intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp ngăn chặn dịch rệp xơ bông trắng và bệnh chồi cỏ hại mía bằng chế phẩm sinh học EMIC ở Anh Sơn

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

158
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm nào cũng vậy, đến thời kỳ cây mía vươn lóng, không chỉ người trồng mía, nhà máy Đường sông Lam mà tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện, xã, thôn bản đều nhảy vào cuộc chiến chống dịch rệp xơ bông trắng hại mía. Bởi rệp xơ bông trắng không những làm giảm năng suất, sản lượng mía mà còn làm giảm chất lượng đường nghiêm trọng. Bên cạnh đó nguy cơ bị bệnh chồi cỏ ở cây mía rất cao do vùng nguyên liệu mía của nhà máy đường sông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp ngăn chặn dịch rệp xơ bông trắng và bệnh chồi cỏ hại mía bằng chế phẩm sinh học EMIC ở Anh Sơn

  1. Giải pháp ngăn chặn dịch rệp xơ bông trắng và bệnh chồi cỏ hại mía bằng chế phẩm sinh học EMIC ở Anh Sơn Năm nào cũng vậy, đến thời kỳ cây mía vươn lóng, không chỉ người trồng mía, nhà máy Đường sông Lam mà tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện, xã, thôn bản đều nhảy vào cuộc chiến chống dịch rệp xơ bông trắng hại mía. Bởi rệp xơ bông trắng không những làm giảm năng suất, sản lượng mía mà còn làm giảm chất lượng đường nghiêm trọng. Bên cạnh đó nguy cơ bị bệnh chồi cỏ ở cây mía rất cao do vùng nguyên liệu mía của nhà máy đường sông Con gần đó đang phải đối mặt với căn bệnh quái ác này. Đầu năm 2010, trạm Khuyến nông - Khuyến ngư Anh Sơn sử dụng chế phẩm sinh học EMIC để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Nguyên liệu để ủ là cây ngô, rơm rạ, cây lạc, cây đậu, dây dưa hấu, dây bí, vỏ trấu, vỏ lạc … Đặc biệt ở vùng nguyên liệu mía, bà con nông dân bóc lá mía sạch sẽ, nhổ bỏ kịp thời những cây bị bệnh, rồi dùng chế phẩm sinh học EMIC để ủ thành phân hữu cơ vi sinh là công việc cần làm và phải triển khai kịp thời. Bởi bóc lá mía, làm cho ruộng mía thông thoáng, phát hiện sâu bệnh sớm để tiêu diệt kịp thời. Bên cạnh đó, kết thúc quá trình ủ sẽ cho ra một sản phẩm phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho cây trồng, đặc biệt là đối với cây mía. Bởi phân hữu cơ vi sinh noài việc cung cấp : Đạm, lân, kali, nó còn giúp cho cây trồng có được các chất trung lượng và vi lượng như: Can xi, lưu huỳnh, ma giê, kẽm, sắt, molipden … Bên cạnh đó phân hữu cơ vi sinh còn có một vai trò hết sức quan trọng đối với đồng đất nắng nóng, gió lào như ở Anh sơn - nghệ an, đó là việc giữ nước để chống hạn cho cây trồng rất tốt. Quy trình sản xuất 1 tấn phân bón hữu cơ vi sinh như sau: 1. Vật tư, nguyên liệu:
  2. - Phế thải của SX nông nghiệp (lá mía, cây ngô, rơm rạ, cây lạc, cây đậu, dây dưa hấu, dây bí, vỏ trấu, vỏ lạc…): 5 – 8 tạ - Phân chuồng: 2 – 5 tạ - Đạm U rê: 1 – 2 kg - Ka li: 1 – 2 kg - Lân Lâm thao: 10 – 30 kg - Chế phẩm EMIC: 1 – 2 gói 2. Lựa chọn địa điểm ủ: Tốt nhất là trong nhà có mái che, nền xi măng. Hoặc ủ dưới tán cây che bóng, nền phải san bằng. Hoặc có thể làm ngoài đồng, ngoài bãi và phải ủ lên đống ủ một lớp phên nhằm tránh ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp vào đống ủ. 3. Cách ủ: Tất cả vật tư nguyên liệu được chia đều 5-6 lớp. Làm lần lượt các bước sau với từng lớp. - Rải 1 lớp nguyên liệu dài 3m, rộng 2-3 m, cao 25-30 cm - Rải một lớp phân chuồng. - Rải 1 lớp lân lâm thao. - Dùng dụng cụ xốc rơm hoặc cào sắt xăm vào lớp nguyên liệu để phân chuồng và lân lâm thao lọt vào đống ủ. - Hoà đạm và ka li với nước, hoà chế phẩm sinh học EMIC với nước rồi tưới đều lên lớp nguyên liệu (lượng nước phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu.) Sau khi thực hiện xong các công đoạn trên cho từng lớp, chất các lớp thành đống ủ. Dùng tấm nilon hay tấm bạt trùm lên đống ủ (yêu cầu đống ủ phải được đậy kín). Nếu đống ủ không có mái che, không có bóng che thì phải che đậy trên đống ủ bàng một tấm phên hoặc chặt cây, rơm rạ… nhằm tránh ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp vào đống ủ, tạo điều kiện tốt cho chủng vi sinh vật hoạt động.
  3. Thời gian từ khi ủ đến lúc ra sản phẩm là phân hữu cơ vi sinh từ 45 – 50 ngày. Trong khoảng thời gian này phải đảo 4 lượt, mỗi lượt cách nhau 10 ngày. Đảo đống ủ nhằm mục đích tăng lượng ôxy để cho chủng vi sinh vật hô hấp và hoạt động. Khi đảo thấy đống ủ có hiện tượng khô thì cần phải tưới nước để duy trì độ ảm cho đống ủ. Sau 45 -50 ngày kể từ khi ủ, chúng ta có được một khối lượng phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao. Phân có màu đen sẫm, tơi xốp. Nếu chưa sử dụng, bà con cần phải cất giữ loại phân này vào một nơi râm mát, che đậy kín đáo (tuyệt đối không được để nắng mưa).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2