Sau 130 năm thành lập, ngày nay General Electric (GE) là một tập đoàn đa quốc gia có trên 300 nghìn nhân viên, kinh doanh tại trên 100 quốc gia trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng, giao thông vận tải, thiết bị y tế, dịch vụ .
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Giá trị thương hiệu và trách nhiệm xã hội11111
- Giá trị thương hiệu và trách nhiệm xã hội
Sau 130 năm thành lập, ngày nay General Electric
(GE) là một tập đoàn đa quốc gia có trên 300
nghìn nhân viên, kinh doanh tại trên 100 quốc gia
trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng, giao thông
vận tải, thiết bị y tế, dịch vụ tài chính và nghiên
cứu, phát triển công nghệ..., với doanh thu năm
2009 đạt 157 tỷ Đô la Mỹ.
Có một "bí quyết" giúp làm nên cơ đồ của GE, đó là
tập đoàn này đã xây dựng và thực thi nghiêm túc các
quy tắc công dân doanh nghiệp - một cách gọi khác
nữa của trách nhiệm xã hội, văn hóa doanh nghiệp.
- Cụ thể, chỉ số phát triển bền vững Dow Jones (DJSI)
thể hiện trong quản lý an toàn sản phẩm, xử lý chất
thải, tiết kiệm năng lượng và cung ứng các sản phẩm
thân thiện với môi trường của GE luôn đạt 100 điểm.
Đây là chỉ số xếp hạng uy tín nhất trên thế giới trong
lĩnh vực phát triển doanh nghiệp bền vững. Nhờ đó,
giá thị thương hiệu của GE hiện chiếm tới 40% giá trị
của doanh nghiệp.
Bộ quy tắc ứng xử của GE quy định rõ ràng chỉ số
minh bạch cùng cam kết đạo đức hành xử của nhân
viên trong doanh nghiệp. Các nhà thầu của GE cũng
phải cam kết đạt chuẩn về chất lượng, sản xuất, dịch
vụ y tế cho người lao động.
- Các quy tắc công dân doanh nghiệp của GE đảm bảo
cho công ty hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, tối ưu
hóa lợi nhuận và hành xử có trách nhiệm đối với xã
hội. Bất kỳ một sự cố nào xảy ra đều được phát hiện
và báo cáo kịp thời lên cấp lãnh đạo cao nhất và các
bộ phận có chức năng kiểm soát nội bộ, kiểm toán
nội bộ lập tức tiến hành sự giám sát cần thiết để
phòng ngừa những diễn biến bất lợi đối với doanh
nghiệp, cho dù ở bất kỳ cấp độ nào, bộ phận nào của
tập đoàn.
Với các quy định chặt chẽ như vậy, GE có thể giải
quyết các vấn đề khó khăn nhất trong toàn cầu hóa,
phát triển doanh nghiệp bền vững dựa trên yếu tố con
người, công nghệ, sáng tạo,... đáp ứng được kỳ vọng
của 5 triệu cổ đông đại chúng trên khắp thế giới khi
đầu tư vào tập đoàn.
Nhìn về Việt Nam, sau những gì đã xảy ra với Vedan,
Tung Kuang, Vinamit,... có lẽ cần trở lại với vấn đề
- xây dựng và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, hay có thể nói là văn hóa doanh nghiệp tại
nước ta.
Trước những thông tin về sự hủy hoại môi trường,
môi sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc
đồng áng của hàng vạn nông dân trong cả một vùng
rộng lớn, chắc hẳn những cổ đông của các doanh
nghiệp này cũng chẳng sung sướng gì khi nhận
những đồng cổ tức được chia từ lợi nhuận mà doanh
nghiệp có được do né tránh việc xử lý nước thải. Việc
người tiêu dùng từ chối sử dụng sản phẩm hay dịch
vụ của các doanh nghiệp này cũng là điều dễ hiểu.
Không chỉ riêng các doanh nghiệp nói trên mà nói
chung, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực ra
chưa chú trọng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của mình và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
chưa trở thành văn hóa doanh nghiệp.
Có thể kể ra nhiều hình thức doanh nghiệp không
- thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình. Ví dụ,
việc doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với ngân sách nhà nước, gian lận thương mại,
làm hàng giả, hàng nhái, đưa vào lưu thông hàng hóa
kém chất lượng, không thực hiện các cam kết của
mình với khách hàng, lũng đoạn thị trường,... cũng là
cách mà doanh nghiệp né tránh trách nhiệm xã hội
của mình.
Ngay cả các doanh nghiệp làm lãng phí, thất thoát,
sử dụng không hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước, thực tế là tiền đóng thuế của người
dân và doanh nghiệp, cũng là những biểu hiện thiếu
trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn trách
nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, gắn hoạt
động của doanh nghiệp với các tiêu chuẩn khắt khe
về môi trường, hỗ trợ cộng đồng trên nhiều phương
diện. Theo đó, bên cạnh các tiêu chí về sử dụng công
nghệ cao, sạch, thân thiện với môi trường, giảm được
- bao nhiêu khí thải carbon, các chất khí hủy hoại tầng
ozone, gây biến đổi khí hậu trái đất,... là tính minh
bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trách
nhiệm giải trình của lãnh đạo doanh nghiệp trước các
cơ quan quản lý nhà nước.
Các quy tắc ứng xử nội bộ, kiểm soát nội bộ nhằm
ngăn ngừa và xử lý hữu hiệu các hành động tiêu cực
có thể xảy ra trong quản trị doanh nghiệp như báo
cáo sai sự thật về kết quả sản xuất - kinh doanh, lợi
dụng chức vụ, quyền hạn thu vén cho quyền lợi cá
nhân, tham nhũng, hối lộ để được thắng thầu,...
Để thực hiện trách nhiệm xã hội, trước hết cần phải
có sự thống nhất cao trong doanh nghiệp, sự tuân
thủ các quy định của nhà nước, của bản thân các
doanh nghiệp về quản trị doanh nghiệp, các quy tắc
nội bộ về kiểm soát, kiểm toán hoạt động, về đạo đức
kinh doanh. Những hoạt động này cần xuất phát từ
nhu cầu thực tế xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực.
- Bên cạnh đó là cơ chế phát hiện tiêu cực thông qua
hệ thống cảnh báo sớm dựa trên các tiêu chí và
thước đo khác nhau, báo cáo, điều tra nội bộ, hệ
thống giải quyết khiếu nại nội bộ, trách nhiệm báo cáo
của nhân viên khi phát hiện vụ việc tiêu cực. Cuối
cùng là vấn đề phản ứng như thế nào khi vụ việc
được phát hiện.
Như vậy, trách nhiệm xã hội không phải là cái mà
doanh nghiệp có thể có được ngay. Đó là cả một quá
trình lâu dài, vừa xây dựng, vừa rút kinh nghiệm từ
những sai lầm trong quá khứ để hướng tới một tương
lai bền vững.
Cùng với báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh
doanh, báo cáo thực thi trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là tài liệu không thể thiếu được khi doanh
nghiệp báo cáo với cổ đông. Đối với những doanh
nghiệp niêm yết thì yêu cầu này càng trở nên khắt
khe hơn. Giá trị của thương hiệu, của doanh nghiệp
- phụ thuộc nhiều vào nội dung của báo cáo này.
Để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm
xã hội, xây dựng giá trị thương hiệu, cần tiếp tục
hoàn thiện, thể chế hóa giá trị thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hóa, tạo khung khổ pháp lý để tính toán, đưa
vào giá trị tài sản của doanh nghiệp trong góp vốn
liên doanh, liên kết, chuyển nhượng, hợp nhất doanh
nghiệp... Các tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp,
xếp hạng doanh nghiệp độc lập cũng nên nghiên cứu,
công bố, xếp hạng giá trị thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hóa của doanh nghiệp trong nước theo các tiêu
chí, mô hình quốc tế hàng năm để doanh nghiệp
nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng
của thực thi trách nhiệm xã hội.
Tuy nhiên, cho dù quy đinh thế nào đi nữa trong các
văn bản quy phạm pháp luật thì hệ thống quy định nội
bộ của doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn
là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong việc
thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.