Giáo trình Phòng và trị bệnh không lây ở lợn - MĐ07: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
lượt xem 75
download
Mô đun phòng và trị bệnh không lây ở lợn là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn. Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng mô tả được những kiến thức liên quan đến những bệnh không lây và thực hiện được việc phòng và trị những bệnh không lây thường xảy ra ở lợn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Phòng và trị bệnh không lây ở lợn - MĐ07: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN MÃ SỐ:MĐ07 NGHỀ: NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN Trình độ: Sơ cấp nghề
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ07
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của những người chăn nuôi được sự giúp đỡ của Tổng cục dạy nghề, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Quốc gia, đồng cũng dựa theo “Chương trình Bệnh ở lợn và phương pháp phòng trị”. được biên soạn bởi nhóm CDC thuộc Tiểu ban dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Trường Cao đẳng Nông lâm đã xây dựng (đã được Ban Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề thuộc Tổng cục Dạy nghề thông qua); chúng tôi, các giảng viên trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tiến hành soạn thảo bài giảng cho mô đun “Phòng và trị bệnh không lây ở lợn” dùng cho đào tạo lưu động. Chương trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động theo môđun được xây dựng theo phương pháp DACUM sẽ đảm bảo được các đặc trưng trọn vẹn, phù hợp với năng lực chương trình của người học. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Chúng tôi hy vọng tập bài giảng này nếu được xây dựng hoàn thiện, cùng với sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chúng ta sẽ đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng mục tiêu yêu cầu của đất nước hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên với thời gian thực hiện ngắn, điều kiện còn nhiều hạn chế, nội dung chuẩn bị của chúng tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các đồng nghiệp. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin chân thành cám ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Ngô Ngọc Sơn 2. Võ Thị Loan 3. Nguyễn Văn Dương
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN ............................... 8 Giới thiệu mô đun: ............................................................................................. 8 Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn ............................................................... 8 Bài 2: Phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn ........................................................... 10 Bài 3: Phòng và trị bệnh viêm da do thiếu kẽm ................................................ 13 Bài 4: Phòng và trị bệnh bọc mủ (áp xe) ở lợn.................................................. 15 Bài 5: Phòng và trị bệnh sót nhau ở lợn ............................................................ 17 Bài 6: Phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn ............................................. 20 Bài 7: Phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn .............................................................. 22 Bài 8: Phòng và trị bệnh bại liệt ở lợn nái sinh sản ........................................... 25 Bài 9: Phòng và trị hội chứng M.M.A .............................................................. 27 Bài 10: Phòng và trị bệnh vết thương nhiễm trùng ở lợn .................................. 31 Bài 11: Thiến lợn đực ....................................................................................... 33 Bài 12: Đỡ đẻ cho lợn ...................................................................................... 35 Bài 13: Phương pháp khám bệnh nội khoa lâm sàng cho lợn ............................ 41 Bài 14: Thiến lợn đực ....................................................................................... 45 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 50 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: ........................................................... 50 II. Mục tiêu: ..................................................................................................... 50 III. Nội dung chính của mô đun: ....................................................................... 50 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................... 51 V. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 51 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ..................................................... 52
- 4 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY Ở LỢN Mã mô đun: MĐ07 Giới thiệu mô đun: Mô đun phòng và trị bệnh không lây ở lợn là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi và phòng trị bệnh cho lợn. Phòng và trị bệnh không lây ở lợn là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành phòng và trị bệnh ở lợn Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng mô tả được những kiến thức liên quan đến những bệnh không lây và thực hiện được việc phòng và trị những bệnh không lây thường xảy ra ở lợn . Can thiệp chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng Bài 1: Phòng và trị bệnh táo bón ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh táo bón ở lợn. - Can thiệp được bệnh táo bón ở lợn và đưa ra phương pháp phòng bệnh. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, kịp thời đối phó với mọi tình huống bệnh ở lợn. A. Nội dung: Táo bón ở lợn là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn. Bệnh gây rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các bệnh khác kế phát. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do nhiễm khuẩn: một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả mãn tính, tụ huyết trùng mãn tính… hoặc do nhiễm trùng khác làm lợn sốt cao, nhu động ruột giảm gây táo bón. - Do chế độ nuôi dưỡng và thức ăn chưa phù hợp, thành phần các chất như: đạm, tinh bột, rau xanh, nước uống không hợp lý. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn khó chịu, đứng nằm không yên, đi tiêu khó khăn, phải rặn nhiều, phân ra không thành khuôn mà chỉ lổn nhổn, rắn, đôi khi lẫn các màng trắng, lẫn máu trên bề mặt của phân. Lợn kém ăn, tăng trọng kém.
- 5 Hình1.1: Phân lợn bị táo bón 3. Phòng bệnh -Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh truyền nhiễm thường xảy ra như bệnh: dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng. - Cân bằng khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho lợn, vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh chuồng trại. 4. Điều trị bệnh - Tăng cường thức ăn xanh cho con vật. - Cho con vật uống đầy đủ nước sạch. - Thụt rửa trực tràng con vật bằng nước sạch ấm, nước muối loãng liều lượng 100 - 500ml/con. - Tiêm pilocarpin 1 - 5ml/con, cho uống magnesi sulfate ( MgSO4) liều 30 - 50g/con. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh táo bón ở lợn. - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh táo bón. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý.
- 6 Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh táo bón. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh. - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: Điều chỉnh lại thành phần dinh dưỡng thức ăn, tăng cường rau xanh Bài 2: Phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn. - Can thiệp được bệnh tiêu chảy ở lợn và đưa ra phương pháp phòng bệnh. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, kịp thời đối phó với mọi tình huống bệnh ở lợn. A. Nội dung: Tiêu chảy ở lợn là bệnh tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn. Bệnh gây rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho các bệnh khác kế phát. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do nhiễm vi sinh: virus (gồm virus gây bệnh viêm ruột; virus gây bệnh viêm dạ dày, ruột truyền nhiễm và virus gây bệnh dịch tả, giả dại…). Vi khuẩn (vi khuẩn gây viêm ruột hoại thư, vi khuẩn đường ruột…). Giun sán và cầu trùng, nấm mốc. - Do thức ăn, nước uống như: thức ăn kém phẩm chất, thức ăn nhiễm bẩn, nước uống nhiễm bẩn, nhiễm các hóa chất độc hại hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Khẩu phần thức ăn không cân đối như dư thừa đạm, béo, rau xanh, ... 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn sốt (khi nhiễm khuẩn), giảm ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, đi tiêu nhiều lần, phân loãng mùi tanh. Con vật mất nước da thô, lông xù, còi cọc, chậm lớn, trường hợp nặng có thể chết.
- 7 Hình 2.1. Lợn tiêu chảy. Hình 2.2. Lợn con chết do tiêu chảy . Hình 2.3. Lợn tiêu chảy phân trắng 3. Phòng bệnh - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng các bệnh truyền nhiễm: dịch tả lợn, đóng dấu, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, phó thương hàn… - Tẩy giun sán bằng Levamisol 7,5%, Mebendazol 10%. - Tiêm Fe-Dextran-B12 20% 1ml/con cho lợn con 3 ngày tuổi. - Tiêm B-Complex, vitamin A, D, E. - Cho con vật uống nước sạch.
- 8 - Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật, thức ăn đủ khẩu phần, giàu chất dinh dưỡng, không bị hôi thối, nhiễm nấm mốc… - Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên. 4. Điều trị bệnh - Chống mất nước, cân bằng chất điện giải bằng dung dịch sinh lý 0,9%. - Chống nhiễm trùng thứ phát bằng các thuốc kháng sinh, sulfamid như: Genta- costrim 1g/10kg thể trọng, Tetracyclin 1g/10 kg thể trọng, Enrotril-50 2 – 3ml/ 25 – 30kg. - Tiêm các thuốc giảm nhu động dạ dày, ruột như: Atropin sulfate 0,1% liều 2 – 4ml/100kg thể trọng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh tiêu chảy ở lợn. - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh tiêu chảy. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý. Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh. - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: - Xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy để có biện pháp can thiêp hiệu quả.
- 9 - Cấp nước và chất điện giải (muối) trong quá trình điểu trị. Bài 3: Phòng và trị bệnh viêm da do thiếu kẽm Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh viêm da lợn do thiếu kẽm. - Can thiệp được bệnh viêm da lợn do thiếu kẽm và đưa ra phương pháp phòng bệnh này. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, kịp thời đối phó với mọi tình huống bệnh ở lợn. A. Nội dung: Viêm da do thiếu kẽm là bệnh nội khoa thường gặp ở lợn giống ngoại nhập. Bệnh gây rối loạn trao đổi chất của các tuyến dưới da, giảm sức đề kháng của da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây nhiều bệnh thứ phát. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh Do thiếu nguyên tố kẽm trong khẩu phần ăn của lợn trong thời gian dài. Hoặc do thức ăn có chất kết tủa kẽm như acid phytic. Do thức ăn dư các nguyên tố khoáng khác cạnh tranh vị trí hấp thu như canxi. 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn sốt nhẹ, bỏ ăn, trên da vùng lưng, cổ sau gáy xuất hiện những đám loét, nứt, bong biểu bì, rụng lông, mẩn ngứa, xuất huyết dưới da vùng lở loét, vết loét rỉ nước vàng, mùi tanh. Lợn thiếu kẽm bị bệnh paraketosis : đầu tiên là sự viêm nổi mẫn đỏ hai bên hông bụng có tính chất đối xứng, sau đó lan lên gáy, lưng. Các chổ viêm khô lại tạo lớp vẩy sừng, sau đó nứt nẻ da chảy dịch vàng dễ bị nhiễm trùng, lông rụng. Heo đực thiếu kẽm làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Hình 3.1: Lợn bị viêm da do thiếu kẽm
- 10 3. Phòng bệnh Bổ sung kẽm ở dạng muối ZnSO4 thường xuyên trong khẩu phần ăn liều 5- 10 gam trong 100kg thức ăn. 4. Điều trị bệnh - Rửa sạch vết loét trên da bằng dung dịch thuốc sát trùng như: thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5%. Loại bỏ chất bẩn, ngoại vật, tổ chức hoại tử không có khả năng hồi phục, bôi mỡ sulfate kẽm và bột kháng sinh vào vết loét để phòng nhiễm trùng. - Tiêm các thuốc kháng sinh sau: Ampicilin 500 liều 7 – 10mg/1kg trọng lượng cơ thể, Gentamycin 4% liều 2 – 4mg/1kg trọng lượng cơ thể, Kanamycin 10% 1ml/10kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho con vật ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ. - Tiêm các thuốc Vitamin B1, ADE, Vitamin C. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh viêm da do thiếu kẽm ở lợn. - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh viêm da do thiếu kẽm. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý. Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh viêm da do thiếu kẽm. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh. - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc.
- 11 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: - Bổ sung kẽm vào khẩu phần ăn trong khi điều trị. - Phụ nhiễm viêm da do vi khuẩn sinh mủ. Bài 4: Phòng và trị bệnh bọc mủ (áp xe) ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh bọc mủ ở lợn. - Can thiệp được ca bệnh bọc mủ ở lợn. - Thận trọng, chính xác, kỹ lưỡng, sạch sẽ, khoa học. A. Nội dung: Bọc mủ là bệnh ngoại khoa thường gặp ở mọi lứa tuổi lợn. Bệnh gây rối loạn trao đổi chất tại vùng bọc mủ, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do da nhiễm bẩn lâu ngày, các ống tiết tuyến mồ hôi, tuyến nhờn dưới da bị tắc, gây tích tụ các chất bài tiết, từ đó kích thích gây viêm. - Do da bị tổn thương cơ học vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ. - Do ngoại ký sinh trùng như ghẻ, rận cắn kích thích da, con vật có cảm giác ngứa, cọ sát vào các vật cứng làm tổn thương da, vi khuẩn sinh mủ xâm nhập vào vết thương hình thành bọc mủ. - Do tiêm thuốc sai vị trí hay sai đường cấp thuốc, sử dụng một số thuốc có khả năng hoại tử như CaCl2, các thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu, các loại thuốc dạng dầu. 2. Xác định triệu chứng bệnh Giai đoạn đầu ổ bọc mủ xuất hiện có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau có giới hạn rõ với các mô xung quanh. Sau thời gian mủ được hình thành khi ấn tay vào bọc mủ ở giữa mềm, xung quanh cứng. Nếu dùng kim tiêm chọc dò sẽ có mủ chảy ra ở gốc kim, bọc mủ có thể tự vỡ do con vật cọ vào tường hoặc vật cứng. Ổ bọc mủ thường thấy trên da lưng, cổ, sau gáy, bụng, vú, và ở chân, kích thước bọc mủ to nhỏ khác nhau, trong chứa mủ, sau thời gian bọc mủ vỡ tạo thành vùng loét
- 12 Hình 4.1: Lợn bị bọc mủ vùng bụng Hình 4.2: Lợn bị bọc mủ vú Hình 6.3: lợn bị abcess ở chân Hình 4.3: Lợn bị bọc mủ chân 3. Phòng bệnh - Phòng tổn thương da cho lợn bằng cách kiểm tra chuồng nuôi phát hiện và loại bỏ những yếu tố dễ gây tổn thương. - Phân loại lợn cùng lứa tuổi cùng tầm vóc khi phân đàn. - Phun thuốc phòng bệnh ghẻ, rận cho lợn như amitraz, phoxim, pyrethroide, fibronil mỗi tháng một lần. - Thường xuyên tắm chải cho con vật. -Vệ sinh tiêu độc chuồng trại thường xuyên một tháng một lần. 4. Điều trị bệnh - Giai đoạn đầu của bệnh dùng kháng sinh kết hợp với novocain tiêm xung quanh ổ bọc mủ. Procain penicilin liều 10.000 - 20.000 UI /kg thể trọng, IM kết hợp với novocain 3%, liều từ 3-10ml/ bọc mủ, tiêm ngày lần. - Giai đoạn sau, khi ổ bọc mủ đã chín, thực hiện mổ bọc mủ, dùng dao mổ rạch một đường thẳng vuông góc với sống lưng, tạo miệng bọc mủ sau đó nặn sạch mủ và dịch viêm. Rửa sạch ổ bọc mủ bằng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5%, sau đó cho bột sulfamide vào ổ bọc mủ để phòng nhiễm trùng. - Nếu bọc mủ tự vỡ tạo thành vùng loét thì dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc nước muối 5% để rửa sạch các dịch tiết, sau đó cho bột sulfamide vào vết loét để phòng nhiễm trùng. - Tiêm các thuốc kháng sinh sau: Ampicilin liều 10mg/kg thể trọng, Gentamycin 2-4mg/kg thể trọng, Licomycin 10% 1ml/10kg thể trọng, IM ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ, liên tục trong 3-5ngày. - Tiêm các thuốc B complex C 1ml/10kg thể trọng, IM ngày lần. - Dexamethason 1ml/10kg thể trọng, IM, ngày lần, liên tục trong 3-5ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh bọc mủ ở lợn.
- 13 - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh bọc mủ. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý. Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh bọc mủ. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh. - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: Khi đã hình thành bọc mủ thì chờ bọc mủ chín thì tiến hành mổ bọc mủ. Bài 5: Phòng và trị bệnh sót nhau ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh sót nhau thai ở lợn. - Can thiệp được bệnh sót nhau thai ở lợn và đưa ra phương pháp phòng bệnh. - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng. A. Nội dung: Sót nhau thai là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản. Bệnh không lây lan, biểu hiện của bệnh là: gây viêm, hoại tử tử cung, rối loạn chức năng hoặc làm mất khả năng sinh sản của lợn.
- 14 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do khẩu phần ăn cho lợn nái mang thai thiếu chất dinh dưỡng như: đạm, khoáng, vitamin trong thời gian dài con vật gầy yếu khi đẻ không đủ sức đẩy nhau ra ngoài. - Do đẻ khó trong trường hợp thai to, nhiều thai lợn nái rặn đẻ kiệt sức sau khi thai ra ngoài rồi không đủ sức rặn đẩy nhau ra ngoài. - Do lợn mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa mãn tính dẫn đến nái suy nhược cơ thể. - Do rối loạn nội tiết tố sinh dục. 2. Xác định triệu chứng bệnh - Một phần nhau thai hoặc toàn bộ nhau thai lưu lại trong tử cung nên quan sát thấy đường sinh dục có cuống nhau hoặc một phần nhau thai. Con vật rặn nhiều, Trạng thái không yên tĩnh, có thể không cho con bú, mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Con vật mệt mỏi, ăn uống kém. - Lợn sốt cao: 41-42OC. - Giai đoạn sau dịch viêm chảy ra nhiểu, màu nâu xẫm, tanh hôi, lẫn những mảnh nhau bị phân hủy. Hình 5.1: Lợn bị sót nhau 3. Phòng bệnh - Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa kỳ cuối đúng quy trình kỹ thuật. - Điều trị kịp thời các bệnh làm giảm trương lực cơ trơn tử cung như: tổn thương vùng chậu, bệnh đẻ khó. 4. Điều trị bệnh - Thụt rửa tử cung cho con vật bằng thuốc tím 0,1% liều 2-4 lít/con.
- 15 - Tiêm Oxytoxin liều 10 – 20UI /con tiêm bắp cho lợn một lần. - Tiêm kháng sinh đề phòng nhiễm trùng tử cung và toàn thân: Ampicilin 500 liều 7 - 10mg/1kg trọng lượng cơ thể, Licomycin 10% 1ml/10kg trọng lượng cơ thể vào bắp thịt cho con vật ngày 2 lần mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ. - Đặt hoặc bơm kháng sinh vào tử cung đề phòng viêm tử cung: Penicillin, Ampicillin, Tetracyclin. Hình 5.2: Thụt rửa tử cung lợn B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh sót nhau ở lợn. - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh sót nhau. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút. - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý. Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh sót nhau. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh.
- 16 - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: - Tìm mọi biện pháp lấy nhau sót ra khỏi cơ thể lợn. - Bệnh sót nhau thường kế phát viêm tử cung, viêm vú và mất sữa. Bài 6: Phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh cắn con và ăn con ở lợn. - Can thiệp được bệnh cắn con và ăn con ở lợn và đưa ra phương pháp phòng. - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng. A. Nội dung: Cắn và ăn con là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện của bệnh là: lợn mẹ không cho con bú cắn con sau đó ăn con gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do khẩu phần ăn cho lợn nái chửa thiếu chất dinh dưỡng như: đạm, khoáng, vitamin trong thời gian dài, thiếu nước trong khi sinh - Do lợn mẹ quá hung dữ. - Trạng thái thần kinh mất ổn định khi sinh (quá đau, kích thích bởi ngoại môi) - Lợn mẹ không nhận dạng được lợn con, đẻ lâu không cho lợn con bú sữa 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn mẹ nằm úp xuống nền chuồng không cho con bú, khi con đến gần cắn chết con sau đó ăn con. Thời gian đầu chỉ ăn con chết sau ăn cả con sống.
- 17 Hình 6.1: Lợn cắn con 3. Phòng bệnh - Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là đạm, khoáng, vitamin. - Cấp nước uống đầy đủ trong khi lợn sinh. - Tổ chức đỡ đẻ cho lợn, cắt răng nanh cho lợn con, không cho lợn mẹ ăn nhau thai. - Cho lợn con bú sữa đầu sớm; cho lợn mẹ nhận dạng lợn con. - Điều trị kịp thời các bệnh sản khoa như: viêm vú, viêm tử cung, sót nhau. 4. Điều trị bệnh Nguyên tắc điều trị là tìm mọi cách làm ổn định thần kinh lợn nái - Kiên nhẫn tập cho lợn mẹ nhận dạng lợn con và cho lợn con bú sữa. - Tiêm hoặc cho uống thuốc an thần cho lợn mẹ: seduxen, chlorpromazin, Diazepam. - Có thể cầm cột lợn mẹ; từ từ cho cho lợn mẹ nhận dạng lợn con và cho bú. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng bệnh cắn con và ăn con ở lợn. - Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Xác định cách phòng bệnh cắn con và ăn con. - Nguồn lực: bảng câu hỏi. - Cách thức: mỗi học viên nhận một bảng câu hỏi. - Thời gian hoàn thành: 10 phút.
- 18 - Phương pháp đánh giá: giáo viên cho học viên điền vào bảng hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: điền vào các biện pháp để phòng bệnh hợp lý. Bài tập 3: Xác định đúng tên một số thuốc, cách sử dụng và những phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh cắn con và ăn con. Cho biết mục đích của các thuốc đó trong trị bệnh. - Nguồn lực: Thuốc thú y. - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). học viên quan sát và chọn ra những thuốc đáp ứng được cho việc điều trị . - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ 1 học viên. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trống, đối chiếu với đáp án. - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Học viên chọn và trình bài đúng thuốc, đúng mục đích sử dụng của thuốc. C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: - Tìm mọi biện pháp làm ổn định thần kinh lợn nái. - Cho lợn nái nhận dạng lợn con và cho lợn con bú sữa. Bài 7: Phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến phòng và trị bệnh đẻ khó ở lợn. - Can thiệp được bệnh đẻ khó ở lợn và đưa ra phương pháp phòng. - Chính xác, kịp thời, đảm bảo an toàn dịch bệnh trong cộng đồng. A. Nội dung: Đẻ khó là bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản. Biểu hiện của bệnh là: lợn nái xuất hiện cơn rặn đẻ bình thường hoặc rặn đẻ quá yếu, thời gian đẻ kéo dài nhưng thai không ra, sau thời gian lợn mẹ kiệt sức chỉ nằm mà không rặn đẻ. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây chết lợn mẹ và con. 1. Xác định nguyên nhân gây bệnh - Do hẹp xoang chậu gặp trong trường hợp phối giống cho lợn quá sớm khi chưa thành thục về thể vóc hoặc khớp xương bán động chậu không mở. - Đẻ khó trong trường hợp thai to, tư thế chiều hướng thai bất thường. - Đẻ khó do rối loạn sự phân tiết hormone mà chủ yếu là hormone tuyến yên (oxytocin, relacxin). - Nhu động tử cung kém (nhiều thai, đẻ nhiều lứa). 2. Xác định triệu chứng bệnh Lợn mẹ tha rác, cắn ổ, xuất hiện cơn rặn đẻ mạnh về cường độ, dài về thời gian. Thời gian đẻ kéo dài nhưng thai không ra được, kiểm tra đường sinh dục
- 19 thì cổ tử cung mở hoàn toàn, thai to hoặc tư thế chiều hướng thai bất thường. Lợn mẹ rặn đẻ kéo dài sau kiệt sức chỉ nằm không rặn đẻ, nếu can thiệp không kịp thời sẽ nguy hiểm cho lợn mẹ và thai. Hình 7.1: Lợn sinh khó sinh khó 3. Phòng bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý lợn nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật. 4. Điều trị bệnh Xác định nguyên nhân đẻ khó để điều trị - Trường hợp đẻ khó do cơn rặn của lợn mẹ yếu thì kích thích tăng nhu động tử cung bằng cách tiêm dưới da oxytocin 10-20 UI/con nái/ lần, có thể lập lại sau 30 phút. - Trường hợp đẻ khó do thai quá to, tư thế và chiều hướng thai bất thường thì đưa tay có thể kết hợp dụng cụ sản khoa vào đường sinh dục của lợn để điều chỉnh về tư thế và chiều hướng tương đối bình thường rồi kéo thai ra ngoài. - Cần thiết tiến hành mổ bắt thai (mời cán bộ thú y thực hiện). Hình 7.2: Dùng thủ thuật tay để kéo thai khi sinh khó
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thuốc dùng cho lợn - MĐ02: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
55 p | 316 | 117
-
Giáo trình Phòng và trị bệnh lây ở lợn - MĐ06: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
105 p | 225 | 94
-
Giáo trình Nuôi lợn thịt - MĐ05: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
34 p | 363 | 84
-
Giáo trình Nuôi lợn nái - MĐ04: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn
66 p | 269 | 83
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 6
16 p | 141 | 27
-
Bệnh của vịt và biện pháp phòng trị - Ts.Nguyễn Xuân Bình phần 1
10 p | 98 | 23
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 2
16 p | 115 | 21
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 8
16 p | 137 | 20
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 3
16 p | 115 | 19
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 5
16 p | 111 | 17
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 7
16 p | 98 | 12
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 4
16 p | 103 | 9
-
Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng trị - Pgs.Ts.Phạm Sĩ Lăng phần 9
16 p | 68 | 8
-
Bệnh ký sinh trùng ở đàn dê Việt Nam - Pgs.Ts.Phan Địch Lân phần 8
22 p | 70 | 7
-
Tạo dòng và biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên ENGAM22 của EIMERIA NECATRIX trong E.ColiBL21 (DE3)
8 p | 12 | 3
-
Sự đồng nhiễm của virus dịch tả heo cổ điển và các mầm bệnh phổ biến trong những ca bệnh trên heo
6 p | 13 | 3
-
Tạo dòng và biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên Glyceraldehyde - 3- phosphate dehydrogenase (GAPDH) của Edwardsiella ictaluri trong E.ColiBL21 (DE3)
9 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn