Franchise - trào lưu kinh doanh thế giới
lượt xem 17
download
Franchise (tạm dịch Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh) là hình thức chuyển quyền sử dụng đặc quyền kinh doanh giữa hai hay nhiều công ty. Ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước và hình thức kinh doanh này đã nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước có nền công nghiệp dịch vụ phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Franchise - trào lưu kinh doanh thế giới
- Franchise - trào lưu kinh doanh thế giới Franchise (tạm dịch Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh) là hình thức chuyển quyền sử dụng đặc quyền kinh doanh giữa hai hay nhiều công ty. Ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước và hình thức kinh doanh này đã nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước có nền công nghiệp dịch vụ phát triển. Từ chỗ chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh (fast food), franchise hiện đã có mặt tại hơn 70 ngành công nghiệp Franchise - hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm Nói đến franchise là nói đ ến hệ thống kinh doanh. Mục đích của các bên trong mọi hoạt động franchise là quyền quản lý và vận hành một hệ thống kinh doanh đã được chứng minh là thành công. Để đạt được điều này, hai bên giao và nhận franchise thoả thuận thông qua một hợp đồng, theo đó, bên giao cấp cho bên nhận quyền sử dụng hệ thống kinh doanh của mình để kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ xác định và bên nhận franchise có nghĩa vụ trả phí cho quyền sử dụng này. Hệ thống kinh doanh ở đ ây đ ược hiểu theo nghĩa rộng: nó không chỉ liên quan tới sản phẩm/dịch vụ, mà còn bao gồm cả thương hiệu (nhãn hiệu hàng hoá, logo, biểu trưng...), công nghệ sản xuất sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn sản
- phẩm/dịch vụ, chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, kế hoạch đào tạo nhân viên, hệ thống lưu trữ, chế độ kế toán, kiểm toán... Nói cách khác, hệ thống kinh doanh trong khái niệm “franchise” bao hàm toàn bộ các yếu tố phục vụ cho quá trình kinh doanh từ công nghệ cho tới con người, từ tài sản vật chất cho tới phi vật chất, từ khi bắt đầu sản xuất cho tới lúc hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho thị trường. Nói một cách hình tượng, franchise chính là sự kết hợp giữa sức mạnh của hệ thống kinh doanh thành công của bên giao franchise với óc kinh doanh và tài vận dụng của bên nhận franchise. Franchise được coi là một hình thức kinh doanh có nhiều ưu điểm. Đối với b ên nhận franchise, họ sẽ nắm trong tay một hệ thống kinh doanh đã được thừa nhận. Sự thừa nhận được thể hiện trước hết ở thương hiệu đ ược sử dụng rộng rãi, sau đó là chất lượng sản phẩm/dịch vụ được công nhận, phương pháp kinh doanh hiệu quả và cao hơn hết là sự nhận thức của công chúng đối với sản phẩm/dịch vụ. Đây rõ ràng là điểm vượt trội của doanh nghiệp nhận franchise so với doanh nghiệp khởi nghiệp từ đầu, do những doanh nghiệp này luôn phải mất một thời gian tương đối dài để đạt được những yếu tố trên. Hơn nữa, do phần lớn liên quan tới lĩnh vực dịch vụ, đa số các franchise cần một số vốn không quá lớn, vì vậy, khá thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ngoài ra, các hỗ trợ ban đầu cũng như trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng cũng là một ưu điểm hình thức kinh doanh này mang lại cho bên nhận franchise. Mặt khác, đối với bên giao franchise, đây là dịp quảng bá thương hiệu, khuếch trương sản phẩm/dịch vụ, xây dựng mạng lưới bán hàng không chỉ trong phạm vi quốc gia, với một chi phí ít hơn nhiều so với khi tự mình thực hiện các hoạt động này. Không những thế, b ên giao franchise không phải tham gia quá nhiều vào công việc quản lý doanh nghiệp nhận franchise, và đặc biệt là không phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp nhận franchise thua lỗ, bên giao franchise vẫn đ ược nhận khoản phí định kỳ do bên nhận franchise chi trả. Franchise ở Việt Nam Franchise cũng đ ã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Vốn là một hình thức kinh doanh “ngo ại nhập”, điều dễ giải thích là các franchise tiên phong tại Việt Nam được tìm thấy tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài, đặc biệt là những công ty con (công ty 100% vốn nước ngoài) hoặc liên doanh với tỷ lệ vốn góp cao của các tập đo àn kinh tế lớn. Tại các doanh nghiệp này, sau khi hoàn thành thủ tục cấp giấy phép đầu tư và thành lập công ty, công ty mẹ tại nước ngoài tiến hành franchise cho công ty con/liên doanh tại Việt Nam dưới dạng cấp lixăng nhãn hiệu hàng hoá và chuyển giao công nghệ (thực chất là chuyển giao to àn bộ hệ thống kinh doanh).
- Để dễ dàng cho việc đăng ký, việc franchise như trên thường đ ược chia thành hai hợp đồng: Hợp đồng Lixăng nhãn hiệu hàng hoá (đăng ký tại Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam) và Hợp đồng Chuyển giao công nghệ (đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ). Sau quá trình này, công ty con/liên doanh tại Việt Nam chính thức trở thành một thành viên của tập đoàn: ho ạt động theo những tiêu chí, tiêu chuẩn của tập đo àn từ cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, quy trình sản xuất cho tới quản lý, đào tạo... Việc cấp franchise cho chính công ty con/liên doanh như vừa nêu tỏ ra thích ứng với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do hình thức này giúp bên cấp franchise kiểm soát chặt chẽ hơn bên nhận franchise, đặc biệt là b ảo vệ tốt hơn quyền sở hữu công nghiệp đang được bên nhận franchise sử dụng. Ngoài ra, gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện một số franchise nhỏ của một số doanh nghiệp như Cà phê Trung Nguyên... Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ mang tính tự phát, trong phạm vi quốc gia. Lỗ hổng của luật pháp Mặc dù đ ã phát sinh và bước đầu thể hiện sự phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, nhưng cho tới nay, franchise vẫn chưa hề được “điểm mặt gọi tên” trong b ất kỳ một văn bản pháp luật nào, ngoại trừ một cụm từ ngắn gọn “H ợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh- tiếng Anh gọi là franchise” tại Điều 4.1.1 (Phân cấp Phê duyệt Hợp đồng Chuyển giao công nghệ) tại Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ -CP về chuyển giao công nghệ. Trên thực tế,
- những hợp đồng bản chất là franchise đã và đang chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật hiện hành liên quan tới lixăng và chuyển giao công nghệ. Vấn đề đặt ra ở đây là: Liệu có cần thiết xây dựng một hệ thống pháp luật cho hoạt động franchise hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải nhìn nhận từ góc độ pháp luật. Với quy đ ịnh tại Điều 4.1.1 của Thông tư 1254, hợp đồng franchise đ ương nhiên được coi là một loại của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, franchise với những đặc điểm riêng có của mình, không thể xếp chung với các hợp đồng chuyển giao công nghệ khác và việc phân loại mà không hề có một định nghĩa nào nhằm xác định nội hàm của khái niệm đã thể hiện sự thiếu chính tắc trong kỹ thuật lập pháp. Hậu quả là, franchise đang ở trong tình trạng không “chính danh”, bị lẫn lộn với các loại hợp đồng chuyển giao công nghệ khác, từ đó ít được giới kinh doanh biết đến như một loại hình kinh doanh độc lập và vì vậy, ít có cơ hội phát triển ở cấp độ cao tại Việt Nam. Mặt khác, không thể coi franchise là phép cộng đơn giản của lixăng và chuyển giao công nghệ. Nếu như trong hoạt động lixăng, cái đích mà bên nhận lixăng hướng tới là nhãn hiệu hàng hoá nhằm xác định sản phẩm, thì trong hoạt động franchise, mục tiêu của bên nhận franchise là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hoá chỉ là một bộ phận. Hơn nữa, liên quan tới chuyển giao công nghệ, phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ dừng chủ yếu ở “các kiến thức
- tổng hợp của công nghệ, cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo... kèm theo các kiến thức công nghệ”, tức là chủ yếu tập trung vào công nghệ/dây chuyền sản xuất ra sản phẩm. Trong khi đó, hoạt động franchise yêu cầu ở mức độ cao hơn: không chỉ bao gồm các quy trình sản xuất, mà còn cả các quy trình sau sản xuất nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ tới tay người tiêu dùng, quy trình quản lý như cơ cấu tổ chức, chính sách kinh doanh, kiểm toán, nhân sự, thậm chí cả tiêu chuẩn cho việc thiết kế, trang trí cửa hàng, nhà xưởng. Qua phân tích trên, điều thấy rõ là việc sử dụng các quy định pháp luật của lixăng và chuyển giao công nghệ để điều chỉnh franchise như hiện nay đã để lại những lỗ hổng pháp lý lớn. Vì vậy, các quy định pháp luật về những vấn đề liên quan đến hoạt động franchise ở Việt Nam rất cần được xây dựng phù hợp với tình hình mới. (Theo Đầu Tư)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bạn biết gì về franchising? (Tiếp theo và hết)
6 p | 174 | 46
-
Những vấn đề cần lưu ý khi bước vào lĩnh vực franchising
2 p | 110 | 23
-
Franchising: kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
8 p | 107 | 17
-
Nhượng quyền Thương mại - Một số lưu ý cho các nhà nhận quyền
8 p | 101 | 14
-
Tiếp thị cho franchise
6 p | 75 | 11
-
Franchise: Cửa ngõ vào thị trường Việt Nam của các tập đoàn quốc tế
5 p | 65 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn