intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GẶP GỠ NHẬN THỨC MỚI, SÂU SẮC VỀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chúng ta chưa thực sự làm văn hóa. Có phải thế không" Đó là câu mở đầu bài viết đầy trăn trở, mang tên Văn hóa... để làm gì? của nhà văn - nhà trí thức quen biết Nguyên Ngọc, vừa đăng trên Tạp chí Tia Sáng (số 15, ngày 5/8/2008) về cuộc trò chuyện tâm tình giữa ông với người bạn tri thức Philippines, Tajit Nahimit. “Tajit sinh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu. Mẹ ông từng là thị trưởng đầu tiên của Thủ đô Manila. Ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Mỹ, từng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GẶP GỠ NHẬN THỨC MỚI, SÂU SẮC VỀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

  1. GẶP GỠ NHẬN THỨC MỚI, SÂU SẮC VỀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT "Chúng ta chưa thực sự làm văn hóa. Có phải thế không" Đó là câu mở đầu bài viết đầy trăn trở, mang tên Văn hóa... để làm gì? của nhà văn - nhà trí thức quen biết Nguyên Ngọc, vừa đăng trên Tạp chí Tia Sáng (số 15, ngày 5/8/2008) về cuộc trò chuyện tâm tình giữa ông với người bạn tri thức Philippines, Tajit Nahimit. “Tajit sinh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu. Mẹ ông từng là thị trưởng đầu tiên của Thủ đô Manila. Ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Mỹ, từng làm việc cho cơ quan LHQ tại Paris ngót chục năm trời. Cho tới một ngày ông quyết định từ bỏ tất cả danh vọng, chức quyền, tiền bạc, kinh thành hoa lệ, quay về Philippines quê hương ông, và cặm cụi làm văn hóa - nghệ thuật. Ông từng là tác giả một số bộ phim do chính mình biên kịch, đạo diễn. Nhân vật trong phim ông sử dụng đều là những người bình thường mà ông bắt gặp ở ngoài đường, trong nhà máy, trên đồng ruộng... Ông không sử dụng diễn viên chuyên nghiệp.” Đó là ít dòng lý lịch trích ngang của Tajit do Nguyên Ngọc kể lại. “Thỉnh thoảng Tajit có sang Hà Nội, đến và đi đều rất nhẹ nhàng, thầm lặng đến giản dị. Ông thường ăn vận quần áo dân tộc. Hai cậu con trai có mẹ là người Thụy Điển, cũng lại thích mặc thật lạ, rất giống người Tây Nguyên ở ta, thậm chí có khi còn đóng khố, rất đẹp. Tajit rất yêu các nền văn hóa dân tộc thiểu số quê ông. Ông cũng không quên tặng tôi một cây sáo, thứ nhạc
  2. cụ thông thường thổi bằng mồm nhưng lại hay được thổi bằng mũi. âm thanh của sáo nghe réo rắt rất lạ - xa xôi và mơ hồ.” vẫn lời Nguyên Ngọc. Thay lời kể nghe thật vui và lạ, bây giờ mời bạn đọc cùng tôi theo dõi cuộc đối thoại trực tiếp giữa hai người - thực ra là cuộc thuyết trình của Tajit về văn hóa với Nguyên Ngọc thì đúng hơn: - “Anh có lái xe không? Theo anh, ở những đất nước như đất nước chúng ta bây giờ, văn hóa cần phải làm gì, có thể làm gì, vai trò của văn hóa, nhất là trong tình hình sôi nổi mà cũng đầy thách thức hiện nay?” Tajit hỏi Nguyên Ngọc. - Chính anh phải trả lời cho tôi câu hỏi ấy, Nguyên Ngọc đáp và đề nghị. - Anh có lái xe ô tô không?, Tajit hỏi: “Anh biết đấy, lái xe rất quan trọng là hai bàn chân đạp, một chân ga và một chân phanh, còn gọi là chân thắng nữa. Và quan trọng nhất chính là chân thắng. Khi nào thì người ta cần đến chân thắng, khi nào thì phải giữ rất chặt, rất chắc chân thắng? Không phải là khi dừng xe, hay khi chạy chậm, mà chính là khi tăng tốc và lại qua cua nữa. Văn hóa, theo tôi chính là cái chân thắng ấy, của xã hội, của lịch sử, của con người, của một đất nước, một dân tộc. Chứ không phải chân ga. Kinh tế là chân ga. Kinh tế lúc nào cũng lao tới phía trước, nhanh hơn, nhanh hơn nữa, nhanh hơn mãi bao nhiêu cũng không vừa, nhất là đối với những đất nước như đất nước chúng ta, đang phải cố đuổi kịp năm châu bốn biển cũng đang lao tới rất dữ dội, phải cố gắng tăng tốc tối đa để đuổi cho kịp. Và lại phải qua cua, liên tục qua cua. Chính lúc này hơn bao giờ hết cần văn hóa. Nếu không thì cuộc xông tới có rất nhiều nguy cơ lao xuống vực”.
  3. Ông giải thích tiếp: “Tôi cho rằng ở những đất nước như chúng ta, hình như người ta đang hiểu rất lầm về văn hóa, người ta cho rằng khi đất nước đang phải lao tới trong cuộc đuổi bắt lớn này thì văn hóa cũng phải lao theo, văn hóa phải ra sức cổ vũ, reo hò cho cuộc sống đuổi bắt say mê ấy. Văn hóa phải ra sức cổ vũ kinh tế và chính trị, chính các nhà chính trị và kinh tế cũng thường xuyên đòi hỏi thúc giục văn hóa như vậy... Không phải đâu, hoàn toàn ngược lại, ông quả quyết. “Chính khi kinh tế lao tới, thì công việc của văn hóa là phải giữ thắng, chính lúc này mới càng thấy vô cùng cần văn hóa, cần phải có văn hóa để nắm chắc cái thắng (cái phanh) của xã hội. Khi kinh tế và cả xã hội lao tới, thì văn hóa phải lùi lại một chút, bởi văn hóa là gì, nếu không phải là sự bình tĩnh, bình tâm, sự vững chắc, vững chãi của xã hội và con người. Kinh tế là cần thiết, là quyết định, chính trị cũng vậy, chính trị rất quyết định nhưng tôi cho là văn hóa mới quyết định hơn, bởi nó là cái nền, nó lâu dài hơn; kinh tế và cả chính trị, nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện. Văn hóa mới là mãi mãi, trường tồn, nó ở với con người, đi cùng con người trên đường dài vô tận của con người; nó lo về cái gì đó mà con người sống, lẽ sống, lẽ hạnh phúc của con người ở đời, cái lẽ vì đó mà con người làm kinh tế và làm chính trị cùng bao việc khác.” Và ông cảnh báo: “Kinh tế và chính trị tất yếu lao tới, mà văn hóa cũng hăng hái, bồng bột lao theo, thì là nguy cơ, xe sẽ đổ xuống vực, rồi tất cả có thể chỉ là vô nghĩa, thậm chí tan nát, hoặc ít ra cũng cằn cỗi cả thôi. Vậy đó, mà tôi đã bỏ Boston, bỏ New York, bỏ Paris... trở về với quê hương mình, tôi lo cho cái nền trong cuộc đuổi bắt thiết yếu và cuộc qua cua, cũng là thiết yếu. Cua rất ngặt, rất hiểm của các đất nước chúng ta bây giờ. Tôi nguyện là một ánh chớp im lặng. Anh biết đấy, dấn ga thì rú lên ồn ào, giữ ga thì âm thầm im lặng, nhưng mà không có nó, không chắc chân chỗ này thì có thể sẽ
  4. chẳng còn gì hết, sẽ là vô nghĩa hết, sẽ là điều chúng ta không hề mong muốn... Cũng có thể nói thế này chăng: Kinh tế, chính trị thì kêu gào, cổ vũ, động viên, kêu gọi người ta đua chen; văn hóa - nghệ thuật thì bình tĩnh và can ngăn... Những ý tưởng lớn của những cái đầu lớn, cả hôm qua và hôm nay, thật dễ gặp nhau trong mọi thời đại mà họ đã từng sống, từng trải nghiệm. Xin hãy nghe ít dòng tư tưởng đồng thuận, giao hòa của một số nhà văn, nhà thơ, nhà xã hội học, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nghệ thuật, triết học... bộc bạch: - Hiện đại - đương đại, không thể dựa vào hoàn toàn hợp lý hóa. Ngay từ đầu nó đã được xác định tách rời - nhưng cũng là sự bổ sung lẫn nhau - của lý trí và chủ thể, nói đúng hơn là của sự hợp lý hóa, chủ thể hóa, thì con đường tự do sẽ mở ra... Chúng ta không còn tin vào tiến bộ nữa. Không còn tin rằng sự giàu lên, sẽ kéo theo dân chủ hóa và hạnh phúc nữa... Loài người phải chăng đang xóa bỏ sự liên kết của nó với tự nhiên, đang trở thành dã man khi nó tưởng rằng đã được giải phóng khỏi những bó buộc truyền thống và đã làm chủ số phận mình? (Alain Touraine, nhà xã hội học người Pháp. Phê phán tính hiện đại - Critique de la modernité). - “Từ pho tượng đá ma quái trên đảo Phục Sinh tới thành phố Maya đổ nát ẩn sâu trong rừng già, bao tàn tích bí ẩn của những thế giới đã bị hủy diệt và những nền văn minh đã biến mất vẫn tiếp tục ám ảnh chúng ta. Tại sao các xã hội hùng mạnh như vậy lại sụp đổ? Và liệu một ngày nào đó những tòa nhà chọc trời của chúng ta có đứng lạc lõng bị cây rừng bao phủ như những ngôi đền cổ xưa không ?”... Nếu bỏ qua lịch sử, chắc chắn chúng ta sẽ dẫn đến sai lầm trong quá khứ (People)... “Một học vấn uyên bác lạ thường, độc đáo, khi liên tưởng sự hỗn loạn của thời kỹ thuật số hóa hiện nay với buổi
  5. đầu đất đai bị khai thác kiệt quệ trong quá khứ xa xôi. Một nền văn hóa sẽ như thế nào nếu mọi tác giả đều hiểu biết như vậy” (The New York Times - Bình giải về Jared Diamond, giáo sư sinh lý Y Khoa Đại học đường Los Angeles, Mỹ, tác giả cuốn sách lừng danh mang tên Sụp đổ Collaps). - “Thế giới đang biến động như vũ bão, văn hóa - giáo dục phải bình tĩnh trở lại những vấn đề cơ bản nhất của con người với tầm mức sâu và xa hơn, để con người làm chủ được hiện thực ở một tầm mức khống chế vững chãi hơn... Hãy liên kết các tri thức thành một khối thống nhất, hoàn chỉnh, tạo nên một nền vững chãi, bền chắc cho con người có thể ứng phó một cách chủ động và sáng tạo, không chỉ với hôm nay mà cả trong tương lai nữa.” (Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi. Tia sáng số 11 ngày 5/6/2008). - Minh triết đi đâu rồi, chỉ còn lại trí thức! Trí thức đi đâu rồi, chỉ còn lại thông tin! “ (Eliot, nhà văn, nhà thơ Anh gốc Mỹ, giải thưởng Nobel). - “ Giáo dục là dân chủ, là con người, là kết hợp giữa kinh nghiệm và nhận thức” (Dewey, nhà giáo dục Mỹ hiện đại). - “Nghệ thuật không phải là cuộc thi đấu. Làm họa sĩ giỏi, là một vấn đề tính cách, chứ không phải do kỹ xảo. Hãy làm người đã rồi mới làm họa sĩ. Như thế nghệ thuật mới có ý nghĩa” (Addison Parks, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Hoa Kỳ). Ngược bến thời gian, thế kỷ thứ 18, J.J.Rousseau, nhà giáo dục, nhà văn, triết gia Pháp cũng nói: “Việc học tập đích thực của chúng ta là học tập về thân phận con người”. ở thời cổ đại, Khổng Tử, giáo dục gia kiêm triết gia vĩ
  6. đại Trung Hoa xưa (thế kỷ thứ V, thứ IV Tr.CN) thì bảo: “Phải học cái Đạo làm người: Nhân - Trí - Dũng. Nhân để duy trì tình cảm, Trí để phát triển trí tuệ, Dũng để rèn luyện sức mạnh, vượt khó khăn thách thức trong cuộc sống.” Xấp xỉ thời với Khổng Tử, Scrate thời cổ đại Hy Lạp phương Tây thì bảo: “Tự ngươi hãy biết lấy ngươi “ . Như người “đỡ đẻ linh hồn”, ông đã giúp các học trò giải thoát linh hồn mà quy phục cái thiện. Không thể nào kể hết những quan niệm đã gặp gỡ đầy tính nhân văn sâu sắc của tiến trình lịch sử về văn hóa, hôm qua và hôm nay. Nó đã để lại cho con người những bài học thật sáng giá trong đời sống văn hóa - văn minh nhân loại. Cũng không có lời bình nào sáng sủa, minh triết hơn bằng chính tư tưởng, nhận thúc của họ tự phát ra cho các thế hệ. Tôi xin mượn câu nói của nhà văn Pháp André Malreaux (1901-1976) để kết thúc bài viết: Văn hóa, cái còn lại sau tất cả những gì đã mất cùng thời gian. Vì vậy, bổn phận của con người là phải biết bảo vệ, giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hóa do chính mình tạo ra. Để đạt được mục đích ấy, nói như tiến sỹ Tajit, phải có những cái thắng (cái phanh) tốt, giữ sao cho cỗ xe văn hóa - đời sống luôn vào cua (khúc quanh nguy hiểm), để xe qua an toàn, không gặp nạn. Đó chính là tầm quan trọng của văn hóa, chức năng văn hóa với cuộc sống con người, trong đó có nghệ thuật. Trần Thức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2