intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hoàn thiện hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Mỹ Phước tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp hoàn thiện hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Mỹ Phước tỉnh Bình Dương" đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Mỹ Phước tỉnh Bình Dương. Các giải pháp mang tính tổng hợp, có tính mới và tính khả thi cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hoàn thiện hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Mỹ Phước tỉnh Bình Dương

  1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN MỸ PHƢỚC TỈNH BÌNH DƢƠNG Nguyễn Thành Phong1,2, Lê Ngô Ngọc Thu1,*, Phạm Duy Anh1,3, Trần Đình Lâm Anh4 1 Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn. 3 Chi cục Hải quan Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương. 4 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: lnn.thu@hutech.edu.vn. TÓM TẮT Việc đẩy mạnh thủ tục hải quan điện tử (HQĐT) cũng như phát triển thương mại điện tử là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết của Việt Nam để theo kịp trình độ phát triển của thế giới, tăng cường khả năng cạnh tranh trong thương mại và phát triển kinh tế đất nước. Nghiên cứu đã phân tích được thực trạng thủ tục HQĐT hiện nay tại Chi cục hải quan Mỹ Phước về kết quả đã đạt được cũng như định hướng thực hiện nhiệm vụ trong tương lai. Dựa trên những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện thủ tục HQĐT tại Chi cục hải quan Mỹ Phước; điều kiện, khả năng của đơn vị, ngành hải quan; và cơ sở pháp lý quy định, dự báo xu thế phát triển của thế giới và hội nhập của Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2021, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Mỹ Phước tỉnh Bình Dương. Các giải pháp mang tính tổng hợp, có tính mới và tính khả thi cao. Từ khóa: Hải quan điện tử; chi cục Hải quan Mỹ Phước. 1. Tổng quan Với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đặc biệt là việc gia nhập sâu, rộng vào tổ chức WTO, Việt Nam cần phải thực hiện các yêu cầu, các cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như APEC, ASEAN, WTO v.v… Tính đến đầu năm 2021, Việt Nam đã tham gia 13 hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) đã có hiệu lực như: AFTA 1993, ACFTA 2003, AKFTA 2007, AJCEP 2008, VJEPA 2009, AIFTA 2010, AANZFTA 2010, VCFTA 2014, VKFTA 2015, VN–EAEU FTA 2016, CPTPP 2019, AHKFTA 2019, EVFTA 2020; 2 FTA chưa phê chuẩn sắp có hiệu lực như RCEP, UKVFTA; và 2 FTA đang đàm phán là VN–EFTA FTA, VN–Israel FTA (Trung tâm WTO và hội nhập, 2021). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì nhiệm vụ của ngành Hải quan Việt Nam càng ngày càng trở nên phức tạp như các vấn đề liên quan đến hàng rào kĩ thuật, buôn lậu, gian lận thương mại… Đứng trước nhiệm vụ khó khăn và thách thức đó, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Và thực tế, qua nhiều năm nay cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hải quan luôn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành hải quan Việt Nam. Triển khai ứng dụng hải quan điện tử (HQĐT) là một trong những chiến lược cải cách và hiện đại hóa hải quan. Thực hiện thủ tục HQĐT là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng uy tín thương 355
  2. hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những ưu điểm chung, việc thực hiện thủ tục HQĐT tại Chi cục hải quan Mỹ Phước cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển thủ tục HQĐT trong thời gian tới. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã thực hiện bài viết “Giải pháp hoàn thiện hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Mỹ Phước - tỉnh Bình Dương”. 2. Phƣơng pháp Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích thực trạng HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Mỹ Phước - tỉnh Bình Dương. Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp tổng hợp lý thuyết, tham khảo nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ các tài liệu như tạp chí, sách, kỷ yếu hội nghị khoa học. Sau đó phân tích và đánh giá thực trạng thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Mỹ Phước. Chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm của quy trình thủ tục và những nhân tố tác động. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan Mỹ Phước. 3. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp 3.1 Thực trạng quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan Mỹ Phước Hình 1: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử (Nguồn: Chi cục Hải quan Mỹ Phước) 356
  3. Hình 2. Sơ đồ giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu tại cảng, kho, bãi (Nguồn: Chi cục Hải quan Mỹ Phước) Hình 3. Sơ đồ giám sát hải quan đối với hàng xuất khẩu tại cảng, kho, bãi (Nguồn: Chi cục Hải quan Mỹ Phước) Bƣớc 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai HQĐT, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan qua mạng internet. Bƣớc 2: Cơ quan HQ tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động 357
  4. tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý. Bƣớc 3: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau: Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4. Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ điện tử đính kèm trên cở sở dữ liệu hải quan theo chữ ký số của người khai hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3. Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy tờ và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra. Bƣớc 4: Cơ quan HQ kiểm tra hồ sơ hải quan. Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc thực hiện kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Nội dung kiểm tra như sau: Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Bƣớc 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ để quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A. Căn cứ chỉ dẫn rủi ro, quá trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan, kết quả soi chiếu trước trong quá trình xếp dỡ tại cảng và các thông tin có liên quan (nếu có) để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Bƣớc 6: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí. Bƣớc 7: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ đã được “Thông qua”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản” mà còn nợ các chứng từ bản gốc được phép chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan. Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định. Bƣớc 8: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng. 3.2 Kết quả thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan Mỹ Phước Tiếp tục áp dụng hiệu quả các phiên bản của Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, đồng thời ứng dụng có hiệu quả các chương trình vệ tinh kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS; tiếp tục vận hành hiệu quả hệ thống giám sát tự động VASSCM tại kho ngoại quan Ashton; đảm bảo ứng dụng kịp thời, chính xác các thủ tục triển khai trên cơ chế một cửa quốc gia. Tiếp tục triển khai thực hiện phần mềm Dịch vụ công trực tuyến, việc tiếp nhận và xử lý được thực hiện có hiệu quả, đảm bảo minh bạch, công khai tạo thuận lợi, giảm thời gian đi lại 358
  5. cho doanh nghiệp và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Chủ động triển khai hiệu quả, ứng dụng, tra cứu các dữ liệu trên cổng thông tin một cửa quốc gia theo kế hoạch, tiến độ triển khai của Tổng cục Hải quan để đảm bảo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Bên cạnh việc phối hợp với các phòng ban tham mưu của Cục tổ chức tuyên truyền Luật, Nghị định, Thông tư, Quy trình mới; các vấn đề liên quan đến xuất xứ, nhãn mác hàng hóa; tổ tư vấn, giải quyết vướng mắc của Chi cục cũng thường xuyên hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp tại địa bàn quản lý về thủ tục hải quan theo phạm vi thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất, xin ý kiến cấp trên; trong năm 2021, Chi cục đã tổ chức 01 kỳ Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, qua đó tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới; nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Lãnh đạo Chi cục thường xuyên quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức trong toàn đơn vị cần đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hiện đại hóa, để tạo tối đa hóa thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là trong nhiệm vụ hợp tác đối tác với các doanh nghiệp, với phương châm “Hải quan luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp”, cơ quan Hải quan tạo thuận lợi, giúp đỡ doanh nghiệp ổn định, mở rộng, phát triển sản xuất và kinh doanh, đảm bảo các doanh nghiệp XNK ngày càng tuân thủ pháp luật về hải quan và thuế XNK, các vướng mắc được giải quyết thỏa đáng, tạo sự thống nhất cao giữa Hải quan và Doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục XNK. Qua đó, năm 2021 đã thu hút 911 doanh nghiệp đến làm thủ tục với 310.106 tờ khai tăng 3,84% so cùng kỳ, kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 11,42 tỷ USD, tăng 16,75% so với cùng kỳ, cụ thể: Bảng 1. Bảng so sánh số liệu xuất nhập khẩu phát sinh tại Chi cục Hải quan Mỹ Phƣớc Nội dung Từ 01/01 đến 31/12/2021 So với cùng kỳ năm 2020 (%) - Số DN đến làm thủ tục (DN) 911 1,00% - Tổng số tờ khai (tờ) 310.106 3,84% + TK xuất khẩu 211.693 6,27% + TK nhập khẩu 98.413 -1,04% - Tổng kim ngạch XNK (triệu USD) 11.422,11 16,75% + KN xuất khẩu (triệu USD) 6.732,16 14,98% + KN nhập khẩu (triệu USD) 4.689,95 19,39% (Nguồn: Chi cục Hải quan Mỹ Phước) Tỷ lệ phân luồng: tờ khai luồng Xanh chiếm 70.17%, luồng Vàng chiếm 27.15%, luồng Đỏ chiếm 2,69% (thấp hơn tỷ lệ luồng Đỏ toàn Cục là 3,54%), cụ thể: Bảng 2. Bảng so sánh tỷ lệ phân luồng tờ khai phát sinh tại Chi cục Hải quan Mỹ Phƣớc Tờ khai Tỷ lệ phân luồng Luồng TK Cộng Tỷ lệ NK Tỷ lệ XK Tỷ lệ Nhập khẩu Xuất khẩu XNK (%) (%) (%) Xanh 154.167 58.460 212.627 72,83% 59,40% 70,17% Vàng 54.494 35.106 89.600 25,74% 35,67% 27,15% Đỏ 3.032 4.847 7.879 1,43% 4,93% 2,69% Cộng 211.693 98.413 310.106 100,00% 100,00% 100,00% (Nguồn: Chi cục Hải quan Mỹ Phước) Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong năm là hàng may mặc, da giày, đồ gỗ nội thất, v.v.. 359
  6. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm sữa; sản xuất sợi, thức ăn gia súc, nguyên liệu sản xuất sản phẩm gỗ, nguyên liệu sản xuất vỏ lon, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, v.v.. 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng quá trình triển khai thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan Mỹ Phước Quá trình triển khai thí điểm cho thấy thủ tục HQĐT đem lại lợi ích kinh tế cho cả ngành Hải quan và doanh nghiệp do tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí khi thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử (thời gian thông quan đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan là 5 – 10 phút, đối với các lô hàng phải kiểm tra hồ sơ từ 20 – 30 phút, đối với các lô hàng kiểm tra thực tế hàng hoá phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hàng hoá). Tuy nhiên, quá trình triển khai thủ tục HQĐT cũng chịu nhiều các nhân tố ảnh hưởng như: Hệ thống chính sách pháp luật Các văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình còn nhiều chỗ chưa rõ ràng dẫn đến hiểu lầm và thực hiện sai của một số cán bộ. Công văn hướng dẫn giải đáp các vấn đề phát sinh khi thực hiện quy trình mới còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Việc ban hành các văn bản của các ban ngành khác còn nhiều điểm mâu thuẫn với nhau do đó rất khó khăn trong việc thi hành đúng các quy định của pháp luật. Các chƣơng trình phần mềm chƣa hoàn thiện Chương trình tự động hóa thủ tục HQĐT còn bất cập trong thực hiện, mức độ tự động hóa thấp, phải thao tác tra cứu thủ công. Cũng do chương trình HQĐT chưa có phần thanh khoản sản xuất xuất khẩu, hàng gia công, cho nên, thời gian đầu triển khai chỉ thực hiện khai báo, còn thanh khoản vẫn thực hiện trên chương trình cũ như trước. Đối với một số mặt hàng phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng, nếu tờ khai được phân vào luồng Xanh thì hệ thống sẽ chạy thẳng đến khâu “Xác nhận thông quan” mà không cho xác nhận “Đưa hàng về bảo quản” hay “Giải phóng hàng”, vì thế công chức hải quan tiếp nhận phải tự chuyển hồ sơ từ luồng Xanh sang luồng Vàng mới có thể phê duyệt nghiệp vụ trên. Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống backup chưa chuyên dụng để thực hiện việc sao lưu dữ liệu trong khi nhu Việc thực hiện quản lý rủi ro đòi hỏi phải có hệ thống thông tin, nắm tình hình đối với các lô hàng và doanh nghiệp hoạt động XNK phải được cập nhật thường xuyên giữa các đơn vị với nhau nắm bắt thông tin kịp thời còn thiếu. Tốc độ và sự ổn định của đường truyền thông tin còn nhiều hạn chế, với những bộ tờ khai có nhiều dòng hàng. Nguồn nhân lực Số lượng biên chế không tăng thêm mà còn phải thực hiện tinh giản theo chính sách tinh giản biên chế của Đảng và Nhà nước. Trình độ nghiệp vụ hải quan: Trình độ năng lực của cán bộ công chức không đồng đều, năng lực còn nhiều hạn chế phản ứng với công việc không nhanh nhậy, còn sai sót trong việc thực hiện công việc, động cơ công tác chưa đúng, có tư tưởng chọn việc. Thực tế số lượng cán bộ thực sự có đủ năng lực trình độ về các mặt còn hạn chế và đội ngũ cán bộ công chức làm bộ phận tính thuế, xác định trị giá và tin học còn thiếu. Đây là vấn đề khó khăn lớn ảnh hưởng tới chất lượng công việc, không đảm bảo được việc thông quan hàng hóa được nhanh chóng chính xác. Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao, còn ỷ lại, phải kiểm tra đôn đốc nhắc nhở mới thực hiện công việc. Giữa các khâu nghiệp vụ chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Trang thiết bị, cơ sở vật chất mặc dù đã được Tổng cục hải quan và Cục hải quan tỉnh quan tâm, đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng hệ thống mạng còn yếu, tình trạng tắc nghẽn mạng, rớt mạng vẫn còn xảy ra. 360
  7. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý khác như cơ quan Thuế, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh, ngân hàng… chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải Quan. Liên quan đến phần mềm thủ tục HQĐT, theo đánh giá của Chi cục là chưa hoàn thiện. Các hệ thống phần mềm chưa được tích hợp, dẫn đến một công chức hải quan phải sử dụng nhiều chương trình cùng một lúc trong quá trình làm thủ tục hải quan. Thêm vào đó, hệ thống phần mềm chưa theo kịp với sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ, nên đôi lúc gặp khó khăn khi thao tác trên phần mềm. Chương trình thông quan điện tử chưa được cải tiến nhiều, triển khai không đồng bộ. 3.4 Đánh giá kết quả thực hiện 3.4.1 Những ưu điểm trong vận hành Trong quá trình hoạt động, Chi cục hải quan Mỹ Phước đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó chú trọng triển khai thực hiện tốt Luật Hải quan, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, một số cơ chế, chính sách mới về công tác quản lý hải quan, các quy định về quy trình thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát, quản lý thuế... Chi cục đã lập kế hoạch cụ thể trong công tác thu NSNN, đôn đốc đòi nợ thuế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ trong tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, loại hình xuất nhập khẩu, triển khai tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế. Đặc biệt, quan tâm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan qua cảng. Cùng với đó, Chi cục thường xuyên giữ liên hệ chặt chẽ, nắm tình hình, kế hoạch hoạt động, các phản ánh về khó khăn của doanh nghiệp có hoạt động thường xuyên và có số thu NSNN lớn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức buổi gặp mặt các doanh nghiệp nhằm thu hút, động viên các doanh nghiệp về làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá qua Chi cục; bố trí cán bộ thường trực giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp ngoài giờ và ngày lễ khi doanh nghiệp đề nghị. 3.4.2 Những khuyết điểm trong vận hành và nguyên nhân Về xử lý, truy thu thuế nhà thầu của DNCX: Qua tiếp nhận các ý kiến của các DN là các nhà thầu của DNCX, có địa chỉ nằm ngoài địa bàn quản lý của Chi cục có trụ sở tại Hà Nội và TPHCM. Do đó quá trình liên lạc, làm việc trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các DN chưa sắp xếp đến làm việc trực tiếp nhưng đều phản hồi bằng văn bản trả lời không đồng ý với việc truy thu thuế của cơ quan Hải quan do chính sách chưa rõ ràng đối với thầu chính và thầu phụ. Chi cục hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nộp bổ sung tiền thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn 4199/TCHQ-TXNK ngày 27/8/2021, công văn 10521/TXNK-CST ngày 23/12/2021, trường hợp nếu DN có vướng mắc, chưa đồng tình với việc truy thu thì đề nghị có văn bản kiến nghị cơ quan TCHQ trong thời gian sớm nhất để trả lời, xử lý. Việc theo dõi chỉ định giao hàng đối với tờ khai XK tại chỗ quy định tại Nghi định 18/2021/NĐ-CP: Thực tế tại Chi cục phát sinh rất nhiều tờ khai XK tại chỗ luồng xanh, do đó để kiểm tra chỉ định giao hàng công chức phải mở từng tờ khai để kiểm tra, mất rất nhiều thời gian, trong thời gian dài sẽ không thể kiểm soát nổi lượng tờ khai phát sinh. Trước đây Chi cục đã có kiến nghị công cụ hỗ trợ kết xuất dữ liệu xác định tờ khai chưa đính văn bản chỉ định giao hàng và Cục HQBD đã kiến nghị TCHQ ghi nhận chờ bổ sung tính năng trên V5. Tại công văn 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021 về xử lý vướng mắc Nghị định 18/2021/NĐ-CP, theo đó hướng dẫn trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai DN không đính kèm chỉ định giao hàng thì không được miễn thuế. Hiện Chi cục đã chỉ đạo rà soát các tờ khai XK luồng xanh và phối hợp với DN để kiểm tra và đính bổ sung nếu thiếu, do thời gian đầu thực hiện Nghị 18/2021/NĐ-CP, cơ quan hải quan không có công cụ hỗ trợ kiểm tra. 3.4.3 Hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện thủ tục HQĐT Căn cứ từ những bài học kinh nghiệm về sự thành công lẫn thất bại, những việc đã làm 361
  8. được, những việc chưa làm được cùng nguyên nhân của nó. Căn cứ vào những ưu điểm, những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại chưa được khắc phục, những nhân tố tác động đến toàn bộ quá trình thực hiện. Nhóm nghiên cứu nhận thấy có 03 hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện thủ tục HQĐT thời gian qua, đó là: Hệ thống quản lý (chương trình phần mềm của hải quan, doanh nghiệp) và hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT (hệ thống mạng, hệ thống thiết bị); Mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức; Nguồn nhân lực; 3.5 Các giải pháp để hoàn thiện trình thực hiện thủ tục HQĐT 3.5.1 Hoàn thiện các hệ thống quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT - Chươntrình: Nghiên cứu và xây dựng phần mềm Quản lý hàng hóa ra vào Kho ngoại quan – Áp dụng khai báo từ xa qua Internet. Nội dung: Xây dựng chương trình phần mềm cho phép doanh nghiệp truyền khai báo tờ khai ra vào kho ngoại quan thông qua đường truyền Internet và chương trình cho cán bộ công chức quản lý kho hiệu quả hơn, chính xác, thuận lợi. Hiệu quả mang lại: Trước khi có chương trình thì cả hải quan và doanh nghiệp đều quản lý thủ công nên việc theo dõi, thống kê báo cáo tốn rất nhiều thời gian và số liệu đôi lúc không chính xác. Việc doanh nghiệp gian lận hay sai sót rất khó phát hiện kịp thời để xử lý. Khi áp dụng chương trình thì doanh nghiệp sẽ khai báo qua mạng với hải quan, việc theo dõi hoàn toàn trên máy tính giúp hải quan và doanh nghiệp thuận lợi rất nhiều. Cơ quan hải quan có thể tra cứu được thông tin hàng hóa của doanh nghiệp tại kho nên khi doanh nghiệp khai báo sai sẽ bị phát hiện và xử lý ngay. - Chương trình: xây dựng và triển khai dịch vụ công trực tuyến - Nội dung: nhằm công khai minh bạch các loại thủ tục, giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp, tránh phát sinh tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực nên đơn vị đã kịp thời chủ động nghiên cứu triển khai 37 dịch vụ công trực tuyến thông qua website Hải quan Bình Dương. Hiệu quả mang lại: chuẩn hóa quy trình xử lý thủ tục hành chính, góp phần cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan, giảm hồ sơ giấy tờ, giảm thời gian làm thủ tục và chi phí đi lại cho Doanh nghiệp, hạn chế tiếp xúc giữa công chức Hải quan và Doanh nghiệp, tăng tính minh bạch trong việc xử lý hồ sơ, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, công chức hải quan trong thực thi công vụ, tăng hiệu suất và hiệu quả công việc của cơ quan hải quan và doanh nghiệp. 3.5.2 Hoàn thiện mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, Chi cục Hải quan KCN Mỹ Phước xây dựng Nhiệm vụ trọng tâm và Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 tại Chi cục để tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao, phấn đấu hoàn thành đạt kết quả cao nhất, tập trung vào 04 nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu sau: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp; Tập trung phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023; Xây dựng lực lượng Hải quan ngày càng trong sạch, vững mạnh; Một số nhiệm vụ quan trọng khác. 3.5.3 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại của nguồn nhân lực hiện tại của đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng thủ tục HQĐT và nâng cao hiệu quả quản lý, phục vụ cho các DN, Chi cục cần chú trọng đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Nhìn chung, vấn đề xây dựng và phát triển nguồn lực là rất rộng lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, nhóm nghiên cứu t chỉ xin đề xuất 3 nội dung chủ yếu trong giải pháp này như sau: Đào tạo cán bộ công chức: Đào tạo để phù hợp với tiêu chuẩn quy định cho từng chức danh: Đối với cán bộ lãnh đạo từ cấp đội trở lên hoặc là công chức dự nguồn phát triển cán bộ, cần phải đào tạo về lý luận chính trị, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, ngoại ngữ, tin học các trình độ phù hợp cho từng chức danh, đảm bảo cho việc bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại. 362
  9. Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công tác: Đào tạo đại học đối với cán bộ công chức có trình độ Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và đào tạo Trung học phổ thông (bổ túc) đối với công chức chưa tốt nghiệp trung học phổ thông. Đào tạo về nghiệp vụ HQ tổng hợp đối với cán bộ công chức chưa qua đào tạo nghiệp vụ HQ. Tổ chức các lớp chuyên đề ngắn hạn như giá tính thuế, mã số hàng hóa, kiểm soát chống buôn lậu, KTSTQ, QLRR, phòng chống ma túy, thương phẩm học v.v... cho cán bộ công chức. Khuyến khích cán bộ công chức đã có trình độ đại học, học bằng 2 các chuyên ngành mà ngành HQ cần như kế toán, tài chính, ngoại ngữ, CNTT và đào tạo sau đại học. Khuyến khích cán bộ công chức học tập ngoại ngữ, tin học ngoài giờ. Đào tạo chuyên gia các lĩnh vực như giá tính thuế, mã số hàng hóa, kiểm soát chống buôn lậu, KTSTQ, QLRR v.v... nhằm phục vụ cho nhu cầu hội nhập và hiện đại hóa ngành HQ. 3.5.4 Giải pháp với khuyết điểm Ngày 11/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 (có hiệu lực từ ngày 25/4/2021), tuy nhiên việc thực hiện chưa thống nhất giữa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố cũng như DN cũng chưa cập nhật kịp thời các thay đổi về chính sách thuế, thủ tục miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hàng hóa XNK theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó giai đoạn ban hành cũng là giai đoạn cả nước chịu ảnh hưởng đại dịch Covid nên việc phổ biến còn hạn chế. Theo đó, ngày 01/6/2021, Tổng cục Hải quan có công văn số 2687/TCH-TXNK (mục III) để thực hiện thống nhất những quy định mới của Nghị định 18/2021/NĐ-CP: trường hợp khi làm thủ tục XNK tại chỗ, người xuất khẩu tại chỗ không có văn bản chỉ định giao hàng tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài thì không được xác định là hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Chi cục đã báo cáo đề xuất Cục HQ tỉnh Bình Dương đề xuất bổ sung tab khai báo riêng “văn bản chỉ đinh giao hàng” trên hệ thống, tính năng tự động cảnh báo để DN chủ động kiểm tra và khai báo đầy đủ trước khi truyền tờ khai chính thức lên hệ thống khai báo với các tiêu chí nhận diện: loại hình tờ khai xuất khẩu tại chỗ gia công, sản xuất khẩu khẩu; mã phương thức vận chuyển; ô số quản lý nội của doanh nghiệp trên tờ khai và đã được Tổng cục Hải quan ghi nhận nội dung này tại công văn 5529/TCHQ-TXNK ngày 24/11/2021. 4. Kết luận Xây dựng và phát triển thủ tục HQĐT là nhiệm vụ rất quan trọng xuất phát từ yêu cầu khách quan lẫn chủ quan trong xu thế hội nhập với thế giới. Đây không phải là nhiệm vụ riêng của ngành HQ mà là nhiệm vụ chung của cả nước. Để thủ tục HQĐT phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư của Nhà nước, sự phối hợp của các bộ ngành, sự tham gia của DN, sự ủng hộ của xã hội và đặc biệt là sự tích cực, chủ động của ngành HQ trong việc làm đầu mối triển khai thực hiện. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng nếu các giải pháp trên được thực hiện thì thủ tục HQĐT tại Chi cục hải quan Mỹ Phước cũng như ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các báo cáo và tài liệu nội bộ của Chi cục Hải quan Mỹ Phước. 2. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014. 3. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan. 4. Nghị định 59/218/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi , bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015. 5. Trung tâm WTO và hội nhập (2021), Hiệp định thương mại tự do. 363
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2