intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIẢI KIẾN TẠO LÀ GÌ?

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

126
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giải kiến tạo (Deconstruction) là khái niệm trung tâm trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp của nhà triết học Pháp Jacques Derrida, đồng thời cũng là một trong những khái niệm quan trọng nhất của trào lưu tư tưởng hậu hiện đại cuối thế kỷ XX. Sâu xa mà nói, "Deconstruction" được hình thành từ khái niệm "social construct" (Kiến tạo xã hội), một khái niệm thực ra đã thấy có ở Marx trong câu nói nổi tiếng "Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội". ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIẢI KIẾN TẠO LÀ GÌ?

  1. GIẢI KIẾN TẠO LÀ GÌ? Ngô Tự Lập Khoa Quốc tế- ĐHQG Hà Nội Giải kiến tạo (Deconstruction) là khái niệm trung tâm trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp của nhà triết học Pháp Jacques Derrida, đồng thời cũng là một trong những khái niệm quan trọng nhất của trào lưu tư tưởng hậu hiện đại cuối thế kỷ XX. Sâu xa mà nói, "Deconstruction" được hình thành từ khái niệm "social construct" (Kiến tạo xã hội), một khái niệm thực ra đã thấy có ở Marx trong câu nói nổi tiếng "Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội". Các nhà triết học Pháp hậu 1968 như Jacques Lacan, Luis Althusser, Roland Barthes, Michel Foucault… và chính Derrida (xin lưu ý rằng tất cả các tác giả vừa kể trên đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Marx) đã phát triển khái niệm này và cho rằng toàn bộ đời sống xã hội, bao gồm không chỉ triết học, luật pháp, khoa học...mà cả chủng tộc, giới tính và thậm chí
  2. ham muốn của con người cũng chỉ là sản phẩm do xã hội kiến tạo ra (social construct). Chẳng hạn, quan niệm rằng đàn ông là mạnh mẽ và sâu sắc, còn đàn bà là yếu ớt, nông cạn (“đàn ông nông nổi giếng thơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”) chẳng qua là hệ quả của xã hội nam quyền. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể nói rằng các cặp đối lập như văn minh/dã man, dân gian/bác học, chuyên nghiệp/nghiệp dư…chỉ là kết quả của những quan hệ quyền lực trong những bối cảnh lịch sử nhất định. Nói tóm lại, toàn bộ xã hội loài người chỉ là tập hợp các kiến tạo xã hội hoặc đôi khi cũng được gọi là kiến tạo văn hoá (cultural constructs). Nhận ra rằng toàn bộ xã hội loài người chỉ là tập hợp các kiến tạo xã hội tưởng chừng đơn giản nhưng lại có một ý nghĩa nhận thức sâu sắc. Theo các nhà tư tưởng Giải kiến tạo (Deconstructionists) ở Hoa Kỳ, như J. Hillis Miller, Barbara Johnson, Geoffrey Hartman, và đặc biệt là Paul de Man (de Man sinh tại Bỉ), để nghiên cứu thực tại (như văn bản chẳng hạn), chúng ta cần phải thoát khỏi cái nhà tù của các kiến tạo xã hội, tức là phải “de- construct” - giải kiến tạo. Trong văn học, họ
  3. đề xuất cách đọc giải kiến tạo (deconstructive readings). Theo họ, văn bản không thể được coi là sản phẩm của một tác giả duy nhất với thông điệp duy nhất, mà chỉ là nơi gặp gỡ, tranh chấp của vô số các mối quan hệ xã hội. Paul de Man cho rằng mọi văn bản đều dựa trên các ẩn dụ và vì thế luôn luôn tự giải kiến tạo thông qua việc làm sai lệch ý nghĩa của chính nó. Paul de Man viết trong Tín hiệu học và tu từ học (Semiology and Rhetoric): “Văn bản văn chương đồng thời khẳng định và phủ nhận thẩm quyền của hình thái tu từ của chính nó, còn khi đọc văn bản như chúng ta vẫn làm chúng ta chỉ cố gắng tiệm cận đến mức cao nhất, với tư cách là độc giả, đến trạng thái nghiêm túc mà tác giả đã phải có để viết ra câu văn trong trạng thái ban đầu của nó”[1] Nhưng Giải kiến tạo theo Derrida không hoàn toàn giống khái niệm “Giải kiến tạo” theo cách hiểu của các tác giả Hoa Kỳ. Derrida nhiều lần phản đối việc đồng nhất Giải kiến tạo với một cách phân tích, một sự phê phán hay một phương pháp. Chính Derrida viết trong Thư gửi một người bạn Nhật (Letter to a Japanese Friend): “Giải kiến tạo không phải là một phương pháp và cũng không thể biến thành một phương pháp. Nhất là khi nhấn
  4. mạnh ý nghĩa kỹ thuật và trình tự của từ này. Sự thật là trong một số nhóm (đại học hoặc văn hoá, đặc biệt là ở Hoa Kỳ), cái “ẩn dụ” kỹ thuật hoặc phương pháp luận có vẻ như đương nhiên gắn với từ giải kiến tạo vẫn có sức cuốn hút và đánh lạc hướng”[2]. Vậy Giải kiến tạo là gì? Mặc dù Derrida thường được coi là nhà triết học Hậu cấu trúc (Post-structuralist), khái niệm "Deconstruction" của ông triệt để hơn là một thái độ giải cấu trúc. Nếu như "Cấu trúc luận" quan tâm đến quan hệ của các thành tố bên trong một đối tượng, thì "Deconstruction" nhằm vào không chỉ các quan hệ và thành tố bên trong đối tượng, mà cả chính sự tồn tại của đối tượng. Chẳng hạn, Judith Butler, một nhà triết học Nữ quyền tiếp nhận tư tưởng của Foucault, phê phán Simone de Beauvoir coi sự khác biệt giới tính là tự nhiên. Bà tuyên bố rằng giới tính chỉ là hiên thân của những ý nghĩa xã hội và "chính khái niệm tự nhiên cũng cần phải được nhận thức lại" ("the very concept of nature needs to rethought" - Bodies that Matter, tr. 4). Giải kiến tạo, theo Derrida, là cả một quá trình đang tự diễn ra trong xã hội, ngược với
  5. quá trình Kiến tạo. Quá trình này không do ai chủ động tạo ra, cũng không do ai thực hiện. Ông viết trong Thư gửi một người bạn Nhật: “Giải kiến tạo đang diễn ra, sự kiện đó không đợi sự giải phóng, sự ý thức hay sự tổ chức của một chủ thể hoặc thậm chí là của tính hiện đại. Giải kiến tạo tự nó diễn ra. Tự thân giải kiến tạo. Ça se deconstruit”[3]. Lý do khiến Giải kiến tạo thường được quan niệm như là một phương pháp nghiên cứu, theo Derrida, là bối cảnh lịch sử thập niên 1960, khi Chủ nghĩa cấu trúc đang thịnh hành. Ông viết: “Đó là lý do tại sao, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, chủ đề quán xuyến (motif) của Giải kiến tạo vẫn thường được liên hệ với “hậu cấu trúc” (một từ chỉ được biết đến ở Pháp khi nó “trở về” từ Hoa Kỳ). Nhưng việc dỡ ra (undoing), tháo rời (decomposing), và giải trầm tích (desedimenting) các cấu trúc - mà theo nghĩa nào đó còn mang tính lịch sử hơn cả trào lưu cấu trúc luận mà nó thách thức - không quả là một hành động tiêu cực. Không hẳn là phá hủy, nó nhất thiết còn phải là hiểu một tổng thể (“ensemble”) đã được tạo nên như thế nào và tái kiến tạo nó…”[4] Nhân đây tôi cũng xin bàn thêm về cách dịch thuật ngữ “Deconstruction”. Ở Việt Nam
  6. trước đây, khái niệm này được dịch theo nhiều cách khác nhau (Giải cấu trúc, Giải cấu, Giải kết cấu, Hủy cấu trúc...) Những cách dịch này, như tôi đã phân tích ở trên, chưa hoàn toàn thích hợp. Ngoài ra còn có một lý do quan trọng khác khiến chúng ta không nên dịch “deconstruction” là “giải cấu trúc”. Đó là thực trạng của các thuật ngữ. Hiện nay, những từ có gốc "cấu trúc" đã được dùng rộng rãi để dịch sáng tiếng Việt các từ có gốc "Structure". Chẳng hạn: "Structure" - Cấu trúc, "Restructure" - Tái cấu trúc, "Structuralism" - Cấu trúc luận hay Thuyết cấu trúc (Trần Thiện Đạo trước đây dịch là Thuyết cơ cấu, nay cũng đổi lại thành Thuyết cấu trúc cho phù hợp với cách dùng phổ biến hiện nay), "Post- structuralism" - Hậu cấu trúc luận...Theo nguyên tắc này, Giải cấu trúc phải là "De- structuralism", rồi Tiền cấu trúc phải là "Pre- structure"... Nếu dịch "Deconstruction" là "Giải cấu trúc" hay "Hủy cấu trúc", chúng ta sẽ không thể tránh khỏi sự lẫn lộn. Chẳng hạn, chúng ta sẽ dịch từ “social construct” như thế nào? Cũng phải thấy rằng trên thực tế, song song với "Deconstruction" còn có nhiều khái niệm khác cũng khá phổ biến trong tiếng Anh như:
  7. “Construct”, “Construction”, “Constructionism”... Chúng ta sẽ phân biệt thế nào, chẳng hạn, giữa "Structuralism" và "Constructionism"? Cách đây ít năm, sau khi nêu vấn đề trên Talawas, tôi nhận được khá nhiều ý kiến ủng hộ. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc viết trong bài “Toàn cầu hoá và văn học Việt Nam”: “Trước đây tôi (và một số cây bút khác) thường dịch thuật ngữ “deconstruction” là “giải cấu trúc”. Ngô Tự Lập đề nghị nên dịch là “huỷ kiến tạo”. Tôi thấy đó là một ý kiến hay nên áp dụng thử trong bài này. Hy vọng một lúc nào đó, nó sẽ trở thành quen thuộc”[5]. Sự đồng cảm của một đồng nghiệp uyên bác như Nguyễn Hưng Quốc là niềm vui lớn đối với tôi./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2