Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
GIẢI PHÁP ĐỊNH VỊ MỤC TIÊU TRÊN BIỂN SỬ DỤNG<br />
MÁY ĐO XA LASER VÀ HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU<br />
Lê Thanh Hải*<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về việc xác định tọa độ mục<br />
tiêu trên biển sử dụng máy đo xa laser và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) thông qua<br />
nghiên cứu lý thuyết và mô phỏng đánh giá kết quả. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng<br />
được sơ đồ chức năng của hệ thống xác định tọa độ mục tiêu trên biển sử dụng máy<br />
đo xa laser, GPS và thuật toán xác định tọa độ mục tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá<br />
được hiệu quả của mô hình khi có sai số định vị và sai số đo cự ly, qua đó đã đề xuất<br />
giải pháp tính gần đúng tọa độ mục tiêu trong thực tế. Đây là mô hình có tính khả<br />
thi cao phục vụ an ninh, quốc phòng và kinh tế quốc dân.<br />
Từ khóa: Định vị mục tiêu, GPS, Máy đo xa laser БД-1.<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong những năm gần đây, bài toán định vị mục tiêu trên biển phục vụ cứu hộ,<br />
cứu nạn, phòng chống buôn lậu, xâm nhập trái phép và đặc biệt là bài toán định vị<br />
nhanh các mục tiêu di động khó tiếp cận như giàn khoan trái phép, tàu thăm dò, tàu<br />
trinh sát của đối phương... phục vụ an ninh, quốc phòng đang đặt ra nhu cầu lớn<br />
cho các nhà nghiên cứu. Trong thực tế, để định vị mục tiêu trên biển chúng ta có<br />
thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp kết hợp ra đa quan sát<br />
biển, GPS, bản đồ số; Phương pháp giao hội.... Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa<br />
có trang thiết bị với các tính năng như vậy. Do vậy, tác giả đề xuất giải pháp định<br />
vị mục tiêu trên biển sử dụng máy đo xa laser và GPS nhằm đáp ứng nhu cầu cấp<br />
bách hiện nay phục vụ an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực khác.<br />
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THUẬT TOÁN ĐỊNH VỊ<br />
2.1. Một số vấn đề cơ bản về máy đo xa laser<br />
Máy đo xa laser là thiết bị dùng để đo cự ly từ nơi đặt máy đến điểm cần đo<br />
bằng tín hiệu laser (thường với bước sóng 1,06μm hoặc 1,54μm). Có nhiều phương<br />
pháp đo xa laser nhưng về cơ bản, người ta thường sử dụng phương pháp đo<br />
khoảng thời gian phát xạ - phản xạ của xung tín hiệu để xác định khoảng cách theo<br />
công thức [1]:<br />
c.<br />
r (1)<br />
2<br />
Trong đó: r là khoảng cách cần đo; τ là thời gian đi-về của tín hiệu; c là tốc độ<br />
lan truyền của tín hiệu trong không gian (trong không khí c≈3.108m/s).<br />
Độ chính xác của máy đo xa laser rất khác nhau có thể đạt từ cm đến hàng chục<br />
m tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, nguyên lý hoạt động, công nghệ chế tạo, tính<br />
năng kỹ chiến thuật, giá thành sản phẩm... Phần lớn các nhu cầu đo khoảng cách<br />
trong quân sự thì yêu cầu độ chính xác không quá cao và thường là ±10m và máy<br />
đo xa БД-1 cũng có độ chính xác như vậy với khoảng cách đo đạt đến 20Km. Máy<br />
đo xa БД-1 là thiết bị hiện được trang bị trong quân đội đáp ứng được các yêu cầu<br />
hoạt động trong môi trường biển đảo, tần số lặp giữa các lần đo khoảng 5 giây.<br />
<br />
<br />
<br />
24 L. T. Hải, “Giải pháp định vị nhanh mục tiêu….đo xa laser và hệ thống định vị toàn cầu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.2. Sơ lược về hệ thống định vị toàn cầu (GPS)<br />
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System-GPS) là hệ thống tự động<br />
xác định vị trí dựa trên quỹ đạo của các vệ tinh nhân tạo theo nguyên tắc: trong<br />
cùng một thời điểm, ở một vị trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến<br />
ba vệ tinh (số vệ tinh tối thiểu) thì sẽ tính được tọa độ của vị trí đó. Trước đây, hệ<br />
thống định vị toàn cầu của Hoa Kỳ (Hệ thống NAVSTAR) được thiết kế và quản<br />
lý bởi Bộ Quốc phòng nhưng sau này chính phủ Hoa Kỳ đã cho phép mọi người sử<br />
dụng nó với độ chính xác thấp theo mã dân dụng. Các nước trong liên minh Châu<br />
Âu đang xây dựng Hệ thống định vị Galileo, có tính năng giống như NAVSTAR<br />
của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó Nga đã và đang từng bước hoàn thiện và đưa vào sử<br />
dụng hệ thống định vị Glonass (Глобальная Навигационная Спутниковая<br />
Система - ГЛОНАСС), Trung quốc cũng đang xây dựng một hệ thống có tên là<br />
Bắc Đẩu cho riêng mình [2,3,5,6]. Do tính phổ cập của hệ thống NAVSTAR nên<br />
trong bài báo tác giả cũng chỉ đề cập và sử dụng đến chủng loại này và gọi tắt GPS<br />
là hàm ý nói về NAVSTAR. Hiện nay các GPS có sẵn trên thị trường có độ chính<br />
xác đạt cỡ 5m, tốc độ cập nhật thông tin định vị là 1 giây với các giao tiếp đa dạng<br />
như chuẩn RS232, RS485 và USB... rất tiện dụng.<br />
2.3. Sơ đồ khối chức năng và thuật toán xác định tọa độ mục tiêu<br />
Như đã trình bày ở trên, máy đo xa laser cho số liệu về khoảng cách từ vị trí<br />
hiện tại đến mục tiêu ri, GPS cho số liệu về tọa độ hiện tại xi,yi (hoặc là kinh độ, vĩ<br />
độ). Bài toán đặt ra là chỉ cần đo lần lượt ba lần với ba bộ tham số khác nhau<br />
(ri,xi,yi) với i=1..3, ta sẽ xác định được tọa độ mục tiêu xmt,ymt (hoặc kinh độ, vĩ độ<br />
mục tiêu). Trong đó, do khoảng cách giữa tàu có đặt hệ thống thiết bị đo đến mục<br />
tiêu nhỏ hơn 20 Km nên sai số do mặt cong trái đất có thể bỏ qua và bài toán xác<br />
định tọa độ mục tiêu được quy về trong mặt phẳng với giả thiết rằng tọa độ mục<br />
tiêu không thay đổi giữa các lần đo. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống được mô<br />
tả trên hình 1. Mô hình quá trình đo đạc và xác định nhanh tọa độ mục tiêu được<br />
mô tả trên hình 2.<br />
GPS xi,yi Trung tâm xử lý và tính toán ri Máy đo xa laser<br />
<br />
Khối cung cấp nguồn xmt,ymt<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống.<br />
<br />
Mục tiêu (xmt,ymt)<br />
y<br />
r3<br />
r2 r1<br />
<br />
d3<br />
d2 VT3(x3,y3)<br />
d1<br />
VT2(x2,y2)<br />
VT1(x1,y1)<br />
(0,0) x<br />
Hình 2. Mô hình quá trình đo đạc.<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 25<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
<br />
Các điểm cách vị trí VTi, i =1,2,3 khoảng ri thỏa mãn hệ phương trình sau:<br />
( xmt xi ) 2 ( ymt yi ) 2 ri 2<br />
(2)<br />
i 1,2,3.<br />
Trong đó: ri,(xi,yi), i=1,2,3 - là cự ly đo được tới mục tiêu và tọa độ vị trí ở lần đo<br />
thứ i. d1, d2, d3 là khoảng cách giữa vị trí của các lần đo, điều kiện cần thỏa mãn d1,<br />
d2, d3≠0 và (x1≠x2 ≠x3, y1≠y2 ≠y3).<br />
Như đã trình bày ở trên, cự ly ri do máy đo xa laser cung cấp, tọa độ (xi,yi) do<br />
GPS cung cấp và từ đó ta có tọa độ mục tiêu được xác định bằng cách giải hệ<br />
phương trình (2)[4]:<br />
<br />
xmt <br />
y3 y1 * M ( y2 y1 ) * N (3)<br />
2 * y3 y1 * x2 x1 2 * y2 y1 * x3 x1 <br />
<br />
ymt <br />
x3 x1 * M ( x2 x1 ) * N (4)<br />
2 * x3 x1 * y2 y1 2 * x2 x1 * y3 y1 <br />
Trong đó: M r12 r22 y12 y22 x12 x22 ; N r12 r32 y12 y32 x12 x32 .<br />
2.4. Mô phỏng đánh giá kết quả<br />
15<br />
15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
5<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
-5<br />
<br />
<br />
<br />
-5<br />
-10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-15 -10<br />
-10 -5 0 5 10 15 20 -10 -5 0 5 10 15 20 25<br />
<br />
<br />
Hình 3. Kết quả tìm tọa độ mục tiêu với Hình 4. Kết quả tìm tọa độ mục tiêu với<br />
(x1,y1,r1; x2,y2,r2; x3,y3,r3 tương ứng (x1,y1,r1; x2,y2,r2; x3,y3,r3 tương ứng 0,0,7;<br />
-5,5,5; 0,-3,8; 8,5,8) có xmt=0;ymt=5 7,1,6; 15,7,8) có xmt=7;ymt=7<br />
10 8<br />
<br />
8<br />
7<br />
6<br />
6<br />
4<br />
5<br />
2<br />
<br />
0 4<br />
<br />
-2<br />
3<br />
-4<br />
2<br />
-6<br />
1<br />
-8<br />
<br />
-10 0<br />
-5 0 5 10 15 20 25 0 2 4 6 8 10 12 14<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả tìm tọa độ mục tiêu với Hình 6. Kết quả tìm tọa độ mục tiêu với<br />
(x1,y1,r1; x2,y2,r2; x3,y3,r3 tương ứng (x1,y1,r1; x2,y2,r2; x3,y3,r3 tương ứng<br />
0,0,5; 4,0,3; 1,3,0) có xmt, ymt đa nghiệm 3,4,3; 6,2,2; 10,4,4) có xmt=6;ymt=4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26 L. T. Hải, “Giải pháp định vị nhanh mục tiêu….đo xa laser và hệ thống định vị toàn cầu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả mô phỏng được thực hiện qua phần mềm Matlab. Phương thức thực<br />
hiện như sau: nhập bộ tham số (ri,xi,yi) với i=1..3, tính xmt,ymt theo công thức (3) và<br />
(4) tương đương với việc tìm giao điểm của ba đường tròn tương ứng với (ri,xi,yi)<br />
với i=1..3 đã chọn. Trong hình 5, do điều kiện cần thỏa mãn d1, d2, d3≠0, (x1≠x2 ≠x3,<br />
y1≠y2 ≠y3) không đạt nên nghiệm đa trị.<br />
<br />
3. ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ SAI SỐ DO MÁY ĐO LASER ẢNH HƯỞNG<br />
TỚI KẾT QUẢ ĐỊNH VỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC<br />
Trong các nội dung trên, bài báo đã trình bày mô hình lý thuyết và thuật toán<br />
định vị mục tiêu không tiếp xúc sử dụng máy đo xa laser và GPS, tuy nhiên, kết<br />
quả định vị của GPS và đo cự ly của máy đo xa laser luôn tồn tại các sai số, sau<br />
đây chúng ta chỉ đánh giá sự ảnh hưởng của sai số do máy đo xa laser gây ra ảnh<br />
hưởng tới kết quả định vị (yếu tố ảnh hưởng do sai số của GPS cũng tương tự như<br />
sai số do máy đo xa laser). Như đã trình bày, giải hệ phương trình (2) ta có được<br />
tọa độ mục tiêu theo (3), (4) với điều kiện phép đo không có sai số và khi thay (3),<br />
(4) vào hệ phương trình (2) phải thỏa mãn, đồng nghĩa với việc ba đường tròn<br />
(ri,xi,yi) với i=1..3, sẽ giao nhau tại một điểm (xmt,ymt). Trong thực tế luôn tồn tại<br />
sai số trong phép đo cự ly của máy đo xa Laser nên kết quả đo được sẽ là: ( r1 r1 ;<br />
r2 r 2 ; r3 r 3 ), lúc này, kết quả định vị có được là nghiệm của hệ phương trình:<br />
<br />
<br />
( xmt xi ) 2 ( ymt yi ) (ri ri ) 2<br />
(5)<br />
i 1,2,3.<br />
<br />
Tuy nhiên, hệ phương trình (5) vô nghiệm, ba đường tròn ( ri ri ,xi,yi) với<br />
i=1..3, sẽ không giao nhau tại (xmt,ymt), từ đó cho chúng ta kết luận rằng: trong thực<br />
tế, nếu tồn tại sai số trong phép đo cự ly của máy đo xa Laser (hoặc sai số do GPS)<br />
thì giải pháp nêu trên không khả thi. Để khắc phục vấn đề này ta cần sử dụng giải<br />
pháp tính được gần đúng tọa độ mục tiêu bằng cách xét các nghiệm của từng cặp<br />
phương trình riêng rẽ của hệ (5). Nếu sai số phép đo cự ly quá lớn, các cặp phương<br />
trình của hệ (5) hoặc vô nghiệm hoặc có nhiều nghiệm nên không thể xác định<br />
được gần đúng tọa độ của mục tiêu. Trong thực tế, các máy đo xa Laser đo ở cự ly<br />
lớn (r đạt 10÷20 Km) có sai số cỡ 0,002.r, do vậy khả năng đồng thời các cặp<br />
phương trình của hệ (5) vô nghiệm là rất nhỏ, vì thế xác suất tính được gần đúng<br />
tọa độ mục tiêu là rất cao. Để tính gần đúng tọa độ mục tiêu ta xét một số trường<br />
hợp có tính tổng quát sau đây.<br />
Trường hợp có một cặp phương trình vô nghiệm, hai cặp phương trình còn lại<br />
mỗi cặp chỉ có một nghiệm (ví dụ cặp phương trình thứ hai và thứ ba vô nghiệm,<br />
cặp phương trình thứ nhất và thứ hai có một nghiệm duy nhất (x21,y21) và cặp<br />
phương trình thứ nhất và thứ ba có một nghiệm duy nhất (x31,y31)). Tọa độ gần<br />
đúng của mục tiêu được xác định là:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 27<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
' x21 x31 ' y21 y31<br />
xmt , ymt (6)<br />
2 2<br />
<br />
Trường hợp có một cặp phương trình vô nghiệm, một cặp có một nghiệm duy<br />
nhất (x21,y21) và cặp còn lại có hai nghiệm (x31,y31), (x32,y32). Tính các khoảng cách<br />
d giữa các điểm là nghiệm của cặp phương trình (x21,y21) với các điểm (x31,y31),<br />
(x32,y32) là nghiệm của phương trình còn lại theo công thức:<br />
<br />
d 21 31 ( x21 x31 ) 2 ( y21 y31 ) 2 (7)<br />
d 21 32 ( x21 x32 ) 2 ( y21 y32 ) 2 (8)<br />
<br />
Chọn một trong hai nghiệm (x31,y31), (x32,y32) có giá trị d nhỏ nhất theo (7 và<br />
8), ví dụ d 21 31 d 21 32 thì tọa độ gần đúng của mục tiêu được xác định là:<br />
<br />
' x21 x31 ' y21 y31<br />
xmt , ymt (9)<br />
2 2<br />
<br />
Tương tự như vậy, khi một cặp phương trình vô nghiệm, hai cặp còn lại mỗi<br />
cặp có hai nghiệm thì ta cũng tính d giữa các nghiệm của các cặp nghiệm khác<br />
nhau theo (7,8) và chọn hai nghiệm có d nhỏ nhất để xác đinh mục tiêu theo (9).<br />
Tất nhiên là khoảng cách nghiệm được xét không cùng của một cặp phương trình.<br />
Trong trường hợp cả 3 cặp phương trình, mỗi cặp đều có một nghiệm duy<br />
nhất, ví dụ (x11,y11), (x21,y21) và (x31,y31), thì tọa độ gần đúng của mục tiêu được xác<br />
định là:<br />
<br />
' x11 x21 x31 ' y11 y21 y31<br />
xmt , ymt (10)<br />
3 3<br />
<br />
Trường hợp hay gặp nhất trong thực tế, khi sai số rất nhỏ so với khoảng cách<br />
đo là cả ba cặp phương trình đều có hai nghiệm. Để xác định gần đúng tọa độ mục<br />
tiêu, trước hết ta phải tính tất cả các giá trị d như các phương trình (7,8) giữa các<br />
nghiệm của cặp phương trình này với các nghiệm của các cặp phương trình còn lại.<br />
Chọn ra ba nghiệm từ ba cặp phương trình sao cho các giá trị d giữa chúng là nhỏ<br />
nhất. Tiếp theo xác định gần đúng tọa độ mục tiêu theo công thức (10) từ ba<br />
nghiệm đã chọn được.<br />
Trên hình 7 biểu diễn trực quan cho chúng ta thấy, trong trường hợp lý tưởng<br />
không có sai số thì hệ phương trình (2) có một nghiệm (3 đường tròn mô tả hệ sẽ<br />
giao nhau tại Xmt,Ymt) là tọa độ chính xác của mục tiêu. Trong điều kiện phép đo<br />
cự ly có sai số thì hệ phương trình (2) chuyển thành hệ (5), các đường tròn sẽ bị<br />
lệch đi so với vị trí lý tưởng (các đường nét đứt), hệ (5) vô nghiệm, ta xác định tọa<br />
<br />
<br />
<br />
28 L. T. Hải, “Giải pháp định vị nhanh mục tiêu….đo xa laser và hệ thống định vị toàn cầu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
độ gần đúng của mục tiêu theo thuật toán đã nêu X’mt, Y’mt. Từ kết quả mô phỏng<br />
cho thấy, chúng ta vẫn xác định được mục tiêu với độ chính xác cao.<br />
8.5<br />
<br />
<br />
<br />
8 (Xmt,Ymt)<br />
<br />
<br />
7.5<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
<br />
<br />
<br />
6.5<br />
<br />
(X'mt,Y'mt)<br />
6<br />
<br />
<br />
<br />
5.5<br />
5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Tính toán gần đúng tọa độ mục tiêu.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bằng tính toán lý thuyết, xây dựng mô hình và mô phỏng đánh giá kết quả, tác<br />
giả đã đề xuất giải pháp xác định tọa độ mục tiêu không tiếp xúc trên biển sử dụng<br />
máy đo xa Laser và hệ thống định vị toàn cầu. Đã đánh giá yếu tố tác động tới mô<br />
hình đề xuất do sai số phép định cự ly (tương tự sai số do GPS), qua đó đề xuất<br />
giải pháp tính gần đúng tọa độ mục tiêu trong thực tế. Yếu tố tác động khi cả mục<br />
tiêu và phương tiện mang thiết bị đo di chuyển, yếu tố tác động của sóng biển, tác<br />
động của khí hậu và thời tiết biển... vẫn còn chưa được nghiên cứu và đánh giá cụ<br />
thể, nhưng đây là mô hình có tính khả thi cao phục vụ an ninh, quốc phòng và kinh<br />
tế quốc dân nếu được tiếp tục nghiên cứu, triển khai trong thực tế.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Thiết bị trinh sát bằng laser, “ Mô tả kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng”, Tài liệu<br />
kèm theo máy đo xa laser БД-1, trang 9.<br />
[2]. Agnew, D.C. and Larson, K.M. “Finding the repeat times of the GPS<br />
constellation”. GPS Solutions (Springer) (2007).<br />
[3]. Ahmed El-Rabbany, “Introduction to GPS: the Global Positioning System”<br />
ARTECH HOUSE (2007), pp. 13-25.<br />
[4]. Lê Thanh Hải, Vũ Hải Lăng, Trần Quang Giang. “Về một phương pháp định vị<br />
chủ động phục vụ đặc công nước”. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số<br />
Đặc san Điện tử, 10 – 2015.<br />
[5]. Hoffmann-Wellenhof, B., H. Lichtenegger, and J. Collins“Global Positioning<br />
System: Theory and Practice”. Springer-Verlag, (1994).<br />
[6]. Leick, A., “GPS Satellite Surveying”. New York: Wiley, (1995).<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 29<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOLUTION FOR POSITIONING OBJECTIVES ON THE SEA<br />
BY LASER RANGERFINDER AND GLOBAL POSITIONING SYSTEM<br />
<br />
In this paper, the research results on a fast coordinate determination method of<br />
target in the sea using laser range finders together with the global positioning<br />
system (GPS) are shown and evaluated in terms of both theory and simulation. The<br />
research results are essential in order to develop the functional diagram for a system<br />
that may quickly determine coordinates of the sea target using a laser range finder<br />
together with GPS and by applying a specific coordinate determination algorithm.<br />
Moreover, the work conducted in this paper can be used to evaluate the performance<br />
of the model when there are positioning and range measurement errors in order to<br />
calculate the approximate solutions for the target coordinates in practice. Overall,<br />
this study is highly essential for applications in the multiple areas of national<br />
security, defense and economics.<br />
Keywords: Fast target localization, GPS, БД-1 laser range finder.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 10 tháng 6 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 27 tháng 7 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 8 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Điện tử, Viện KH-CNQS;<br />
*<br />
Email: thanhhai.vdt@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30 L. T. Hải, “Giải pháp định vị nhanh mục tiêu….đo xa laser và hệ thống định vị toàn cầu.”<br />