intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gà rừng

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1.094
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gọi: Gà- Gà rừng đỏ Tên gọi khác: Gà rừng đỏ châu Á Tên khoa học: Gallus gallus gallus (Phân loại đầy đủ) Nhóm: Công và Trĩ Nơi xuất xứ và sinh sống: Châu Á

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gà rừng

  1. Gà rừng Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Tên gọi: Gà- Gà rừng đỏ Tên gọi khác: Gà rừng đỏ châu Á Tên khoa học: Gallus gallus gallus (Phân loại đầy đủ) Nhóm: Công và Trĩ Nơi xuất xứ và sinh sống: Châu Á Kích cỡ: trung bình (được so sánh với các loại chim hoang dã khác) Tập tính: 0 (được so sánh với các loại chim hoang dã khác) Nhóm động vật: Chim » Chim hoang dã Ngày nay, số lượng gà nhà nhiều hơn hẳn so với các loài chim. Gà nhà có cùng tổ tiên với Gà Rừng . Gà Rừng có nhiều điểm giống với con gà nhà ngày nay. Chúng cao, có đôi chân khỏe với 4 ngón dũng để bới đất. CÁi mỏ cứng chắc luôn sẵn sàng để tìm kiếm thức ăn. Gà Rừng có một vùng da trần (k có lông) quanh mắt của nó, mòng (mào), và tích (nếp da đỏ lòng thòng phía dưới mỏ). Chúng có cặp cựa phía sau cặp chân dùng để đánh nhau để tranh giành con mái và lãnh thổ. Gà rừng được biết đến như là một loài chim bay không hay (khả năng bay kém). Mặt trên của cánh cong làm cho nó có thể bay nhanh hơn. Ngay lập tức nó chỉ có thể bay lên trong một khoảng thời gian rất ngắn. Con mái về thưc chất luôn nhỏ hơn con trống (nhỏ hơn từ 5-10cm chiều dài và nhẹ hơn từ 250gr đến 1/2kg) con trống dài từ 20 đến 30 cm và nặng từ 150gr đến hơn 1kg). Chúng thường đánh dấu lành thổ bằng âm thanh và vào mỗi buổi sáng con trống gáy lên báo hiệu sự thống trị của nó trên vùng lãnh thổ mà nó với các con mái khác đang sinh sống. Con trống ra vẻ hăm dọa với bộ lông phía ngoài màu nâu đỏ nhạt, phần
  2. trong màu đỏ và trong cùng là màu xanh lá đậm. Bộ đuôi của nó dài và có màu xanh. Comn mái có phần lông bên ngoài màu vàng sẫm (màu da bò) trong khi phần phí trong màu nâu sẩm . Nguồn gốc của gà rừng và cả gà nhà được phát hiện sớm nhất là ở Ấn Độ vào khoảng 3200 năm TCN và ở Trung Quốc vào năm 1400 . Gà Rừng đỏ là loài được nuôi dưỡng cổ xưa nhất trong tất cả các loại gia cầm. Sự phổ biến của loại gà này nhanh chóng lan ra châu Âu. Thật kỳ quặc là những con gà rừng được nuôi như gà nhà này không được dùng để ăn thịt mà dùng để đá nhau và làm vật tế lễ. Những nông trại nuôi gà lấy trứng và thịt ra đời sau đó. Trong hoang dã loài Gà Rừng này được nhìn thấy sinh sống chủ yếu ở các cánh rừng vùng Đông NAm Á, Pakistan và Ấn . Giá trị của việc thuần hóa loài gà giúp cho thế giới phát triển hơn (chắc là vấn đề tự chủ được thịt và trứng). Ngày nay laòi gà rừng hoang dã vẫn còn mang bộ gien di truyền như những con gà nhà. Gà trống Gà Mái Thuần dưỡng khi mới đem từ rừng về:
  3. KHi gà mới bẩy từ rừng về rất nhát, vì vậy chúng ta cần phải tạo cho nó một môi trường thật yên tĩnh tốt nhất là che chuồng lại chỉ chừa một khoảng trống nhỏ để mình có thể theo dõi mà không làm cho nó sợ. Theo kinh nghiệm riêng thì nên làm chuồng trên mặt đất vì như vậy gà cảm thấy gần với môi trường tự nhiên hơn, chúng ta cho gà ăn rau xà lách non và cào cào đáy lúc này gà không biết ăn lúa đâu nhá! Trong môi trường tự nhiên gà ăn các loại côn trùng, các đọt non cây cỏ vì vậy nên ta cho ăn rau và cào cào đáy là thích hợp nhất. Sau đó chúng ta ngâm lúa nảy mầm tập cho gà ăn từ từ, nếu chúng ta có gà nhà thì ta nên thả 1 con mái vào chung với gà rừng khi đó nhìn thấy gà nhà ăn lúa hoặc cám gà rừng sẽ bắt chước ăn theo, cách này tập cho gà ăn rất nhanh. Một vài đặc tính của gà rừng: KHi đem từ rừng về do sợ hãi gà thu mình lại mòng teo lại, mặt tái mét nhìn thảm hại lắm, sau khi nuôi khoảng 3-6 tháng gà hết sợ sẽ phát triển mòng (mào) trở lại và lúc này bạn sẽ được nghe tiếng gáy đầu tiên của nó. Một năm gà thường đẻ tư 1-2 lứa vào đầu mùa mưa, mỗi lứa đẻ 5-6 trứng, đặc biệt gà con nở ra đã có sẵn bản năng sinh tồn nên rất nhanh nhẹn và rất nhát, nếu không canh bắt kịp để nó xuống ổ chạy lon ton coi như bạn khó mà bắt được nó, khi có tiếng động nó lủi nhanh vào dưới lớp lá khô và nằm im thin thít cho tới khi bạn chạm vào nó là lập tức nó lủi ngay qua chỗ khác. Mổi năm gà rừng thay lông vào cuối mùa khô (trưỡc khi đẻ), lúc thay lông mồng gà teo lại (lúc nàu chỉ phân biệt trống mái qua màu lông thôi còn mồng thì như nhau), lúc này ta nên tránh bớt tiếp xúc với chúng, vì giai đoạn này gà rất nhạy cảm với tiếng động, con người mà nhất là nó cực kỳ ghét chó mèo. Một con gà rừng có những đặc điểm sau: 1. Mòng lá (như trong hình) 2. Tích bạc
  4. 3. Chân xanh (không phải chân chì), cựa nhỏ (gà mái cũng có cựa nhưng nhỏ hơn) 4. Màu đỏ (điều) Tiếng gáy của gà rừng có âm cuối hơi dài, lợi dụng đặc điểm này ngườ ta cho lai gà rừng với gà ri (gà ác)( gà ác có mòng lá, tích bạc, chân xanh (màu xanh thẫm, nhìn rất khác chân xanh bình thuờng hay chân chì), trong một bầy ta lựa ra 1 con giống gà rừng nhất và có giọng gáy tiếng cuối dứt ngang làm cho gà rừng khi nghe tiếng gáy này tức tối tìm đến đá và bị sụp bẫy ( bẫy chân)...có điều khá hay là nếu gà rừg thấy con gà mồi có 5 móng (lai gà ác) thì nó không thèm đếm xỉa đến luôn chứ đừng nói là nó nhào vô đánh đuổi con gà mồi này...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2