Giải pháp cho vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội cho thanh thiếu niên tại Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết Giải pháp cho vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội cho thanh thiếu niên tại Việt Nam đề cập đến vấn đề bắt nạt trên mạng xã hội và giải pháp cho thanh thiếu niên tại Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu tài liệu, nhóm tác giả đề cập đến những công trình nghiên cứu về vấn đề bắt nạt trên mạng xã hội tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp cho những thanh thiếu niên là nạn nhân của vấn nạn này tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp cho vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội cho thanh thiếu niên tại Việt Nam
- GIẢI PHÁP CHO VẤN NẠN BẮT NẠT TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO THANH THIẾU NIÊN TẠI VIỆT NAM Ngô Thị Thùy Dương, Nguyễn Xuân Nhật Khoa Khoa học Xã hội & Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Vũ Quốc Anh TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến vấn đề bắt nạt trên mạng xã hội và giải pháp cho thanh thiếu niên tại Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu tài liệu, nhóm tác giả đề cập đến những công trình nghiên cứu về vấn đề bắt nạt trên mạng xã hội tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp cho những thanh thiếu niên là nạn nhân của vấn nạn này tại Việt Nam. Những giải pháp mà nhóm tác giả kết luận trong đề tài này gồm có: giải pháp dành cho phụ huynh và những người xung quanh và giải pháp dành cho thanh thiếu niên tại Việt Nam. Từ khóa: bắt nạt qua mạng, giải pháp cho hành vi bắt nạt qua mạng, mạng xã hội, thanh thiếu niên. 1. MỞ ĐẦU Mạng xã hội là bước tiến vượt bậc của con người trong lĩnh vực công nghệ. Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của xã hội, mạng xã hội tại Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và sinh hoạt của con người. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã và đang mang lại cho con người, nhưng bất kì cái gì cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực; và mạng xã hội cũng không ngoại lệ. Theo kết quả nghiên cứu của Microsoft, hiện nay trong 10 người dùng mạng xã hội tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt, trong đó có đến 54% là thanh thiếu niên (2020). Sự tiêu cực của mạng xã hội tại Việt Nam đang lớn dần và một trong số đó là vấn đề bắt nạt người khác trên mạng xã hội hay còn gọi là bắt nạt trên mạng. Hiện tượng bắt nạt vốn xuất phát từ xa xưa, hành động bắt nạt được thực hiện trực tiếp và nạn nhân biết được người bắt nạt mình là ai. Nhưng kể từ khi mạng xã hội phát triển và được sử dụng rộng rãi thì vấn nạn bắt nạt càng phát triển mạnh mẽ thông qua mạng xã hội và gây ra nhiều hậu quả khó ngờ vì người bắt nạt dễ dàng che dấu danh tính của bản thân và hành động bắt nạt trên mạng có thể được theo dõi bởi hàng nghìn người; do đó việc bắt nạt trên mạng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đối với tâm lý của người bị bắt nạt hơn so với bắt nạt truyền thống. Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying) chưa bao giờ là một chuyện nhỏ và đây cũng luôn là một vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung; theo định nghĩa của UNICEF: “Bắt nạt trên mạng là 3287
- bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Nó có thể diễn ra trên phương tiện mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động. Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến người bị nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ” (2021). Những sự sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ đó đã dẫn tới biết bao câu chuyện đau lòng nhưng mọi chuyện lại dần rơi vào quên lãng và nhiều sự việc bắt nạt khác lại tiếp tục diễn ra. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề bắt nạt trực tuyến tại Việt Nam, điển hình như đề tài “Nhận thức về vấn đề bắt nạt trực tuyến của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Ha Nguyen, hay đề tài “Hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh tại một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Thị Dung; nhưng vấn nạn bắt nạt trực tuyến không chỉ diễn ra ở các đối tượng là học sinh, sinh viên; bắt nạt trực tuyến là câu chuyện liên quan đến những thanh thiếu niên nói chung, đây có thể là câu chuyện về vấn đề dân tộc như phân biệt vùng miền và cũng có thể là việc miệt thị ngoại hình của một ai đó. Chúng ta không thể phủ nhận việc mạng xã hội đã giúp Cơ quan chức năng phát hiện và giải quyết nhiều cá nhân có hành động trái pháp luật nhưng chính điều này lại là một lý do để nhiều người bao biện cho hành động bắt nạt người khác của mình. Theo nghiên cứu về bắt nạt trên mạng của Pew Research Center, khoảng 32% thanh thiếu niên sử dụng mạng nói rằng họ từng là mục tiêu của bắt nạt qua mạng từ những hành động như nhận được tin nhắn đe dọa, bị lan truyền hình ảnh hay tin đồn trên mạng xã hội (2007). Tùy vào từng trường hợp mà những hành động này chỉ gây ra sự khó chịu cho nạn nhân hay thực sự là một hành động đe dọa và điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của nạn nhân. Vấn đề bắt nạt trên mạng đối với thanh thiếu niên đã trở thành một vấn đề nan giải mà nhà nước, các tổ chức, các cơ quan quản lý đã và đang tìm hướng giải quyết. Hàng ngày, ở một góc nào đó trên mạng xã hội vẫn đang diễn ra sự bắt nạt, nó đang dần trở nên phổ biến và bởi vì phổ biến nên dần bị ngó lơ để rồi những sự việc đáng lên án lại trở thành những câu chuyện đời thường. Từ đó, nhóm tác giả muốn tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp cho vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội cho thanh thiếu niên tại Việt Nam”. Đã có rất nhiều những nghiên cứu, những hội thảo về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội nhưng dường như ở mỗi giai đoạn khác nhau đều có những phát sinh về vấn đề này, vì vậy nghiên cứu về những vấn đề liên quan trong chủ đề này luôn giữ nguyên được giá trị của nó. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội của thanh thiếu niên và những nghiên cứu này đều cho thấy rằng số lượng thanh thiếu niên bị bắt nạt trực tuyến đang ngày càng tăng cao. Nghiên cứu “Extending the School Grounds? - Bullying Experiences in Cyberspace” của Juvonen và Gross (2008) đã xác định được rằng có đến 72% thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 17 đã từng bị bắt nạt trực tuyến ít nhất một lần. Hay một nghiên cứu khác được thực hiện tại Mỹ: “Following you from school: A critical review and synthesis of research on cyberbullying victimization” của Robert S. Tokunaga đã chỉ ra 3288
- rằng tại Mỹ có hơn 97% thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội và 20-40% trong số đó đã từng là nạn nhân của bắt nạt qua mạng. Tại Việt Nam, trong nghiên cứu “Hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2018), tác giả Lê Thị Dung đã thu được kết quả khảo sát đáng lo ngại khi 56,7% học sinh tham gia khảo sát cho rằng bản thân đã từng là nạn nhân của hành vi bắt nạt trực tuyến. Nghiên cứu “Bắt nạt qua mạng ở học sinh trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan” của nhóm tác giả Phạm Thị Thu Ba và Trần Quỳnh Anh (2016) đã thu được kết quả tỷ lệ học sinh trung học ở Việt Nam đã bị bắt nạt qua mạng 10 ngày trước khi nghiên cứu là 13,6% - một con số khá cao. Song song với sự phát triển của xã hội, thanh thiếu niên cũng đã có nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề bắt nạt qua mạng. Trong nghiên cứu “Cyberbullying: An Exploratory Analysis of Factors Related to Offending and Victimization” của nhóm tác giả Sameer Hinduja và Justin W. Patchin (2008), một cô gái 17 tuổi đã nói: “Bắt nạt trực tuyến là một điều khủng khiếp bởi vì nó ảnh hưởng đến tâm lý nhiều hơn cơ thể. Nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu khi mà mọi người có thể làm hại người khác thông qua một chiếc máy tính. Những lời nói trực tuyến làm cho con người ta sợ hãi hơn là bị đe dọa về thể chất và mọi người cảm thấy dễ bị tổn thương hơn. Bắt nạt trực tuyến thực sự là điều tồi tệ, bởi vì bắt nạt tinh thần đôi khi tệ hơn nhiều sau đó bắt nạt thể chất, và nó có thể khiến ai đó làm những điều ngu ngốc”. Tuy đã nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề nhưng câu hỏi được đặt ra là thanh thiếu niên ngày nay đã có thể có những phản ứng và cách giải quyết đúng đắn khi gặp vấn đề này hay chưa? Số liệu thống kê của Trung tâm quốc gia phòng chống tội phạm, I – Safe inc, Trung tâm Nghiên cứu “Cyber bullying”, knowthenet.org.uk, The Harford Quận Examiner, Cyberbullying.us, Hiệp hội Osteopathic Mỹ, Ipson (công ty nghiên cứu toàn cầu Reuters) tin tức, Bitdefender chỉ ra: Hơn 60% thanh thiếu niên cho biết họ không dám tố cáo hay lên án những hành vi bắt nạt trực tuyến; chỉ 1% nói cho giáo viên hoặc người lớn về việc họ bị đe dọa, bắt nạt trực tuyến; hơn 50% số người trẻ tuổi không nói với bố mẹ khi bị bắt nạt trực tuyến và chỉ 10% trẻ nói với bố mẹ khi bị bắt nạt trực tuyến và chỉ 18% trường hợp được báo cáo cho cơ quan chức năng (Trích trong Lê Thị Dung, 2018). Những nghiên cứu về bắt nạt qua mạng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã cho thấy bắt nạt qua mạng ở thanh thiếu niên là một vấn đề đáng được quan tâm khi mạng xã hội đang ngày càng phát triển và số lượng thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn nạn bắt nạt trực tuyến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về hiện trạng, nguyên nhân, biểu hiện; tuy nhiên vẫn chưa có quá nhiều những nghiên cứu về giải pháp cho vấn nạn này. Do đó, những giải pháp phù hợp cần được đưa ra để hạn chế những hành vi bắt nạt qua mạng cũng như hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó đến thanh thiếu niên. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3289
- Phương pháp nghiên cứu chính được nhóm tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu tài liệu, từ đó phân tích và tổng hợp những giải pháp phù hợp cho vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội cho thanh thiếu niên tại Việt Nam. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giải pháp dành cho thanh thiếu niên Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số người sử dụng Internet cao nhất Châu Á, truyền thông xã hội được phổ biến rộng rãi với 64.000.000 người có tài khoản Facebook, trong đó phần đông là trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng hành động để bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro của thế giới kỹ thuật số lại rất ít (UNICEF, 2017). Một trong số ít đó là Chương trình Tư duy Thời đại số của Facebook – hoạt động chính trong chiến dịch Facebook vì Việt Nam, Chương trình đã đưa ra những khuyến cáo giúp thanh thiếu niên Việt Nam có thể giải quyết những vấn đề như bắt nạt trên mạng xã hội khi chúng gặp phải; khi bị bắt nạt trực tuyến, trẻ có thể sử dụng sự trợ giúp của các công cụ có sẵn trên Facebook: sử dụng liên kết “Báo cáo” để báo cáo với đội ngũ toàn cầu của Facebook về những vấn đề như lạm dụng, bắt nạt, quấy rối và những vấn đề khác. Bên cạnh việc sử dụng liên kết “Báo cáo”, thanh thiếu niên bị bắt nạt trên mạng xã hội nên “Hủy kết bạn” hoặc “Chặn” người có hành vi bắt nạt trực tuyến với mình. Ngoài những giải pháp được đưa ra trong Chương trình Tư duy Thời đại số, thanh thiếu niên bị bắt nạt cần có những hành động tự hỗ trợ bản thân và tuyệt đối không sử dụng bạo lực để trị bạo lực, đây chưa bao giờ là giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Khi bị đe dọa hoặc lo lắng về sự an toàn của mình, trẻ cần nói ngay với người đủ tin tưởng với mình, đây có thể là bố mẹ, thầy cô hoặc một người bạn. Trong trường hợp cần thiết, trẻ có thể chủ động liên hệ Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 hoặc các cơ quan chức năng có liên quan để được hỗ trợ và bảo vệ. Ngoài ra, thanh thiếu niên – người sử dụng mạng xã hội nói chung cần cân nhắc và suy nghĩ kĩ trước khi đăng tải hay chia sẻ bất kì điều gì lên mạng xã hội để tránh những đáng tiếc sau này vì đây có thể sẽ là hành động gây tổn thương cho người khác cũng như cho bản thân mình. Người dùng cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề bảo mật của các mạng xã hội trước khi sử dụng, từ đó có thể hạn chế việc bị đánh cắp thông tin cá nhân nhằm những mục đích xấu như thoa túng hoặc làm nhục hay nói cách khác là những hành vi bắt nạt trực tuyến. Bên cạnh đó, những nền tảng xã hội có các công cụ khác nhau cho phép người dùng hạn chế người khác xem và nhận xét những nội dung được đăng tải trên mạng xã hội. Tuy nhiên, giải pháp quan trọng nhất cho vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội xuất pháp từ chính thanh thiếu niên – người sử dụng mạng xã hội. Thanh thiếu niên là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến cần chia sẻ vấn đề của mình cho những người xung quanh nhằm tìm được giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề của bản thân, đồng thời cần nâng cao nhận thức cá nhân về vấn đề này, tránh những trường hợp trở thành người bắt nạt hoặc nạn nhân bị bắt nạt nhưng không nhận ra. 4.2 Giải pháp dành cho phụ huynh và những người xung quanh 3290
- Ngoài thanh thiếu niên, phụ huynh và cả những người xung quanh cũng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ thanh thiếu niên khỏi việc bị bắt nạt trên mạng xã hội. Khi những người bị bắt nạt sẵn sàng chia sẻ rắc rối của mình, người lớn và những người xung quanh cần đưa được giải pháp phù hợp cho con của mình. Không chỉ thế, người lớn còn có thể phát hiện và kịp thời ngăn chặn những hành vi bắt nạt qua mạng khi thấy những biểu hiện bất thường từ những đứa con. Để trẻ có có nhận thức cụ thể và đúng đắn hơn về hành vi bắt nạt trên mạng xã hội nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi bắt nạt cũng như bảo vệ bản thân, gia đình và nhà trường cần dạy con về những gì nên làm và không nên làm cũng như ảnh hưởng của nó đến bản thân và người khác trên mạng xã hội trước khi cho phép con sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Phụ huynh và những người xung quanh cần tạo cho con/bạn bè/học sinh của mình sự tin tưởng, đủ để chúng có thể sẵn sàng chia sẻ những vấn đề mà chúng gặp phải trên mạng xã hội. Sự khác biệt giữa hai thế hệ là một trong những rào cản lớn nhất khiến thanh thiếu niên ngày nay hạn chế chia sẻ vấn đề của bản thân với bố mẹ, do đó những người bố mẹ cần nhẹ nhàng và thoải mái khi nói chuyện với con cũng như có cái nhìn đa chiều đối với những vấn đề của con mình. Phụ huynh có thể cân nhắc việc sử dụng công cụ để kiểm soát việc truy cập mạng xã hội của con mình, tuy nhiên điều này không được khuyến khích vì trẻ cần có quyền riêng tư của bản thân. “Hiện các con giỏi hơn cha mẹ rất nhiều, nếu cha mẹ kiểm soát thì các con sẽ cảm thấy vô lý. Vì vậy, cha mẹ phải thay đổi cách nghĩ, sẵn sàng học hỏi để đồng hành cùng con. Tuy nhiên, các con cũng cần phải chia sẻ và để cha mẹ bảo vệ các con tốt hơn”, (Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD, trích trong Vũ Thơ, 2019); do đó hãy thay việc kiểm soát hành động của con bằng việc đồng hành cùng con khi con sử dụng mạng xã hội. Bên cạnh việc hướng dẫn con trước khi sử dụng mạng xã hội, phụ huynh và những người xung quanh cần có sự quan sát đối với những sự thay đổi bất thường của trẻ khi sử dụng mạng xã hội, đây có thể là những biểu hiện của việc trẻ đang là nạn nhân của vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội. Những sự thay đổi đó có thể là: • Có sự khó chịu và chán nản sau khi sử dụng mạng xã hội. • Có sự lo lắng trước, trong và sau khi sử dụng mạng xã hội. • Giữ bí mật về việc sử dụng mạng xã hội của mình. • Không thoải mái khi phải ra ngoài và có những hoạt động xã hội. • Xuất hiện triệu chứng mất ngủ. • Thay đổi sở thích đột ngột. • Có những triệu chứng trầm cảm. Nếu con/bạn bè/học sinh của bạn có những sự thay đổi trên, bạn có thể sử dụng những cách dưới đây để tìm hiểu và giúp trẻ giải quyết vấn đề: • Cố gắng xác định cá nhân thực hiện hành vi đe dọa trực tuyến. • Khuyến khích trẻ không phản ứng lại hành vi đe dọa trực tuyến. 3291
- • Lưu giữ những tin nhắn hoặc hình ảnh của hành vi đe dọa trực tuyến vì đây có thể là bằng chứng để bảo vệ trẻ. • Sử dụng các thiết bị công nghệ để báo cáo, chặn những tin nhắn bắt nạt. • Nếu người có hành vi bắt nạt là bạn học của trẻ, hãy liên hệ với nhà trường. • Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh tâm lý, thứ trẻ cần là bác sĩ tâm lý. Như vậy, có rất nhiều giải pháp cho vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội dành cho thanh thiếu niên tại Việt Nam, với mỗi hành vi bắt nạt khác nhau sẽ có những giải pháp phù hợp với nó. Tuy nhiên, ngoài sự giúp đỡ và phía gia đình và nhà trường, chúng ta cần hình phạt luật pháp nghiêm khắc cho những kẻ bắt nạt trên mạng và vấn nạn bắt nạt trên mạng chỉ có thể giải quyết được nếu cả xã hội đồng lòng thay đổi nhận thức của mình. 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã nêu lên một số công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đúc kết các giải pháp dành cho những thanh thiếu niên có sử dụng mạng xã hội cũng như giải pháp dành cho phụ huynh và những người xung quanh thanh thiếu niên sử dựng mạng xã hội. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn nạn bắt nạt trên mạng xã hội và có những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam để tự bảo vệ bản thân tránh khỏi việc trở thành nạn nhân của bắt nạt trên mạng xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Huỳnh Mai, Võ Kim Duy, Đặng Thị Thiện Ngân, Trần Nguyễn Giang Hương, Thái Thanh Trúc (2021), Bị bắt nạt trực tuyến và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Ha Nguyen (2020), Nhận thức về vấn đề bắt nạt trực tuyến của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Hinduja, S., và Patchin, J.W., (2018), Responding to Cyberbullying: Top Ten Tips for Teens. Cyberbullying. [Online] 2018. https://cyberbullying.org/Top-Ten-Tips-Teens-Response.pdf. Truy cập ngày 21/4/2022 4. Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Ngô Thùy Dương, Nguyễn Thị Thắm (2015), Chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến. 5. Hoàng Thanh (2021), Trẻ em nên làm gì khi bị bắt nạt qua không gian mạng? Info Net. [Online] 2021. https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/cssk-nhan-dan/tre-em-nen-lam-gi-khi-bi-bat-nat-qua-khong- gian-mang-398967.html.Truy cập ngày 21/4/2022 6. Lê Thị Dung (2018), Hành vi bắt nạt trực tuyến của một số học sinh ờ một số trường trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài Khóa luận tốt nghiệp.Phạm Thị Thu Ba và Trần Quỳnh Anh (2016), Bắt nạt qua mạng ở học sinh Trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan. 3292
- 7. Tùng Dương (2019), Dạy trẻ làm gì khi bị bắt nạt trực tuyến. Giáo dục Việt Nam. [Online] 2019. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/day-tre-lam-gi-khi-bi-bat-nat-truc-tuyen-post202217.gd. Truy cập ngày 21/4/2022 8. UNICEF (2017), UNICEF: Make the digital world safer for children – while increasing online access to benefit the most disadvantaged. UNICEF. [Online] 2017. https://www.unicef.org/vietnam/press- releases/unicef-make-digital-world-safer-children-while-increasing-online-access-benefit-most. Truy cập ngày 23/4/2022 9. UNICEF (2021), Bắt nạt trực tuyến là gì và làm thế nào để ngăn chặn nó. UNICEF. [Online] 2021. https://www.unicef.org/vietnam/vi/node/1311. Truy cập ngày 21/4/2022 10. Valueoptions (2011), What can adults do to prevent and address cyberbullying. Valueoptions. [Online] 2011. http://www.valueoptions.com/solutions/2011/04-April/story4.htm. 11. Văn hóa đương đại (2021) Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên ở Việt Nam hiện nay. Văn hóa đương đại. [Online] 2021. https://vhnt.org.vn/thuc-trang-su-dung-mang-xa-hoi-cua-thanh- thieu-nien-o-viet-nam-hien-nay. Truy cập ngày 23/4/2022 12. Vũ Thơ (2019) Cha mẹ có nên kiểm soát con sử dụng mạng xã hội? Thanh niên. [Online] 2019. https://thanhnien.vn/cha-me-co-nen-kiem-soat-con-su-dung-mang-xa-hoi-post822740.html. Truy cập ngày 21/4/2022 3293
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận : Giải pháp diệt trừ tận gốc hàng giả - 1
7 p | 68 | 9
-
Giải pháp bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống Đươn đệm huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang dưới góc nhìn văn hóa
10 p | 37 | 5
-
Quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở thông qua phương pháp bàn tay nặn bột
7 p | 92 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn