intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghẻ (B86)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Ghẻ (B86)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân, đường lây, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, chẩn đoán phân biệt, nguyên tắc điều trị, thuốc điều trị ghẻ, điều trị biến chứng, theo dõi điều trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghẻ (B86)

  1. GHẺ (B86) 1. ĐỊNH NGHĨA Ghẻ là bệnh ở da do nhiễm ký sinh trùng. 2. NGUYÊN NHÂN Do cái ghẻ Sarcoptex scabiei hominis. 3. ĐƯỜNG LÂY Đường lây truyền: thường lây qua tiếp xúc trực tiếp với da bệnh nhân hoặc qua tiếp xúc với vật mang ký sinh trùng như quần áo, đồ dùng, đồ nội thất. 4. CHẨN ĐOÁN 4.1. Dịch tễ: có nhiều người xung quanh cùng bệnh. 4.2. Lâm sàng - Thời kỳ ủ bệnh: + 2-6 tuần nếu nhiễm lần đầu. + 1-3 ngày nếu tái nhiễm. - Triệu chứng: + Ngứa: ngứa nhiều về đêm, đặc biệt ngứa nhiều vùng da non. Xung quanh có nhiều người bị ngứa. + Rãnh ghẻ (có giá trị chẩn đoán): màu xám hoặc đen, dài 1-10 mm, hơi nhô cao so với mặt da. + Mụn nước: nằm rải rác màu trắng đục, càng có giá trị khi nằm ở vùng da non. 381
  2. + Sẩn cục: màu nâu-đỏ ở bìu, dương vật, nách đường kính 3-5 mm, ngứa hoặc không. + Vị trí sang thương: khắp người, thường gặp ở vùng da non (kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, quanh rốn, da đùi, mặt trong da đùi, bộ phận sinh dục…). Trẻ em có cả ở mặt. + Ghẻ NaUy: không ngứa hoặc ngứa dữ dội thương tổn phủ lớp mày dày lan rộng toàn thân có cả ở mặt và da đầu, tóc rụng nhiều. Da tăng sừng, nứt nẻ nhất là vùng da tì đè, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Vùng xung quanh và dưới móng dày lên làm móng bị méo mó. 4.3. Cận lâm sàng: hiếm khi sử dụng. - Cạo da tìm trứng hoặc cái ghẻ. - Dùng kim tách cái ghẻ. - Sinh thiết thượng bì. - Thử nghiệm mực rãnh ghẻ. 4.4. Chẩn đoán phân biệt - Tổ đỉa: mụn nước ở mặt bên ngoài các ngón, không có sang thương ở thân mình. - Chí rận: ngứa ở lưng, sau ót, sang thương cào gãi nhiều hơn. - Chàm thể tạng: phân biệt với ghẻ chàm hóa mạn tính. 382
  3. 5. ĐIỀU TRỊ 5.1. Nguyên tắc điều trị - Bệnh nhân và những người tiếp xúc gần bệnh nhân cần được điều trị cùng một lúc, dù triệu chứng có xuất hiện hay không. - Vệ sinh đồ dùng cá nhân: quần áo, khăn tắm, khăn trải giường (giặt, sấy khô ở nhiệt độ ≥ 60⁰C hoặc luộc nước sôi, phơi nắng, ủi nóng 2 mặt) hoặc loại bỏ không tiếp xúc với người bệnh (cất vào tủ) ít nhất 4 ngày, để tránh lây lan cho cộng đồng và tránh tái nhiễm. - Bôi thuốc đúng cách: bôi thuốc 1 lần vào buổi tối, bôi sau khi tắm, bôi toàn thân kể cả mặt và đầu. Chú ý bôi kỹ những vùng nếp gấp, sinh dục, quanh móng, sau tai. 5.2. Thuốc điều trị ghẻ - Xà bông tắm ghẻ: vuốt xà bông cùng mình, nhấn mạnh ở các nếp rồi rửa sạch với thuốc tím pha loãng 1/4.000 đến 1/10.000 ấm. - Chống ngứa: Chlopheramin, Loratadine… thường uống vào buổi tối (mày đay cấp tính). - Gần đây có thuốc uống IVERMECTIN: dùng trong trường hợp nặng hoặc không dùng được thuốc sớm, liều dùng 200 µg/kg (1 liều duy nhất), đối với ghẻ Na Uy dùng 2 đến 3 liều cách nhau 1 đến 2 tuần. Không sử dụng ở trẻ < 15 kg. - Ghẻ Na Uy: nâng tổng trạng bệnh nhân, thoa mỡ Salicylee 2 đến 5% để tiêu sừng, sau đó bôi thuốc ghẻ, có thể dùng IVERMECTIN. 383
  4. - Thuốc thoa da: + Permethrine 5%: thoa từ cổ đến chân, sau 8 đến 12 giờ tắm rửa thay quần áo, lặp lại sau 1 tuần. Sử dụng được cho trẻ ≥ 2 tháng. + Spregal (Esdepallethrin, Piperonyl butoxide): dạng phun sương phun từ cổ đến chân 1 lần/1 tuần. Sử dụng được cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, thận trọng khi dùng ở vùng mặt và hen suyễn. + D.E.P (Diethylphtalate) thoa lên tổn thương mụn nước tối trước khi ngủ. + Nhũ dịch hoặc kem Benzyl benzoate 10%: bôi 24 giờ sau tắm sạch (12 giờ đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhũ nhi), trong 3-5 ngày liên tiếp. Dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có thể gây MetHb. + Mỡ lưu huỳnh 2-10%: bôi 3 đêm liên tục, tắm sạch sau 24 giờ. An toàn cho trẻ dưới 2 tuổi. 5.3. Điều trị biến chứng 5.3.1. Ghẻ bội nhiễm - Khu trú: bôi dung dịch màu (Milian, Eosin 2%) vào thương tổn nhiễm trùng và điều trị ghẻ như ghẻ thông thường. - Lan tỏa, có dấu hiệu toàn thân: dùng thêm kháng sinh đường uống, khi thương tổn khô mới bôi thuốc trị ghẻ. 5.3.2. Ghẻ chàm hóa - Tăng liều kháng Histamin 2-3 lần trong ngày. - Điều trị chàm trước rồi mới bôi thuốc trị ghẻ sau. - Điều trị như ghẻ bội nhiễm và ghẻ chàm hóa. 384
  5. 5.4. Theo dõi điều trị - Điều trị tốt: 3-5 ngày không nổi thương tổn mới, ngứa có thể tồn tại khoảng 2 tuần, nên bôi giữ ẩm để giảm ngứa. - Tiêu chuẩn điều trị lại: + Ngứa trên 2 tuần dù không có sang thương mới về mặt lâm sàng. + Nổi sang thương mới. + Điều trị không đúng phương pháp. 5.5. Phòng bệnh - Vệ sinh cá nhân hàng ngày với xà phòng nhất là kẽ tay, các nếp. - Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ: không bắt tay, không dùng đồ chung, không giặt và phơi chung đồ. - Người bị ghẻ đi khám ngay điều trị sớm tránh biến chứng, tránh lây cho cộng đồng. 385
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2