intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp diệt lúa bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đơn giản, hiệu quả

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

97
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, ở những ruộng bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, nếu tỷ lệ cây nhiễm bệnh cao thì phải tiêu hủy toàn bộ, còn ở mức trên dưới 10% thì được phép duy trì ruộng lúa nhưng phải nhổ tận gốc và chôn sâu xuống bùn. Từ trước đến nay, bà con phải loại bỏ cây lúa bệnh bằng biện pháp thủ công nên rất tốn thời gian, công sức. Mới đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra phương pháp mới, có thể diệt lúa bị bệnh vàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp diệt lúa bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đơn giản, hiệu quả

  1. Giải pháp diệt lúa bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đơn giản, hiệu quả Theo khuyến cáo của ngành chức năng, ở những ruộng bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, nếu tỷ lệ cây nhiễm bệnh cao thì phải tiêu hủy toàn bộ, còn ở mức trên dưới 10% thì được phép duy trì ruộng lúa nhưng phải nhổ tận gốc và chôn sâu xuống bùn. Từ trước đến nay, bà con phải loại bỏ cây lúa bệnh bằng biện pháp thủ công nên rất tốn thời gian, công sức. Mới đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra phương pháp mới, có thể diệt lúa bị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hiệu quả, đơn giản. Phó viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Dương Văn Chín cho biết: “Chúng tôi vừa thử nghiệm một phương pháp đơn giản, rẻ tiền để góp phần diệt lúa nhiễ m bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hiệu quả. Chỉ với một bình phun thuốc cỏ triệt sinh, có thể diệt từng cây lúa bệnh mà không ảnh hưởng đến các cây xung quanh”. Để áp dụng theo phương pháp này cần thiết kế cái chụp hình nón rỗng, đầu bằng kim loại nhẹ (tôn) có bề dày 0,8mm, đường kính đáy trên 15cm, đáy dưới 20cm, cao 70cm. Cần xách tay của chụp kết nối với một bình xịt thuốc thông thường được tắt mở bằng rơ - le điều khiển.
  2. Các nghiên cứu cho thấy, thuốc diệt cỏ triệt sinh paraquat (Gramoxon, Agamaxon, Cỏ cháy, Paraxon) gây chết nhanh nhưng không diệt được tận gốc khi cây lúa càng già. Ngược lại, glyphosate (Glyphosan, Carphosate, Manba...) lưu dẫn mạnh, diệt từ từ và triệt để tận gốc. Cách nào phun diệt hiệu quả nhất Kết quả nghiên cứu tại Viện Lúa ĐBSCL trong vụ hè thu 2008 cho thấy, với dung dịch glyphosate đơn thuần (nồng độ 6%o), thì 12 ngày sau khi phun (tức 42 ngày sau sạ), tỷ lệ tép lúa bị chết là 34,4%; trong khi dung dịch paraquat đơn thuần ở nồng độ 1%0 cho tỷ lệ 18,9%. Nghiệ m thức phun dung dịch hỗn hợp glyphosate + paraquat cho tỷ lệ tép lúa chết là 60,7%. Hỗn hợp glyphosate + paraquat và nitrogen dưới dạng urê đạt tỷ lệ chết cao nhất, 76,8%. Thật ra, 12 ngày sau sạ, tất cả lá và bẹ lá nhiễ m thuốc đều chết khô và khả năng rầy nâu hút được nhựa các tép lúa có lõi còn xanh là rất thấp. Số tép lúa bị chết ở các nghiệm thức tương ứng quan sát lúc 26 ngày sau sạ lần lượt là 60,4%, 76,4% và 100%. Theo ông Chín, trong khoảng thời gian 30 - 40 ngày sau sạ, việc rút nước cạn toàn bộ (cho đến khi mặt đất nứt chân chim) để giải độc đất và kích thích rễ mọc sâu (chống đổ ngã) kết hợp với phun diệt cây bị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Thuốc diệt cỏ phát huy tác dụng trong điều kiện đất ẩm, tốt hơn so với đất ngập nước. Cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vừa nhiễm thuốc diệt cỏ, vừa bị cây lúa khỏe
  3. xung quanh chụp lấn át sẽ chết nhanh và không còn cơ hội cho rầy nâu hút nhựa truyền bệnh đi nơi khác. Cây lúa von hoặc cây lúa cỏ gây hại trên ruộng cũng có thể diệt bằng phương pháp này. Rầy nâu có hai cách gây hại chủ yếu. Thứ nhất là vào giai đoạn trổ đòng, khi sự cân bằng giữa thiên địch và côn trùng trong ruộng lúa bị phá vỡ: thiên địch yếu thế hơn, sự can thiệp của con người bằng thuốc hóa học không hiệu quả do không phun xịt được tận gốc vì lúa quá dày, tạo cơ hội cho rầy nâu phát triển với mật số cao, có khi lên đến vài ba chục ngàn con /m2, gây ra hiện tượng cháy rầy. Cách gây hại thứ hai nguy hiểm hơn, xảy ra trong vòng 20 ngày đầu sau sạ: với quần thể rầy di trú từ các ruộng sắp thu hoạch, trong đó có một tỷ lệ cao (30 - 70%) số con mang mầ m bệnh siêu vi trùng vàng lùn - lùn xoắn lá, nếu không gieo sạ tập trung đồng loạt để né rầy thì rầy này sẽ chích hút lúa non và truyền bệnh. Ruộng nhiễ m nặng có thể dẫn đến thất thu hoàn toàn. Vì vậy, bà con nên thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu bệnh và áp dụng phương pháp trên để diệt trừ lúa bị bệnh không phải tiêu hủy toàn bộ. Rầy nâu vẫn lưu trú qua các vụ lúa Vụ đông xuân (tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau) là vụ quan trọng nhất trong năm. ở những vùng đất cao ven sông, sau khi thu hoạch lúa đông xuân, nông dân đốt và gieo ngay vụ xuân hè (tháng 3 - 5). Lúc chưa thu hoạch hết lúa xuân hè
  4. thì đã có những vùng xuống giống vụ lúa hè thu sớm (tháng 4 - 7), và khi chưa thu hoạch hết lúa hè thu thì đã có những vùng gieo sạ lúa thu đông (tháng 7 - 10). Chính cách làm này khiến rầy nâu di trú từ vụ này sang vụ khác. Những trà lúa thu đông thu hoạch muộn, đặc biệt tại những vùng lúa mùa, là nguồn rầy di cư chủ yếu, đe dọa trà lúa đông xuân vừa mới gieo sạ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2