intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp khắc phục sự lười biếng của sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Giải pháp khắc phục sự lười biếng của sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng lười biếng của sinh viên nhằm cải thiện tính lười biếng của bản thân cũng cần chăm chỉ ghi chép lại những công việc mà bạn đã và đang đề ra trong hiện tại, cố gắng hoàn thành những mục tiêu này trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp khắc phục sự lười biếng của sinh viên trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

  1. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SỰ LƯỜI BIẾNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Khương Tuyển, Huỳnh Thị Bích My, Ngô Ngọc Bảo Trân, Lê Triệu Vy, Trương Quỳnh Như Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Trịnh Ngọc Anh TÓM TẮT Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải lao động chân tay. Vì thế đã hình thành nên sự lười biếng, nhất là sinh viên hiện nay. Đa số họ dành đa số thời gian vào vui chơi, không chịu tự học Đến lớp quay bài, copy, lật “phao”, sử dụng tài liệu, khi làm bài kiểm tra... Nhóm tác giả đã nghiên cứu và biết được sinh viên lười biếng là do họ nghiện các trang mạng, lướt web nên họ không dành thời gian để đọc tài liệu, để ;àm bài tập mặc dù họ vẫn lập kế hoạch, mục tiêu học tập cho bản thân. Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng lười biếng của sinh viên nhằm cải thiện tính lười biếng của bản thân cũng cần chăm chỉ ghi chép lại những công việc mà bạn đã và đang đề ra trong hiện tại, cố gắng hoàn thành những mục tiêu này trong tương lai. Từ khóa: lười biếng của sinh viên, giải pháp khắc phục. 1. GIỚI THIỆU Nhiều bạn coi đại học là bến đỗ xả hơi, điểm nghỉ ngơi sau 12 năm phổ thông miệt mài cố gắng để thi đỗ đại học. Nhiều học sinh đỗ vào trường đại học với điểm số khá cao, nhưng sau một thời gian học đại học lại tụt dốc bởi sự chủ quan và lơi là trong học tập. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan khiến sinh viên lười nhác. Chương trình giáo dục đại học cồng kềnh, nặng về lý thuyết; các giờ học trên lớp quá dài và nhàm chán, thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên rất ít; khâu kiểm tra, quản lý ở bậc đại học vô cùng lỏng lẻo. Ngoài ra, các lý do khác cũng được đưa ra để biện minh cho sự lười biếng của sinh viên, đó là có nhiều hoạt động ngoại khóa bên lề, bận rộn với công việc làm thêm, thời gian quá hạn hẹp…Họ cho rằng những kiến thức có được đã đủ, nhưng đang quên mất rằng xã hội luôn phát triển, những kiến thức mà họ có chỉ như một hạt cát trên sa mạc tri thức, phải luôn trau đồi, vận dụng kiến thức vào thực tế để rút ra cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm sống. Qua đó, nhóm em quyết định tìm những giải pháp để thu hút sinh viên học tập chăm chỉ hơn tạo niềm động lực học tập để giải quyết tình trạng lười biếng của sinh viên hiện nay. 2131
  2. 2. THỰC TRẠNG LƯỜI BIẾNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Hiện nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều chú trọng vấn đề tự học của sinh viên, khuyến khích sinh viên học tập một cách chủ động và sáng tạo. Thế nhưng, phần lớn sinh viên hiện nay vẫn chưa biết tự học một cách hiệu quả gây ra tình trạng sinh viên tự học là rất ít. Thực trạng một bộ phận sinh viên nghiện mạng xã hội, lười đọc sách, lười học tập đã không còn xa lạ. Trong 5 năm trở lại đây, các trường cao đẳng, đại học dần thay đổi phương thức dạy và học, từ niên chế sang tín chỉ. Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là cá thể hóa việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy sáng tạo của sinh viên. Sinh viên có thể học theo năng lực và điều kiện của riêng mình. Đồng thời buộc sinh viên phải chủ động, không lệ thuộc vào thầy cô trên lớp cũng như khả năng tự thích nghi và có tinh thần tự học cao. Tuy nhiên, thực tế sinh viên Việt Nam hiện nay không mấy mặn mà gì với việc tự học mà thay vào đó là tự chơi nhiều hơn. Mỗi khi đến mùa thi cử, các quán photo gần những trường cao đẳng, đại học lại rất đắt hàng với việc cung cấp đề cương ôn tập cho sinh viên. Chuyện sinh viên không chịu đọc sách, trước khi thi một hai tuần, thậm chí là một vài ngày đến các quán photo để tìm kiến thức đã không còn xa lạ. Đáng lo hơn, nhiều người cho rằng việc học lại, thi lại là tất yếu đối với sinh viên. Với tư tưởng như vậy, dẫn đến số lượng sinh viên lười tư duy, lười tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thụ động trong học tập dẫn đến chây ì, hổng kiến thức ngày càng tăng. Nhóm đã tiến hành khảo sát 120 bạn sinh viên khoa Tài Chính Thương Mại và thu lại được 120 phiếu khảo sát hợp lệ với bảng kết quả sau. Bảng: Kết quả việc khảo sát về tinh thần chủ động trong học tập và những suy nghĩ của sinh viên của trường ĐH Công Nghệ TP.HCM. Mức độ đánh giá (%) Nội dung đánh giá Đồng ý Không đồng ý Bản thân sinh viên Bạn dành nhiều thời gian để đọc tài liệu học tập trước khi đến 32% 68% lớp Bạn lập các mục tiêu kế hoạch rõ ràng cho bản thân để tạo 68% 32% động lực học tập Bạn dành nhiều thời gian để lướt web các trang mạng xã hội 75% 25% như Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram,…các loại game. 2132
  3. Bạn cho rằng mọi thông tin đều có trên mạng xã hội nên không 0% 100% cần học, khi kiểm tra chỉ cần lên tìm 2. Giảng viên Giảng viên truyền cảm hứng sáng tạo và học tập suốt đời cho 75% 25% SV GV sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, tạo không khí thoải 83% 17% mái, dễ dàng tiếp thu bài học GV luôn quan tâm, khuyến khích SV học tập, giải đáp thắc 58% 42% mắc tận tình thấu đáo 3. Nhà trường Chương trình học có thú vị để thu hút bạn học tập 75% 25% Không có hoạt động vui chơi cho sinh viên sau các giờ học 33% 67% Các môn học trên ghế nhà trường không giúp ít cho bản thân 25% 75% sau này Không quan tâm đến tình trạng học tập trong quá trình sinh 50% 50% viên học tập tại trường 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thông qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy phần lớn các biểu hiện lười biếng của các bạn sinh viên là không chuẩn bị bài trước ở nhà cụ thể là không đọc sách giáo trình (68%) mặc dù tỷ lệ lập kế hoạch cho bản thân khá cao (68%) và tình trạng lạm dụng các trang mạng xã hội cao (chiếm đến 75%) làm ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sự tập trung của sinh viên trong giờ học,... Từ những phân tích về thực trạng và kết quả khảo sát, nhóm tác giả rút ra nguyên nhân gây ra sự lười biếng của sinh viên như nhóm đã đề cập trước, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội làm cho các bạn trẻ cứ mãi chăm chú vào các trang mạng mà hình thành sự lười biếng, một số nguyên nhân khác như do các phương pháp giảng dạy và truyền đạt của giảng viên chưa thực sự thu hút sinh viên và nhà trường cũng chưa tạo được các sân chơi bổ ích thu hút sau giờ học một phần làm cho sinh viên lười đến lớp mà nếu đến cũng lười học. 2133
  4. 4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SỰ LƯỜI BIẾNG CỦA SINH VIÊN Về bản thân sinh viên: Để góp phần hình thành nên thói quen đọc sách của các sinh viên thì cần có những giải pháp đồng bộ. Các bạn sinh viên cần xây dựng được ý thức đọc sách. Sinh viên cần đọc trước giáo trình, tìm hiểu các hướng giải quyết bài tập trước tại nhà để khi vào lớp nghe giảng viên giảng bài thì có thể nắm chắc được kiến thức. Do đó, là một sinh viên còn đang ngồi trên giảng đường bạn cần phải rèn luyện cho mình những thói quen đọc sách khoa học, phù hợp nhất để tích lũy những kiến thức và hoàn thiện bản thân hơn. Sống có ước mơ, lí tưởng và quyết tâm theo đuổi mơ ước ấy. Mơ ước chính là ngôi nhà được xây từ những viên gạch mang tên chăm chỉ. Có động lực, nhất định chúng ta sẽ thành công. Hạn chế tối đa vào những việc vô bổ như: chơi game onlie, túm năm tụm ba chơi bời, đàn đúm. Lên mạng xã hội cần có thời gian biều phù hợp và khoa học, ít sống ảo đi. Phải xác định được, không có kiến thức phổ thông chúng ta sẽ thiệt thòi rất nhiều. Vì thế, phải chăm chỉ, siêng năng. Muốn cải thiện tính lười biếng của bản thân bạn cũng cần chăm chỉ ghi chép lại những công việc mà bạn định làm, ghi lại toàn bộ những hoạt động cá nhân cùng với những mục tiêu bản thân bạn muốn hoàn thành, cố gắng hoàn thành những dự án này trong khoảng thời gian ngắn nhất. Lập kế hoạch cho bản thân thật sự kĩ lưỡng và đề ra các mục tiêu để bản thân hoàn thành từng chút một. Về phía giảng viên và nhà trường: Tạo cơ hội cho học sinh động não, tìm tòi, suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận. Để phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên rất nhiều điều, phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ. Ngoài ra giáo viên muốn phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh động não, tìm tòi, suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với bạn. Thường xuyên áp dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động người học, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó người thầy giáo đóng vai trò tổ chức hoạt động học của học sinh, thông qua hoạt động, mỗi học sinh đều được hoạt đông, được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển. Giáo viên giảm thời lượng thuyết trình của mình đến mức thấp nhất, tăng hoạt động tìm tòi, tăng tính chủ động bằng những tình huống gợi vấn đề và những câu hỏi gợi mở kích thích tính tò mò, tạo động lực để cho học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá bản thân, đưa ra những ý kiến riêng, bộc lộ những quan điểm ban đầu, học sinh tự tìm tòi, thực nghiệm để tìm ra câu trả lời. Sử dụng trò chơi học tập. 2134
  5. Con người nói chung và học sinh nói riêng có 2 kiểu học - đó là "lấy việc chơi làm học" và "lấy việc học làm chơi", nhiều học sinh suốt ngày ngồi nghiên cứu, đọc sách, ... một cách không biết mệt mỏi, và họ tìm niềm vui trong lúc học; lại cũng có nhiều người chỉ đọc được vài trang sách là ... ngáp và buồn ngủ. Nhưng khi được hoạt động, hoặc làm việc thì lập tức họ biến thành con người khác, thật thông minh và khéo léo. Chính vì thế, để tạo hứng thú học tập cho các em học sinh nói chung và đối với các học sinh lười nói riêng, thầy cô nên khéo léo kết hợp các trò chơi học tập trong quá trình giảng dạy. Trò chơi học tập là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển. Vì vậy tổ chức trò chơi chú ý những đặc tính: Vui - Khoẻ - An toàn - Có ích; trong đó bao gồm cả giải trí, thư giãn được xem là một yếu tố cơ bản của trò chơi. Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh, có hai đặc điểm cơ bản sau: Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học, đó là nội dung chính của bài học; Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa học sinh các nhóm. Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học với 2 mục đích chính đó là: Làm tăng hứng thú nhận thức của học sinh; Tạo điều kiện để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Trong từng hoạt động phải nêu rõ mục tiêu, cách tiến hành hoạt động, hoạt động nào của giáo viên, hoạt động nào của học sinh. Hoạt động dạy học phải sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham gia. Điều quan trọng là giáo viên kiểm soát được cảm xúc và sự tức giận của bản thân và điều chỉnh được hành vi của người học, lôi cuốn chúng quay trở lại nhiệm vụ. Hỗ trợ cho đến khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ. 5. KẾT LUẬN Những giải pháp nêu trên mới chỉ là những suy nghĩ bước đầu, bản thân các bạn sinh viên cần chủ động học tập, nâng cao ý thức học tập tránh hình thành thói quen lười biếng ảnh hưởng đến kết quả sau này của mình. Đại học không chỉ là nơi học tập lí thuyết mà nó còn là nơi tạo nền tảng để nâng bước ta vào xã hội sau này. Bạn có thể học tập các tấm gương đã thành công từ các anh chị đi trước mà hãy bắt đầu xây dựng một kế hoạch học tập chăm chỉ và hiệu quả tránh lười biếng để có thể mang lại những thành công trong tương lai….Mong rằng giải pháp khắc phục sự lười biếng của nhóm chúng em thuộc khoa Tài Chính – Thương Mại - Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên và thầy cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vì sao sinh viên lười học - VnExpress 2. https://ihoctot.com/nguyen-nhan-sinh-vien-luoi-hoc-va-giai-phap-khac-phuc 3. 9 Biện pháp rèn học sinh lười, không tự giác trong giờ học - HoaTieu.vn 2135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0