intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gặp ở Pattaya

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

May hay buộc miệng chửi thề từ năm lên mười bảy tuổi. Từ cái lúc thằng người yêu bé bằng que diêm thẽ thọt vào tai cô: “Tớ đưa cậu đi hút điều hoà”. Hút điều hoà là cái khỉ gió gì, May không tưởng tượng được. Chỉ biết chắc một điều, khi hút điều hoà, mầm sống đang lớn lên từng ngày trong bụng cô sẽ bị hủy diệt. May không đi, cứ để vậy sinh con. Chẳng phải vì muốn có con mà để “kình” với thằng người yêu xem đứa nào bản lĩnh hơn. Cùng lắm thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gặp ở Pattaya

  1. Gặp ở Pattaya TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THU TRÂN May hay buộc miệng chửi thề từ năm lên mười bảy tuổi. Từ cái lúc thằng người yêu bé bằng que diêm thẽ thọt vào tai cô: “Tớ đưa cậu đi hút điều hoà”. Hút điều hoà là cái khỉ gió gì, May không tưởng tượng được. Chỉ biết chắc một điều, khi hút điều hoà, mầm sống đang lớn lên từng ngày trong bụng cô sẽ bị hủy diệt. May không đi, cứ để vậy sinh con. Chẳng phải vì muốn có con mà để “kình” với thằng người yêu xem đứa nào bản lĩnh hơn. Cùng lắm thì May bị mẹ mắng cho vài ngày rồi thôi. Ba mẹ ly hôn ngày May còn bé. May ở với mẹ, mẹ cưng May hết lòng, có gì đâu mà sợ. Chưa kịp “kình” để xem ai lì lợm hơn ai thì thằng người yêu biến mất như một phép thuật. Úm ba la May sinh con gái. Con bé bé như nhúm bông nằm loe ngoe giữa đống chăn chiếu bùng nhùng. Từ ngày sinh con, đêm nào May cũng gặp ác mộng. Khi thì May bị mọi người cạo đầu bôi vôi đẩy ra đảo hoang với cánh buồm xơ xác. Khi thì bị bạn bè ở trường khinh khi, ném trứng thối đầy người. Những cái miệng cười May là con nít mà bày đặt có con lởm chởm những răng những lợi đến kinh hoàng… Hoang mang với những cơn mơ, ban ngày May oằn oại cô độc cùng con và bốn bức tường trắng. Ngày hai lần, bà vú mở khoá phòng lạch cạch đưa cơm. Mẹ bận bịu làm ăn đâu đó suốt ngày. Chỉ đêm về mới vào phòng bế cháu lên một chút… Con được hai tháng thì May bỏ Sài Gòn đi bụi. Cái đêm nhún mình nhảy qua cửa sổ, May còn nghe mẹ trở mình càu nhàu ngái ngủ: “Cái con! Có dậy cho con bú không mà để nó ọ oẹ miết vậy, đang tuổi ăn tuổi ngủ mà bày đặt chữa đẻ chi không biết!”. May chán đời, hoang mang bị bọn xấu dụ dỗ, đưa đẩy sang Campuchia, rồi sang Thái lúc nào không hay. Cô có đôi mắt to, hai làn mi dày với nước da bánh mật nên ít ai nghĩ cô là người Việt Nam. Nhiều ông khách bảo May là người Malaysia gốc Tàu. Cô chặc lưỡi,
  2. nói bằng tiếng Anh: “Gốc gì cũng được, miễn Asian”. Những ngày khốn khó nối tiếp những ngày khốn khó, dù túi May lúc nào cũng có tiền. Cho đến một đêm, May bừng tỉnh giấc bởi tiếng ngáy ồ ồ bên tai, ngáy như kéo gỗ, ngáy như bò rống. Tiếng ngáy của ông khách tuổi U.60 đang nằm bên cạnh. Không mặc gì cả, da thịt ông chảy nhảo nhoè nhảo nhoẹt, mọi thứ trên người ông nhăn rúm ró thảm hại… May nhắm mắt lại, tưởng ra ông ngoại dưới quê bên nhà. Ngoại cũng trạc tuổi ông, da ngoại cũng nhăn nhưng toàn thân ngoại săn chắc như một bức tượng đồng. Tuổi này nhưng ngoại còn leo dừa thoăn thoắt để hái trái cho mẹ con May uống nước mỗi lần về thăm quê. Bây giờ với May, tất cả đã rất xa rồi. Nhìn lại ông khách một lần nữa, May rùng mình. Cô tung cửa phòng chạy băng băng ra phố như một con điên. Nhà chức trách Bangkok đưa May đi test HIV trước khi mang cô vào bệnh viện tâm thần. Cũng may là chưa dương tính. Chịu không nỗi sự ám ảnh bởi bốn bức tường trắng, May trốn viện. Cô lầm lũi đi về hướng Pattaya. Nơi ấy có nhiều khách du lịch nên có thể làm bất cứ việc gì để sống, bà bán bánh rán trước cửa bệnh viện tâm thần nói với May như thế. Cô lau sàn nhà hàng, đẩy xe bán rau quả thuê, vào rạp xiếc hốt phân voi… Cơ cực như thế, buồn thương như thế nhưng tuổi đôi mươi xinh tươi của May vẫn cứ lồ lộ ra ngoài. Mắt cô ướt nước, môi cô như một trái rừng chín mọng, vòng một của cô căng mẩy trước bao đôi mắt nhìn hau háu. Có một đêm, May bị thằng quản lý nhà hàng làm nhục ngay trên sàn gỗ nhày nhụa mỡ, bia và nước hoa. Người khách quay trở lại lấy áo khoác bỏ quên đã cho hắn một trận ra trò. Người ấy tên là Uôt. Uôt bảo có thể giúp May kiếm được nhiều tiền. May hỏi việc gì. Uôt bảo phải xem người ta làm trước rồi mới biết mình có làm được và có thích làm hay không. *** Mấy cô gái học nghề cùng lượt với May rất trẻ, tất cả đều không quá hai mươi hai tuổi. Học luyện khí công. Ngày đầu, bước vào phòng diện kiến cô giáo, dù biết sẽ làm cái nghề khó chịu, dù đã từng là gái bán phấn buôn hương nhưng May vẫn ngại ngùng khi nghe cô bảo: - Tất cả phải thoát y!
  3. Các cô trần truồng ngồi co ro một góc. Cô giáo gọi từng người đứng lên đi một vòng. Ok thì học tiếp, không ok thì biến. Bài học cơ bản là vận khí công từ trên xuống dưới. Hít thở, nén ngực, căng cơ, duỗi cơ… là những từ được cô giáo liên tục nhắc đến trong bài học. Chung qui chỉ có một con đường, khí được hít vào qua đường miệng, đường mũi và ra đường dưới. Cửa ngõ đường dưới của người phụ nữ, nơi May vừa cho em bé chui ra từ đấy, được cô giáo gọi là “hoa”. Ok, hoa! Thế cho dễ học, dễ ăn, dễ nói. Cô giáo bảo thế. Nguồn khí thoát ra từ “hoa” càng mạnh càng tốt, càng có thể biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. Đấy là cơ sở để phân đẳng cấp trả lương. Lương trả cho những bài thực hành “truyền thống” như phun cá chép, ếch nhái, kim khâu, dao cạo; xiếc kéo ra nhùng nhằng những dây kim tuyến đủ màu; tung hứng bằng chuối… Còn những món tiền thưởng lớn đột xuất lại được chi cho các tiết mục sáng tạo cá nhân như màn hút thuốc; bắn cung; màn đổ nước ngọt vào cơ thể với màu khác, nhưng khi vận khí công đưa ra thì nước ngọt bị đổi màu… Được biểu diễn chính thức hàng năm trời nhưng lúc nào May cũng sống như người mộng du. Cô chẳng vui vẻ gì với món tiền kiếm được hậu hỉ hàng đêm. Cả cô giáo lẫn ông chủ đều khen May thông minh, màn nào cô diễn cũng tự nhiên, khéo léo, thành công trên mức mong đợi. May không mộng du làm sao được khi đêm diễn nào cô cũng phải đối mặt với gánh nặng tâm lý ngàn cân. Oh my God! Thời mở cửa Asean, người Việt Nam đi-về Thái Lan như đi chợ. Chẳng thế mà đêm nào ở sân khấu vận khí công của May cũng đầy ắp khán giả người Việt. Trong khi đó, vé ở sân khấu này không bán cho người Thái. Cô diễn viên người Việt duy nhất là May đứng co ro vô hồn sau cánh gà sân khấu. Ông chủ người Thái bước đến động viên May bằng tiếng Việt: “Ôi dào! Tất cả chẳng qua là do con người đặt ra thôi em à, cái nào kín là phải kín, cái nào hở là phải hở. Làm nghề như mình ở đây thì cũng phải có qui ước riêng của mình chứ, đúng không?”. Có lẽ vậy nên những chiếc áo khoác bằng lụa rộng thùng thình mắc sau cánh gà dành cho các cô sau khi diễn chẳng mấy khi được mặc. Cô nào cô nấy nhong nhong đi tới đi lui, nhong nhong cười, nhong nhong nói… như đi trong vườn địa đàng của Adam-Eva. Chỉ có mình May là hay vơ vội chiếc áo mặc vào sau khi diễn. Mặc những ánh nhìn khó chịu của bạn
  4. diễn, có chiếc áo khoác trên người, May vẫn thấy yên tâm hơn. Như ngày xưa ở bên nhà, dù trời nóng cách mấy, May cũng không chịu cởi quần áo ra ngủ. Mẹ hỏi sao thế. May bảo cô giáo dạy mặc quần áo chẳng những làm cho con người đẹp hơn lên mà còn giúp cơ thể giữ ấm. Ông chủ động viên May như thế thì thôi, cô đành “tự khắc phục” cho mình bằng cách nói tiếng Anh với mấy ông khách người Việt. Loại trừ chuyện phải đối mặt với khách người Việt, phải cùng ông chủ nơm nớp lo sợ sự kiểm soát của cảnh sát du lịch Thái Lan trong những màn làm tình nghệ thuật… Bi kịch nhất với May vẫn là chuyện một mình trong bóng đêm dài vô tận ở căn phòng trọ trống hoác trống huơ, rẻ tiền ở cuối phố. Lênh đênh trên đất Thái hơn năm năm nhưng May không có lấy một người thân. Bạn diễn lúc nhúc vài mươi cô nhưng You and I hồn ai nấy giữ. Lạnh lùng, bất chấp là thuộc tính của những người sinh sống bằng nghề vận khí công đường trên ra đường dưới; kể cả ông chủ và cô giáo. Mọi người có thể gặp nhau, nhìn nhau, nói với nhau điều gì đấy khi đến điểm diễn. Nhưng khi tiếng nhạc chấm dứt, màn sân khấu khép lại thì ai nấy quay lưng như những người xa lạ. Thậm chí đến Uôt-cái anh chàng nhặt May mang về sàn diễn khí công- cũng lạnh lùng, bất chấp như hắn chưa từng biết cô bị thằng quản lý khách sạn làm nhục. Chỉ có ông già lái xe Tuk Tuk quen thuộc đưa May về nhà hàng đêm là chịu nói với cô vài câu bâng quơ trên đường về bằng tiếng Thái. Những điều ông nói không đâu vào đâu nhưng cũng cho May cảm giác có một người luôn ở cạnh mình. Đại khái mùa này nắng nóng nhưng không hiểu sao khách du lịch Việt Nam vẫn nườm nượp đổ về Pattaya, đại khái món biển lúc này không ngon vì mặt biển lúc nào cũng loang loáng dầu tràn từ một giàn khoan xa xôi nào đó… Ông già rậm râu, đội nón sùm sụp trông dữ dằn nhưng rất tình cảm. Lúc nào vui, ông còn không lấy tiền xe hoặc tặng cô một ít trái cây, bánh ngọt… Ngã mình trên nệm mệt nhoài, May tưởng mình có thể ngủ được ngay tức khắc. Nhưng không, đêm nào cũng thế, chiếc bao tay bé xíu hồng hồng của con được May treo ở đầu giường lại vẫy vẫy như muốn trò chuyện cùng cô. Ừ, thì nó vẫy là nhờ cánh quạt đưa qua đưa lại nhưng sao May thấy thân thương làm vậy. Nó là người bạn thứ hai của May nơi đất khách quê người, sau ông già lái xe Tuk Tuk. Đến bây giờ May cũng chưa biết mình có nhớ con hay không nữa, nhưng
  5. chắc nhớ mẹ nhiều hơn. Sự non nớt, bội tình của thằng người yêu vô tình làm đứa bé khó định hình trong mẹ nó. Nhưng mẹ nó cũng không quên được nó may nhờ cái đêm trốn nhà ra đi vội vã nên vơ luôn cái bao tay nhỏ xíu của nó nhét vào túi áo khoác cùng mớ thun cột tóc đủ thứ màu… Ở Pattaya, đêm nào cũng như đêm nấy, May nằm gát tay lên trán, mắt chong chong nhìn vô hồn lên trần nhà, nơi có hàng đoàn thằn lằn lớn bé diễu hành qua lại suốt đêm. Chán đến bội thực cái nghề dùng cùng lúc hai miệng để nuôi mình, May đau đáu muốn trở về với mẹ. Vấn đề là ở chỗ cô có còn can đảm để nhìn mẹ hay không. Trên sàn diễn, khi chuyển tiết mục, nhạc ngưng, đèn tắt một chút là May đã thấy gai cả người khi nhìn bất cứ ai, kể cả mấy cô bạn diễn. Thế thì làm sao dám nhìn mẹ… khi đêm đêm cô phải khoả thân trước hàng trăm con người với hành động thường xuyên là dang rộng hai chân ra… Những buồn đau chất ngất trong cái nghề đặc biệt của May chắc chắn sẽ quá sức chịu đựng của mẹ… May trở mình nhìn ra cửa sổ quay về phía biển. Nửa đêm, gió thốc tháo thổi vào từng cơn. Cô bỗng nghe rợn người như khi khép lại một cảnh diễn mà không ai vỗ tay. Những con cá vàng ngoe nguẩy đuôi không còn ngoe ngoẩy nữa trong cái vùng sâu tối của riêng cô. Cô dồn hết sức hít mạnh và nén người xuống, đám cá vàng từ nơi ấy rơi ra. Dường như đôi khi chúng ngơ ngác, mắt chúng mờ đi, không còn biết đường bơi đi đâu khi chúng được chính tay cô trả về với nước. Hết màn diễn, không một tiếng vỗ tay nhưng từ đâu đấy dưới khán phòng có tiếng người Việt: “Cho anh làm cá với!”. May phát tởm lợm với mình chứ không phải với người vừa nói. Cô bước ra sau sàn diễn, vơ chiếc áo lụa thùng thình trùm đầu và khóc. Răng khểnh đứng cạnh nói như rót vào tai May: “Khóc làm chó gì! Xem tao đây này!”, rồi ung dung thay đôi giày mới, đôi giày vàng choé kim tuyến lấp lánh sàn sân khấu. Đám vận khí công của May chỉ tốn tiền mua giày mới, tốn tiền làm tóc chứ không cần mua quần áo. Răng khểnh là “sao” của sàn diễn nên được ông chủ cưng, mua giày mới tặng liên tục. Răng khểnh không “đụng hàng” với bất cứ ai trong tiết mục tung hứng với chuối. Chỉ có nó biểu diễn thành công tiết mục này. Khán phòng im phăng phắc, Răng khểnh nằm tựa đầu vào cột, đưa hai chân lên trời, đôi giày vàng sáng lấp lánh trong mớ ánh sáng đủ màu của sân khấu, quả chuối được tung lên tung xuống từ cửa dưới của “sao” như quả bóng được anh hề tung hứng bằng tay trong rạp xiếc. Tiếng vỗ tay vang lên từng chập, từng
  6. chập, dã man, thúc giục, suy đồi… Răng khểnh bước vào, tóc tai rũ rượi, ngữa cổ tu một lần hết chai nước khoáng, nó huých chõ vào hông May: “Thấy chưa, mọi người vỗ tay vì nó là chuối chứ không phải cá vàng!”, rồi nhe răng cười hồn nhiên như một đứa trẻ. Sau đó, Răng khểnh đưa tay đấm đấm lưng và nhăn mặt bảo: “Nhưng mà thôi, mày đừng làm tiết mục này, cái “the back” dập lên dập xuống dưới sàn đau lắm”. May thôi khóc nhưng tròn mắt ra nghĩ ngợi, thật không biết nghĩ làm sao cho đến đầu đến đũa với cái nghề kinh dị này. May bớt buồn vì thấy “sao” Răng khểnh cũng đáng yêu. Chí ít trong cái nghề trớ trêu này, mọi người cũng có lúc biết dỗ dành nhau. Nhưng May vẫn thương nhất Uôt. Uôt là nam diễn viên duy nhất của sàn diễn. Hắn có nhiệm vụ biến khi thấy thấp thoáng bóng cảnh sát du lịch. Dường như tiết mục của Uôt không được các nhà chức trách chấp nhận, dường như thế thôi. Nhưng hầu hết các đêm, khi sân khấu sáng đèn, mọi người lại thấy Uôt ngồi chờ dưới cánh gà. Tiết mục của Uôt “hot” nhất, bao giờ nó cũng là tiết mục khép lại chương trình. Ông chủ chọn ra bảy cô cùng diễn với hắn trong tuần, mỗi cô một đêm. Lượt của May vào đêm thứ sáu, đêm cuối tuần nườm nượp khách kéo đến Pattaya. Cảm giác ngượng ngùng, khủng khiếp ban đầu của May dần biến mất khi ông chủ bảo: “Cũng chỉ là sàn diễn thôi mà!”. May phủ tóc kín mặt bước ra sân khấu, nằm chờ Uôt phun thuốc cho mình khoảng vài mươi giây. Thứ thuốc hiệu nghiệm như thần, bắt cái của quý của đàn ông phải làm theo ý muốn của ông chủ. Trên nền nhạc êm dịu với ánh đèn vừa đủ sáng, Uôt biểu diễn nghệ thuật trên giường của người đàn ông. Ở mỗi tư thế, cô nào cũng được học cách hất tóc che mặt. Còn Uôt thì không, hắn cường tráng, khoẻ khoắn trong trang phục Adam và sau mỗi tư thế phải có nhiệm vụ quay ra nhăn răng cười với khán giả. Lần đầu biểu diễn màn quỷ quái này với Uôt, May nhắm tịt mắt, mong thời gian qua nhanh. Chẳng có cảm giác gì sất, mọi thứ lộn tùng phèo cay đắng. Bên cạnh May, Uôt vẫn cứ điệu nghệ, nhẹ nhàng, tươi tắn. May thấy mình nghẹn lên đến tận cổ. Ra vậy, thế giới này không ai tốt lành với ai. Việc Uôt đang làm cũng tương tự như chuyện thằng quản lý khách sạn làm nhục cô năm nào. Có điều thay vì là sàn nhà nhầy nhụa mỡ, bia và nước hoa thì đây là sân khấu đèn mờ dìu dặt tiếng tơ. Tay lỡ nhúng nhàm lần thứ hai, May muốn hét lên thật to cho vỡ toang lồng ngực, lồng ngực có đôi bầu thiếu phụ đương xuân chưa một lần biết đến tình yêu đích thực. Diễn xong, người May như dại đi.
  7. Cô ngồi thừ nhìn Uôt. Và ngạc nhiên làm sao, vì lúc này trông hắn đáng thương hơn cô gấp vạn lần. Ngược lại chuyện giả vui giả sướng ngoài sân khấu, Uôt nằm rũ như một tàu lá héo, mặt hắn nhăn nhúm đến khổ sở. Có hai người đàn ông đến làm gì cho hắn. Sau này May mới biết, đó là chuyện đôi khi phải có người can thiệp để giúp Uôt đỡ đau tức hơn khi hết giờ diễn rồi mà thuốc… vẫn còn tiếp tục phát huy tác dụng. Dù vậy, Uôt cũng không thể không dùng thuốc vào mỗi đêm diễn, bởi làm việc đó mà dường như chưa bao giờ hắn có cảm xúc của riêng mình… Trời mờ sáng, những chiếc xe đẩy hàng đã bắt đầu rít lên ken két ngoài phố, May thiếp đi trong trạng thái mệt nhoài. Cô mơ thấy tuổi thơ mình tắm bên dòng sông Tiền quê ngoại, tất cả trẻ con đều ở truồng, chỉ mỗi mình cô lặn ngụp giữa dòng với bộ đồ ướt lướt thướt nước… *** Đêm nay đến lượt May xuống khán phòng mời khách. Khách chỉ việc ngồi uống rượu với các Eva trên sân khấu thôi mà cũng là màn không thể thiếu. Nhiều ông máu mê bỏ ra một ngàn bath mua vé cũng vì tiết mục này. May bước giữa các hàng ghế san sát mời mọc, một thằng điên nào đó từ phía sau chồm lên dùng mười đầu ngón tay nghiến ngấu hai bầu ngực cô. May quay lại tát nó hai cái nảy đom đóm: “Đồ khốn nạn!”. Á trời ơi, Eva người Việt bây ơi! Một thằng tuổi teen người Việt nào đó la lên khi nghe May chửi thằng điên bằng tiếng Việt. Cô bứt ra khỏi những hàng ghế như con cọp xổng chuồng. Đám bảo vệ sân khấu ào xuống điệu thằng điên ra khỏi rạp. Nó ngà ngà men rượu huơ tay múa chân như một con rối… Bước ra sau cánh gà, May mặc quần áo vào như một cái máy, hai tai cô ù lên rối tung… -Cô định làm gì đấy? Người quản lý đêm diễn hỏi. Bàn tay hắn đen đúa, to bè bóp lấy cánh tay May, có vẻ nhẹ thôi nhưng mà đau buốt. Uôt đứng cạnh đấy, vờ không thấy không nghe nhưng thở dài quay đi. May không dám phản kháng hay trả lời một tiếng, Eva nào cũng sợ những trận đòn bảo ban của ông chủ.
  8. -Cô đã phạm luật! Các Eva không có quyền giận dữ với khách đâu, mọi thứ đã có đội bảo vệ lo rồi. Nếu cô không bỏ đi khỏi nơi này, chúng tôi cũng buộc cô thôi việc vào ngày mai. Nhưng cô phải diễn hết phần mình đêm nay và bị phạt một tháng lương đấy! May nghe tưởng như mơ. Được cho nghỉ việc mà không bị đòi trả lại tiền học nghề là nhất. Món tiền học nghề được ông chủ hét với giá trên trời, May biết lấy đâu ra mà trả. Đây cũng là sợi dây lạt buộc khiến nhiều cô không bỏ được nghề nếu không có sự đồng ý của ông chủ. May nhắm mắt lại, tưởng sui mà hoá ra hên, cô thầm cảm ơn thằng say rượu háo hức thân xác đàn bà con gái… … Đêm nay là đêm cuối tuần, có phần diễn của May với Uôt. May buộc cao tóc chuẩn bị bước ra sân khấu. Răng khểnh ngăn cô lại: -Mày không xoả tóc à? -Xoả làm gì? -Mày chịu chơi đấy, nếu mẹ tao không bệnh ung thư nằm chờ thuốc ở bệnh viện, tao cũng sẽ làm như mày! Đến phần Uôt, dường như có ai đấy nhắc hắn bôi thuốc. Hắn bảo không cần. Răng khểnh nhún vai: -Chúng bay cùng điên theo thằng khách kia rồi! Tiếng nhạc dập dìu vang lên, dường như là bản sonade dưới ánh trăng. Ánh sáng sân khấu xanh chập chờn, ma quái. Lần đầu tiên, Uôt không chào khách, không nhe răng cười nghệ thuật. Hắn đưa May đi một vòng sân khấu theo điệu nhạc… May thấy không bình thường, bước chân cô trở nên lúng túng, ngượng ngập… Người quản lý thắc thỏm nhắc sau cánh gà: -Vào màn chính đi, chúng bay điên rồi hả? Làm như không thấy không nghe, Uôt nhấc bổng May lên, công kênh cô một vòng sân khấu rồi thả cô xuống thì thầm: -Hãy tha thứ cho tôi nhé, thành thật xin lỗi May!
  9. -Về điều gì? -Tôi đã đưa cô vào đây… May gần như không cảm xúc: -Không, không phải băn khoăn điều gì cả, tất cả là do tôi thôi. Uôt đi vào tiết mục ngay đi, ông chủ sẽ trừng phạt anh đấy! Uôt nhún vai: -Đời nào ông ấy dám, tôi là hàng hiếm ở Pattaya này, không có thằng nào làm được như tôi và cũng chẳng có thằng nào chịu làm cả! Uôt lại đưa May đi lả lướt theo điệu nhạc. Lần đầu tiên, cô cảm thấy tin cậy trong vòng tay vạm vỡ của người bạn diễn. Và cô khóc. -May khóc đấy phải không? -… -Hy vọng là cô đang nhớ mẹ và con mình. Nhớ mẹ và con thì có nhưng lúc này thì không, một cảm giác rất lạ đang từ từ xuất hiện trong May… Cô ấp mặt vào ngực Uôt, nước mắt nhoè làm da hắn sáng bóng dưới ánh đèn sân khấu. Hơi nóng từ hắn lan toả ân cần sang người cô. -May đừng làm tôi khóc theo đấy nhé, tôi là một con giống đực nhưng dễ xúc động hơn cô gấp trăm ngàn lần… Không có màn truy hoan như thường lệ, khách đứng lên bỏ về khắp lượt. Có người quá khích đòi trả lại tiền vé. Uôt giải thoát cho May bằng cách đứng lại phân trần chi chi đó với người quản lý đêm diễn... … May nặng nề bước ra khỏi sàn diễn, thật chưa dễ gì thoát những ám ảnh… Có tiếng Răng khểnh gọi ơi ới từ phía sau, May đứng lại, cô bạn diễn nhón gót lên, quàng cho May chiếc khăn choàng cổ của chính mình rồi vẫy tay từ biệt… Đêm Pattaya nóng nung người. Biển lặng như trái đất này chưa từng có biển. May chờ mãi mà không thấy ông già
  10. lái xe Tuk Tuk quen thuộc, mặc dù đêm nào ông cũng đến muộn, nhưng đêm nay còn muộn hơn gấp bao nhiêu lần. Cô nới rộng chiếc khăn choàng cổ một tí cho mát rồi thả bộ dài trên phố… Lần đầu tiên sau năm năm sống bụi bờ, May mất việc mà không phải lo lắng gì. Cảm giác nhẹ nhàng bất chợt này khiến cô không còn e ngại khi nghĩ rằng sẽ hồi hương và kể cho mẹ nghe tất tần tật về cái nghề quái quỷ này. Cô háo hức nghĩ đến chuyện chuẩn bị trở về Việt Nam vào ngày mai. Còn Uôt, lạy trời, đêm nay hắn là một người đàn ông tuyệt vời trên cả tuyệt vời. -Mời cô lên xe! Ông già Tuk Tuk xuất hiện. -Sao hôm nay ông đón tôi muộn thế? Vẫn sùm sụp nón nhưng ông già ngước lên cười. Ôi trời, râu ông già đâu. -Uôt, tại sao anh làm thế? Ông già giật mình sờ lấy cằm, đột nhiên giọng ông không còn ồm ồm nữa: -Xin lỗi, do vội quá nên tôi quên gắn râu… -Không, tại sao anh làm thế? -Xin lỗi, tôi nghĩ là May không thích tôi nên tôi phải… -Không, không phải… Uôt gắt: -Thôi không nói nhiều, lên xe đi, tôi phải đưa cô về nhà! … Nhưng hắn không đi theo con đường quen thuộc mà đánh xe vòng qua biển. Biển dạt dào dậy sóng. Bầu trời nửa đêm chi chít những vì sao. Ngồi sau Uôt, bỗng dưng May thấy lạnh, cô rùng mình kéo lại chiếc khăn choàng. Trước khi trở lại con phố ngời ngợi những ánh đèn, Uôt dừng xe, quay lại vuốt vuốt bàn tay May đang để trên thành ghế: -Việc tôi chạy xe để kiếm thêm tiền ở cái thành phố chuyên sống vào ban đêm này cũng không có gì lạ để May phải rối rít lên như thế. Còn chuyện đưa cô đi-về hàng đêm là…
  11. chuyện của tôi! Cô biết không, tôi là một đứa trẻ mồ côi, một thằng đàn ông không gia đình nên thèm có người để chăm sóc, bảo ban… Lần đầu tiên May thấy ngại khi chạm vào bất cứ cái gì của người đàn ông, cô rụt tay lại: -Thôi đừng… Nhưng bàn tay May đã nằm gọn trong lòng bàn tay Uôt mất rồi, cảm giác lạ lắm, lạ vô cùng…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2