intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ', y tế - sức khoẻ, sức khỏe phụ nữ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ

  1. Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ Trong thai kỳ gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ (GNMCTTK) là một biến chứng nghiêm trọng trong giai đoạn mang thai thường xảy ra trong 3 tháng cuối., do rối loạn chức năng TY thể trong quá trình oxy hóa acid béo dẫn đến sự tích tụ mỡ trong các tế bào gan. Sự xâm nhập của các acid béo gây ra suy gan cấp tính, dẫn đến hầu hết các triệu chứng xuất hiện trong tình trạng này. Bệnh xảy ra như thế nào? Cho đến ngày nay, người ta chưa nắm rõ được cơ chế bệnh sinh cũng như nguyên nhân gây ra bệnh GNMCTTK. Theo một số các nghiên cứu thấy, bệnh là do sự rối loạn chức năng ty thể trong quá trình oxy hóa acid béo bởi thiếu men chuỗi dài 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase (LCHAD), gây tích mỡ trong gan. Các yếu liên quan đến bệnh trên, gặp ở những người nghiện rượu. Ngoài ra, bệnh còn gặp ở các trường hợp: béo phì, đái tháo đường, hội chứng cushing, hội chứng Reye…
  2. Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh lý gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ Các dấu hiện nhận biết Bệnh thường biểu hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa cuối của thai kỳ, hoặc giai đoạn hậu sản. Các triệu chứng thông thường ở người mẹ là: nôn mửa, buồn nôn, chán ăn và đau bụng. Vàng da và sốt có thể xảy ra ở 70% số bệnh nhân. Ở những bệnh nhân nặng, có thể kèm theo tiền sản giật, trong đó bao gồm tăng huyết áp và phù. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận cấp, bệnh não gan, và viêm tụy. Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, trong GNMCTTK men gan tăng cao: AST và ALT từ 300 - 500 UI trở lên có khi tăng > 1.000 UI; bilirubin không thay
  3. đổi; alkaline phosphatase thường tăng cao trong thai kỳ do sản xuất từ nhau thai. Các xét nghiệm khác như huyết đồ: bạch cầu tăng, chức năng đông máu giảm, fibrinogen giảm, albumin giảm, xét nghiệm bilan mỡ trong máu: triglycerides tăng, cholesterol tăng gấp đôi. Siêu âm bụng có thể cho thấy lắng đọng mỡ trong gan, với mạch máu nhỏ li ti bị nhiễm mỡ. Ngoài ra có thể có biến chứng đông máu nội mạc lan tỏa. Chẩn đoán Được xác định dựa trên các dấu hiệu lâm sàng: như rối loạn tiêu hóa, vàng da và sốt. Các xét nghiệm có giá trị: bạch cầu tăng cao, men gan tăng rất cao, chỉ số bilan mỡ máu tăng. Có thể có biến chứng DIC… Sinh thiết gan có thể cung cấp một chẩn đoán xác định, nhưng không phải luôn luôn thực hiện, do sự gia tăng chảy máu trong gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ. Thường thử nghiệm sẽ được thực hiện để chẩn đoán phân biệt trong một số các bệnh lý: viêm gan virút, tiền sản giật, hội chứng HELLP (Hemolytic anemia Elevated Liver enzymes), vàng da tắc mật của thai kỳ và viêm gan tự miễn. Điều trị Tốt nhất điều trị tại một trung tâm chuyên về gan. Điều trị ban đầu hỗ trợ với dịch truyền tĩnh mạch, đường truyền tĩnh mạch và các sản phẩm máu, huyết tương tươi đông lạnh khi có DIC. Thai nhi cần được theo dõi với
  4. monitoring sản khoa. Sau khi người mẹ được ổn định, cần chấm dứt thai kỳ, tùy tình trạng người mẹ và sức khỏe thai nhi có thể gây khởi phát chuyển dạ sinh ngả âm đạo hay phải mổ lấy thai. Các biến chứng của gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ có thể yêu cầu điều trị sau khi sinh, đặc biệt là nếu viêm tụy xảy ra, có thể ghép gan khi cần thiết, để điều trị cho những trường hợp nặng, biến chứng như: mẹ có DIC nặng, bị vỡ gan, hoặc những người có bệnh não nghiêm trọng. GNMCTTK là một bệnh lý hiếm gặp có tỷ lệ 1/7.000 - 1/11.000 phụ nữ mang thai có bệnh lý này. Đây là một bệnh lý nặng, biến chứng trầm trọng và khả năng tử vong cao, nếu ta không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh lý này liên quan đến lần mang thai sau, đối với các bà mẹ mang thai lần đầu bị mắc phải có tỷ lệ 25%. Vì vậy, các bà mẹ cần tránh không uống rượu khi mang thai, điều trị tốt các bệnh lý nội khoa trước khi có thai, khi có thai cần phải khám thai định kỳ và thực hiện tốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1