intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Gãy liên lồi cầu xương cánh tay

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

402
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một dạng gãy đầu dưới xương cánh tay, thường ở người lớn. Đây là 1 loại gãy khó, vị trí gãy là nơi có hố mỏm khuỷu và hố mỏm vẹt làm xương mỏng và yếu, ổ gãy nội khớp, gần thần kinh quay và thần kinh trụ. Chẩn đoán lâm sàng khó vì khớp khuỷu sưng nề lớn và sớm. Thường có chỉ định điều trị phẫu thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Gãy liên lồi cầu xương cánh tay

  1. Gãy liên lồi cầu xương cánh tay I. Đại cương :  Là một dạng gãy đầu dưới xương cánh tay, thường ở người lớn.  Đây là 1 loại gãy khó, vị trí gãy là nơi có hố mỏm khuỷu và hố mỏm vẹt làm xương mỏng và yếu, ổ gãy nội khớp, gần thần kinh quay và thần kinh trụ.  Chẩn đoán lâm sàng khó vì khớp khuỷu sưng nề lớn và sớm.  Thường có chỉ định điều trị phẫu thuật. II. Thương tổn giải phẫu bệnh lý: 1. Thể hay gặp là gãy chữ V, T:  Loại gãy chữ T: gãy ngang trên lồi cầu và gãy dọc tách rời lồi cầu và ròng rọc.  Loại gãy chữ V: hai đường gãy chéo nhau, đầu gãy trên nhọn thúc xuống làm bửa rộng lồi cầu và ròng rọc.
  2. 2. Phân loại : Riseborough nêu 4 kiểu:  Gãy không di lệch.  Gãy lồi cầu, ròng rọc không xoay.  Lồi cầu, ròng rọc rời xa nhau và xoay.  Gãy vụn nhiều mảnh diện khớp. III. Chẩn đoán :  Chẩn đoán lâm sàng khó vì khớp khuỷu chóng sưng nề và có máu tụ lớn. Có thể sờ thấy các lồi cầu bị bửa. Do đó, ri êng ở vùng khuỷu khi đã sưng nề nhiều, người ta trông chờ vào Xquang để chẩn đoán.  Nếu mảnh gãy bé hoặc bệnh nhân ít tuổi quá, khó chẩn đoán, có khi phải chụp khớp khuỷu 2 bên để so sánh. IV. Điều trị: 1. Nguyên tắc:  Đối với người trẻ, phải cố định lại giải phẫu để tập sớm. Với người già, cho tập sớm quan trọng hơn là phục hồi giải phẫu.  Dù là cách điều trị gì mà bất động lâu đều sẽ bị cứng khớp.
  3. 2. Điều trị không mổ: a. Bất động bột: - Chỉ định:  Gãy không di lệch . - Kỹ thuật  Bất động: kéo áp lồi cầu và ròng rọc, đặt khuỷu vuông, bột cánh cẳng bàn tay rạch dọc, gác tay cao cho đỡ sưng. Khi đỡ sưng, áp thêm 2 bên khuỷu, cho bó tròn. Sau 2 – 3 tuần, bột treo tay vào khăn quàng cổ tập. b. Kéo liên tục : - Chỉ định :  Có chống chỉ định mổ: sưng nề nhiều quá, da bị đụng dập nhiều, toàn trạng kém.  Chờ mổ.  Gãy vụn nhiều mảnh.  Gãy hở bẩn. - Kỹ thuật:
  4.  Xuyên đinh vào mỏm khuỷu, kéo tạ thẳng lên trời kết hợp nắn ép các mảnh gãy. Thời gian kéo liên tục 6 tuần. Bỏ tạ kéo, tập cử động khớp khuỷu. c. Kỹ thuật treo cổ tay vào cổ : - Chỉ định:  Cho người già, cần ngoại trú sớm, không cần bệnh nhân cộng tác nhiều. - Kỹ thuật:  Cho gấp khuỷu, cổ tay buộc treo vào cổ, càng gấp khuỷu càng tốt. Khuỷu để tự do. Tập ngay bàn ngón tay, sau 7 ngày tập đung đưa vai. Sau gãy 2 tuần, tập duỗi dần khuỷu, khi tập mảnh gãy tự nắn vào. Sau 6 tuần xương liền, bỏ khăn treo cổ, tập thêm 3 – 4 tháng. 3. Điều trị mổ : Mổ nắn cố định bên trong, có 2 cách: a. Mổ nhỏ:  Cốt gá lồi cầu và ròng rọc, lập lại quan hệ diện khớp. Sau mổ bó bột hay kéo liên tục 6 tuần. Cách này ít làm.
  5. b. Mổ lớn: - Chỉ định:  Bệnh nhân trẻ, chất lượng xương tốt, mảnh vỡ đủ to để kết hợp xương - Kỹ thuật  Tách rời chỗ bám tận gân cơ tam đầu (mỏm khuỷu), lật lên trên, bảo vệ thần kinh trụ, đặt lại các đầu gãy, cố định chắc lồi cầu với ròng rọc bằng 1 vít xương xốp nằm ngang, đôi khi thêm 1 đinh Kirchner song song nằm ngang cho khỏi xoay. Hai bên cột xương, cố định với 2 nẹp vít hình chữ A, cỡ nhỏ. Nhờ cố định vững chắc, sau mổ tập được sớm.  Nếu mổ không vững, sau mổ xuyên đinh mỏm khuỷu kéo tạ và tập sớm. c. Mổ tạo hình khớp khuỷu: - Chỉ định:  Cho gãy hở nặng, gãy vụn nhiều mảnh. - Kỹ thuật  Mổ lấy bỏ các lồi cầu đã vỡ rời nhau. Bất động tạm thời rồi cho cử động khớp sớm. Nếu nghi ngại lỏng khớp, nên chỉ định mổ thì 2.
  6.  Ghim đinh rồi bó bột: Xuyên đinh qua mỏm khuỷu kéo tạ, hai bàn tay ốp 2 bên cho lồi cầu và ròng rọc áp vào nhau. Xong ghim đinh Kirchner qua da, chéo ổ gãy để cố định, xuyên chéo qua đầu trên. Xong vùi 3 đinh này trong bột. Cách này không cử động được sớm khuỷu và có nguy cơ nhiễm khuẩn theo chân đinh. d. Thay khớp nhân tạo:  Thay thế đầu dưới xương cánh tay với Vitallium. Có thể thay thế toàn bộ khớp khuỷu cho viêm khớp nặng sau chấn thương.  Biến chứng nhiều, kết quả xa đang theo dõi, chưa kết luận được.  Sau mổ treo tay cao, cho cử động ngay, cho cử động chủ động, không nên làm cử động thụ động. V. Biến chứng:  Thần kinh, mạch máu  Không liền xương: hiếm gặp  Hoại tử vô mạch: Rất hiếm.  Cứng khuỷu, mất cử động khuỷu: Đây là biến chứng chủ yếu do:
  7.  Chèn ép cơ học: Đầu xương chồi cản trở gấp khuỷu, các lồi cầu biến dạng, diện khớp hỏng.  Các hố mỏm khuỷu, mỏm vẹt bị đầy vì can sùi, tổ chức xơ lấp đầy, gãy lồi cầu di lệch.  Xơ hoá cạnh khớp sau chấn thương, kỹ thuật nẹp vít kém.  Nhiễm khuẩn.  Thao tác mạnh khi đang liền xương, làm rách các chỗ dính gây cứng khớp  Bất động lâu quá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2