intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp khối phá sóng tetrapod bê tông lắp ghép thân thiện môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày ý tưởng thiết kế và thực nghiệm chế tạo của giải pháp khối phá sóng tetrapod bằng bê tông lắp ghép thân thiện môi trường. Khối phá sóng được thiết kế thành 2 phần đế và đỉnh có lõi rỗng ở trong nhằm làm giảm kích thước và trọng lượng của cấu kiện trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp khối phá sóng tetrapod bê tông lắp ghép thân thiện môi trường

  1. Giải pháp khối phá sóng tetrapod bê tông lắp ghép thân thiện môi trường Novel solution for environmental friendliness semi-precast concrete tetrapod breakwater > GS.TS PHAN QUANG MINH1; PGS.TS NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG2; TS PHẠM THÁI HOÀN3 1 Khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Email: minhpq@nuce.edu.vn 2 Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Email: phuongnv2@nuce.edu.vn 3 Khoa Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Email: hoanpt@nuce.edu.vn TÓM TẮT: ABSTRACT: Bài báo trình bày ý tưởng thiết kế và thực nghiệm chế tạo của giải This paper presents a design idea and experimental fabrication of a pháp khối phá sóng tetrapod bằng bê tông lắp ghép thân thiện môi novel solution for environmental friendliness semi-precast concrete trường. Khối phá sóng được thiết kế thành 2 phần đế và đỉnh có lõi tetrapod breakwater. The tetrapod breakwater is designed into 2 rỗng ở trong nhằm làm giảm kích thước và trọng lượng của cấu parts, so called the base and the top parts with a hollow core inside in kiện trong quá trình vận chuyển và lắp đặt. Giải pháp thiết kế này order to reduce the size and weight of the structure during chỉ sử dụng vật liệu bê tông cho 1 phần của khối phá sóng như là transportation and installation. This design solution only uses kết cấu vỏ, phần rỗng phía trong lớp vỏ sẽ được bơm dằn bằng vật concrete material for one part of the breakwater as the shell liệu tại chỗ rẻ hơn như cát biển, đá hộc tại vị trí lắp đặt để đảm structure, the hollow parts inside the shell will be filled by cheaper in- bảo trọng lượng thiết kế yêu cầu. Ngoài ra giải pháp thiết kế còn situ materials such as sea sand or rock at the construction site to cho phép kết hợp chức năng trồng cây. Với chức năng trồng cây, meet the required design weight. In addition, the design solution also khối phá sóng sẽ hoạt động theo nguyên tắc như rừng ngập mặn tự allows to combine the function of planting trees. With the function of nhiên với hệ thống rễ cây phức tạp và đan xen giúp chống xói mòn, planting trees, the breakwater will work on the same principle as a đồng thời liên kết các khối tetrapod với nhau thành một mạng kết natural mangrove forest with a complex and intertwined root system cấu có tính ổn định cao, là sự kết hợp hài hòa giữa giải pháp nhân to help prevent erosion as well as to link the tetrapods together into a tạo và tự nhiên, thân thiện môi trường. structural network with higher stability. This design is a harmonious Từ khóa: Khối phá sóng; tetrapod; thân thiện môi trường; bê tông and environmental friendliness combination of artificial and natural lắp ghép. solutions. Key words: breakwater; environmental friendliness; tetrapod; semi-precast concrete. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ứng nhà kính [2]. Điều này là thách thức lớn mà con người cần đối Các kết cấu nhân tạo đang được sử dụng để phá sóng cũng mặt, đặt ra những yêu cầu về các giải pháp bảo vệ bờ mới ngoài như bảo vệ bờ biển hiện nay có xu hướng bị bào mòn, phá hủy thực hiện chức năng chính là bảo vệ bờ đồng thời có thể duy trì theo thời gian bởi tác động liên tục của môi trường xâm thực cũng tuyến bảo vệ bờ tự nhiên như là sự kết hợp hài hòa giữa giải pháp như lực tác dụng của sóng biển [1]. Ngoài ra, giải pháp dùng các nhân tạo và tự nhiên. khối phá sóng bằng bê tông loại lớn tuy có hiệu quả lớn trong bảo Khối phá sóng tetrapod là kết cấu bằng bê tông được sử dụng vệ bờ biển, tuy nhiên lại phá hủy nghiêm trọng khung cảnh thiên để phá sóng, chống xói mòn bở biển. Kết cấu này được coi là tuyến nhiên dọc theo các bờ biển. Đối với các tuyến bảo vệ bờ tự nhiên, áo giáp trên đê chắn sóng [3]. Hình dạng 4 chân của khối tetrapod hơn 35% diện tích rừng ngập mặt trên thế giới đã biến mất vì hiệu được thiết kế để tiêu tán năng lượng của sóng tới bằng cách cho ISSN 2734-9888 10.2021 77
  2. PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG phép nước chảy xung quanh thay vì chống lại áp lực của sóng và phức tạp và đan xen giúp chống xói mòn, đồng thời liên kết các nước. Các khối này thường được lồng vào nhau một cách ngẫu khối tetrapod với nhau thành một mạng kết cấu có tính ổn định nhiên, tạo thành một khối lớn để ngăn cản sự dịch chuyển của bản cao. Chế tạo thi công lắp ghép cho phép chia khối phá sóng thành thân dưới tác dụng của sóng biển. Mặc dù hiệu quả trong phá các mảnh nhỏ hơn, thuận tiện hơn trong khâu vận chuyển, cẩu lắp. sóng bảo vệ bờ, sử dụng khối phá sóng tetrapod cũng đặt ra các Ngoài ra giải pháp thiết kế chỉ sử dụng vật liệu bê tông cho 1 phần vấn đề liên quan đến môi trường cần được giải quyết. Các nghiên của khối phá sóng như là kết cấu vỏ, phần rỗng phía trong lớp vỏ cứu khoa học chỉ ra rằng sử dụng khối phá sóng tetrapod làm tăng sẽ được bơm dằn bằng vật liệu tại chỗ như cát biển, đá hộc, … để tốc độ xói mòn bãi biển bằng cách làm xáo trộn quá trình hình đảm bảo trọng lượng thiết kế của cấu kiện. thành môi trường biển theo cách tự nhiên. Hoạt động của các khối tetrapod kéo cát ra khỏi bờ nhanh hơn so với những gì xảy ra trong 2. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ quá trình tự nhiên, làm hỏng cảnh quan tự nhiên, do đó không 2.1. Cấu tạo khối tetrapod nguyên mẫu phù hợp trong bối cảnh hiện nay [4,5], từ đó đặt ra vấn đề cấp Khối phá sóng tetrapod loại 4 chân có hình dạng và kích thước bách về các giải pháp sử dụng khối phá sóng tetrapod theo hướng như thể hiện trong Hinh 2, trong đó kích các kích thước định dạng bền vững, thân thiện môi trường. ở Hình 2c,d có tỷ lệ cố định với chiều cao H. Thể tích khối tetrapod Giải pháp khối phá sóng tetrapod kết hợp trồng cây (Tetrapod được xác định theo chiều cao H như sau: Green Sea Defence) đã được đề xuất bởi Sheung-Hung Lee và Wan V  0.28H 3 (1) Kee Lee thuộc Công ty Tetrapod Shanghai, Trung Quốc vào năm 2016 [6] với mục tiêu áp dụng giải pháp này vào các vùng triều nhiệt đới và cận nhiệt đới có rừng ngập mặn. Về mặt ý tưởng, một lỗ rỗng có kích thước lớn được tạo ra trong 1 chân của khối tetrapod 4 chân nhắm tạo không gian để trồng cây, 3 lỗ rỗng khác nhỏ hơn sẽ được chế tạo nằm trên thân của chân này và giữa 3 chân còn lại để nước biển có thể vào, lưu trữ, ra và đồng thời là nơi để rễ cây phát triển, thoát ra ngoài bám sâu vào đất theo thời gian. Ý tưởng này được minh họa trong Hình 1. Hình 2. Hình dạng và kích thước khối tetrapod Trong thực tế sử dụng, tuỳ thuộc vào khối lượng ổn định tối thiểu của một cấu kiện mà lựa chọn chiều cao H của khối tetrapod phù hợp. Với khối phá sóng tetrapod sử dụng bê tông nặng thông Hình 1. Ý tưởng khối phá sóng kết hợp trồng cây [6] thường với khối lượng riêng 2.5 T/m3, kích thước các khối tetrapod Giải pháp thiết kế này kỳ vọng sẽ tạo nên hệ rào chắn sóng đan có trọng lượng đến 25 T được thể hiện trong Bảng 1. xen giữa các khối phá sóng và hệ rễ cây phát triển qua các lỗ rỗng. Bảng 1. Kích thước một số khối tetrapod Vỏ ngoài bằng bê tông của khối tetrapod sẽ bảo vệ cây khi chúng Trọng trong quá trình phát triển, khi rễ cây phát triển đầy đủ sẽ giúp cố lượng định từng khối đúng vị trí và ổn định hơn trong quá trình làm việc. 1 khối 0.5 1.0 2.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 Hệ thống chung này sẽ hoạt động theo nguyên tắc như rừng ngập tetrapod mặn tự nhiên với hệ thống rễ cây phức tạp và đan xen giúp chống (T) xói mòn, đồng thời liên kết các khối tetrapod với nhau thành một mạng kết cấu có tính ổn định cao. Giải pháp này không chỉ được A 0.27 0.34 0.43 0.58 0.74 0.84 0.93 1.00 coi là 1 tuyến chắn sóng bảo vệ bờ đơn thuần mà còn tạo nên một B 0.14 0.17 0.21 0.29 0.37 0.42 0.46 0.50 hệ sinh thái, ngôi nhà cho sinh vật sống. Giải pháp trên đã bắt đầu C 0.43 0.54 0.68 0.92 1.16 1.33 1.46 1.58 được thương mại hóa, tuy nhiên việc chế tạo khối tetrapod loại này tương đối phức tạp. D 0.42 0.53 0.67 0.91 1.14 1.31 1.44 1.55 Ngoài ra, thực tế thi công và sử dụng khối phá sóng hiện nay E 0.21 0.27 0.33 0.45 0.57 0.65 0.72 0.78 đang vướng nhiều khó khăn cho cả chủ đầu tư và nhà thầu do: (i) khối lượng bê tông sử dụng cho công tác chế tạo lớn, không tận F 0.58 0.73 0.91 1.24 1.57 1.79 1.97 2.12 dụng được vật liệu tại chỗ dẫn đến chi phí vật liệu lớn và (ii) G 0.19 0.24 0.31 0.42 0.52 0.60 0.66 0.71 thường phải huy động thiết bị vận chuyển, cẩu lắp siêu trường siêu H 0.90 1.13 1.42 1.93 2.44 2.79 3.07 3.30 trọng. Do đó yêu cầu về tận dụng vật liệu tại chỗ, giảm kích thước, khối lượng vận chuyển, cẩu lắp nhưng vẫn đảm bảo kích thước và I 0.54 0.69 0.86 1.17 1.48 1.69 1.86 2.00 trọng lượng trong theo yêu cầu thiết kế trong quá trình sử dụng là J 0.27 0.34 0.43 0.59 0.74 0.84 0.93 1.00 rất cần thiết. K 0.98 1.23 1.55 2.11 2.65 3.04 3.34 3.60 Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đề xuất giải pháp thiết kế và chế tạo thử nghiệm khối phá sóng lắp ghép bê tông tetrapod có chức L 1.08 1.36 1.71 2.32 2.92 3.35 3.69 3.97 năng trồng cây nhằm mục đích giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên. 2.2. Thiết kế khối phá sóng lắp ghép Với chức năng trồng cây, giải pháp khối phá sóng sẽ hoạt động Khối phá sóng lắp ghép được thiết kế dựa trên cơ sở kích thước theo nguyên tắc như rừng ngập mặn tự nhiên với hệ thống rễ cây các khối phá sóng nguyên bản tương ứng. Với mỗi loại khối phá 78 10.2021 ISSN 2734-9888
  3. sóng kích thước khác nhau, mức độ rỗng dành chỗ cho vật liệu dằn Hai bộ phần chính sau khi chế tạo, vận chuyển đến vị trí cần đổ tại chỗ phía trong khối phá sóng sẽ khác nhau, được xác định lắp dựng sẽ được ghép và liên kết với nhau thông qua khớp nối âm thông qua chiều dày lớp vỏ bê tông đúc sẵn. Chiều dày lớp vỏ bê dương. Khối đỉnh được giữ ổn định dựa vào trọng lượng bản thân tông đúc sẵn với mỗi loại khối phá sóng được thiết kế trên cơ sở độ và thông qua khớp nối âm dương sâu 0.1 m lồng vào khối đế, bền của nó trong quá trình cẩu lắp, khi lắp đặt chưa có vật liệu dằn ngoài ra còn được cố định chống xoay bằng 3 thanh thép D20 đặt và khi bơm/đổ vật liệu dằn. Quá trình thiết kế được thực hiện xuyên qua các lỗ chờ sẵn ở khu vực khớp nối âm dương của mỗi thông qua phân tích các giai đoạn làm việc của lớp vỏ bê tông khối. Vật liệu dằn sẽ được bơm vào trong khối tetrapod từ trên bằng phần mềm Ansys như được minh họa trong Hình 3. đỉnh xuống cho đến khi đạt yêu cầu về trọng lượng thiết kế. Ngoài thu gọn kích thước, giảm bớt trọng lượng cấu kiện khi cẩu lắp và vận chuyển, tận dụng vật liệu bơm dằn là vật liệu tại chỗ có giá thành rẻ thay vì bê tông toàn bộ, thiết kế này còn cho phép kết hợp chức năng trồng cây. Chậu cây đươc đặt lọt vào phần rỗng còn lại của khối đỉnh như minh họa trong Hình 5. Trong quá trình phát triển, rễ cây thoát ra ngoài qua 3 lỗ D140 ở trên thành khối đỉnh và theo thời gian sẽ bám sâu vào đất. Hình 3. Mô hình và kiểm tra ứng suất của lớp vỏ bê tông khi bơm dằn vật liệu Trọng tâm của bài báo này nhằm giới thiệu về ý tưởng thiết kế và triển khai chế tạo thực nghiệm, việc phân tích tính toán và thiết kế chi tiết sẽ được trình bày trong một báo cáo khác. Với mục đích Hình 5. Giải pháp vật liệu dằn và trồng cây đó, khối tetrapod loại 5 T được lựa chọn làm nguyên mẫu để triển 2.3. Thiết kế ván khuôn khai ý tưởng thiết kế và thực nghiệm. Các kích thước cơ bản của Ván khuôn cho khối phá sóng tetrapod lắp ghép bao gồm hai khối tetrapod loại 5 T được thể hiện trong Bảng 1, trong đó chiều bộ phận chính là ván khuôn ngoài để tạo hình và ván khuôn trong cao của khối H = 1.93 m. Thiết kế khối tetrapod bằng bê tông lắp để tạo lõi rỗng. ghép bao gồm hai phần chính gồm khối đế và khối đỉnh như được thể hiện trong Hình 4. Khối đế có chiều cao 1,021m, gồm toàn bộ 3 chân dưới của khối phá sóng và 0,1m của phần chân trên. Phần khối đỉnh là 1 chân của khối phá sóng. Hai phần này đều được thiết kế có dạng rỗng trong đó lớp vỏ bê tông của khối đỉnh có chiều dày tối thiểu 50 mm tùy thuộc vị trí, của khối đế có chiều dày tối thiểu 80 mm tùy thuộc vị trí. Hình 6. Minh họa ván khuôn ngoài khối phá sóng Ván khuôn ngoài của khối đế được tạo thành từ 4 mảnh chính làm băng thép tấm dày 3m, bao gồm 1 mảnh đáy và 3 mảnh bên Hình 4. Mặt cắt dọc khối tetrapod trước khi lắp ghép có kích thước và hình dạng giống nhau. Ván khuôn ngoài và trong ISSN 2734-9888 10.2021 79
  4. PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG của khối đỉnh được tạo thành từ 3 mảnh chính làm băng thép tấm dày 3m có kích thước và hình dạng giống nhau. Để giữ ổn định cục bộ cho các tấm thép ván khuôn, quanh thân ván khuôn được gia cường các sườn thép 50x5 mm với khoảng cách phù hợp. Các mảnh ván khuôn sau khi lắp ghép được liên kết với nhau thông qua các khóa bằng thép, sườn thép gia cường tại vị trí liên kết có kích thước 50x7mm. Hình 6 minh họa giải pháp ván khuôn ngoài, chi tiết cấu tạo của ván khuôn được thể hiện qua hình ảnh chế tạo thực tế trong phần sau. Hình 9. Ván khuôn ngoài và trong của khối đỉnh trước và sau khi lắp ghép Về mặt ý tưởng của giải pháp, để tạo lõi rỗng phía trong khối 3.2. Chế tạo khối phá sóng tetrapod lắp ghép đế, một mô hình bằng xốp có hình dạng tương tự với khối đế Thực nghiệm tiến hành với vật liệu bê tông Mác 400, sử dụng nhưng có kích thước nhỏ hơn sẽ được sử dụng trong quá trình đổ đá kích cỡ 10x20 mm tại địa phương (Phủ Lý, Hà Nam), xi măng Bút bê tông, như thể hiện ở Hình 7. Khối xốp này sẽ được định vị để tạo Sơn PCB 40, cát vàng sông Lô, phụ gia GPS-1500 và nước máy sông khoảng cách giữa bề mặt của nó và mặt trong của hệ ván khuôn Đáy. Các thí nghiệm vật liệu được tiến hành tại nhà máy bê tông ngoài khối đế đúng bằng chiều dày thiết kế của lớp vỏ bê tông để đảm bảo các vật liệu đáp ứng các yêu cầu sử dụng theo tiêu khối đế. Sau khi bê tông đông cứng và đạt cường độ, khối xốp sẽ chuẩn hiện hành, trong đó thí nghiệm cường độ chịu nén của mẫu được tháo bỏ ra. Ngoài ra cũng có thể chế tạo các bộ ván khuôn bê tông được tiến hành theo TCVN 3118:1993 [7] cho kết quả bê trong bằng thép cho khối đế tương tự như ván khuôn trong của tông đạt mác theo yêu cầu như thể hiện trong Hình 10. khối đỉnh. . Hình 7. Mặt cắt dọc khối xốp tạo lõi rỗng cho khối đế 3. THỰC NGHIỆM CHẾ TẠO KHỐI PHÁ SÓNG LẮP GHÉP 3.1. Chế tạo ván khuôn Theo bản vẽ thiết kế chi tiết, ván khuôn khối đế và đỉnh được chế tạo như thể hiện trong Hình 8 và 9. Hình 10. Kết quả thí nghiệm nén mẫu bê tông Mác 400 Quá trình đổ bê tông, bảo dưỡng và tháo ván khuôn được tiến hành riêng với hai khối đỉnh và khối đế. Hình 11 và 12 ghi lại quá trình thi công đổ bê tông và tháo ván khuôn khối đỉnh, Hình 13 là hình ảnh đổ bê tông khối đế. Hình 11. Đổ bê tông khối đỉnh Hình 12. Tháo ván khuôn khối đỉnh Hình 8. Ván khuôn ngoài khối đế trước và sau khi ghép 80 10.2021 ISSN 2734-9888
  5. 4. KẾT LUẬN Trong bài bào này, ý tưởng thiết kế và thực nghiệm chế tạo của giải pháp khối phá sóng tetrapod bằng bê tông lắp ghép thân thiện môi trường đã được trình bày. Kết quả thực hiện cho phép rút ra một số kết luận sau: Ý tưởng về giải pháp khối phá sóng tetrapod bằng bê tông lắp ghép kết hợp chức năng trông cây thân thiện môi trường là hoàn toàn khả thi. Giải pháp giúp thu gọn kích thước và khối lượng cần vận chuyển và cẩu lắp trong quá trình thi công lắp dặt khối phá sóng. Hình 13. Khối đế trong quá trình đổ bê tông và sau khi tháo ván khuôn Với thực nghiệm chế tạo trong nghiên cứu này, thay vì vận chuyển Sau khi bê tông đạt cường độ thiết kế và tháo ván khuôn, phần và cẩu lắp cấu kiện nguyên mẫu có chiều cao 1.93 m và trọng đỉnh được ghép lên phần đế để tạo nên khối phá sóng tetrapod lượng 5 T, chỉ cần vận chuyển khối đề có chiều cao 1.02 m, trọng lắp ghép hoàn chỉnh như thể hiện trong Hình 14. lượng khoảng 1.60 T và khối đỉnh khoảng 0.26 T. Ngoài ra chiều cao xếp chồng hai hàng khối tetrapod cũng giảm từ 2.94 m xuống còn 2.2 m. Khối phá sóng lắp ghép cho phép tận dụng vật liệu tại chỗ rẻ hơn như cát biển, đá hộc thay vì sử dụng toàn bộ khối phá sóng bằng bê tông, điều đó cho phép giảm giá thành, chi phí xây dựng. Với chức năng trồng cây, khối phá sóng sẽ hoạt động theo nguyên tắc như rừng ngập mặn tự nhiên với hệ thống rễ cây phức tạp và đan xen giúp chống xói mòn, đồng thời liên kết các khối tetrapod với nhau thành một mạng kết cấu có tính ổn định cao, là sự kết hợp hài hòa giữa giải pháp nhân tạo và tự nhiên, thân thiện môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A. Masria, M. Iskander, A. Negm, Coastal protection measures, case study Hình 14. Khối phá sóng tetrapod sau khi lắp ghép, bảo dưỡng và hoàn thiện (Mediterranean zone, Egypt), J. Coast. Conserv. 19 (2015) 281–294. https://doi.org/10.1007/s11852-015-0389-5. Từ Hình 14 có thể thấy rằng khối phá sóng tetrapod lắp ghép [2] O.H. Pilkey, J.A.G. Cooper, The Last Beach:, Duke University Press, 2014. được cấu thành từ hai khối rỗng có kích thước và trọng lượng nhẹ https://doi.org/doi:10.1515/9780822375944. hơn rất nhiều so với khối tetrapod nguyên mẫu 5 T. Việc vận [3] E. Pranzini, L. Wetzel, A.T. Williams, Aspects of coastal erosion and protection in chuyển và cẩu lắp cấu kiện nguyên mẫu có chiều cao 1.93 m và Europe, J. Coast. Conserv. 19 (2015) 445–459. https://doi.org/10.1007/s11852-015-0399-3. trọng lượng 5 T khó khăn hơn rất nhiều so với vận chuyển khối đề [4] A.T. Williams, N. Rangel-Buitrago, E. Pranzini, G. Anfuso, The management of có chiều cao 1.02 m, trọng lượng khoảng 1.60 T và khối đỉnh chỉ coastal erosion, Ocean Coast. Manag. 156 (2018) 4–20. 0.26 T. Thông thường các khối tetrapod được sắp xếp thành hai lớp https://doi.org/10.1016/j.ocecoaman.2017.03.022. chồng ngược lên nhau để vận chuyển đến vị trí lắp dựng như minh [5] E. Pranzini, Shore protection in Italy: From hard to soft engineering … and back, họa ở Hình 15. Có thể nhận thấy với cách sắp xếp để vận chuyển Ocean Coast. Manag. 156 (2018) 43–57. này, giải pháp khối tetrapod lắp ghép giúp tiết kiệm về mặt không https://doi.org/10.1016/j.ocecoaman.2017.04.018. gian hơn rất nhiều so với khối phá sóng nguyên mẫu. Từ Hình 14 [6] https://ifworlddesignguide.com/entry/200674-tetrapot, (n.d.). cũng có thể thấy rằng vật liệu dằn sẽ dễ dàng được bơm/thả vào [7] TCVN 3118:1993. Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén, (1993). trong khối tetrapod lắp ghép từ mặt trên khối đỉnh. Cây cũng có thể được trồng từ đây bằng cách đặt chậu cây lọt vào phần rỗng còn lại của khối đỉnh như đã được minh họa trong Hình 5. Các lỗ rỗng D140 ở bên sườn của khối đỉnh dự kiến là nơi để rễ cây thoát ra ngoài khi phần đỉnh của khối tetrapod được sử dụng với mục đích trông cây, tạo bãi tự nhiên ở khu vực phá sóng. a) Sắp xếp vận chuyển khối tetrapod nguyên mẫu 5 T b) Sắp xếp vận chuyển khối tetrapod lắp ghép Hình 15. Minh họa cách sắp xếp vận chuyển các khối tetrapod ISSN 2734-9888 10.2021 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2