intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Frida Kahlo (1907 - 1954)

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

92
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh tại: Mexico City, Mexico Làm việc: Mexico City, Mexico Kahlo bắt đầu vẽ tranh khi 18 tuổi trong thời gian phục hồi sức khỏe sau một tai nạn xe cộ đáng tiếc khiến bà phải mang những vết sẹo trên người cả đời; xương sống của bà bị gãy tại 17 chỗ và cơ quan sinh sản của bà bị chọc thủng bởi một thanh kim loại đã đâm xuyên qua khung xương chậu. Những bức tranh thời kỳ đầu của bà là những bức chân dung vẽ theo kiểu kinh viện của những người bạn và gia đình, nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Frida Kahlo (1907 - 1954)

  1. Frida Kahlo (1907 - 1954) Sinh tại: Mexico City, Mexico Làm việc: Mexico City, Mexico Kahlo bắt đầu vẽ tranh khi 18 tuổi trong thời gian phục hồi sức khỏe sau một tai nạn xe cộ đáng tiếc khiến bà phải mang những vết sẹo trên người cả đời; xương sống của bà bị gãy tại 17 chỗ và cơ quan sinh sản của bà bị chọc thủng bởi một thanh kim loại đã đâm xuyên qua khung xương chậu. Những bức tranh thời kỳ đầu của bà là những bức chân dung vẽ theo kiểu kinh viện của những người bạn và gia đình, nhưng vào năm 1932, sau một kỳ xảy thai, phong cách riêng của bà đã định hình rõ nét. Sự kiện này được mô tả trong một bức tranh in thạch bản, trong đó Kahlo đang khóc lóc bị treo lơ lửng trong không trung, giữa ngày và đêm, với một vầng trăng đầy nước mắt chiếu ánh sáng vào bà. Từ thời điểm đó, các sự kiện trong cuộc sống và nhứng đau đớn về tinh thần (được khuyếch đại bởi thương tổn của bà và cuộc kết hôn ầm ĩ của bà với họa sỹ vẽ tranh tường Diego Rivera) vẫn luôn là chủ đề trong phần lớn các tác phẩm của bà.
  2. Tranh của bà với bố cục gồm các mảng màu nguyên tươi sáng, sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và tự xem xét để mô tả những hiện thực đầy cảm xúc trong cuộc sống của bà. Tính bản năng trong các tác phẩm của bà ngay lập tức được André Breton gọi là "một quả bom với một dải ruybăng quanh nó." Breton chính là người có công trong việc tổ chức triển lãm đầu tiên các tác phẩm của bà ở Mỹ. Mặc dù rất được ngưỡng mộ bởi những nhà Siêu thực bởi những hình ảnh như trong các giấc mơ của bà, bà đã từng thổ lộ với một người bạn, "Tôi không bao giờ vẽ những giấc mơ của mình. Tôi vẽ hiện thực của tôi." Cô xếp công việc của mình cùng với Mexicanidad -- một trào lưu được mô tả là "chủ nghĩa dân tộc lãng mạn tập trung vào nghệ thuật truyền thống và các bảo vật" – và tôn sùng Aztecs hơn tất cả các nền văn hóa thổ dân từng tồn tại trước khi người Tây Ban Nha đến châu Mỹ khác. Ảnh hưởng này có thể thấy trong "Chân dung tự họa với Vòng cổ gai và Chim ruồi," trong đó con chim ruồi là hiện thân của tinh thần của một chiến binh Aztec bị giết trong chiến trận hoặc sự hy sinh. Kahlo cũng tìm thấy nguồn cảm hứng từ những hình ảnh Thiên chúa giáo, và rất nhiều các bức tranh của bà thể hiện những câu chạm khắc tương tự như những cái tìm thấy trên các vật thờ cúng hay hành lễ. Bị phê phán bởi một số người với những bức chân dung tự họa ám ảnh nhất, Kahlo đã tạo ra một biểu tượng bản năng của sự tổn thương; sự ám ảnh của nó biểu lộ chân thực tính đa cảm. Năm 1954, một năm sau cuộc triển lãm thành tựu lớn đầu tiên, bà qua đời sau một phẫu thuật cắt cụt chân. Những dòng cuối trong cuốn Nhật ký của bà là: "Tôi hy vọng sự tồn tại này vui vẻ -- và tôi hy vọng sẽ không khi nào trở lại nữa -- Frida."
  3. Craig Kalpakjian (1961 - nay) Sinh tại: Huntington, NY, Mỹ Làm việc: Brooklyn, New York, Mỹ Nghệ sỹ kỹ thuật số Craig Kalpakjian nói rằng anh "đã tốn khá thời gian cho việc tìm hiểu không gian" và "lưu ý đến những chi tiết phụ mà bạn không nhận thấy khi nhìn vào một bức hình lớn." Những không gian nội thất bỏ trống mô tả trong những hình ảnh tĩnh và động của anh thường là những chi tiết không quan trọng – một cái gương lồi tại góc trên của khu vực cầu thang, một nguồn sáng ê-te chiếu sáng lưới sắt của ống dẫn trong hệ thống điều hòa không khí, một thanh đỡ gắn trên tường ở một nơi trông giống như sảnh tiếp tân của một văn phòng lớn, một chùm sáng dọc theo một cánh cửa rạn nứt. Những hình ảnh này thực như một tác phẩm nhiếp ảnh hay trong phim, nhưng chúng hoàn toàn được tạo ra bằng máy tính. Kalpakjian, người có bằng cử nhân Lịch sử Nghệ thuật từ trường Đại học Pennsylvania, bắt đầu sự nghiệp của mình vào những năm cuối của thập kỷ 1980, tạo ra những tác phẩm điêu khắc thực sự từ những vật liệu công nghiệp, chẳng hạn như một cái bình đựng tro cốt bằng thủy tinh đạn bắn không thủng. Đầu những năm 1990, Kalpakjian ngày càng thích thú hơn với những mối liên hệ giữa những tác phẩm của anh với không gian xung quanh chúng, và bắt đầu những thử nghiệm với phim hoạt hình vi tính, tự học sử dụng phần mềm thiết kế kiến trúc để tạo ra những vòng lặp thị giác ảo mô tả chuyển động quan những thứ như những hàng trụ đỡ xếp thẳng hàng. Tác phẩm nổi tiếng nhất của anh với chất liệu này là "Corridor," một hành lang vô tận với những khúc quanh, và gần đây hơn, là "Shoegazer," một vòng lặp video chiếu trên một màn hình plasma lắp trên một cái
  4. sàn bóng loáng phản chiếu một cái trần đang nhỏ giọt. Tác phẩm của Kalpakjian vẫn bắt đầu như những phác thảo trên vi tính và được hoàn thiện với công nghệ truy nguồn đảo ngược, mà theo như nghệ sỹ, "không bao giờ kết thúc việc tính toán ánh sáng." Xuất hiện trong những triển lãm tổng hợp lớn tại bảo tàng New Museum of Contemporary Arts, New York (triển lãm: Out of Site, 2002), bảo tàng Whitney Museum of American Art, New York (triển lãm: Visions from America: Photographs from the Whitney Museum of American Art, 1940-2001, 2002; và triển lãm Bitstreams, 2001), và bảo tàng San Francisco Museum of Modern Art (triển lãm: 010101- Art in Technological Times, 2001). Tác phẩm của anh cũng xuất hiện trong các bộ sưu tập vĩnh viễn của Art Institute of Chicago, Metropolitan Museum of Art ở New York, và San Francisco Museum of Modern Art. Kalpakjian đã từng vẽ minh họa cho tạp chí The New York Times Magazine, Visionaire, và vẽ bìa cho cuốn tiểu thuyết Louse của David Grand. Thập kỷ trước, Kalpakjian đã sống và làm việc tại xưởng của anh tại Williamsburg, Brooklyn. Anh hiện được đại diện bởi Andrea Rosen Gallery tại thành phố New York. Lời nghệ sỹ: "Tác phẩm của tôi thường về sự chờ đợi, ước vọng, và những đáp ứng. Đối với một số người nó giống như một sự chuộc lỗi. Đối với tôi, chúng có vẻ như thiên đường." -- Craig Kalpakjian, 07/02
  5. Hachiya Kazuhiko (1966 - nay) Sinh tại: Saga, Nhật bản Làm việc: Tokyo, Nhật bản "Đã bao giờ bạn tưởng tượng xem có một đôi cánh thì như thế nào hay chưa?" Đối với Hachiya Kazuhiko, đây là một câu hỏi bình thường. Nghệ thuật tương tác của Hachiya cố tạo ra một trải nghiệm xác thực -- thậm chí nếu nó đòi hỏi những đôi cánh mọc ra một cách thần kỳ và bay vút vào trong một không gian ảo nào đó chưa được khám phá. Hachiya luôn cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng sự tưởng tượng bắt đầu với những kích thích xúc giác và thị giác. Trong quan điểm nghệ thuật của anh, "Không có gì được bắt đầu cho đến khi nó có thể chạm vào được, không có gì được phân phát cho đến khi nó thực sự diễn ra." Một ví dụ để thấy Hachiya (người còn được gọi là Kazuhiko Hachiya) đã khiến trí tưởng tượng của chúng ta được tự do như thế nào, là tác phẩm "Inter DisCommunication Machine" (1993) của anh. Hai người chơi, mỗi người trùm một cái khăn có gắn những máy quay video và sau lưng đeo một bộ truyền dữ liệu có cánh. Khó tin nổi một điều là bên ngoài những cái lò so giảm tốc ồn ào đó là một thế giới trò chơi thú vị theo thuyết vị lai. Yếu tố hấp dẫn nhất của cái thiên
  6. đường tương tác này chính là mẹo lừa về thị giác của nó. Mỗi người chơi nhìn thấy hình ảnh của chính mình, được truyền lại qua khăn trùm đầu của người chơi kia. Lần cuối cùng mà chúng ta đứng, di chuyển và chơi chéo qua chính chúng ta là khi nào? Hiển nhiên là thiết bị của Hachiya đã chơi với những giới hạn về tâm lý của chúng ta. Anh đã "mượn nhận thức của các người chơi" để tạo ra một thế giới tự khám phá bản thân. Nghệ thuật của Hachiya cũng xen sự tưởng tượng vào công nghệ của cuộc sống ngày thường. Dự án "PostPet" của anh, chẳng hạn, đã đem tính cá nhân đến cho cái sản phẩm không có cá tính và sáo rỗng của giao tiếp hiện đại, thường được gọi là e-mail. "Pet" là một sinh vật nhỏ sống trên màn hình nền của máy tính và hành động như một người đưa thư. Nó thực hiện việc giao nhận tất cả các e-mail giống như một Fido thực thụ -- kể cả phân loại, phân phát thư, và tương tác với "người chủ" của nó. Một lần nữa, tính bất thường và dễ gần lại trở thành những tiêu chuẩn phẩm chất của công việc của Hachiya. Là một nghệ sỹ tương tác tiên phong Hachiya tiếp tục đưa những đòi hỏi của mình vào lãnh địa của sự tưởng tượng. Chỉ một lần vào thế giới của anh, những tiêu chuẩn và nhận thức cũ kỹ của chúng ta sẽ chỉ là những ảo tưởng mà chúng ta có thể điều khiển nó bằng tay và hưởng thụ đến mức có thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2