởng và tác động của Fintech đến sức mạnh thị trường có thể hỗ trợ nghiên cứu tiếp theo về sự ổn định tài chính trong kỷ nguyên mới này. 2.3. Tổng quan về tác động của Fintech đến sức mạnh thị trường của ngân hàng Hiện nay, đa số các nghiên cứu cho rằng Fintech đang thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, dẫn đến việc giảm sức mạnh thị trường của các ngân hàng truyền thống và làm cho các công ty Fintech chiếm lĩnh thị trường từ chính các ngân hàng này (Niu & Min, 2015; Vives, 2019; Hodula, 2022; Papadimitri và cộng sự, 2021). Các ông lớn công nghệ như Alibaba và Amazon đã chiếm độ thị phần từ các tổ chức ngân hàng trong các lĩnh vực thanh toán và tín dụng thông qua các đổi mới công nghệ, quản lý thông tin khách hàng, kiểm soát giao diện người dùng, và các lợi thế khác (Boot, 2019; Feyen và cộng sự, 2021). Fintech chiếm 35% tỷ lệ tăng trưởng nhanh chóng của ngành ngân hàng (Buchak và cộng sự, 2018). Sự xuất hiện của ngân hàng di động đã làm giảm sức mạnh thị trường của các ngân hàng ở Kenya (Ndwiga, 2020). Các công ty truyền thông xã hội giữ đủ thông tin người dùng để phát triển dịch vụ tài chính và thu hút khách hàng từ các ngân hàng (Vives, 2017). Đồng ý với quan điểm này, Bilotta và Romano (2019) cho rằng công nghệ Fintech có thể thay đổi bản chất của việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng và nhiều tổ chức mới đã được thành lập dựa trên công nghệ này để cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống. Do đó, Fintech có thể ảnh hưởng đến những rào cản này và làm thay đổi sức mạnh thị trường của các ngân hàng truyền thống (Financial Stability Board [FSB], 2019). Các nghiên cứu này tập trung đến việc các công ty Fintech ra đời áp dụng sự tiến bộ trong công nghệ sẽ là một lực lượng cạnh tranh với các ngân hàng đang hoạt động, từ đó khiến sức mạnh thị trường của ngân hàng suy giảm. Ngược lại, nhiều nghiên cứu khác cho rằng sức mạnh thị trường của ngân hàng không bị ảnh hưởng đáng kể (Kerényi & Molnár, 2017; Alt và cộng sự, 2018). Theo đó, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và giải pháp Fintech chưa đưa ra sự giảm đáng kể về thị phần của các ngân hàng. Mặc dù công nghệ thông tin (IT) và các yếu tố khoa học và công nghệ khác đang thúc đẩy sự lan rộng của tài chính số và tài chính trực tuyến, tích hợp trong ngành ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao (Alt và cộng sự, 2018), Navaretti (2018) tin rằng các công ty Fintech sẽ không thay thế hết tất cả các chức năng chính của ngân hàng, và ngân hàng truyền thống sẽ áp dụng các công nghệ và phương pháp mới để cung cấp các dịch vụ hiện có. Các kết luận này được đưa ra dựa trên quan điểm các ngân hàng cũng đang dần hướng đến chuyển đổi số. Họ sẵn sàng áp dụng các công nghệ tài chính tiên tiến vào sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, các ngân hàng có đầy đủ nguồn lực để cạnh tranh về công nghệ với các công ty Fintech, cùng với nguồn dữ liệu sẵn có trong ngành tài chính, sức mạnh thị trường của ngân hàng tiếp tục được giữ vững. Các kết luận mâu thuẫn này đặt ra một vấn đề trong bối cảnh công nghệ Fintech ngày càng phát triển, việc các công ty Fintech ra đời song song với việc áp dụng công nghệ, chuyển đổi số của ngân hàng, liệu: “Fintech có làm thay đổi sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại Việt Nam?” 3. Thực trạng phát triển của Fintech và sức mạnh thị trường của ngân hàng tại Việt Nam 3.1. Thực trạng phát triển của Fintech tại Việt Nam Quá trình phát triển của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam có thể được chia thành hai giai đoạn chính. * Giai đoạn từ 2007 đến 2014 Năm 2007 là năm đánh dấu bước khởi đầu của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu cho phép các công ty ngoài ngành ngân hàng được cung cấp dịch vụ thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Cũng trong năm này, hàng loạt các “ví điện tử” đã ra đời như Mobivi, Payoo, VNPay, Smartlink, VinaPay, M-Service, VNPT EPay, Nganluong và ECPay, với kỳ vọng trở thành cánh tay nối dài của ngành ngân hàng bằng các tiện ích thanh toán trực tuyến và dịch vụ tài chính vi mô. Từ năm 2008, tại thị trường Việt nam, lĩnh vực Fintech nở rộ ba mảng chính: thanh toán trực tuyến, cho vay ngang hàng và huy động vốn cộng đồng. Lĩnh vực thương mại điện tử có những bước phát triển đầu tiên tại thị trường Việt Nam từ năm 2008. Trong năm này, NTT-Data của Nhật Bản đã kết hợp với Công ty Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion) để thử nghiệm Payoo - một nền tảng hỗ trợ mua sắm trực tuyến. 384
  7. Năm 2011, NTT-Data đánh giá lại lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam và xác định tập trung vào mảng dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện ích (điện thoại, điện, nước, truyền hình, Internet, v.v). Đây là một dịch vụ vốn diễn ra định kỳ sẽ giúp người tiêu dùng hình thành thói quen nhờ lặp đi lặp lại hàng tháng, khác với mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử chỉ diễn ra khi phát sinh nhu cầu. Từ đây, Payoo đã dẫn đầu mảng dịch vụ thanh toán hóa đơn tiện ích và hình thành mạng lưới liên kết vô cùng lớn bao gồm các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các bên cung cấp dịch vụ, các nhà bán lẻ như Vinmart, Thế giới di động, FPT Shop,... Ngoài ra, khách hàng còn có thể thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi như Vinmart+, Ministop, B’smart, Circle K,... Điều này mang lại sự tiện lợi cho khách hàng khi cho phép họ có thể thanh toán ngoài giờ hành chính. Hình 2: Sơ đồ tổng quan về ngành Fintech tại Việt Nam Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Trong giai đoạn này, có thể thấy rõ rằng lĩnh vực Fintech đã và đang ngày càng có ảnh hưởng trong các hoạt động thanh toán ở Việt Nam. Một số dịch vụ khác cũng có sự góp mặt của Fintech như: dịch vụ thu phí không dừng trong giao thông các dịch vụ tài khoản trả trước,... Chính phủ và NHNN đã tích cực học hỏi các kinh nghiệm quốc tế và tạo ra hệ sinh thái khá thuận lợi cho sự phát triển của Fintech bằng cách ban hành khung pháp lý được nêu rõ trong Luật NHNN 2010, Nghị định 101/NĐ-CP/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt, Thông tư 39/2014 của NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. * Giai đoạn 2014 đến nay Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu tiếp cận đến sự phát triển của Fintech trên hai khía cạnh: thực trạng của các công ty Fintech và thực trạng áp dụng công nghệ Fintech tại các ngân hàng ở Việt Nam • Thực trạng của các công ty Fintech tại Việt Nam Kể từ năm 2014 đó đến nay, nhờ sự phát triển của công nghệ cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Fintech ở Việt Nam đã thực sự bùng nổ với việc số lượng các công ty “startups” trong lĩnh vực Fintech đang tăng cao về số lượng, từ khoảng 40 công ty cuối năm 2015 lên tới con số 176 công ty ở thời điểm cuối năm 2022 và đa dạng về loại hình hoạt động. Trong số các công ty Fintech ở Việt Nam, có khoảng 70% là các doanh nghiệp khởi nghiệp, cho thấy sức hấp dẫn của lĩnh vực này khi rất nhiều doanh nghiệp mới sẵn sàng tham gia vào cuộc đua về công nghệ tài chính (Đinh Bảo Ngọc, 2020). Theo phân khúc, các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam có thể được chia thành 5 ngành dọc: thanh toán điện tử, cho vay, quản lý tài sản (WealthTech), công nghệ bảo hiểm (InsurTech) và công nghệ chuỗi khối/tiền mã hóa (Blockchain/Crypto). Hình 3: Số lượng công ty Fintech tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2022 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thị trường Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và tăng lên đạt gần 9 tỷ USD vào năm 2020 (Trần Trọng Triết, 2020). Năm 2021 đã chứng kiến những bước tiến nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi 385
  8. nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ USD, đứng ở vị trí 14/50 ở khu vực châu Á và vị trí 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu (Giang Lê, 2022). Thu hút đầu tư trong lĩnh vực Fintech trong những năm gần đây cũng đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Đầu tư vào lĩnh vực Fintech ở Việt Nam chiếm đến 36% tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực này toàn khu vực Asean (chỉ đứng sau Singapore 51%), trong khi năm 2018 con số này chỉ ở mức 0,4%. Trong năm 2019, thị trường Fintech Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ thông qua khoản tài trợ 300 triệu USD dành cho công ty VNPay và 500 triệu USD cho vòng gọi vốn của MoMo. Đây là 2 giao dịch lớn thứ ba và thứ nhất trong khu vực ASEAN (Vũ Cẩm Nhung và Lại Cao Mai Phương, 2021). Thị trường Fintech Việt Nam năm 2020 cũng đã nhận được những khoản đầu tư kỷ lục khi thu hút được tổng cộng khoảng 7,8 tỷ USD vốn đầu tư. Trong năm 2021, nhiều công ty cũng đã gọi vốn thành công với giá trị lớn như MoMo với hơn 100 triệu USD vào tháng 3/2021, VNLife với hơn 250 triệu USD vào tháng 9/2021… (Đinh Bảo Ngọc, 2020) • Thực trạng áp dụng công nghệ Fintech tại các ngân hàng ở Việt Nam Trước thực tế về sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trên nhiều lĩnh vực, các ngân hàng tại Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng tất yếu này. Trong những năm gần đây, việc thúc đẩy hợp tác giữa ngân hàng và công ty Fintech với đa dạng mô hình và phương thức đã giúp ngân hàng cải thiện các dịch vụ cốt lõi (thanh toán, tín dụng, nhận tiền gửi) một cách toàn diện hơn, nhờ đó gia tăng trải nghiệm mới cho khách hàng và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Chí Tín, 2022). Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhiều nghiệp vụ cơ bản của ngành Ngân hàng đã được số hóa hoàn toàn. Đối với lĩnh vực trung gian thanh toán, 100% các công ty Fintech do NHNN cấp phép hoạt động đều hợp tác với các ngân hàng (Nghiêm Thanh Sơn, 2020). Một số ngân hàng đã ghi nhận tỉ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số (Chí Tín, 2022). Khoảng 18,8 triệu tài khoản và thẻ được mở bằng eKYC tính đến cuối năm 2022, cùng với hơn 13,2 triệu thẻ ngân hàng đã được kích hoạt bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT- NHNN ngày 16/11/2021 của Thống đốc NHNN (Phạm Anh Tuấn, 2023) Chuyển đổi số trong khu vực ngân hàng diễn ra nhanh và mạnh, được thể hiện qua: (i) Các ngân hàng đã đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số như: Internet Banking, Mobile Banking… Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước (2021), Việt Nam có 44 ngân hàng cung ứng dịch vụ Mobile Banking, 80 ngân hàng phân phối dịch vụ Internet banking đến người tiêu dùng. Điển hình như, ngân hàng số Cake by VPBank - sản phẩm của sự kết hợp giữa Be Group và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - chỉ mất khoảng 20 tháng để có được hơn 2,3 triệu khách hàng (Hà An, 2022). Ngoài ra, việc hợp tác giữa Be Earning, VNPT - Media và ngân hàng số Cake by VPBank để triển khai dịch vụ ứng lương qua VNPT Money đã giúp tạo ra những giá trị lớn cho người lao động và xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số dịch vụ tài chính tiêu dùng, đồng thời góp phần hạn chế nạn tín dụng đen (Quốc Anh, 2022); (ii) Tiến bộ công nghệ cũng đang được ứng dụng nhiều hơn trong các nghiệp vụ nội bộ. Một số ngân hàng đã ứng dụng kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) và dữ liệu lớn (Big Data) để đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân... giúp đơn giản hóa quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.; (iii) Một số công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng được các ngân hàng nghiên cứu, thử nghiệm, đưa vào hoạt động như công nghệ Cloud Computing (VPBank ứng dụng nền tảng đám mây cho ra mắt ngân hàng số với tên gọi Yolo), công nghệ sổ cái ngân hàng cổ phần Liên Việt (LienVietPostBank), VietinBank, ngân hàng cổ phần Sài Gòn (SCB), ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) sử dụng để ghi nhận chi tiết các giao dịch, công nghệ Blockchain (Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Một thành viên HSBC thực hiện thành công giao dịch tín dụng thư), công nghệ định danh khách hàng điện tử (eKYC)… 3.2. Nhận định về tác động của Fintech đến sức mạnh thị trường của ngân hàng ở Việt Nam Trong thời đại 4.0, lợi thế về công nghệ dường như là yếu tố căn bản quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong cuộc đua giành thị phần. Trong lĩnh vực tài chính, sự xuất hiện của Fintech khiến các chủ thể tài chính muốn giữ chân khách hàng phải nhanh chóng chuyển mình thích ứng với xu hướng chung. Dễ nhận thấy công nghệ tài chính đã bắt nguồn cho sự ra đời của chính các công ty mang tên “Fintech”. Ngay từ đầu, công nghệ đã được các công ty Fintech áp dụng để có thể thu thập và phân tích dữ liệu giúp họ tìm hiểu một cách sâu sắc về người dùng, làm cơ sở để thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ định hướng theo nhu cầu của khách 386
  9. hàng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của công ty Fintech trong thời gian qua được nhận định là một thách thức với các ngân hàng dưới hai hình thức (1) gián tiếp: thông qua các ứng dụng thanh toán di động (Momo, ZaloPay,...), (2) trực tiếp: thông qua các tiện ích thanh toán, cho vay, huy động vốn. Cả hai hình thức này được dự báo làm ảnh hướng đến thị hiếu, quyết định sử dụng dịch vụ tài chính của một số lượng lớn người dùng, đặc biệt là đối tượng khách hàng trẻ, từ đó làm giảm uy tín và sức mạnh thị trường của các ngân hàng. Có thể thấy, so với việc thanh toán, chuyển tiền qua các ngân hàng truyền thống như trước đây, ví điện tử có nhiều ưu điểm hơn, đó chính là tính tiện lợi, linh hoạt và tiết kiệm khi được thực hiện qua các công ty Fintech. Các ngân hàng buộc phải nhanh chóng thay đổi phương thức hoạt động truyền thống của mình nếu không muốn mất đi thị phần. Song, ở một khía cạnh khác, Fintech hoàn toàn có thể là một cơ hội để các ngân hàng phát huy sức mạnh thị trường của mình. Dù được đánh giá cao về mặt thích ứng công nghệ, các công ty Fintech khi so với ngân hàng vẫn được xem là hạn chế về kinh nghiệm, uy tín và thương hiệu. Nhiều quan điểm cho rằng ngân hàng truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, đặc biệt là khi cần sự ổn định và sự đảm bảo từ phía người tiêu dùng và doanh nghiệp. Với lợi thế sẵn có, các ngân hàng hoàn toàn có thể kết hợp Fintech vào trong sản phẩm dịch vụ của mình, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đây không phải là một khuyến nghị về cơ hội mà là thực tế đã được chỉ ra ở trên, hiện nay các ngân hàng đang không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của mình. Sự phổ biến của các ứng dụng Internet Banking được phát triển từ chính các ngân hàng hoàn toàn có thể giúp các ngân hàng được củng cố lòng tin từ nhóm khách hàng sẵn có, đồng thời thu hút thêm nhóm khách hàng mới muốn trải nghiệm đa dạng dịch vụ tài chính. Từ tổng quan nghiên cứu kết hợp với các nhận định ở trên, có thể tóm tắt mối quan hệ của Fintech với sức mạnh thị trường của ngân hàng trong mô hình dưới đây. Hình 4: Ảnh hưởng của Fintech đến sức mạnh thị trường các ngân hàng Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp 4. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tại Việt Nam 4.1. Khuyến nghị tăng cường hợp tác giữa Ngân hàng và Fintech Để duy trì sự cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và giữ chân khách hàng, ngân hàng cần thiết phải có tinh thần hợp tác tích cực với Fintech. Các ngân hàng thương mại có thể áp dụng các đề xuất sau để tối đa hóa hiệu quả của mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và Fintech: Thứ nhất, ngân hàng nên đầu tư vào đào tạo nhân sự để tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng hợp tác và ứng dụng công nghệ Fintech trong hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, hợp tác với các tổ chức giáo dục khác để tổ chức các khóa huấn luyện về sử dụng phần mềm kỹ thuật, giúp nhân lực của ngân hàng không chỉ thành thạo về nghiệp vụ mà còn có kiến thức về công nghệ. Ngân hàng cũng nên tổ chức buổi thảo luận và trao đổi giữa các nhân sự của ngân hàng và giữa các ngân hàng để bổ sung kiến thức về quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và Fintech. Hơn nữa, ngân hàng có thể hợp tác với các trường đại học để tổ chức các khóa thực tập để thu hút nhân lực mới và chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính và công nghệ. Thứ hai, ngân hàng cần nâng cao hạ tầng công nghệ và hiện đại hóa quy trình hoạt động để tạo ra nền tảng tốt nhất cho việc kết hợp với Fintech. Nên ưu tiên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tích hợp với điện thoại di động và Internet. Bảo mật thông tin khách hàng và thông tin về sản phẩm của ngân hàng cũng cần được quan tâm và giám sát thường xuyên. Ngân hàng nên cẩn trọng khi thuê các đơn vị bên ngoài để lắp đặt công nghệ để tránh những rủi ro hoạt động không mong muốn. Hơn nữa, ngân hàng có thể đầu tư và hợp tác quốc tế để có được các phần mềm tiên tiến nhất, ví dụ như công nghệ nhận diện kỹ thuật số và phần mềm tư vấn tự động. Ngân hàng cũng có thể học hỏi các dịch vụ và tiêu chí đánh giá khách hàng vay của các tổ chức Fintech để điều chỉnh quy trình phân phối sản phẩm và đánh giá đối tượng vay vốn. 387
  10. Thứ ba, khi hợp tác với Fintech, ngân hàng cần đặt ra các quy định rõ ràng về dữ liệu mà ngân hàng sẽ chia sẻ với Fintech và cách thức bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Sự bảo mật và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu là yếu tố quan trọng trong quan hệ hợp tác này. Ngân hàng cần xem xét một hợp đồng hợp tác chi tiết và đảm bảo rằng thông tin cá nhân của khách hàng sẽ không được sử dụng một cách sai lệch hoặc tiết lộ trái phép. Đồng thời, ngân hàng cần cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về việc chia sẻ dữ liệu và cách thức bảo vệ thông tin của họ. Thứ tư, để tạo một môi trường hợp tác tích cực và linh hoạt, ngân hàng nên tạo ra một quy trình linh hoạt để kiểm tra và đánh giá các công ty Fintech tiềm năng để đảm bảo tính đáng tin cậy của họ. Về phía mình, ngân hàng có thể thành lập các bộ phận hoặc đội ngũ chuyên về Fintech để quản lý quan hệ với các công ty này. 4.2. Khuyến nghị tăng cường đổi mới sáng tạo trong các ngân hàng Để vượt qua áp lực cạnh tranh từ thực trạng công nghệ cải tiến không ngừng, ngân hàng cần liên tục cải tiến và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, bao gồm cải tiến và gia tăng tiện ích cho các sản phẩm hiện có, áp dụng sản phẩm mới, và tạo ra những sản phẩm mới mà thị trường chưa có. Ngân hàng cũng cần áp dụng công nghệ vào việc cung ứng dịch vụ và sử dụng các giải pháp marketing mới. Để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau đây: Trước tiên, ngân hàng cần có lộ trình nâng cao đối mới sáng tạo cụ thể dựa trên chiến lược và mục tiêu phát triển của mình. Điều này bao gồm việc thành lập hoặc củng cố các tổ chức đổi mới sáng tạo có sẵn trong ngân hàng và đăng ký hoạt động liên quan đến khoa học và công nghệ với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Ngân hàng cũng cần tăng cường sự tổ chức, nhân lực và đầu tư vào trang thiết bị để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đổi mới sáng tạo hiện có. Thứ hai, ngân hàng cần xây dựng một văn hóa gắn kết hơn giữa con người và giữa các bộ phận để đảm bảo hoạt động đổi mới sáng tạo diễn ra đúng hướng và nhanh chóng hiệu quả nhất, loại bỏ tư tưởng ngại thay đổi trong văn hóa của mình, khuyến khích sự sáng tạo mới và xây dựng một văn hóa linh hoạt thích ứng với thay đổi của thị trường. Thứ ba, ngân hàng cần tăng cường hợp tác, thiết lập các đối tác liên kết với các tổ chức chuyên về công nghê, đầu tư phát triển bên ngoài để nhận được tư vấn về chiến lược phát triển và tận dụng kiến thức, kỹ thuật tiên tiến từ họ, như là các công ty công nghệ, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức đổi mới. Điều này giúp tạo ra các ý tưởng mới, truyền cảm hứng và thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo. Thứ tư, ngân hàng cần tạo một môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra động lực và đánh giá công bằng, thông qua việc tạo ra các chương trình thưởng và khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo và đề xuất ý tưởng mới. Ngoài ra, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả để đo lường thành công của các hoạt động đổi mới sáng tạo và tạo động lực cho nhân viên tiếp tục đóng góp ý tưởng mới. 5. Kết luận Bài thảo luận đã tập trung vào đánh giá tác động của công nghệ tài chính (Fintech) đến sức mạnh thị trường của các ngân hàng tại Việt Nam thông qua tổng quan các nghiên. Nhìn chung, sự ra đời của Fintech đã đem lại làn gió mới mẻ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tác động của công nghệ này đến sức mạnh thị trường của ngân hàng được xem là vừa có tích cực, vừa có tiêu cực. Các đổi mới về công nghệ tiên tiến như thanh toán di động, blockchain và trí tuệ nhân tạo đã cung cấp khả năng tăng cường tiếp cận dịch vụ tài chính cho các đối tượng khách hàng truy cập khó khăn trước đây. Ngoài ra, Fintech cũng cung cấp tính minh bạch và hiệu quả cao hơn trong giao dịch tài chính, cung cấp dịch vụ tài chính linh hoạt và tiên tiến hơn. Tuy nhiên, Fintech đã tạo ra những thách thức đối với ngân hàng. Sự cạnh tranh trực tiếp từ các công ty Fintech đã làm suy giảm sức mạnh thị trường của các ngân hàng. Hơn nữa, rủi ro bảo mật thông tin và quản lý rủi ro tài chính cũng là những vấn đề phải đối mặt khi sử dụng công nghệ tài chính. Việc nhìn được bức tranh tổng quan về tác động của Fintech cần được làm rõ dưới các góc nhìn khác nhau chứ không nên chỉ dừng lại ở một đối tượng cụ thể. Khi đánh giá tổng quát, tác động nào sẽ có ảnh hưởng lớn hơn, liệu ngân hàng có thể nhanh chóng bắt kịp các xu hướng về công nghệ để giữ vững vị thế của mình là một vấn đề cần được làm rõ, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến các giải pháp, chiến lược phù hợp nâng cao hiệu quả ngành tài chính ngân hàng. Đây được xem là hướng gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 388
  11. 1. Alhadeff, D. A. (1974). Barriers to bank entry. Southern Economic Journal, 589-603. 2. Arner, D. W., Barberis, J., & Buckley, R. P. (2015). The evolution of Fintech: A new post-crisis paradigm. Geo. J. Int'l L., 47, 1271. 3. An, H. (2022). Cake by VPBank (Cake) cán mốc 2 triệu người dùng chỉ sau 19 tháng ra mắt. Tinnhanhchungkhoan.vn. 4. Anh, Q. (2022). Ba doanh nghiệp phối hợp triển khai dịch vụ ứng lương qua VNPT Money. Báo Công Thương. 5. Armantier, O., Doerr, S., Frost, J., Fuster, A., & Shue, K. (2021). Whom do consumers trust with their data? US survey evidence (No. 42). Bank for International Settlements. 6. Alt, R., Beck, R., & Smits, M. T. (2018). Fintech and the transformation of the financial industry. Electronic markets, 28, 235-243. 7. Ariss, R. T. (2010). On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries. Journal of banking & Finance, 34(4), 765-775. 8. Bain, J. S. (1951). Relation of profit rate to industry concentration: American manufacturing, 1936–1940. The Quarterly Journal of Economics, 65(3), 293-324. 9. Barth, J. R., Li, L., Li, T., & Song, F. (2013). Reforms of China’s banking system. The evidence and impact of financial globalization, 345-353. 10. Beck, T., De Jonghe, O., & Schepens, G. (2013). Bank competition and stability: Cross-country heterogeneity. Journal of financial Intermediation, 22(2), 218-244. 11. Berger, A. N., Demirgüç-Kunt, A., Levine, R., & Haubrich, J. G. (2004). Bank concentration and competition: An evolution in the making. Journal of Money, credit and Banking, 433-451. 12. Bian, W., Shen, Y., & Shen, M. (2017). Bank competition, policy incentives and SME lending: Evidence from County-level financial institution. Journal of Financial Research, 439(1), 114-129. 13. Bilotta, N., & Romano, S. (2019). Tech giants in banking: The implications of a new market power. Istituto Affari Internazionali (IAI). 14. Boot, A. W. (2016). Understanding the future of banking scale and scope economies, and Fintech. The future of large, internationally active banks, 55, 431. 15. Boot, A. W. (2019). Bank strategy in the world of Fintech. International banker, 2019(Winter), 52-55. 16. Boustani, N. M. (2020). Traditional banks and Fintech: survival, future and threats. ICT for an Inclusive World: Industry 4.0–Towards the Smart Enterprise, 345-359. 17. Bremus, F. M. (2015). Cross-border banking, bank market structures and market power: Theory and cross- country evidence. Journal of Banking & Finance, 50, 242-259. 18. Buchak, G., Matvos, G., Piskorski, T., & Seru, A. (2018). Fintech, regulatory arbitrage, and the rise of shadow banks. Journal of financial economics, 130(3), 453-483. 19. Board, F. S. (2019). FinTech and market structure in financial services. February. FSB. 20. Chen, P. Y., & Hitt, L. M. (2006). Information technology and switching costs. Handbook on economics and information systems, 1, 437-470. 21. Chí, T. (2022). Đã có những nghiệp vụ cơ bản ngân hàng số hóa 100%. Thời báo Tài chính Việt Nam. 22. Coccorese, P. (2009). Market power in local banking monopolies. Journal of Banking & Finance, 33(7), 1196- 1210. 23. Costa, A., Deb, A., & Kubzansky, M. (2015). Big data, small credit: The digital revolution and its impact on emerging market consumers. Innovations: Technology, Governance, Globalization, 10(3-4), 49-80. 24. Dorfleitner, G., Hornuf, L., Schmitt, M., Weber, M., Dorfleitner, G., Hornuf, L., ... & Weber, M. (2017). The Fintech market in Germany (pp. 13-46). Springer International Publishing. 25. Diemers, D., Lamaa, A., Salamat, J., & Steffens, T. (2015). Developing a Fintech ecosystem in the GCC. Dubai: Strategy, 1-16. 26. Ernest. (2016). UK Fintech on the Cutting Edge: An Evaluation of the International Fintech Sector. 27. Ernst & Young LLP. (2016). Ernst & Young Tax Guide 2017. John Wiley & Sons. 28. Fernandez de Guevara, J., Maudos, J., & Perez, F. (2005). Market power in European banking sectors. Journal of Financial Services Research, 27, 109-137. 389
  12. 29. Fenwick, M., Van Uytsel, S., & Ying, B. (2020). Regulating Fintech in Asia: An Introduction. Regulating Fintech in Asia: Global Context, Local Perspectives, 1-10. 30. Feyen, E., Frost, J., Gambacorta, L., Natarajan, H., & Saal, M. (2021). Fintech and the digital transformation of financial services: implications for market structure and public policy. BIS Papers. 31. Freixas, X., & Rochet, J. C. (2008). Microeconomics of banking. MIT press. 32. Fungáčová 1, Z., Solanko 2, L., & Weill 3, L. (2010). Market power in the Russian banking industry. Economie internationale, (4), 127-145. 33. Gao, H., Ru, H., Townsend, R., & Yang, X. (2019). Rise of bank competition: Evidence from banking deregulation in China (No. w25795). National Bureau of Economic Research. 34. Gehrig, T., & Stenbacka, R. (2004). Differentiation‐induced switching costs and poaching. Journal of Economics & Management Strategy, 13(4), 635-655.. 35. Giang, L. (2022). Sự phát triển của thị trường Fintech Việt Nam. VietnamFinance. 36. Hà, L. M., Ngọc, T. P., Tâm, N. T. FM., & Ngọc, N. B. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập giai đoạn 2005-2017. 37. Hằng, T. T. N. Vai trò của Fintech với hệ thống tài chính-ngân hàng tại Việt Nam. 38. Hodula, M. (2022). Does Fintech credit substitute for traditional credit? Evidence from 78 countries. Finance Research Letters, 46, 102469. 39. Jagtiani, J., & Lemieux, C. (2017). Fintech lending: Financial inclusion, risk pricing, and alternative information. Risk Pricing, and Alternative Information (December 26, 2017). 40. Jünger, M., & Mietzner, M. (2020). Banking goes digital: The adoption of Fintech services by German households. Finance Research Letters, 34, 101260. 41. Kerényi, Á., & Molnár, J. (2017). The impact of the Fintech phenomenon–radical change occurs in the financial sector?. Financial and Economic Review, 16(3), 32-50. 42. Khoa, T. D. T. (2019). Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. 43. Larsen, K., & Gilani, S. (2017). RegTech is the new black-the growth of RegTech demand and investment. Journal of financial transformation, 45, 22-29. 44. Landes, W. M., & Posner, R. A. (1997). Market power in antitrust cases. J. Reprints Antitrust L. & Econ., 27, 493. 45. Le, N. T., Venkatesh, S., & Nguyen, T. V. (2006). Getting bank financing: A study of Vietnamese private firms. Asia Pacific Journal of Management, 23, 209-227. 46. Lee, C. C., Li, X., Yu, C. H., & Zhao, J. (2021). Does Fintech innovation improve bank efficiency? Evidence from China’s banking industry. International Review of Economics & Finance, 74, 468-483. 47. Liu, L., Yu, J., Yang, J., & Zhu, X. (2017). Is competition a double-edged sword for the bank credit structure adjustment? Evidence from the Proccess of Interest Rate Liberalization in China. Economic Research Journal, 52(5), 131-145. 48. Matsumura, Y. (2018). Information advantage, relationship advantage and competition in banking industry. SSRN. 49. Minh, S., Hong, V., Hoang, L., & Thuy, T. (2020). Does banking market power matter on financial stability?. Management Science Letters, 10(2), 343-350. 50. Murinde, V., Rizopoulos, E., & Zachariadis, M. (2022). The impact of the Fintech revolution on the future of banking: Opportunities and risks. International Review of Financial Analysis, 81, 102103. 51. Navaretti, G. B., Calzolari, G., Mansilla-Fernandez, J. M., & Pozzolo, A. F. (2018). Fintech and banking. Friends or foes?. Friends or Foes. 52. Ndwiga, D. (2020). The effects of Fintechs on bank market power and risk-taking behavior in Kenya (No. 44). KBA Centre for Research on Financial Markets and Policy Working Paper Series. 53. Ngọc, Đ. B. (2022). Thị trường Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức. Tạp chí Ngân Hàng. 54. Nguyễn, T. N. L. (2022). Vai trò của công nghệ tài chính đối với thúc đẩy tài chính toàn diện= The role of financial technology in promoting financial inclusion. 390
  13. 55. Nhung, V. C., & Phương, L. C. (2021). Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. 56. Nguyen, H. Y. (2020). Fintech in Vietnam and its regulatory approach. In Regulating FinTech in Asia: Global Context, Local Perspectives (pp. 115-138). Singapore: Springer Singapore. 57. Niu, Y. H., & Min, D. Y. (2015). The influencing mechanism of Internet financialization on commercial bank. Journal of Hebei University of Economics and Business, 36(3), 66-71. 58. OECD, P. (1993). Glossary of industrial organization economics and competition law. 59. Parlour, C. A., Rajan, U., & Zhu, H. (2019). Fintech disruption, payment data, and bank information. NBER Working Paper, 22476. 60. Palmer, J. (1974). Barriers to Entry as a Measure of a Firm's Monopoly Power. The American Economist, 18(1), 33-35. 61. Papadimitri, P., Tasiou, M., Tsagkarakis, M. P., & Pasiouras, F. (2021). Fintech and financial intermediation. The Palgrave Handbook of Fintech and Blockchain, 347-374. 62. Qi, H., Yang, K., & Wang, W. (2022). Does Fintech change the market power of traditional banks in China?. Journal of Business Economics and Management, 23(5), 1060-1083. 63. Romānova, I., & Kudinska, M. (2016). Banking and Fintech: A challenge or opportunity?. In Contemporary Issues in Finance: Current Challenges from Across Europe (Vol. 98, pp. 21-35). Emerald Group Publishing Limited. 64. Schueffel, P. (2016). Taming the beast: A scientific definition of Fintech. Journal of Innovation Management, 4(4), 32-54. 65. Shaffer, S., & Spierdijk, L. (2020). Measuring multi-product banks' market power using the Lerner index. Journal of Banking & Finance, 117, 105859. 66. Sơn, N. T. (2020). Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái công nghệ tài chính tại Việt Nam. Tạp chí Ngân Hàng. 67. Tabak, B. M., Fazio, D. M., & Cajueiro, D. O. (2012). The relationship between banking market competition and risk-taking: Do size and capitalization matter?. Journal of Banking & Finance, 36(12), 3366-3381. 68. Thakor, A. V. (2020). Fintech and banking: What do we know? Journal of Financial Intermediation, 41, 1–13. 69. Toản, B, N. (2020). Financial development in Vietnam: An overview. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7(9), 169-178. 70. Triết, T. T. (2020). Fintech và những tác động tới thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. 71. Trung, L. H. (2014). Market concentration and competition in Vietnamese banking sector. 72. Tú, P. T., & Oanh, Đ. L. K. (2021). Tác động của năng lực cạnh tranh đến mức độ ổn định tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh tham gia Hiệp định CPTPP. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing, 1-14. 73. Tuấn, P. A. (2023). Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 và giải pháp tiếp tục triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025. Tạp chí Ngân Hàng.FF 74. Tùng, Đ. Đ. (2021). Tác động Fintech đối với ngân hàng thương mại Việt Nam (No. a2v9j). Center for Open Science. 75. Varian, H., Farrell, J., & Shapiro, C. (2004). The economics of information technology. Cambridge University Press. 76. Vinh, G. T. V. X., Nguyên, P. T. N. P., Giang, T. V. T. H., Phương, T. N. P. T., & Trúc, C. N. T. T. (2021). Sự trỗi dậy của các công ty Fintech ở Việt Nam–thách thức hay cơ hội cho các ngân hàng truyền thống?. In Kinh tế Việt Nam trên con đường chuyển đổi số. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 77. Vives, X. (2017). The impact of Fintech on banking. European Economy, (2), 97-105. 78. Vives, X. (2019). Competition and stability in modern banking: A post-crisis perspective. International Journal of Industrial Organization, 64, 55-69. 391
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2