A. Tóm tắt Lý thuyết Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Địa lí 8
1.Vị trí và phạm vi lãnh thổ:
‐Gồm khu đồi núi tả ngạn Sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước:
‐Mùa đông giá lạnh kéo dài với mưa phùn gió bấc.
‐Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều﴾đặc biệt có mưa ngâu vào tháng 8﴿
3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía
Bắc và quy tụ ở Tam Đảo
‐Địa hình đa dạng, đồi núi thấp là chủ yếu.
‐Gồm 4 cánh cung núi mở rộng về phía Bắc.
‐Địa hình cacxtơ đá vôi độc đáo có mặt ở nhiều nơi
‐Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc‐ đông nam.
‐Sông ngòi chảy theo hướng tây bắc‐ đông nam và hướng vòng cung.
4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng:
‐Là miền giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.
‐Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long….
B. Ví dụ minh họa Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Địa lí 8
So sánh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
Hướng dẫn trả lời:
Miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc.
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
Bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
Bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- Vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.
C. Giải bài tập về Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Địa lí 8
Dưới đây là 3 bài tập về Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 143 SGK Địa lí 8
Bài 2 trang 143 SGK Địa lí 8
Bài 3 trang 143 SGK Địa lí 8
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam SGK Địa lí 8
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ SGK Địa lí 8