intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải mã ADN của những người sáng tạo (Phần 2)

Chia sẻ: Ko Can | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

137
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giải mã ADN của những người sáng tạo (Phần 2) Tác giả: Harvard Business Review Hơn 50 năm trước, Peter Drucker đã đề cập đến sức mạnh của những câu hỏi khiêu khích. Ông viết: “Công việc quan trọng và khó khăn không bao giờ là việc tìm được câu trả lời đúng mà là tìm ra câu hỏi đúng”. Kỹ năng khám phá số 2: Đặt câu hỏi Những người sáng tạo luôn có nhiều câu hỏi thách thức hiểu biết truyền thống hay theo lời của Ratan Tata, Chủ tịch của Tata Group, "hãy chất vấn những gì tưởng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải mã ADN của những người sáng tạo (Phần 2)

  1. Giải mã ADN của những người sáng tạo (Phần 2) Tác giả: Harvard Business Review Hơn 50 năm trước, Peter Drucker đã đề cập đến sức mạnh của những câu hỏi khiêu khích. Ông viết: “Công việc quan trọng và khó khăn không bao giờ là việc tìm được câu trả lời đúng mà là tìm ra câu hỏi đúng”. Kỹ năng khám phá số 2: Đặt câu hỏi Những người sáng tạo luôn có nhiều câu hỏi thách thức hiểu biết truyền thống hay theo lời của Ratan Tata, Chủ tịch của Tata Group, "hãy chất vấn những gì tưởng chừng không thể chất vấn". Meg Whitman, cựu CEO của eBay, đã và đang làm việc trực tiếp với nhiều doanh nhân sáng tạo như sáng lập viên của eBay, PayPal và Skype, chia sẻ: "Họ bị tống ra khỏi cái thế giới rối ren. Họ không thể chấp nhận được việc này. Vì thế, họ dành rất nhiều thời gian suy nghĩ giải pháp thay đổi thế giới. Và trong khi họ động não, họ thích hỏi: "Nếu chúng ta làm việc này, điều gì sẽ xảy ra?" Hầu như vị doanh nhân cách tân nào mà chúng tôi phỏng vấn đều in sâu trong ký ức từng câu hỏi mà họ đã đặt ra khi có cảm hứng thành lập một doanh nghiệp mới. Như trường hợp của Michael Dell, ý tưởng thành lập Dell Computer của ông hình thành từ câu hỏi: vì sao giá một chiếc máy tính lại đắt đến năm lần tổng giá trị các linh kiện. Ông kể: "Tôi tháo rời từng linh kiện máy tính ra và tự hỏi sao người ta lại bán mớ linh kiện trị giá 600 USD với giá đến 3.000 USD". Và khi nghiền ngẫm tìm kiếm câu trả lời, ông đã nảy ra ý tưởng về một mô hình kinh doanh mang tính cách mạng của mình.
  2. Hãy đi những con đường tưởng chừng không thể đi. Ảnh: Corbis Để quá trình chất vấn đạt hiệu quả, các doanh nhân sáng tạo thường áp dụng phương pháp đặt câu hỏi sau: Hỏi "Tại sao?" - "Tại sao... không?" và "Nếu... thì sao?" Hầu như nhà quản lý nào cũng chỉ tập trung vào các quy trình hiện tại để nâng cao hiệu quả công việc ("Làm cách nào chúng ta tăng doanh số ở thị trường Đài Loan?". Với những doanh nhân sáng tạo thì khác, họ thường thách thức các giả định ("Nếu chúng ta giảm trọng lượng hay kích thước thiết bị đi một nửa thì giá trị mà nó mang đến cho người dùng thay đổi như thế nào?"). Chứng kiến sự vươn mình của Amazon và eBay trở thành hai công ty cung cấp dịch vụ qua mạng hàng đầu thế giới, Marc Benioff không ngừng tự hỏi: "Sao chúng ta lúc nào cũng phát triển và nâng cấp phần mềm theo cách này trong khi giờ đây chúng ta có thể làm việc này qua internet?". Và chính câu hỏi này là viên gạch đầu tiên khai sinh ra Salesforce.com, một trang web cung cấp phần mềm trực tuyến. Tưởng tượng những thái cực đối lập Trong quyển sách nhan đề The Opposable Mind của mình, Roger Martin viết rằng một người có tư duy sáng tạo thường có "khả năng xử lý hai ý tưởng hoàn toàn trái ngược nhau trong đầu". Ông giải thích: "Nếu không rơi vào trạng thái hoảng loạn hay bị chi phối phải theo một trong hai lựa chọn ban đầu, những người này có khả năng tổng hợp nên một ý tưởng siêu việt hơn bất kỳ điều gì bạn có thể tưởng tượng". Các doanh nhân cách tân thường thích "đóng vai phản diện". Như Pierre Omidyar chia sẻ: "Phương pháp học hỏi của tôi là tỏ ra bất đồng với những gì được nghe, đề xuất tình huống hoàn toàn trái ngược và đưa người khác vào tình thế phải thực sự đấu tranh cho quan điểm của mình". Chất vấn bản thân và những người xung quanh để có thể hình dung một phương án thay thế hoàn toàn khác biệt là cách đạt được tri thức đích thực. Hãy tạo ra sức ép Hầu như ai trong chúng ta cũng đợi đến khi phải đối mặt với những khó khăn trong thế giới thực, như việc phân bổ nguồn lực hay hạn chế về công nghệ, thì mới chịu thúc đẩy quá trình tư duy của mình. Các câu hỏi vĩ đại, một mặt sẽ luôn gây áp lực lên quá trình tư duy của mỗi chúng ta, mặt khác, chúng đóng vai trò như chất xúc tác cho quá trình khai phá những hiểu biết phá-vỡ-lối-mòn. (Trên thực tế, "Sáng tạo và áp lực luôn như hình với bóng" là một trong chín nguyên tắc sáng tạo của Google.) Để khởi xướng một cuộc thảo luận cách tân về cơ hội tăng trưởng, một giám đốc sáng tạo đưa ra câu hỏi sau: "Điều gì xảy ra khi luật pháp cấm đoán chúng ta bán hàng cho khách hàng hiện tại của mình? Chúng ta kiếm tiền bằng cách nào trong năm tới?" Câu hỏi này
  3. sau đó dẫn đến một nghiên cứu sâu sắc trên quy mô toàn công ty nhằm tìm kiếm và phục vụ khách hàng mới. Một vị CEO cách tân khác thì có cách khích tướng các nhân viên quản lý của mình rà soát và tháo gỡ sức ép về phí tổn cố định như sau: "Anh sẽ làm gì nếu chưa sẵn sàng tuyển dụng người này, cài đặt thiết bị này, vận dụng quy trình này, mua lại doanh nghiệp này hay theo đuổi chiến lược này? Liệu anh có làm như cách anh đang làm không?" Kỹ năng khám phá số 3: Quan sát Các vị giám đốc thích tìm tòi khám phá thường nảy ra những ý tưởng kinh doanh bất thường trong khi đang nghiên cứu những hiện tượng thông thường, đặc biệt là hành vi của khách hàng tiềm năng. Khi quan sát người khác, họ hành động như một nhà nhân loại học và khoa học xã hội học. Lấy ví dụ trường hợp của Scott Cook, một doanh nhân có trực cảm tuyệt vời, ông nảy ra ý tưởng xây dựng phần mềm tài chính Quicken sau khi có được hai quan sát quan trọng. Đầu tiên, ông thấy vợ mình mệt mỏi như thế nào khi phải theo dõi các khoản chi tiêu trong gia đình. Cook bày tỏ: "Ý tưởng kinh doanh mới thường xuất hiện khi chúng ta quan sát công việc và cuộc sống thường nhật của người khác. Bạn thấy điều gì đó và tự hỏi 'Vì sao họ làm vậy? Điều đó không hợp lý chút nào'". Sau đó, ông có dịp tiếp xúc với dự án Apple Lisa. Ngay khi rời khỏi trụ sở của Apple, ông lập tức ghi chép lại những điểm đáng chú ý của Lisa. Từ hai quan sát của mình, ông bắt tay xây dựng một phần mềm tài chính có giao diện đồ họa thân thiện với người sử dụng. Như vậy, từ nhu cầu giải quyết khó khăn cho vợ, Cook hiện đang nắm giữ 50% thị trường phần mềm tài chính ngay trong năm đầu tiên công ty của công đi vào hoạt động. Những nhà cách tân thường chủ động, kiên trì và cẩn thận quan sát từng chi tiết nhỏ liên quan đến hành vi của khách hàng, nhà cung ứng và các công ty khác nhằm nắm bắt những phương thức hành động mới. Ratan Tata lấy cảm hứng sản xuất những chiếc ôtô có giá thấp nhất thế giới từ hình ảnh một gia đình bốn người phải chen chúc chở nhau trên chiếc môtô hai bánh. Sau nhiều năm phát triển sản phẩm, Tập đoàn Tata bắt đầu tung ra mẫu ôtô Nano với giá chỉ 2.500 USD theo phương pháp sản xuất lắp ráp từng bộ phận, sự kiện có thể đe dọa cả hệ thống phân phối ôtô trên toàn Ấn Độ. Các nhà quan sát cách tân luôn tìm mọi kỹ thuật để nhìn thế giới bằng một lăng kính khác. Điển hình là bài học của Akio Toyoda, ông thường xuyên và khuyến khích nhân viên thực hành triết lý genchi genbutsu - "đến tận nơi, quan sát cho bản thân", một hoạt động đã in sâu vào văn hóa của Toyota. (còn nữa)
  4. - Bài viết của các tác giả Jeffrey H. Dyer, Hal B. Gregersen và Clayton M. Christensen trên Harvard Business Review - Hoàng Đăng dịch Tuan Vietnam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2