Gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê trong mổ ung thư vùng lồng ngực
lượt xem 1
download
Tài liệu "Gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê trong mổ ung thư vùng lồng ngực" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê trong mổ ung thư vùng lồng ngực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gây tê ngoài màng cứng phối hợp gây mê trong mổ ung thư vùng lồng ngực
- GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG PHỐI HỢP GÂY MÊ TRONG MỔ UNG THƢ VÙNG LỒNG NGỰC I. ĐẠI CƢƠNG Gây tê đơn thuần đôi khi không đạt được kết quả như ý, người bệnh đôi khi cũng không chịu đựng được cuộc mổ lớn. Gây tê ngoài màng cứng có ưu điểm là vừa có thể giảm đau sau mổ vừa gây tê trong mổ, chăm sóc hậu phẫu cũng nhẹ nhàng hơn. Gây mê toàn thể đem lại thuận lợi tốt cho cuộc mổ, người bệnh không nhớ, không biết và giãn cơ tốt. Nhưng gây mê toàn thể có nhược điểm là đau sau mổ và suy hô hấp sau mổ, chăm sóc hậu phẫu nặng nề hơn. Do đó phối hợp giữa 2 phương pháp sẽ tận dụng được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả 2 phương pháp này. Thông thường phương pháp phối hợp được tiến hành bằng cách đặt 1 catheter vào khoang ngoài màng cứng vừa để gây tê trong mổ vừa để giảm đau sau mổ. Sau đó sử dụng gây mê toàn thể với liều thấp tối thiểu. II. CHỈ ĐỊNH - Phẫu thuật phổi: Cắt u, cắt phân thùy phổi, cắt thùy phổi, cắt phổi, phẫu thuật cắt giảm phổi. - Các bệnh phổi do khối u, lao, áp xe,…. - Phẫu thuật cắt u, tạo hình thực quản. - Phẫu thuật cắt u vùng trung thất, lồng ngực. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Người bệnh từ chối - Nhiễm trùng tại chỗ - Dị dạng cột sống hoặc tổn thương thần kinh cấp tính - Người bệnh có rối loạn đông máu - Người bệnh tụt huyết áp, sốc, thiếu khối lượng tuần hoàn - Suy giảm chức năng hô hấp tuần hoàn nặng III. CHUẨN BỊ 1. Đánh giá ngƣời bệnh trƣớc mổ - Thăm khám lâm sàng 159
- - Tiền sử bệnh - Đánh giá Vị trí và phạm vi phẫu thuật 2. Thăm dò chức năng hô hấp - Thăm dò chức năng thông khí ngoài: Là thăm dò đơn giản rẻ tiền và cơ bản trong thăm dò trước mổ phổi. - Thăm dò chức năng khuyếch tán khí qua màng phổi. - Đo khí trong máu động mạch. - Thăm dò phân bố thông khí và,hoặc tưới máu từng phần phổi bằng y học hạt nhân: - Dự kiến chức năng hô hấp sau mổ 3. Kiểm tra kỹ khí phế quản: Xquang, CT- Scaner, (tốt nhất là có nội soi phế quản trước mổ). 4. Trang thiết bị cần thiết - Nội khí quản 2 nòng (Hoặc các loại ống nội khí quản thay thế). - Dụng cụ đặt nội khí quản: Đèn nội khí quản, Pince magin, nòng (Mandrin) nội khí quản. - Thuốc gây mê, gây tê các loại. - Các phương tiện hô hấp nhân tạo: Ô Xy, bóng ambu, Masque kín và hở các loại…. - Máy thở, máy mê, Monitoring các loại. - Một bộ cụng cụ gây tê ngoài màng cứng cần bao gồm: + 1 kim Tuohy số 18G + 3 bơm tiêm: 5ml, 10ml, 20ml + 1 lọ lidocain 1 + 2 ống nước cất vô trùng hoặc lọ huyết thanh vô trùng + 1 kẹp để sát trùng + 6 - 8 miếng gạc vô trùng, 3 miếng toan vô trùng hoặc 1 toan lỗ + 1- 2 đôi găng tay vô trùng Tất cả các dụng cụ này đều phải được tiệt trùng bằng phương pháp hô hấp vô khuẩn. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng 160
- - Tư thế người bệnh: Giống như để gây tê tủy sống, người bệnh có thể ngồi cúi trên bàn hoặc nằm nghiêng co như lưng tôm. - Vị trí chọc kim: Thông thường đường chọc kim hay được chọn là theo đường giữa và chỗ dễ chọc nhất nằm ở giữa L3,L4. Đường kẻ ngang hai mào chậu tương ứng với khe liên đốt L4-L5. Sát trùng, trải toan như gây tê tủy sống. - Cần phải gây tê tại chỗ định chọc kim gây tê. - Khi chọc kim bao giờ cũng phải để cả nòng của kim ở trong. Đặt chuôi kim trong lòng bàn tay phải, ngón cái và ngón trỏ giữ chặt thân kim, mu bàn tay phải tựa trên da lưng người bệnh để giữ mức chọc kim cho chuẩn. Tay trái để xác định lại mốc chọc kim và căng da lưng lúc chọc kim Tuohy qua da. Sau khi chọc qua lớp da việc đẩy kim vào qua tổ chức lỏng lẻo rất dễ dàng, chỉ gặp một sức cản nhỏ khi chọc qua dây chằng liên gai sau, chỉ một số ít trường hợp nhất là ở người già dây chằng này mới bị xơ hóa và việc chọc qua có thể nhầm với dây chằng vàng. - Chọc kim qua dây chằng vàng bao giờ cũng gặp một sức cản lại biểu hiện bằng cảm giác ―sựt‖, và sau đó tới khoang ngoài màng cứng; ngay lập tức cần dừng kim để tránh không chọc qua màng cứng. Có nhiều kỹ thuật để nhận biết khoang ngoài màng cứng. Ở đây tôi xin giới thiệu các kỹ thuật hay sử dụng nhất. 1.1. Kỹ thuật 1.1.1. Kỹ thuật dùng bơm tiêm có chứa huyết thanh đẳng trương Dùng một bơm tiêm thu tinh 10ml hoặc 20ml hoặc loại bơm tiêm có sức cản thấp có chứa 5ml huyết thanh 0,9 đồng thời để lại một bọt khí ở trong bơm tiêm, lắp bơm tiêm nói trên vào chuôi kim Tuohy. Khi chưa qua dây chằng vàng ta luôn thấy có sức cản ở lại bơm tiêm, thể hiện bằng bóng hơi trong tiêm bị biến dạng và huyết thanh trong bơm bị nén lại. Ngay sau khi đẩy kim qua dây chằng có cảm giác sựt dừng kim lại và ngay lập tức sức cản trên bơm tiêm không còn nữa và ta dễ dàng bơm huyết thanh vào, bóng hơi trong bơm tiêm sẽ giữ nguyên hình dạng cho tới khi bơm hết huyết thanh vào khoang ngoài màng cứng. Cần chú ý phân biệt hai trường hợp: một là chọc kim qua màng cứng vào tủy sống. Trường hợp thứ hai nếu đẩy kim không dứt khoát qua dây chằng vàng, đầu vát của kim Tuohy có thể nằm nửa trong nửa ngoài của khoang ngoài màng cứng. 1.1.2.Kỹ thuật dùng bơm tiêm có chứa không khí Tương tự như kỹ thuật dùng bơm tiêm có chứa huyết thanh nhưng thay huyết thanh bằng không khí. Một số tác giả cho rằng kỹ thuật này nên áp dụng hơn. 1.1.3. Kỹ thuật giọt nước 161
- Kỹ thuật này theo Guttierez là dựa trên nguyên lý khoang ảo của ngoài màng cứng. Sau khi luồn kim Tuohy vào tới khe liên gai sau, ta rút nòng kim ra, bơm vào chuôi kim này một giọt huyết thanh đẳng trương; khi đầu kim Tuohy vào tới khoang màng cứng, giọt nước sẽ bị hút từ từ vào khoang ngoài màng cứng là bằng chứng khá chắc chắn. 1.2. Liều lượng của thuốc tê Liều lượng: mỗi loại thuốc dùng gây tê nên tính 1,5ml/1đốt sống cần gây tê: lidocain tối đa 5mg/kg; bupivacain tối đa 2mg/kg. 2. Kỹ thuật gây mê 2.1. Tiền mê - Các thuốc nhóm benzodiazepin, phối hợp với các thuốc giảm đau họ morphine có thể được sử dụng đối với các người bệnh chức năng hô hấp còn tốt; - Với các người bệnh chức năng hô hấp kém chỉ nên sử dụng an thần liều thấp phối hợp với ôxy liệu pháp; - Các thuốc ức chế phó giao cảm (atropin, scopolamin) làm giảm tiết đờm dãi thường dùng cho các người bệnh có tăng tiết đờm dãi trước mổ hoặc cường phó giao cảm; - Với các người bệnh có tiền sử hen hoặc các bệnh phổi mãn tính tắc nghẽn khác cần dùng thêm các thuốc ức chế giải phóng Histamin, Corticoid, hoặc các thuốc giãn phế quản trước khi gây mê. 2.2. Khởi mê và đặt nội khí quản - Do yêu cầu của phẫu thuật phổi thì ống nội khí quản tốt nhất được sử dụng là các ống có hai nòng để có thể thông khí cho hai phổi riêng biệt. Các ống thường được dùng là: ống Carlen, ống White, ống Robertshaw, Mallinckrodt...; - Kích cỡ thường dùng với người lớn là 35 - 37 cho nữ và 37 - 39 cho nam, cần chú ý kiểm tra Cuff trước khi đặt nội khí quản.Theo Benumof lựa chọn ống và độ sâu của ống theo chiều cao: + 136 - 164 cm : ống 37 sâu 27 cm. + 165 - 179 cm : ống 39 sâu 29 cm. + 180 -194 cm : ống 41 sâu 31 Kỹ thuật: - Khởi mê sâu và giãn cơ đủ để bộc lộ thanh môn; - Đưa ống nội khí quản cùng cựa gà đi qua dây thanh âm sau khi cựa gà qua dây thanh âm thì xoay ống nội khí quản 900 theo hướng phổi định đặt; 162
- - Bơm hai Cuff và thông khí nhân tạo, dùng ống nghe để kiểm tra, kẹp lần lượt hai nhánh đường khí vào để xác định vị trí của ống nội khí quản; - Cần cố định chắc chắn ống nội khí quản, đánh dấu độ sâu của ống và lưu ý thận trọng khi xoay chuyển tư thế người bệnh. VI. TAI BIẾN - Đau thắt lưng do tổn thương cơ và các dây chằng khi dùng kim to, chọc nhiều lần. - Chọc vào màng cứng có thể dẫn tới tê tủy sống toàn bộ là biến chứng nguy hiểm nhất. Việc cấp cứu phải bao gồm cả tuần hoàn, hô hấp và tri giác. - Máu tụ chèn ép khoang ngoài màng cứng ít gặp và khó phát hiện. - Bơm thuốc tê thẳng vào mạch máu gây biến chứng toàn thân: co giật, ngộ độc thuốc hoặc biến chứng tim mạch: rối loạn dẫn truyền của tim (xem bài thuốc tê). - Tiêm nhầm thuốc là biến chứng ít gặp nhưng có thể gây hậu quả nặng nề. - Gãy kim gây tê hoặc đứt catheter. - Nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng - tủy sống cũng là một biến chứng nặng. - Biến chứng tụt huyết áp hay gặp, cơ chế như trong gây tê tủy sống, xử trí cũng như cách đề phòng cũng giống như vậy. - Suy hô hấp do gây tê ngoài màng cứng hoặc do thuốc họ morphin. - Tổn thương thần kinh do lỗi kỹ thuật hoặc do thuốc có thể gặp. 163
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng phối hợp với gây mê nội khí quản trong phẫu thuật nội soi ổ bụng
6 p | 64 | 7
-
Đánh giá hiệu quả giảm đau trong và sau mổ của gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật vùng ngực
8 p | 106 | 7
-
Hiệu quả giảm đau chuyển dạ của gây tê ngoài màng cứng bằng bupivacain 0,08% phối hợp với fentanyl
5 p | 84 | 6
-
Đánh giá hiệu quả giảm tiêu thụ opioid của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi phối hợp với gây mê toàn thân qua theo dõi ANI trong phẫu thuật ổ bụng
9 p | 14 | 5
-
So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai của gây tê ngoài màng cứng bằng ropivacain nồng độ 0.1% với 0.125% phối hợp fentanyl
4 p | 10 | 5
-
Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng đoạn ngực bằng bupivacaine phối hợp fentanyl trong và sau phẫu thuật mở vùng bụng trên
6 p | 47 | 5
-
Giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng phối hợp Bupivacaine 0,075% và Fentanyl
8 p | 48 | 4
-
Đánh giá hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ đẻ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do sản phụ tự điều khiển (PCEA) tại Trung tâm Y tế huyện Quế Võ, Bắc Ninh, năm 2019-2020
6 p | 12 | 4
-
Nhận xét một số tác dụng không mong muốn của Neostigmin phối hợp Atropin để điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng trong sản khoa
4 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau chuyển dạ cho sản phụ sinh thường tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi
5 p | 37 | 4
-
Gây tê ngoài màng cứng phối hợp bupivacaine với fentanyl để giảm đau trong chuyển dạ
9 p | 57 | 3
-
Vai trò giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng phối hợp bupivacaine 0,1% và thuốc giảm đau
7 p | 65 | 3
-
Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tuỷ sống phối hợp trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới
7 p | 57 | 3
-
So sánh hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng giữa 2 nồng độ bupivacaine 0,075% và 0,1% khi phối hợp với Fentanyl 2mcg/ml
8 p | 39 | 2
-
Nghiên cứu hiệu quả gây tê tủy sống phối hợp gây tê ngoài màng cứng vô cảm trong phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
3 p | 22 | 2
-
So sánh tác dụng giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng của gây tê ngoài màng cứng bằng levobupivacain 0,075% với bupivacain 0,075% cùng phối hợp fentanyl và adrenalin
7 p | 13 | 2
-
Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng bằng thuốc tê phối hợp với fentanyl trong phẫu thuật wertheim meigs
10 p | 54 | 1
-
Giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng với sự phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung ương
7 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn