intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị của tư tưởng (Phần 3/3)

Chia sẻ: Doquyen_1 Doquyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

82
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phải có mục đích cho mọi hành động và kiên nhẫn tiến tới mục đích đó để thành công. Vàng bạc chất chứa trong tư tưởng con người còn nhiều hơn vàng bạc lấy được từ lòng đất. Giá trị của tư tưởng (Phần 3/3) Quyền lực kỳ lạ của một đứa trẻ Chúng tôi đứng bên cạnh chiếc máy xay tồi tàn đó – ông Darby kể lại câu chuyện chinh phục kỳ lạ và kết luận, bằng cách hỏi: “Ông phải giải thích thế nào? Đứa bé đã dùng tới mãnh lực kỳ bí gì đến nỗi khiến ông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị của tư tưởng (Phần 3/3)

  1. Giá trị của tư tưởng (Phần 3/3) Phải có mục đích cho mọi hành động và kiên nhẫn tiến tới mục đích đó để thành công. Vàng bạc chất chứa trong tư tưởng con người còn nhiều hơn vàng bạc lấy được từ lòng đất. Giá trị của tư tưởng (Phần 3/3) Quyền lực kỳ lạ của một đứa trẻ Chúng tôi đứng bên cạnh chiếc máy xay tồi tàn đó – ông Darby kể lại câu chuyện chinh phục kỳ lạ và kết luận, bằng cách hỏi: “Ông phải giải thích thế nào? Đứa bé đã dùng tới mãnh lực kỳ bí gì đến nỗi khiến ông chú tôi phải rụng rời cả ý chí?”. Câu trả lời sẽ được tìm thấy qua những nguyên lý được đề cập tới sau đây.
  2. Một câu trả lời thật đầy đủ và đích đáng. Nó hàm chứa cả những chi tiết, những chỉ dẫn thiết thực khiến ai nấy đều có thể hiểu và áp dụng chính quyền lực đứa bé đã sử dụng. Bạn hãy luôn cảnh giác, và bạn sẽ nhận thức được một cách chính xác thứ quyền lực kỳ bí đã cứu đứa bé. Bạn sử dụng và làm chủ được thứ quyền lực bất diệt này, nó sẽ đem lại lợi ích cho bạn. Sau khi tác giả Napoleon Hill trình bày cho Darby rõ về thứ quyền mà đứa bé da đen đã sử dụng, Darby đã hồi tưởng lại quãng đời 30 năm trong ngành “Bảo hiểm nhân mạng” và thẳng thắn nhìn nhận rằng tất cả thành công của ông trong lĩnh vực này nếu đem so sánh với bài học mà đứa bé kia đã dạy cho ông thật chẳng thấm vào đâu. Ông Darby viện dẫn: “Mỗi khi có người cúi chào có ý khước từ, tôi lại nhìn thấy hình ảnh đứa bé gái da đen đủi đứng gần chiếc máy xay cũ kỹ, đôi mắt nó sáng ngời, và tôi tự nhủ rằng tôi phải “nắm” cho kỳ được mối này!”. Phần lớn cơ nghiệp mà tôi đã tạo được chính là nhờ tôi giữ được cho người từ chối khỏi phải nói tiếng “KHÔNG” và tôi đã nhận được tiền của họ!”. Ông cũng nhắc lại lầm lỗi cũ khi ông bỏ cuộc mà chỉ còn cách kho vàng có ba bước. “Nhưng, - ông nói - đó là một kinh nghiệm luôn phù trợ tôi. Tôi luôn hối thúc mình cố gắng không ngừng, bất chấp những khó khăn, đó là một bài học mà tôi cần phải học trước khi muốn đi tới thành công trên lĩnh vực nào!”. Kinh nghiệm của Darby là một nghiệm thông thường, đơn giản song lại có tính quyết định vận mạng của cả một đời người, bởi thế kinh nghiệm đó cũng
  3. quan trọng không kém gì chính đời sống của chúng ta. Ông đã lợi dụng và thành công sau hai kinh nghiệm chua xót kia vì ông đã phân tách những thất bại và tìm được trong đó bài học thực tiễn cho mình. Nhưng đối với những người không có thì giờ, không có ánh sáng chiếu rọi để tìm trong sự thất bại một kinh nghiệm đưa tới thành công thì sao? Họ có thể tìm học ở đâu? Và học như thế nào để tìm ra nghệ thuật biến thất bại thành những bậc cấp vững chắc đạt tới cơ hội cho mình? Điều tiên quyết: Một ý tưởng ngay lành Muốn thành công, trước hết bạn chỉ cần một ý nghĩa ngay lành. Những nguyên tắc sau đây bao hàm cả những cách thế, phương tiện giúp ta phát hiện được những ý tưởng hữu dụng. Trước khi đi xa hơn, thiết nghĩ bạn nên suy ngẫm cho tường tận sự thật quan trọng sau đây: “Khi của cải bắt đầu tới, chúng sẽ tới ồ ạt, dồi dào, mau lẹ khiến người ta phải ngạc nhiên không hiểu trong suốt nững năm lận đận trước đó chúng nằm kín ở chỗ nào?” Đó có thể là một sự thật “kỳ khôi” và lại càng kỳ khôi hơn khi chúng ta cũng tin như muôn vàn người khác rằng của cải chỉ tới cho những ai kiên trì làm việc cực nhọc. Khi bạn khởi sự mưu tính làm giàu, bạn sẽ thấy của cải thoạt tiên chỉ là một ý nghĩ, một trạng thái tâm linh, của cải thường bắt đầu bằng một mục tiêu nhất
  4. định, mà chỉ cần rất ít hoặc không cần chút cực nhọc nào. Bạn phải cố gắng tìm hiểu xem làm thế nào để có thể được “trạng thái tâm linh đó”, một trạng thái, một ý tưởng có thể lôi cuốn theo của cải. Chúng tôi đã mất hai mươi lăm năm tìm hiểu vì chúng tôi cũng muốn biết xem những người giàu có đã nhờ cách gì để được như vậy. Bạn hãy suy nghĩ quan sát thấu đáo những gì xảy ra ngay cạnh khi bạn đang cố gắng làm chủ những nguyên tắc của triết lý này và cố gắng noi theo những điều chỉ dẫn để áp dụng những nguyên tắc vừa kể, bạn sẽ thấy tình trạng kinh tế của bạn đang bắt đầu được cải thiện và bất cứ việc gì bạn đụng tới đều có thể trở thành một mối lợi cho bạn. Chuyện này đâu có gì đáng gọi là khó trong lòng mà không thể làm được? Một trong những nhược điểm chính của con người là họ thường bị ám ảnh vì chữ “không thể”, “khó lòng”. Họ biết tất cả những trở lực. Họ biết tất cả những gì đã khiến công việc không thành tựu. Họ muốn tìm những quy luật đã đưa bao người tới thành công và chấp nhận đánh đổi mọi chuyện để tuân theo quy luật đó. Thành công chỉ tới cho những ai muốn thành công! Thất bại sẽ tới cho những ai nuôi sẵn ý tưởng thất bại! Mục đích của chúng tôi là nhằm giúp cho tất cả những ai muốn tìm học nơi đây nghệ thuật biến đầu óc bi quan thành lạc quan, biến ý tưởng yếm thế ngả lòng thành ý định sắc đá thành công.
  5. Một nhược điểm nữa mà chúng ta thường thấy là thói quen tính toán cân nhắc bất cứ việc gì, đánh giá bất cứ một ai, theo ấn tượng cảm quan và ý tưởng riêng của mình. Có những người khi đọc điều này sẽ tin là họ không thể mưu tính và làm giàu được vì họ có thói quen tự chôn mình trong nỗi nghèo túng, thiếu thốn, khổ sở, thất bại và bất hạnh. Chính những người này lại cần phải đọc kỹ và gột bỏ mặc cảm cũ để áp dụng những quan trọng nơi đây sẽ giúp họ làm lại cuộc đời. Chiếc động cơ V.8 của Henry Ford Khi Henry Ford, ông vua xe hơi của Mỹ, quyết định chế tạo chiếc động cơ V.8, này này trở thành một thứ động cơ lừng danh, ông muốn chế tạo ra một
  6. giàn máy chứa tới tám ống “cylinder”, và chỉ dẫn cho các kỹ sư của ông phải phác hoạ để chế tạo ra kiểu máy đó. Bảng phác họa đã vẽ ra trên giấy, nhưng các kỹ sư đều đồng ý rằng: không thể nào chế ra được một thứ động cơ gồm tới 8 ống cylinder. Henry Ford ra lệnh bằng mọi cách phải chế tạo cho được! Nhưng, họ trả lời là “Không thể được”! Henry Ford phải ra lệnh: “Thực hiện đi, cố lên và làm cho tới khi nào có kết quả, dẫu phải tốn bao nhiêu ngày cũng vẫn phải làm!”. Các kỹ sư bắt tay làm. Họ đều thấy, với tư cách là nhân viên của hãng xe Ford, họ không đành bó tay. Sáu tháng trời trôi qua, chưa có gì nhúc nhích. Các kỹ sư, với tất cả các kế hoạch đưa ra, cố gắng thực hiện của Henry Ford, nhưng mọi việc vẫn không vượt qua nổi vấn đề “bất khả kháng”. Đến cuối năm, Henry Ford cùng với các kỹ sư của ông kiểm soát lại công việc và họ thông báo cho ông hay là họ không có cách gì để thi hành lệnh của ông được. Henry Ford vẫn nhất quyết: “Cứ bắt đầu làm ngay đi. Tôi muốn phải có một loại máy như vậy và tôi sẽ sản xuất cho bằng được!” Họ làm việc và rồi như có một chiếc đũa thần, họ khám phá ra bí quyết chế tạo.
  7. Một lần nữa, sự quyết tâm của Henry Ford lại thắng. Câu chuyện này có thể không mô tả đúng hoàn toàn, nhưng tóm lược vẫn chẳng có gì sai lạc. Những bạn có ý định làm giàu nên rút tỉa, suy luận từ đó tìm ra bí quyết của tỷ phú Henry Ford. Bạn không cần tìm kiếm đâu xa. Henry Ford là một người thành đạt vì ông hiểu và áp dụng những nguyên tắc đưa tới thành công. Một trong những nguyên tắc đó là lòng khát vọng: “Biết được mình muốn gì”. Bạn hãy ghi nhớ câu chuyện về Henry Ford và tìm ra bí quyết thành công của ông. Nếu bạn làm được như vậy, nếu bạn có thể thấu hiểu được một số nguyên tắc đã đưa Henry Ford tới giàu sang, bạn cũng có thể thành công và giàu sang như ông ta vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0