intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ghép sụn khớp - Hy vọng cho người thoái hóa khớp

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

101
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi tuổi thọ của con người ngày càng tăng thì các bệnh lý liên quan đến lão hóa cũng ngày một nhiều, trong đó thoái hóa khớp là một bệnh điển hình. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì thoái hóa khớp là nguyên nhân chính gây tàn tật cho người già, đứng thứ hai sau các bệnh tim mạch. Trong những năm gần đây, việc chẩn đoán và điều trị bệnh đã có nhiều tiến bộ, có những biện pháp đã được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng như sử dụng các thuốc bảo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ghép sụn khớp - Hy vọng cho người thoái hóa khớp

  1. Ghép sụn khớp - Hy vọng cho người thoái hóa khớp Khi tuổi thọ của con người ngày càng tăng thì các bệnh lý liên quan đến lão hóa cũng ngày một nhiều, trong đó thoái hóa khớp là một bệnh điển hình. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì thoái hóa khớp là nguyên nhân chính gây tàn tật cho người già, đứng thứ hai sau các bệnh tim mạch. Trong những năm gần đây, việc chẩn đoán và điều trị bệnh đã có nhiều tiến bộ, có những biện pháp đã được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng như sử dụng các thuốc bảo vệ sụn khớp, thay khớp nhân tạo..., trong đó ghép tế bào sụn thay thế đang trở thành một biện pháp hứa hẹn nhiều triển vọng.
  2. Sụn khớp có vai trò như thế nào? Sụn khớp là một tổ chức rất đặc biệt, che phủ các đầu xương ở diện khớp làm cho các diện khớp được trơn bóng, giảm lực ma sát khi chúng trượt nên nhau, giúp cho con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng. Sụn có tính chất vừa chắc, cứng nhưng lại dẻo dai, đàn hồi, có tác dụng như một chiếc lò xo làm giảm áp lực tác động lên diện khớp khi vận động. Sụn khớp được cấu tạo từ hai thành phần chính là chất căn bản của sụn và các tế bào sụn. Chất căn bản của sụn có 3 thành phần chính là: nước (chiếm 80%), các sợi collagen (chủ yếu là collagen typ 2) và chất proteoglycan (chiếm 5 - 10%). Tế bào sụn có nhiệm vụ tổng hợp ra chất căn bản của sụn khớp, là những tế bào có tốc độ chuyển hóa thấp. Trong cơ thể sống, các tế bào sụn khớp ở người trưởng thành không có khả năng sinh sản và tái tạo. Một đặc điểm rất đặc biệt là tổ chức sụn khớp không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng như các tổ chức khác, mà nó được nuôi dưỡng bằng con đường thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Từ các đặc điểm cấu tạo và chức năng trên, nên trong thực tế, một khi sụn đã bị tổn thương thì nó rất khó liền. Khi sụn bị tổn thương, do chấn thương hay do bệnh lý làm lộ tổ chức xương dưới sụn khớp, các đầu xương cọ xát lên nhau làm cho khớp bị tổn thương nặng hơn, gây thoái hóa khớp, biểu hiện bằng triệu chứng đau và biến dạng khớp. Tại sao bị thoái hóa khớp?
  3. Bản chất của thoái hóa khớp là tổn thương sụn khớp, nhưng nguyên nhân thực sự làm tổn thương sụn khớp vẫn còn nhiều bàn luận. Các nhà khoa học cho rằng có hai yếu tố quan trọng và chúng không thể tách rời nhau, đó là: các yếu tố cơ học (lực tác động lên sụn khớp, các vi chấn thương lặp lại nhiều lần, tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp) và các yếu tố sinh học (các tế bào bị già đi theo thời gian, mặt khác khi các yếu tố cơ học tấn công tác động trực tiếp lên mặt sụn đồng thời gây ra sự hoạt hóa và sự giải phóng các enzym, làm thoái biến chất cơ bản, sau đó là phá hủy sụn khớp). Sự thay đổi cấu trúc này dẫn đến việc tạo sụn khớp bị suy giảm, kéo theo sự tích nước tại mô sụn, làm giảm độ chắc và độ đàn hồi của sụn. Ghép sụn khớp - hướng đi mới cho điều trị thoái hóa khớp Ghép sụn khớp là một hướng đi mới cho điều trị thoái hóa khớp. Người ta có thể sử dụng hai phương pháp là cấy ghép sụn tự thân (Autograft-lấy chính sụn của bệnh nhân để ghép cho chính họ) và cấy ghép sụn đồng loại (Allograft-lấy sụn của người khác ghép cho bệnh nhân), trong đó cấy ghép tự thân là chủ yếu. Có hai cách ghép là ghép cả xương và sụn và ghép tế bào sụn.
  4. Ghép cả xương và sụn: Người ta tiến hành lấy một mảnh xương có sụn bao phủ ở vị trí không hoặc ít chịu lực và việc lấy mảnh xương sụn đó không ảnh hưởng gì lớn đến hậu quả vận động của khớp sau này đem ghép trực tiếp vào vị trí sụn bị tổn thương, để tạo hình lại bề mặt trơn nhẵn của sụn khớp. Nhiều nghiên cứu đã công bố những kết quả đáng khích lệ trong những năm đầu, tuy nhiên còn ít các báo cáo về tác dụng lâu dài nhằm dự phòng thoái hóa khớp thứ phát sau chấn thương của phương pháp này. Kỹ thuật này đã bắt đầu được tiến hành ở một số bệnh viện ở nước ta. Ghép tế bào sụn tự thân: Các tế bào sụn khớp được lấy ra từ sụn khớp, các tế bào này được nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt để chúng được nhân lên, rồi nó được ghép vào nơi thiếu hụt sụn khớp. Kỹ thuật này bao gồm nhiều công đoạn: Đầu tiên là tiến hành nội soi khớp để xác định vị trí sụn bị tổn thương chuẩn bị cho ghép sụn, lấy một mảnh tổ chức sụn ở vùng khớp không bị tổn thương. Các tế bào sụn được nuôi cấy trong một môi trường giàu dinh dưỡng, có các yếu tố tăng trưởng đặc biệt trong vài tuần và các tế bào này được nhân lên nhiều lần về số lượng. Sau đó các tế bào sụn được cấy ghép vào vị trí sụn bị thiếu hụt và phải mất vài tháng, các tế bào sụn này mới chuyển thành tổ chức sụn bình thường. Kỹ thuật này mới được sử dụng ở một số trung tâm lớn ở các nước phát triển.
  5. Gần đây, các nhà khoa học vừa công bố kết quả rất khả quan về khả năng tái tạo của tế bào sụn khớp (trong môi trường nuôi cấy đặc biệt) của bệnh nhân thoái hóa khớp nặng đòi hỏi phải thay khớp, mở ra triển vọng lớn cho hướng điều trị căn bệnh này trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2