intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải mã vở kịch "Vũ Như Tô" (Nguyễn Huy Tưởng) từ góc nhìn thể loại

Chia sẻ: Minh Huệ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

79
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giải mã vở kịch "Vũ Như Tô" (Nguyễn Huy Tưởng) từ góc nhìn thể loại có nội dung trình bày về giải mã và tiếp nhận văn học; tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch "Vũ Như Tô"; giải mã theo góc nhìn thể loại trong vở kịch "Vũ Như Tô" (Nguyễn Huy Tưởng);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải mã vở kịch "Vũ Như Tô" (Nguyễn Huy Tưởng) từ góc nhìn thể loại

  1. Lưu Thị Minh Huệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ­­­­  ­­­­ Đề tài GIẢI MàVỞ KỊCH "VŨ NHƯ TÔ" (NGUYỄN HUY TƯỞNG)  DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
  2. Lưu Thị Minh Huệ Năm 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................  1 NỘI DUNG .......................................................................................................  1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................  1 1.1. Giải mã và tiếp nhận văn học .......................................................................  1 1.1.1. Khái niệm giải mã và tiếp nhận văn học ................................................. ........  1 1.1.2.   Giải   mã   và   tiếp   nhận   văn   học   từ   góc   độ   thể   loại   kịch ..................................... 2 1.2.   Tác   giả   Nguyễn   Huy   Tưởng   và   vở   kịch   "Vũ   Như   Tô"  ............................... 2 1.2.1. Tác giả  Nguyễn Huy Tưởng .......................................................................  2 1.2.2. Vở kịch "Vũ Như Tô" ................................................................................ 3 CHƯƠNG 2: GIẢI MàTHEO GÓC NHÌN THỂ  LOẠI TRONG VỞ  KỊCH   "VŨ NHƯ  TÔ" (NGUYỄN HUY TƯỞNG) ....................................................  3 2.1. Giải mã xung đột kịch ................................................................................  3 2.1.1. Tình huống kịch ........................................................................................ 3 2.1.2. Mâu thuẫn thứ  nhất: Mâu thuẫn đời sống sa hoa, trụy lạc của bọn cầm   quyền   với   đời   sống   cơ   cực,   khốn   khổ,   lầm   than   của   nhân   dân ........................................ 4 2.1.3. Mâu thuẫn thứ  hai: Mâu thuẫn giữa khát vọng của người nghệ  sĩ với lợi   ích   trực   tiếp   của   nhân   dân   .......................................................................................  5
  3. Lưu Thị Minh Huệ 2.2. Giải mã hành động kịch .............................................................................  7 2.3. Giải mã ngôn ngữ  kịch ...............................................................................  8 2.4. Giải mã nhân vật kịch  ..............................................................................  10 2.5.  Giải mã không gian, thời gian kịch  ..........................................................  12  2.6. Quan niệm về  con người của Nguyễn Huy Tưởng thông qua vở  kịch   "Vũ   Như   Tô"  ......................................................................................................... 12 KẾT LUẬN .................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 13
  4. Lưu Thị Minh Huệ MỞ ĐẦU Một văn bản văn học có thành công, có sức sống lâu bền với thời gian  không chỉ  nằm  ở  nội dung, nghệ  thuật của văn bản đó mà còn phụ  thuộc vào  việc nó được tiếp nhận như thế nào. Mỗi văn bản được coi như một ẩn số cần  người đọc đi giải mã để có thể tiếp nhận được giá trị của văn bản ấy. Quá trình   đó có ý nghĩa không chỉ  với độc giả  mà còn có ý nghĩa sống còn của một tác  phẩm. Nó giúp cho người đọc phát hiện được những giá trị nội tại, đặc sắc của  nội dung và nghệ thuật, giúp người đọc thấu hiểu bản thân hơn, đồng thời đó là   cây cầu nối giữa tác giả  và bạn đọc,… Hơn nữa, quá trình tiếp nhận văn học  giúp văn bản sản sinh ra các giá trị mới, giúp cho văn bản phong phú hơn, sâu sắc  hơn và có sức sống lâu bền. Như vậy, quá trình giải mã, tiếp nhận văn bản văn   học có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay có nhiều góc độ giải mã văn bản khác nhau:  giải mã văn bản từ góc độ thể loại, từ góc độ ngôn ngữ, từ góc độ khuynh hướng  trào lưu,… Mỗi góc độ  giải mã đều có những giá trị  riêng, mang tới hiệu quả  tiếp nhận riêng. Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn cách giải mã văn bản văn   học theo góc nhìn thể loại. Để làm rõ vấn đề, chúng tôi chọn đề tài "Giải mã vở  kịch "Vũ Như  Tô" (Nguyễn Huy Tưởng) từ  góc nhìn thể  loại". Trong bài viết,   chúng tôi đưa ra một số  phương diện giải mã văn bản theo đặc trưng thểloại  kịch để dựa vào đó đi tiếp nhận vở kịch "Vũ Như Tô". NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giải mã và tiếp nhận văn học 1.1.1. Khái niệm giải mã và tiếp nhận văn học Theo "Từ điển thuật ngữ văn học", tiếp nhận văn học "là quá trình chiếm  lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn  bản ngôn từ, hình tượng nghệ  thuật, tình cảm, quan niệm nghệ  thuật, tài nghệ  của nhà văn… đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu,  ấn tượng, trí nhớ,  ảnh   hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch" [2]. Theo SGK Ngữ văn 12, tập 2: "Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc  hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế  giới nghệ  thuật   được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái  hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo" [1]. Giải mã văn bản chủ yếu "lấy văn bản làm trung tâm". Quá trình giải mã   cần tiến hành phân tích, cắt nghĩa các yếu tố và cấu trúc văn bản tác phẩm. Qua   đó người đọc có thể phát hiện, diễn dịch nội dung ý nghĩa của tác phẩm ­ cái vốn  được coi là nằm ngay trong văn bản. Tiếp nhận văn bản bắt đầu từ  sự  cảm thụ  văn bản ngôn từ, hình tượng  nghệ thuật, tư tưởng, quan niệm và tài năng của tác giả. Sản phẩm của quá trình  4
  5. Lưu Thị Minh Huệ tiếp nhận văn bản là những cách hiểu, những  ấn tượng, những  ảnh hưởng sau   khi tiếp nhận vào trong hoạt động sáng tạo, chuyển thể, dịch,… Tiếp nhận văn  học thực chất là quá trình giao tiếp giữa người đọc và văn bản thông qua việc  giả mã văn bản. 1.1.2. Giải mã và tiếp nhận văn học từ góc độ thể loại kịch Giải mã, tiếp nhận văn bản theo góc nhìn thể loại tức là quá trình giải mã  các yếu tố  hình thức, đặc trưng của thể  loại  ấy. Nhưng trước hết, người tiếp   nhận cần có những lý thuyết về thể loại cũng những đặc trưng của thể loại đó.   Cụ thể trong đề tài này, chúng ta cần biết thể loại kịch là gì và các phương diện   để giải mã, tiếp nhận một văn bản kịch. Có nhiều quan điểm khác nhau về kịch. Theo góc độ loại hình, kịch là một   trong ba phương thức cơ bản của văn học bên cạnh tự sự và trữ tình. Trong "Từ  điển thuật ngữ văn học" thì "kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học, vừa để  diễn vừa để  đọc" [2, 141]. Từ  góc độ  thể  loại, kịch được dùng để  chỉ  một thể  loại văn học. Trong đề tài này, rõ ràng kịch được hiểu theo quan điểm là một thể  loại văn học. Và như vậy, kịch cũng mang những đặc trưng thể loại. Kịch có một  số  đặc trưng tiêu biểu: Xung đột kịch, hành động kịch, ngôn ngữ  kịch, nhân vật   kịch,… Xung đột kịch "là những mâu thuẫn nào đó trong cuộc sống đã phát triển  đến chỗ xung đột và đồi hỏi phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác"   [3,401]. Xung đột kịch do đó là một đặc điểm cơ bản của kịch. Nó là yếu tố  tạo   nên kịch tính, thúc đẩy sự  phát triển của vở  kịch. Xung đột kịch gồm hai loại:  xung đột bên trong là xung đột ở chính nội tâm của nhân vật kịch và xung đột bên  ngoài là xung đột giữa các nhân vật với nhau. Hành động kịch có thể hiểu khái quát là hành động của các nhân vật trong  vở  kịch được sắp xếp theo một trình tự  logic, thường tuân theo luật nhân quả,  hành động trước là nguyên nhân dẫn đến hành động sau và hành động sau đồng   thời là nguyên nhân cho hành động kế  tiếp. Trong kịch, các hành động thường   được miêu tả căng thẳng, gấp gáp, các hành động suy tư diễn ra nhanh. Nhân vật kịch là người thực hiện các hành động kịch. Các nhân vật kịch   thường không được miêu tả  một cách tỉ mỉ. Nhân vật kịch được tác giả  đặt vào   các mâu thuẫn và được xây dựng với diễn biến tâm lý đa dạng, thậm chí ẩn chứa   mâu thuẫn, đấu tranh trong chính nội tâm nhân vật. Giải mã, tiếp nhận kịch thì không thể bỏ qua ngôn ngữ  kịch. Nó đóng vai   trò xây dựng tính cách, đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. Ngôn ngữ  trong kịch   phải có tính hành động (tranh luận, thuyết phục, đe dọa, ra lệnh,…) và tính khẩu   ngữ cao. Ngôn ngữ của nhân vật trong kịch thường ở ba dạng: đối thoại (nói với  nhau), độc thoại (nói với chính mình) và bàng thoại (lời nói riêng với khán giả). Những đặc trưng này là chìa khóa giải mã và tiếp nhận văn bản kịch. 1.2. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch "Vũ Như Tô" 5
  6. Lưu Thị Minh Huệ 1.2.1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng Trong làng kịch, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng ­  một trong những tác giả viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Ông được xem là một   trong những nhà văn có sức  ảnh hưởng lớn đối với nền của văn học Việt Nam  hiện đại. Là nhà văn yêu nước, ông sớm tham gia hoạt động cách mạng và đã đặt   nhiều tâm huyết với nhân dân, đất nước, với nền văn hóa của dân tộc. Các tác phẩm của ông nổi bật với cảm hứng lịch sử vừa đậm chất bi kịch   vừa giàu chất lãng mạn. Sáng tác nhiều thể loại nhưng ông thành công hơn cả ở  kịch và tiểu thuyết. Các sáng tác của ông thể hiện rõ những băn khoăn, day dứt,   trăn trở giữa một bên là lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của công dân với một  bên là khát vọng nghệ thuật, ý thức sáng tạo của một nhà văn chân chính. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: kịch "Vũ Như  Tô" (1943), "Bắc Sơn"  (1946), tiểu thuyết "Đêm hội Long Trì" (1942), "An Tư công chúa" (1944),… 1.2.2. Vở kịch "Vũ Như Tô" "Vũ Như  Tô" là vở  kịch được xếp vào bậc nhất trong nền văn học Việt  Nam hiện đại. Lấy cảm hứng từ  một sự kiện lịch sử xảy ra  ở thế kỉ XVI dưới   thời vua Lê Tương Dực, nhà văn đã sáng tác vở  kịch "Vũ Như  Tô". Vở  kịch lấy  đề tài lịch sử nhưng qua đó nhà văn lại xây dựng được bi kịch của người nghệ sĩ  đứng trước mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ  thuật và hiện thực xã hội. Vũ Như  Tô là một nhà kiến trúc sư giỏi, luôn khao khát xây dựng một công trình kiến trúc   vĩ đại. Để  thực hiện khát vọng, Vũ Như  Tô nghe theo lời khuyên của cung nữ  Đan Thiềm, mượn quyền lực và tiền bạc của vua để  xây dựng Cửu Trùng Đài.   Nhưng cũng chính vì vậy, Vũ Như Tô đã rơi vào bi kịch do mình tạo ra. Qua vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện một vấn đề có tính sâu sắc,   muôn thuở  về  cái đẹp, mối quan hệ  giữa sự  khát vọng nghệ  thuật của người  nghệ  sĩ với lợi ích của nhân dân. Qua bi kịch "Vũ Như  Tô" ta thấy được khát  vọng, tài năng đáng trân trọng song nghệ thuật chân chính còn cần xuất phát từ  cuộc sống, từ con người. Chỉ khi giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật   với cái đẹp, giữa người nghệ sĩ với nhân dân thì nghệ thuật chân chính mới có cơ  hội tồn tại và phát triển. CHƯƠNG 2: GIẢI MàTHEO GÓC NHÌN THỂ LOẠI TRONG VỞ KỊCH  "VŨ NHƯ TÔ" (NGUYỄN HUY TƯỞNG) 2.1. Giải mã xung đột kịch Xung đột kịch bao giờ cũng nảy sinh trên những mâu thuẫn. Xung đột kịch   chính là linh hồn của kịch. Nhìn vào tài liệu lịch sử như "Đại Việt sử kí toàn thư"  và cuốn "Việt Sử thông giám mục" có nhắc đến một người thợ tài hoa đang xây   dở công trình thì bị giết và công trình bị hủy. Lấy chất liệu lịch sử, Nguyễn Huy   Tưởng xây dựng nên một vở kịch được phóng đại lên hết sức có thể để tạo một   một vở kịch lịch sử hấp dẫn.  6
  7. Lưu Thị Minh Huệ 2.1.1. Tình huống kịch Điểm cốt lõi của xung đột vở bi kịch của Nguyễn Huy Tưởng: hai thế lực   xung đột đối kháng mạnh mẽ: nghệ  sĩ và nhân dân. Người sáng tạo cái đẹp   mượn tay quyền lực nhằm khẳng định khả  năng sáng tạo thiên tài của mình,   không quan tâm đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của quần chúng.  Vũ Như  Tô là một nghệ  sĩ tài năng xuất chúng nay đã qua bốn mươi mà  chưa có thành tựu, đứng trước khúc ngoặt  cuộc đời, mỗi  phía  nghiệt ngã theo  một cách: hoặc chối bỏ  chức trách bản thân, đồng nghĩa với tự  vẫn, hoặc vâng  lệnh vua Lê và mượn lực y để sáng tạo mộng lớn, nhưng lại phủ thêm nhiều tai   họa cho nhân dân lao động. Người dân khi không có tòa Cửu Trùng Ðài đã rất   gian khổ vì bị áp bức, bóc lột gian nan trăm bề. Nhà viết kịch bênh vực quyền lợi  nhân dân bằng bút pháp nghệ thuật đầy sức thuyết phục, không để "cái vĩnh cửu"  lên trên chúng ­ "cái nhất thời" mà không day dứt. Và khi ông kiến trúc sư họ Vũ  chọn ngã rẽ xây công trình Cửu Trùng Ðài, hẳn ông ấy đã rõ ràng trong tư tưởng  cần làm những gì để thành công. Ông ấy đòi vua cho mình "toàn quyền làm việc,   kẻ  nào trái lệnh chém bêu đầu". Công trình với số  lượng rất lớn  thợ: bên trong  cần năm vạn thợ và bên ngoài cần có mười vạn công nhân, điều này được ví với  chiến tranh với ngoại xâm. Sự  sống  những  "con đỏ"  bị  bỏ  rơi không chút tiếc  nuối trong chính cuộc chiến vô bổ ấy được bật thốt nên nhiều lần và  nhiều kiểu  người: bắt đầu hồi hai với nhân vật Trịnh Duy Sản ("Trịnh Duy Sản là một quan  võ thô bạo và hủ nho, nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước,   của dân, đối lập với gian thần Nguyễn Vũ"),  đến hồi  ba  chính  miệng những  người thợ đào ngũ và bị xử quyết, rồi đến hồi bốn với sự tinh tế của Thị Nhiên  và sự thỏa mãn, suồng sã từ  những người lính nổi loạn trong hồi cuối, trước khi  chấm hết. Bài ca trù yểm cất lên hòa cùng bài ca ngưỡng vọng cho công trình  Cửu Trùng Đài tạo thành bản nhạc hòa tấu đa điệu của vở  "Vũ Như Tô". Nhạc  điệu kỳ lạ, nhưng ma mị, dụ hoặc của nó được chủ yếu kết cấu nhờ đối âm phù  hợp,  ở  thế  uyển chuyển cân bằng và căng thẳng, rất nhuần nhuyễn, không bên  nào áp chế bên nào. Bản thảo Cửu Trùng Ðài, Vũ Như  Tô  trình tấu lên  Lê Tương Dực, theo  ước nguyện của người thiết kế, là "đứa con" của cái đẹp  thanh khiết, nhưng lại  là cái đẹp "vô ích" vì nó đặt trên mọi lợi ích thiết thực của toàn dân tộc. Cũng là  xây dựng công trình, một câu chuyện khác từ thuở xa xưa được gợi nhớ trong vở  kịch là chuyện An Dương Vương xây thành Cổ  Loa để  làm phông nền đối lập   công trình Cửu Trùng Ðài. "Vua Thục đắp thành để  giữ  nước, còn ta xây thành   cho vua chơi" ­ những trợ thủ thân cận nhất đã thẳng thắn với tổng công trình sư  trong nút cao trào vào hồi  ba, lớp  ba.  Kế  tiếp, thái tử  Chiêm Thành ­ nhân vật  không có liên hệ  với hành động kịch ­ xuất hiện   một lần nữa  trên sân  khấu,  khẳng định những công trình như  Cửu Trùng Ðài không hữu ích còn xa xỉ, nguy  hại cho đất nước, dân tộc. Qua đó độc giả thấy được vở kịch "Vũ Như Tô" mâu  thuẫn xung đột kịch ngày một căng thẳng nhưng đỉnh điểm là xung đột vào hồi  7
  8. Lưu Thị Minh Huệ V. Diễn biến xoay quanh số phận của nhân vật chính ­ Vũ Như Tô và " đứa con" ­  Cửu Trùng Đài.     2.1.2. Mâu thuẫn thứ nhất: Mâu thuẫn đời sống sa hoa, trụy lạc của bọn   cầm quyền với đời sống cơ cực, khốn khổ, lầm than của nhân dân  Mâu thuẫn vốn nảy nở từ trước đến khi Lê Tương Dực bắt ép Vũ Như Tô  xây Cửu Trùng Đài càng ngột ngạt, gay gắt. Để  xây Cửu Trùng Đài nhà vua hạ  lệnh tăng sưu thuế, lùng bắt thợ  giỏi, trị  kẻ  chống đối. Công nhân nai lưng vất  vả mà vẫn đói kém vì bị  bòn rút từ quan lại phía trên. Toàn dân phẫn uất vì triều  đình làm cho "dân cùng nước kiệt", thợ  oán trách   Như  Tô khiến nhiều người  chết. Quan võ họ  Trịnh can giám nhà vua, ông yêu cầu Lê Tương Dực đuổi cung  nữ đi, ban chết cho Vũ Như Tô. Nhưng Lê Tương Dực là vị  hôn quân, quen thói   ăn chơi trụy lạc, không nghe lọt tai lời tâu còn sai đánh Trịnh Duy Sản (hồi  ba),  hậu quả nhân dân đói kém, lụt lội, mất mùa. Vũ Như  Tô dù bị  thương do đá đè   nhưng vẫn hăng say, đốc thúc thợ xây đài Cửu, khiến thợ bức xúc, định bãi công,  nổi dậy làm loạn. Lợi dụng tình huống hỗn loạn và mâu thuẫn tứ phía, Trịnh Duy Sản đứng  đầu phe đối lập trong triều, điều binh lôi kéo thợ thuyền làm phản, nổi loạn,  xử  tử vua  Lê Tương Dực, kiến trúc sư chính Vũ Như Tô, nô tỳ Đan Thiềm, cung nữ  và thiêu hủy Cửu Trùng Đài đang xây dở. Mâu thuẫn dẫn tới hồi I đã lên cao trào  chạm chóp khi hôn quân Lê Tương Dực băng hà dưới sự  nổi dậy do Trịnh Duy   Sản đứng đầu. Nguyễn Vũ tự  sát, hoàng hậu nhảy vào lửa, thứ  phi Kim Phụng  và các cung nữ bị  những kẻ nổi loạn bắt bớ, nhục mạ. Dân chúng thỏa lòng hả  hê, gieo hò, bừng bừng khí thế  đốt phá. Cửu Trùng Đài ­ tượng hình cho dục   vọng sa đọa, "hưởng lạc" của Lê Tương Dực  lửa đốt  thành tro, như  vậy mâu  thuẫn được giải quyết bằng con đường bạo lực. Nhưng tiếc rằng cuộc nổi loạn  này không thể đem đến điều gì tươi sáng hơn cho nhân dân bởi sơn hà xã tắc lại  rơi vào tay tên cầm đầu bọn phản loạn và phe cánh của Trịnh Duy Sản.  2.1.3. Mâu thuẫn thứ  hai: Mâu thuẫn giữa khát vọng của người nghệ  sĩ   với lợi ích trực tiếp của nhân dân. Người nghệ sĩ tài ba Vũ Như Tô từng ấp ủ kỳ vọng xây cho Tổ quốc một  tòa lầu kiêu hùng "bền như trăng sao", có thể "tranh tinh xảo với hóa công", giúp  dân Việt muôn đời hãnh diện. Tuy nhiên, ông không có điều kiện để  thực hiện,   "không thể thi thố  tài năng" và bộc lộ  khát vọng sáng tạo. Bởi thực tế đời sống  của người dân đương sống ngập tràn đói khổ, lầm than. Không có con đường nào  nữa, Vũ Như  Tô đã thuận ý cung nữ  Đan Thiềm mượn tiền và uy danh của tên  hôn quân để "xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ". Ông sẵn   sàng bất chấp mọi thứ, bao gồm việc phải đánh đổi công sức, của cải của nhân  dân và mồ hôi xương máu của những người thợ. Đây là sự mâu thuẫn giữa mục   đích chân chính của người sáng tạo nghệ  thuật với con đường tội lỗi, sai lầm.   Nực cười  thay khát  vọng  cống hiến của người  tạo nghệ  thuật chìm trong cơn  mộng tưởng đã đẩy Đại Việt vào thế  đối lập so với lợi ích trực tiếp của nhân  8
  9. Lưu Thị Minh Huệ dân lao động. Cửu Trùng Đài xây càng cao thì càng tốn kém của cải, vật chất,   cộng thêm các tác nhân từ dịch bệnh, đại nạn từ thiên nhiên khác, khiến cho Cửu  Trùng Đài trở thành biểu tượng cho khốn khổ, hình ảnh đại diện cho thói sa hoa,   trụy lạc, hậu quả nhân dân gánh chịu. Ban đầu Vũ Như Tô yêu thương dân, đứng   về phía dân, muốn cống hiến sức lực và tài năng để mang đến niềm tự  hào cho   đất nước nhưng sau đó ông lại bị dân chúng, nhất là những người thợ, họ coi ông   như  địch nhân. Từ  chỗ  được nhân dân yêu kính, bất đắc dĩ Vũ Như  Tô đổi vai   thành kẻ thù của họ. Đến những chặng cuối của vở kịch, dân chúng không những  nguyền rủa oán trách Cửu Trùng Đài mà còn hưởng  ứng với  những tên chỉ  huy  nổi loạn, thiêu đốt hết Cửu Trùng Đài, bắt phạt những kẻ tạo ra nó. Nghệ sĩ giỏi  giang  tên Tô  mang  lí tưởng nghệ  thuật  đẹp đẽ  nhưng  va phải  thực  tế  khắc  nghiệt, đi ngược lại tâm nguyện, lợi ích mang tính trực diện của dân chúng. Nếu  người làm nghệ  thuật đó xuất phát từ  quyền  lợi  chính đáng  của nhân dân thì  không hoàn thiện được ước mơ ngàn thu của mình. Đó là gốc rễ tấn bi kịch sâu  sa không lối thoát của người nghệ sĩ đẳng cấp Vũ Như Tô. Hay  tin  có  loạn  lớn,   Đan  Thiềm  khẩn  khoản  xin  Vũ   Như   Tô  bỏ  trốn  nhưng ông kiên định, nhất quyết không dời Cửu Trùng Đài, vua Lê bị Trịnh Duy   Sản hành thích, Cửu Trùng Đài bị  đốt phá,  phần lớn  thơ  xây  theo quân phản  nghịch, kinh thành rối loạn. Lớp thứ bảy đến lớp thứ chín, Đan Thiềm bị bắt rồi   đưa ra thiêu đến lìa đời, Cửu Trùng Đài hóa tro bụi, Vũ Như Tô tổn thương, đau  xót đến tận cùng và bị áp giải ra pháp trường. Lực lượng phần nhiều nổi loạn là   những thợ  xây Cửu Trùng Đài, kẻ  đứng đầu là Trịnh Duy Sản và đối tượng họ  bắt bớ chém giết là Lê Tương Dực, kiến trúc sư là Vũ Như Tô, những người thân  tín của họ. Đối tượng họ  muốn hủy diệt là Cửu Trùng Đài. Nguyên nhân dẫn   đến xung đột là xây Cửu Trùng Đài, xuất phát từ mục đích của tầng lớp thống trị  ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền sống của nhân dân. Mâu thuẫn dễ thấy nhất   là người chủ trương xây dựng Cửu Trùng Đài ­ Lê Tương Dực, Vũ Như  Tô với   nhân dân. Tuy nhiên, ta không thể đánh đồng hôn quân Lê Tương Dực với người  nghệ sĩ Vũ Như Tô vì mục đích xây dựng Cửu Trùng Đài là khác nhau. Lê Tương   Dực xây Cửu Trùng Đài để vui chơi, hưởng lạc cùng các cung nhân, còn Vũ Như  Tô xây Cửu Trùng Đài làm đẹp đất nước, để  cho thế  hệ  sau một công trình   tượng trưng của cái đẹp "cao cả, huy hoàng", "đem hết tài ra xây cho nòi giống   một tòa đài hoa lệ, thách cả  công trình sau trước, tranh xảo với hóa công". Mâu   thuẫn một đã được giải quyết dứt khoát trên lập trường nhân dân, những kẻ  đi  ngược lại quyền nhân dân đã bị trả giá, Cửu Trùng Đài bị hủy, Lê Tương Dực và  những kẻ thân cận của hắn bị giết chết. Nhưng lại nảy sinh mâu thuẫn tiếp theo:  quan điểm nghệ  thuật muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân, mâu thuẫn  này chưa được giải quyết dứt khoát. Các mâu thuẫn thường có hai cách xử  lí:   một là giải quyết hay hai là giải hòa.  Mâu thuẫn thứ  hai chỉ  có thể  xử  lí bằng cách hòa giải nhưng  ở  đây lại   không được giải quyết như  thế. Về phía Vũ Như  Tô, chỉ  vì thực hiện hoài bão  nên vô tình gây ra khổ nạn cho người dân. Vũ Như Tô có cơ hội duy nhất để giải  9
  10. Lưu Thị Minh Huệ quyết, chính là tạm thời trốn đi, chờ  thời cơ. Nhưng ông  ấy lại vừa mù quáng,  vừa cố chấp nên đến cũng lỡ bỏ qua. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô vẫn  không hiểu được việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn và vì thế  đến tận lúc chết Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của mình , vẫn cho mình   là vô đối. Về phía nhân dân, lại còn hồ đồ  mù quáng hơn cả Vũ Như Tô. Họ  cứ  tưởng đốt xong Cửu Trùng Đài là mọi thứ  xong xuôi. Trước tiên họ  vẫn không   hiểu gì về  sáng tạo của những người tiến sĩ, trước họ  nguyền rủa Vũ Như  Tô,   sau họ hả hê đốt phá. Đây là mâu thuẫn không thể chấm dứt dứt điểm được. Đó  là mâu thuẫn giữa "cái  đẹp" và "cái  thiện". "Cái đẹp" và "cái thiện" không thể  điều  hòa, dung hợp  với nhau. "Cái  đẹp" bị  triệt tiêu thì cái đẹp không còn  chỗ  sống,  mâu thuẫn này chỉ  có thể  giải quyết  ổn thỏa khi đời sống vật chất của   nhân dân đã đủ đầy, đời sống tinh thần được nâng cao.   Tìm hiểu về mâu thuẫn kịch là một quan trọng để độc giả khám phá chiều  sâu tác phẩm. Qua xung đột kịch "Vũ Như  Tô", Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi  gắm đến thế hệ sau nhiều giá trị sâu sắc. Những giá trị trong đời sống muốn tồn   tại thì phải giúp đỡ, bổ  sung cho nhau. Con người luôn hướng đến cái chân ­   thiện ­ mỹ, chúng hòa quyện và không thể  tách rời. Trong vở  kịch Vũ Như  Tô,  ông là nghệ sĩ tài hoa và yêu cái đẹp đến nồng say, điều đó đã biến thành sự cố  chấp khiến ông quên đi mất cái thiện. Hậu quả  của việc cố  chấp là công trình   đang dở  dang bị hủy bỏ, bị nhân dân thóa mạ. Như vậy, cái đẹp chỉ  thực sự  tỏa  sang khi bắt tay làm bạn đồng hành cùng cái thiện. Mục đích Vũ Như  Tô không  sai nhưng ông đã quên mất chân lí đó. Người nghệ sĩ phải có khát khao, có hoài   bão lớn, có đam mê theo đuổi cái đẹp, nhưng cần gắn cái đẹp đó với cái thiện,   cái mĩ, và quan trọng cần có sự   ủng hộ  của nhân dân. Nhân dân phải thực sự  công nhận và lưu giữ  thành quả  của người nghệ  sĩ đó sáng tạo ra thì nó mới   trường tồn với thời gian. 2.2. Giải mã hành động kịch Theo Arixtốt: "Hành động là đặc trưng của vở  kịch". Hành động kịch là  phương tiện cụ thể hóa xung đột kịch, nó là yếu tố duy trì sự  phát triển của tác  phẩm. Hành động kịch trong vở  "Vũ Như  Tô" được sắp xếp theo một trình tự  logic hợp lí, hành động trước là nguyên nhân dẫn đến hành động sau. Có thể thấy   ở  những lớp đầu tiên của hồi thứ  nhất, Vũ Như  Tô vì hành động không đồng ý  xây Cửu Trùng Đài, dẫn cả nhà chạy trốn khi vua triệu gọi   mà dẫn đến kết quả  bị vây bắt và gông kìm đeo cổ, vì hành động phản đối và xem thường nhà vua mà  hậu quả là gần bị chém đầu, chu di cửu tộc. Vì trân quý tài năng của Vũ Như Tô,   Đan Thiềm đã khuyên ông giúp vua xây dựng Cửu Trùng Đài để  giữ  mạng, an   toàn cho gia đình và thực hiện  ước mơ  và tài năng của mình. Vũ Như  Tô quyết  định lựa chọn xây Cửu Trùng Đài vì thấy đó chính là cơ  hội có thể  thi thố  tài   năng và thực hiện hoài bão. Điều này đã dẫn đến kết quả  hàng trăm người tử  mạng, cuộc sống nhân dân đã khổ  càng khổ  khiến họ  căm phẫn. Đó cũng là  nguyên nhân dẫn đến sự truy đuổi của quân Trịnh Duy Sản. Có thể  thấy, không  có một yếu tố khách quan nào chi phối, quyết định hành động của nhân vật. Cái  10
  11. Lưu Thị Minh Huệ kết mà nhân vật Vũ Như Tô gặp phải là hoàn toàn do ông đã lựa chọn. Ông cũng  có thể thoát chết nếu ông nghe lời Đan Thiềm bỏ trốn, nhưng ông đã lựa chọn ở  lại sống chết cùng Cửu Trùng Đài: "Tôi không trốn đâu. Người quân tử  không  bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng   công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết   cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để  cả đây, thì tôi chạy đi đâu?" bởi vì cái mộng, cái ước mơ của người nghệ sĩ trong  ông "ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống  một tòa đài hoa lệ, thách cả  những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa   công".  Hơn nữa, hành động kịch giúp thúc đẩy mâu thuẫn kịch và thể  hiện tính  cách, tâm trạng, phẩm chất của nhân vật  một cách rõ ràng, cụ  thể.  Hành động  không chấp thuận làm Cửu Trùng Đài lúc đầu, "đem vợ  con đi trốn", nói Lê   Tương Dực là tên cua hôn quân, bạo chúa, nói Đan Thiềm là "tuồng ăn chơi".   Những hành động này thể hiện Vũ Như Tô là một người cương trực, luôn mong   muốn mang nghệ thuật để phục vụ những điều chân chính. Ông quyết định nghe   lời khuyên của Đan Thiềm xây dựng Cửu Trùng Đài. Nó thể  hiện được niềm   đam mê lớn lao với nghệ thuật và mong muốn cống hiến cho nghệ thuật của Vũ   Như Tô. Hành động đến tìm Vũ Như Tô của Đan Thiềm đã giải quyết xung đột  trong nội tâm của Vũ Như  Tô. Nó chấm dứt xung đột bên trong,, xung đột nội   tâm đầu tiên của Vũ Như Tô, nhưng nó lại mở ra một xung đột mới. Khi gặp vua  để đưa yêu sách, ông xin cho anh em thợ của mình được coi trọng cho thấy ông là  người có tình nghĩa, trọng hữu, trọng tài. Mục đích những hành động ấy của ông   là xây dựng cho đất nước một tòa kiến trúc nguy nga, tráng lệ. Những hành động  trên  đã góp phần thúc đẩy xung đột truyện, khiến mâu thuẫn giữa nhân dân và  hôn quân ngày càng gay gắt, dân đen ngày càng căm ghét quan lại, vua chúa và Vũ  Như Tô. Khi ấy, vì hoài bão của mình mà Vũ Như Tô có hành động bỏ bê vợ con,   không màng mạng sống thợ  thuyền, khiến con vắng cha, vợ thiếu chồng, hàng  trăm người chết, cuộc sống nhân dân lầm than. Cuối cùng Vũ Như Tô cũng nhận   kết cục là cái chết. Những hành động kịch của Vũ Như Tô thể hiện được ông là  người có nhân cách, hoài bão nhưng lại bị chính những ước mơ ấy của mình đẩy  vào mộng  ảo, dẫn đến bi kịch cho chính mình. Có thể  thấy, hành động kịch là   một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên thành công của vở kịch. Qua đó, tác  giả đã khắc họa thành công đặc điểm, tính cách của nhân vật, đồng thời thúc đẩy   sự phát triển của xung đột kịch.  2.3. Giải mã ngôn ngữ kịch Có thể nói, ngôn ngữ kịch là một trong những phương tiện rất quan trọng   để  bộc lộ  hành động kịch. Qua đó nhân vật kịch được hiện lên một cách rõ nét,  sinh động về đặc điểm, tính cách, phẩm chất. Trước hết, ngôn ngữ kịch trong vở  "Vũ Như  Tô" của Nguyễn Huy Tưởng bao gồm các dạng ngôn ngữ: ngôn ngữ  chú thích của tác giả, ngôn ngữ  độc thoại và đối thoại của nhân vật. Qua các  dạng ngôn ngữ kịch này, tác giả  đã thể  hiện được tâm trạng, tính cách nhân vật   11
  12. Lưu Thị Minh Huệ một cách cụ  thể.  Ở  lớp III, hồi thứ  nhất có đoạn Lê An tâu với vua Lê Tương  Dực: "Thần đã dỗ dành, dọa nạt nhưng y vẫn chấp nê, y còn nói... [...] còn Hoàng  thượng, là... hôn quân, bạo chúa, xin Hoàng thượng tha chết cho hạ thần (người   run bắn lên)". Ngôn ngữ  đối thoại của Lê An đối với Lê Tương Dực luôn dè  chừng, lo lắng, sợ hãi. Có thể thấy rất rõ điều này qua cách nói thận trọng "y còn  nói...", "là... hôn quân, bạo chúa", đến mỗi chỗ nói không tốt về vua ông lại ngập  ngừng, không dám lên tiếng. Hay qua câu "xin Hoàng thượng tha chết cho hạ  thần", dù không phải lời mình nói nhưng Lê An vẫn luôn sợ  sệt. Điều này còn   được thể  hiện rõ nét hơn qua ngôn ngữ  giải thích của tác giả  "người run bắn   lên", chỉ bốn từ nhưng đã đặc tả được nét khúm núm, sợ sệt của Lê An trước Lê  Tương Dực. Hay Đông các đại học sĩ Nguyễn Vũ được khắc họa qua lời độc   thoại: "Can với gián, hơi đâu nhận lấy việc khó vào thân, chả thấy đâu mình hãy   chết trước đã. Sớ với tấu" ở lớp III, hồi thứ hai. Có thể thấy ông là người không   giữ chữ tín, tâm địa trước sau không đồng nhất. Khi trước thì hứa với Trịnh Duy  Sản sẽ  trình vua về  việc bãi Cửu Trùng Đài, lúc sau đã xé sớ  và than vãn, mặc  những gì đã hứa. Dù  ở  dạng nào, ngôn ngữ  kịch cũng là phương tiện hữu hiệu   trong việc khắc họa tính cách, tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra, ngôn ngữ kịch của Nguyễn Huy Tưởng trong vở "Vũ Như Tô" là   ngôn ngữ thể hiện được tính tổng hợp, có sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự. Điều  này được thể hiện rất cụ thể qua lời độc thoại của Vũ Như Tô trong lớp III, hồi  thứ  ba: "Bao nhiêu người chết vì ta! Khốn nạn... Nhưng sao ta đã vội nản. Nhu   nhược thì sao dựng nổi cái đài này? Thương nhau ta để  trong lòng. Hồn các chú   có khôn thiêng xin chứng giám cho anh, phù hộ  cho anh dựng một kỳ  công cho   nước ta. Các chú chết cũng không phí. Anh sẽ  xây trong đài này, một ngôi đền   lộng lẫy để  muôn đời khói hương các chú". Những dòng độc thoại đó đã tường   thuật được cảnh thảm khốc lúc bấy giờ  "bao nhiêu người chết" khi Vũ Như  Tô  "dựng một kì công cho nước". Không chỉ mang tính tự sự, lời thoại ấy còn mang   đậm chất trữ tình khi nó bộc lộ được tâm trạng, tình cảm và suy tư của nhân vật.  Vũ Như  Tô thấy bản thân và thực tại "khốn nạn" vì số  người chết quá lớn.  Nhưng ông vẫn có thái độ  kiên cường, không "vội nản". Ông cũng rất thương  những người xâu số  và thật lòng muốn mang tài năng cống hiến cho đất nước,  mong muốn  ước nguyện được hoàn thành và sẽ  nhớ   ơn những người đã khuất.  Qua đó thể  hiện được khao khát được thể  hiện tài năng nghệ  thuật, khao khát  được cống hiến của Vũ Như Tô.  Hơn nữa, ngôn ngữ  trong vở  kịch "Vũ Như  Tô" còn mang đậm tính khẩu   ngữ, gần gũi với nhân dân. Khi Vũ Như Tô bị  quân sĩ bắt ở  cảnh cuối, lớp VIII   thể hiện rất rõ đặc điểm này. Các câu chữ rất ngắn gọn, dễ hiểu: "Vũ Như  Tô ­ ... Vài năm nữa,  đài Cửu trùng hoàn thành, cao cả, huy   hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng lai... Quân sĩ ­ Câm mồm! Vũ Như Tô ­ ... xuất hiện... 12
  13. Lưu Thị Minh Huệ Quân sĩ ­ Câm mồm! (Họ xúm vào vả miệng Vũ Như Tô)" Nhân vật có những lời thoại mà câu không đủ  cấu trúc nhưng người đọc  vẫn có thể  hiểu được bởi nó được đặt trong hoạt cảnh kịch và Nguyễn Huy  Tưởng sử  dụng những từ ngữ bình dân, lối nói quen thuộc mang tính khẩu ngữ  trong đời sống hằng ngày như: "Câm mồm!". Ngôn ngữ kịch quen thuộc như vậy  giúp tác phẩm đến gần với người dân hơn, thể  hiện được nội dung, tư  tưởng   của vở kịch một cách cụ thể, sinh động và gần gũi hơn. Mặt khác, ngôn ngữ kịch trong vở "Vũ Như Tô" còn mang tính hành động.  Trong vở  kịch, những lời thoại của nhân vật thường mang nhiều sắc thái (cầu  xin ­ từ  chối, đe dọa ­ coi thường, ...) với vẻ biện bác. Ở  vở  kịch "Vũ Như  Tô"  hầu hết các màn đối thoại đều thể hiện rõ điều này. Có thể lấy ví dụ ở lớp VIII,   hồi thứ ba có đoạn đối thoại giữa vua Lê Tương Dực và Trịnh Duy Sản:  "Lê Tương Dực ­ Trẫm đã phó mặc việc lớn việc nhỏ  cho triều đình,   ngươi chắc cũng đã biết. Trẫm còn bận việc Cửu Trùng Đài... Trịnh Duy Sản ­ Hoàng thượng làm vua một nước, phải để  ý đến mọi  việc, phó thác làm sao cho triều đình được. Hoàng thượng không nên quá tin  ở  các quan. Họ nói rằng thiên hạ thái bình, thực ra phải nói: thiên hạ sắp loạn. Lê Tương Dực ­ Vì cớ sao? Trịnh Duy Sản ­ Hoàng thượng nên bãi ngay việc xây Cửu Trùng Đài. Kim Phượng ­ Bãi Cửu Trùng Đài! Trịnh Duy Sản ­ Dâm dật là mầm bại vong, xa xỉ là nguồn loạn lạc. Hoàng  thượng là bậc thánh minh, xin nghĩ lại. Lê Tương Dực ­ Ngươi hãy lui ra, trẫm không muốn nghe chuyện chướng   tai nữa, lui ra. Trịnh Duy Sản, nói to ­ Hạ  thần chỉ  lo cho cơ nghiệp nhà Lê, cho Hoàng  thượng, nên mới nói thật. Loạn đến nơi rồi!" Trong đoạn trích trên khi vua Lê Tương Dực nói đã giao việc cho triều   đình, Trịnh Duy Sản phản đối. Và vua cũng từ  chối khi Trịnh Duy Sản cầu xin   bãi bỏ  việc xây Cửu Trùng Đài. Một người thuyết phục, một người phản đối.   Lời nói của Trịnh Duy Sản bộc lộ  sự  mong muốn thức tỉnh nhà vua, sẵn sàng  chịu tội vì lo nước loạn. Còn lời nói của Vua Lê Tương Dực thể  hiện sự  u mê  trong trụy lạc, u mê vì thứ  xa xỉ, sai lầm trong lối sống, nhận thức. Ngôn ngữ  trong đoạn kịch còn góp phần thúc đẩy sự  phát triển hơn nữa xung đột kịch.   Cuộc đối thoại không đi đến kết quả mong đợi thể  hiện sự phẫn uất của Trịnh   Sản đối với vua Tương Dực, nó đã làm tăng thêm mối xung đột giữa quân bạo  chúa và nhân dân. Ngôn ngữ  đối thoại gay gắt càng làm tăng tính kịch tính của  xung đột kịch. 2.4. Giải mã Nhân vật kịch 13
  14. Lưu Thị Minh Huệ Trong vở kịch "Vũ Như Tô", nhà soạn kịch nổi tiếng Nguyễn Huy Tưởng  đã khắc họa thành công tính cách và diễn biến tâm trạng nhân vật Vũ Như  Tô.   Vũ Như Tô là một nhân vật lịch sử sống dưới triều đại vua Lê Tương Dực, ông  là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của vở kịch. Vũ Như Tô là một người kiến  trúc sư tài ba, có lí tưởng và nghệ thuật cao cả, ham mê cái đẹp, ông có khát khao  sáng tạo cái đẹp. Ông được ví như một thiên tài "ngàn năm chưa dễ có một", "có  thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân". Ban đầu, khi nhà vua tìm kiếm  những người thợ  giỏi để  giúp vua xây dựng Cửu Trùng Đài làm nơi hưởng lạc,   ăn chơi  của nhà vua và các cung tần, mĩ nữ. Ông đã đưa gia đình đi trốn. Một   năm sau có người báo tin nên ông bị bắt và giải về  triều đình, bị  vua Lê Tương  Dực dọa giết nếu như không nghe lời vua, Vũ Như  Tô vẫn kiên quyết một mực   từ  chối, ông thà chết chứ  nhất định không xây Cửu Trùng Đài. Cung nữ  Đan  Thiềm đã thuyết phục Vũ Như  Tô hãy "chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực  lợi dụng tiền bạc và quyền thế  của hắn để  xây dựng cho đất nước tòa lâu đài   bền vững cho nhân dân nghìn năm sau còn hãnh diện". Trước những lời khuyên   của cung nữ  Đan Thiềm, Vũ Như  Tô đã bị  thuyết phục và đem hết tài năng của  mình để xây dựng Cửu Trùng Đài. Ông vui mừng khi ước mơ của mình sắp thành   hiện thực, Cửu Trùng Đài sẽ được dựng xây, con cháu đời đời sẽ nhớ tên ông và   đứa con tinh thần  ấy sẽ  luôn bất tử.  Ước mơ, hoài bão của ông thật đáng trân  trọng, ông dồn hết tâm trí, sức lực và tài năng của mình, xây dựng một lâu đài  nguy nga, tráng lệ để tô điểm cho đất Thăng Long và đó chính là món quà vĩ đại   mà ông để lại cho hậu thế. Cửu Trùng Đài được xây dựng, nhà vua đã ra sức vơ  vét của cải của nhân dân. Vũ Như Tô say sưa với mơ ước của mình mà quên mất   rằng nhân dân đang lầm than, đói khổ, túng quẫn vì sưu cao, thuế nặng mà triều  đình đưa ra. Nhiều người thợ  giỏi bị  bắt về  để  phục vụ  cho việc xây thành,  nhiều con dân bị hành hạ vì chống đối, biết bao người đã phải bỏ mạng vì công   trình xây dựng Cửu Trùng Đài. Việc xây dựng gần hoàn thành thì mâu thuẫn giữa  tập đoàn thống trị với tầng lớp nhân dân, giữa Vũ Như  Tô với những người thợ  lành nghề và người lao động càng được đẩy lên cao. Cuộc bạo loạn xảy ra, ông  vẫn nhất quyết không nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm bỏ  trốn mà vẫn tin   tưởng vào việc mình làm là chính nghĩa, không hại đến ai. Khi cận kề cái chết,  ông vẫn nuôi hi vọng được tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài. Và cuối cùng, khi  nhìn thấy Cửu Trùng Đài – đứa con tinh thần của mình bị thiêu cháy thành tro bụi   thì   đối   với   ông,   cuộc   đời   mình   như   chấm   dứt,   ông   bình   thản   bước   ra   pháp  trường.  Trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là tội nhân, lại vừa  là nạn nhân. Tội nhân vì ông đã thực thi chủ trương của vua Lê Tương Dực xây   Cửu Trùng Đài và vô tình đã đẩy nhân dân rơi vào cảnh lầm than, cơ  cực: mẹ  mất con, vợ  mất chồng, gia đình li tán,.. Còn nạn nhân là bởi mộng tưởng,  ảo   vọng của chính mình, ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không   đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường của cái đẹp mà quên   mất rằng còn cái thiện. Ông là nạn nhân của mối mâu thuẫn chưa giải quyết   được, đó là mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và hoàn cảnh thực tế. Khát vọng   14
  15. Lưu Thị Minh Huệ của Vũ Như Tô là chính đáng, cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ  đa tài, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc nhưng khát vọng nghệ thuật ấy lại   đặt nhầm chỗ, nhầm thời nên hậu quả  mà ông phải gánh chịu bằng cả  sinh  mệnh của bản thân và cả công trình nghệ thuật mà ông coi như cả cuộc đời. Nếu Vũ Như Tô là người đam mê cái đẹp thì Đan Thiềm lại là một người  đam mê cái tài và trân trọng cái tài. Đan Thiềm là một cung nữ  sống trong triều   đình Lê Tương Dực. Bà là một người phụ nữ có nhân cách cao cả và sáng suốt.   Chính bà là người đã thuyết phục Vũ Như  Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, nhưng   cũng chính bà là người đã nhận ra sai lầm của mình. Trong đối thoại với Vũ Như  Tô  ở  hồi cuối, Đan Thiềm là người hiểu thấu tình thế  tuyệt vọng của Vũ Như  Tô. Bà là người luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.  Nhưng khi biết đài không giữ  được, Đan Thiềm hết lòng khuyên Vũ Như  Tô  chạy trốn. Vũ Như Tô vẫn kiên quyết không nghe theo, ông cho rằng điều mình   làm là đúng. Đan Thiềm sáng suốt, hiểu thấu mọi sự việc và bà hiểu được sự mù   quáng của dân chúng. Bà đau đớn nhận ra sự thất bại trong giấc mộng lớn Cửu   Trùng Đài, đau đớn khi không cứu được Vũ Như Tô và phải vĩnh biệt Cửu Trùng   Đài trong máu và nước mắt. Không chỉ có Vũ Như Tô, Đan Thiềm mà vua Lê Tương Dực cũng là một   người yêu cái đẹp. Ông cho xây dựng rất nhiều những đền thờ, tìm những người  thợ giỏi, tay nghề cao về giúp nước. Nhưng lại quá thỏa mãn với những điều đã   đạt được mà ăn chơi, dẫn đến cơ đồ đắm biển. Trong "Đại Việt Sử ký toàn thư"  được đã có nhận định về Lê Tương Dực: "Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo   hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ,  xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy   vong là bởi  ở  đấy". Trong vở  kịch "Vũ Như  Tô" của Nguyễn Huy Tưởng đã tái  hiện chân thực hình  ảnh ông "Vua Lợn" ­ Lê Tương Dực sớm thỏa mãn với  những thành tựu đã đạt được mà ăn chơi, hưởng lạc, bỏ bê việc nước, đam mê   xây dựng những công trình to lớn phục vụ ham muốn của cá nhân mà làm tổn hao   ngân khố, kiệt quệ sức dân dẫn đến cơ nghiệp sụp đổ.  Ngoài   ra   tác   giả   còn   khắc   họa   những   nhân   vật   như:   Trịnh   Duy   Sản,  Nguyễn Vũ hay nhân vật Thị  Nhiên (vợ  Vũ Như  Tô) để  làm tô đậm thêm tính   cách, diễn biến của nhân vật chính. Trịnh Duy Sản là một quận công thần nhà  Lê, có công dẹp giặc. Khi vua Lê Tương Dực ăn chơi trụy lạc, làm nhiều việc   thất đức, ông đã thẳng thắn can ngăn. Đối với việc xây Cửu Trùng Đài, ông là  người biết nhìn xa trông rộng, thấy được sự nghèo đói, cùng cực của nhân dân và   lường trước được hậu quả  nên đã can ngăn nhà vua nhưng Lê Tương Dực đã  một mực không nghe. Điều đó cho thấy ông là một bề tôi trung thành. Cuối cùng   vì lợi ích của Triều Lê và xã tắc, chính ông là người đã giết chết vua Lê Tương   Dực. Còn Thị Nhiên (vợ Vũ Như Tô) là một người vợ hết lòng vì chồng, vì con.   Bà đã theo ông lên Triều đình khi ông bị vua Lê Tương Dực bắt trói. Khi Vũ Như  Tô đã chấp nhận xây Cửu Trùng Đài cho vua Lê Tương Dực, chồng được thoát  khỏi tội chết, bà xin về  quê chăm sóc con cái. Điều đó đã cho thấy bà là một   15
  16. Lưu Thị Minh Huệ người phụ nữ đảm đang, tháo vát, tảo tần hết lòng vì chồng vì con. Bà chỉ mong  Cửu Trùng Đài dựng xong, gia đình đoàn tụ. Nhưng mong ước đó mãi mãi không  thành hiện thực. Cửu Trùng Đài bị thiêu cháy, Vũ Như Tô chết đó chính là bi kịch   đời bà.  2.5. Giải mã không gian, thời gian kịch Cả không gian rộng và không gian hẹp trong vở kịch đều có thật trong lịch   sử. Không gian rộng của kịch "Vũ Như Tô" chính là thời đại của vua Lê Tương  Dực (1495 ­ 1516), vị  hoàng đế  thứ  chín của Hoàng triều Lê sơ. Đây là thời kì   nhân dân Đại Việt phải chịu đựng rất nhiều lầm than, khổ cực do nhà vua bỏ bê   triều chính; hạn hán, mất mùa liên miên; nạn đói và ách đàn áp tàn bạo khiến các  cuộc bạo loạn nổ  ra khắp nơi: không gian bạo lực kinh hoàng. Lê Tương Dực  sau này đã lệnh cho Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài ­ một công trình hoàng   tráng, tầm cỡ, tiêu tốn vô khối nhân lực, của cải quốc gia. Không gian hẹp cũng chính là không gian được nhà văn áp dụng trong vở  kịch cho phù hợp với loại hình sân khấu vốn được trình diễn  ở  nơi bị  hạn chế  nhiều về  mặt diện tích. Đó là Hoàng thành Thăng Long, nơi cung điện của nhà  vua và Cửu Trùng Đài đang còn dang dở bên cạnh Hồ Tây,… Dường như khi mọi   chuyện đều xảy ra ở một không gian bó buộc, với những bức tường kiên cố trốn   kinh thành,  phần nào đó sẽ thể hiện được sự mất tự do, o bế trong việc sáng tác   của người nghệ sĩ Vũ Như Tô. Vở   kịch   "Vũ   Như   Tô"   lấy  bối  cảnh  dưới   thời  vua   Tương  Dực,   trong   khoảng thời gian Cửu Trùng Đài đang được xây dựng, tức là trong vòng hai năm  (1516 ­1517), nhưng đây là thời gian thực tế. Khi đưa vào tác phẩm kịch của mình,  Nguyễn Huy Tưởng không thể  áp dụng hoàn toàn thời gian tuyến tính để  lần  lượt đưa ra các sự  việc theo trình tự  được. Trong khoảng 3 đến 5 giờ  đồng hồ,  nhà văn phải chọn lọc, cô đọng các chi tiết quan trọng nhất, đặc sắc nhất để  giúp khán giả dễ dàng theo dõi và nhận ra đâu là những cao trào trong tác phẩm.  Ngoài ra cũng có thể  nhận định đây là một vở  kịch đặc sắc mang những giá trị  vượt thời gian. 2.6. Quan niệm về con người của Nguyễn Huy Tưởng thông qua vở  kịch "Vũ Như Tô" Vở  kịch "Vũ Như  Tô" đã bộc lộ  rất rõ ràng quan niệm về con người của   Nguyễn Huy Tưởng trong cuộc sống nói chung và trong sự nghiệp sáng tác nghệ  thuật của người nghệ  sĩ nói riêng.  Ở  "Vũ Như  Tô" người đọc không chỉ  đơn  thuần thấy hiện lên một nhân vật lịch sử được khắc họa một cách tài hoa, thâm  thuý thông qua những mâu thuẫn, xung đột kịch mà còn cảm nhận được thông   điệp sâu sắc của Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm: số phận, bi kịch của người   nghệ  sĩ bất phùng thời; là những mâu thuẫn giữa khát khao sáng tạo, cống hiến   với hiện thực cuộc sống khốn cùng của nhân dân; một bên là trách nhiệm người  công dân với một bên là sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của người nghệ sĩ,… Đọng   lại sau cùng vẫn là một tấn bi kịch xảy đến với người nghệ  sĩ đa tài khi đã để  16
  17. Lưu Thị Minh Huệ nghệ thuật xa rời thực tế, thoát li thực tại, vô tình gây nên thảm cảnh lầm than,   ai oán cho dân chúng.  Vấn đề  muôn thuở  mà Nguyễn Huy Tưởng muốn đề  cập tới trong "Vũ  Như Tô" là vấn đề tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, thời đại nào cũng không hề  thay đổi. Ông trân trọng ước mơ của kẻ sĩ, muốn người tài được trọng dụng, họ  cần được tạo điều kiện để  thi thố  tài năng, thỏa niềm đam mê sáng tác, nuôi   dưỡng những đứa con tinh thần. Nguyễn Huy Tưởng muốn nâng tầm những   người nghệ  sĩ chân chính, luôn sống và cống hiến hết mình với đam mê cháy  bỏng, sẵn sàng hy sinh bản thân dẫu vất vả, cực nhọc mấy cũng chỉ  cần được   thỏa trí sáng tạo làm đẹp cho đời,… Nhưng có một điều bất di bất dịch mà người  nghệ  sĩ nào cũng cần nhớ  đó chính là nghệ  thuật được xây dựng trên nền móng   của hiện thực, bắt nguồn từ những điều giản đơn, gần gũi nhất trong cuộc sống   và nghệ thuật phải quay lại phục vụ con người chứ không thể vì chìm đắm trong  đó mà dửng dưng với nỗi đau của con người, bất chấp tất cả cho lí tưởng thẩm  mỹ cá nhân bởi “nghệ thuật vị nhân sinh”. Không chỉ  người sáng tạo mà người hâm mộ  cái đẹp cũng cần rút ra cho  mình những suy nghĩ, những kinh nghiệm riêng. Đan Thiềm không sai khi có “căn   bệnh” yêu và đam mê cái đẹp; trân trọng kẻ  sĩ Vũ Như  Tô với tài năng xuất  chúng; cảm thông với nỗi đau và bi kịch của người nghệ  sĩ vì bị  o bế, đè nén  không được thỏa trí sáng tạo,… nhưng tình yêu nào cũng khó tránh khỏi sự  mù  quáng, đôi khi vì quá say sưa với niềm đam mê mà con người khó lòng phân định   được điều mình đang làm có thực sự  hướng tới những giá trị  tốt đẹp đích thực  hay không.  Với Nguyễn Huy Tưởng, dù là phê phán hay ngợi ca con người thì cũng   đều xuất phát từ giá trị  nhân bản, từ truyền thống văn hoá tốt đẹp ngàn đời của  cha ông. Con người chân chính, đại diện cho vẻ  đẹp tâm hồn người Việt trong   sáng tác của nhà văn như  tấm gương sáng phản chiếu, soi rọi mỗi chúng ta và   hướng độc giả tới gần hơn những giá trị chân ­ thiện ­ mĩ.  KẾT LUẬN Giải mã văn bản kịch đi từ  việc giải mã các yếu tố: xung đột kịch, hành  động kịch, ngôn ngữ, nhân vật, không gian, thời gian kịch,… Thông qua đó, người  tiếp nhận khám phá ra được ý nghĩa, giá trị nhân sinh của vở kịch, phát hiện được  quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Huy Tưởng. Giải mã một văn   bản không phải là quá trình đơn giản. Nó không phải đơn giản là đi phân tích các  đặc trưng thể  loại của văn bản đó. Quan trọng hơn, giải mã văn bản là cách  người tiếp nhận đi khám phá giá trị, tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong văn bản  ấy. Đó mới là tiếp nhận văn bản văn học một cách chân chính. Hay nói cách  khác, đích cuối cùng của quá trình tiếp nhận văn học chính là khám phá được  những tư  tưởng nghệ  thuật cao cả, những quan niệm chân chính và những bài  học nhân sinh sâu sắc giúp cho người giải mã, tiếp nhận văn bản  ấy thay đổi   ngày một trở nên tích cực hơn.  17
  18. Lưu Thị Minh Huệ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ  Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ  văn 12 (tập 2), Nxb Giáo  dục Việt Nam. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1998),  Từ  điển thuật ngữ   văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Phương Lựu chủ biên (1985), Lý luận văn học, NXB Giáo dục 4. https://thaygiaolang.forumvi.com/t39­topic 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2