intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp quản lý sử dụng đất đai bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Giải pháp quản lý sử dụng đất đai bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam" nhằm chỉ ra một số tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với công tác quản lý sử dụng đất đai tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp quản lý sử dụng đất đai bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam

  1. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Hằng, Vũ Thị Thu Hiền, Trương Thị Thảo Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu nhằm chỉ ra một số tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với công tác quản lý sử dụng đất đai tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu, sách báo, văn bản pháp luật liên quan biến đổi khí hậu và quản lý đất đai hiện hành; Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ trung bình cả nước tăng 0,89 o C trong giai đoạn 1958-2018; Lượng mưa thay đổi bất thường, các cơn bão mạnh đổ vào Việt Nam có xu hướng muộn hơn (thông thường từ tháng 8 đến tháng 12), đi lệch và đổ bộ nhiều hơn vào phía Nam. Nước biển dâng cao, tốc độ nhanh hơn khoảng 6 mm/năm nên cả nước có 11.838 nghìn ha đất bị thoái hóa do biến đổi khí hậu, chiếm 35,74 % diện tích tự nhiên. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp hoàn thiện chính sách về quản lý đất, sử dụng đất đai thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu; Ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý đất đai bền vững; Xây dựng hệ thống giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu đặc thù cho từng vùng; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Quản lý đất đai bền vững; Giải pháp thích ứng. Abstract Solutions for sustainable land management in climate change condition in Vietnam The study aims to point out some negative impacts of climate change on land management in Vietnam and propose some solutions for sustainable land management in the context of climate change. The study collects data from research results, books, magazines and legal documents related to climate change and land management and uses methods of collecting, analyzing and comparing data. Research results show that the average temperature of the country increased by 0.89 oC in the period 1958-2018; Rainfall changes abnormally, strong storms in Vietnam tend to be later (usually from August to December), deviate and land more in the South. Sea level rise, about 6 mm/year faster. Therefore, the whole country has 11,838 thousand ha of land degraded due to climate change, about 35.74 % of the natural area. Therefore, it is necessary to implement solutions to improve the policy on land use, land management, and climate change adaptation; Building a land database that integrates climate change factors; Applying science and technology 4.0 and artificial intelligence (AI) to sustainable land management; Develop a system of land use solutions to adapt to specific climate change for each region; Propagating, disseminating and raising awareness about climate change to improve the efficiency of sustainable land use management and climate change adaptation. Keywords: Adaptation solutions; Climate change; Sustainable land management. 1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu (BĐKH) được hiểu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển do nhiều nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo 160 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  2. khác nhau [1, 2]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến BĐKH xuất phát từ các hoạt động của con người, đặc biệt là từ khi bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về BĐKH, mất cân bằng sinh thái, tạo ra nhiều rủi ro cho việc sử dụng đất hiện tại và trong tương lai [3]. Tại Việt Nam những biểu hiện rõ nét của BĐKH như nhiệt độ trung bình tăng, nước biển dâng, xâm thực mặn, khô hạn, bão lũ, sạt lở,… [4, 5], đã làm thay đổi đáng kể diện tích, hình thức sử dụng đất, định hướng quản lý đất đai tại những khu vực, tỉnh thành chịu ảnh hưởng của BĐKH nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, việc chỉ ra những tác động tiêu cực của BĐKH để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai một cách bền vững, thích ứng với điều kiện BĐKH ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam là cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Tài liệu, số liệu liên quan đến nghiên cứu được thu thập từ các công trình khoa học được công bố trên tạp chí, cổng thông tin điện tử của các bộ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… và các tài liệu khác như kịch bản BĐKH, các văn bản pháp luật, sách liên quan đến BĐKH. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá số liệu: Nghiên cứu phân tích tác động tiêu cực của BĐKH đến sử dụng đất, so sánh thay đổi về diện tích sử dụng đất tại các khu vực bị ảnh hưởng do BĐKH theo các mốc thời gian từ đó đưa ra đánh giá chung làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả, ổn định, bền vững và thích ứng với BĐKH. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Lý luận liên quan đến biến đổi khí hậu và sử dụng đất bền vững 3.1.1. Biến đổi khí hậu BĐKH là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. BĐKH hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan [5, 6]. Nguyên nhân của BĐKH bao gồm 2 nhóm chính gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do việc sử dụng chủ yếu nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) chiếm hơn 75 % lượng khí phát thải nhà kính toàn cầu và gần 90 % tổng lượng khí thải cacbonic (CO2), với các hoạt động như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nước và các hoạt động phát triển kinh tế (chặt phá rừng, sản xuất hàng hoá, công nghiệp, phát điện, sử dụng phương tiện đi lại, cung cấp năng lượng cho các toà nhà,...). Nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi của tự nhiên như sự thay đổi hoạt động của mặt trời, quỹ đạo Trái đất, hoạt động phun trào của núi lửa, quá trình tạo núi và tạo thềm lục địa, sự thay đổi của nhiều dòng hải lưu và nội lưu khí quyển,… [1, 7]. 3.1.2. Quản lý sử dụng đất đai bền vững Quản lý sử dụng đất bền vững là đề cập đến việc phân phối công bằng và cân bằng đất, nước, đa dạng sinh học và các tài nguyên môi trường khác giữa các yêu cầu cạnh tranh để đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người [8]. Ngân hàng thế giới định nghĩa quản lý sử dụng đất đai bền vững là việc dựa trên tri thức nhân loại để liên kết các yếu tố đất, nước, đa dạng sinh học và quản lý môi trường (bao gồm cả ngoại ứng đầu vào và đầu ra) để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và sinh kế của con người [9]. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 161
  3. 3.2. Tác động của biến động khí hậu đến sử dụng đất đai tại Việt Nam Những tác động của BĐKH đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất đai tại Việt Nam. Theo số liệu báo cáo trong Quyết định số 1432 ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước có 11.838,0 nghìn ha đất bị thoái hóa, chiếm 35,74 % diện tích tự nhiên (Bảng 1), với các loại hình thoái hoá như đất bị suy giảm độ phì, đất bị xói mòn, đất bị khô hạn, hoang mạc, sa mạc hoá; Đất bị kết von, đá ong hoá; Đất bị mặn hoá; Đất bị phèn hoá [10], xảy ra trên khắp Việt Nam (Hình 1). Bảng 1. Diện tích đất bị thoái hoá của cả nước năm 2019 [10] Đơn vị tính: nghìn ha Diện tích đất bị thoái hoá Các vùng kinh tế - xã hội Nhẹ Trung bình Nặng Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 1.960 1.839 619 Vùng đồng bằng Sông Hồng 453 150 16 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2.161 890 456 Vùng Tây Nguyên 1.385 300 115 Vùng Đông Nam Bộ 596 424 1 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 289 184  0 Hình 1: Tác động của BĐKH đến đất đai tại Việt Nam Đất bị khô hạn, hoang hoá, sa mạc hoá: Nhiệt dộ trung bình năm của Việt Nam tăng dần trong những thập kỷ vừa qua, tăng mạnh nhất trong thập kỷ gần đây, giai đoạn 2011 - 2018. Tính trung bình trên cả nước, nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng 0,89 °C trong 61 năm, trung bình 0,15 °C/1 thập kỷ, ở ngưỡng thấp của mức tăng trung bình toàn cầu (0,15-0,2 °C/thập kỷ trong 162 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  4. giai đoạn 2011-2018 [5] (Bảng 1). Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng đã ý thức được mức độ nghiêm trọng của hiện tượng ấm lên toàn cầu nên Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH. Thỏa thuận Paris ra đời năm 2015, là cơ sở để thế giới chung tay thực hiện hiệu quả các hành động ứng phó với BĐKH, góp phần bảo vệ Trái đất - Ngôi nhà chung của các thế hệ hôm nay và mai sau [11]. Bảng 2. Thay đổi nhiệt độ trung bình giai đoạn 1958-2018 tại các vùng khí hậu Việt Nam [12] Đơn vị tính: oC Vùng khí hậu Đông Xuân Hè Thu Tây Bắc 1,0 0,8 0,9 1,3 Đông Bắc 1,0 0,8 0,8 1,1 Đồng bằng Bắc Bộ 0,9 0,9 0,7 1,2 Bắc Trung Bộ 0,8 0,9 0,8 1,3 Nam Trung Bộ 0,6 0,4 0,6 0,9 Tây Nguyên 1,3 0,7 1,0 1,4 Nam Bộ 1,1 0,8 0,9 1,1 Hình 2: Tăng nhiệt độ trung bình giai đoạn 1958-2018 tại các vùng khí hậu Việt Nam Hình 2 cho thấy, khu vực tăng nhiệt độ trung bình năm cao nhất là khu vực Tây Nguyên, khu vực Nam Bộ, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ là các khu vực có mức tăng nhiệt độ cao thứ 2; Khu vực Nam Trung Bộ là khu vực có mức tăng thấp nhất trong cả nước. Việc tăng nhiệt độ trung bình kéo theo các hiện tượng cực đoan như nắng nóng, khô hạn kéo dài ở phía Nam vùng Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Cùng với đó, số ngày rét ở khu vực phía Bắc giảm rõ rệt [5]. Kết quả tăng nhiệt độ trung bình hoàn toàn phù hợp với báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020, cả nước có khoảng 7,6 triệu ha đất đang chịu tác động của thoái hoá, hoang hoá dẫn đến sa mạc hoá về diện tích bị khô hạn, sa mạc hoá [13]. Đất bị sạt lở, xói mòn, rửa trôi: Các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa có xu thế biến đổi khác nhau trên các vùng khí hậu của Việt Nam, giảm ở hầu hết các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn các vùng khí hậu còn lại. Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm, tần suất và cường độ tại các tỉnh thành như Hà Nội với lượng mưa quan trắc được trong 6 giờ, từ 19 giờ ngày 30/10/2008 đến 01 giờ ngày 01/11/2008 lên tới 408 mm; Quảng Ninh vào cuối tháng 7 đầu tháng 8/2015 lập kỷ lục về cường độ mưa trên phạm vi hẹp, từ 23/7-04/8 tổng lượng mưa lên đến 1.000-1.300 mm, riêng tại Cửa Ông gần 1.600 mm; Từ Nghệ An đến Quảng Bình, tổng lượng mưa 10 ngày lên đến 700-1.600 mm, chiếm khoảng 50 % tổng lượng mưa năm,… Các cơn bão trên Biển Đông đổ bộ vào Việt Nam trung bình từ 2-3 cơn bão/1 năm, Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 163
  5. tuy nhiên các cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thời gian hoạt động muộn hơn (thông thường từ tháng 8-12), đường đi lệch hơn về phía Nam và đổ bộ vào khu vực phía Nam nhiều hơn. Sự bất thường của các cơn bão thể hiện ở bão Sơn Tinh (10/2012) và Hải Yến (11/2013) có quỹ đạo khác thường khi đổ bộ lên miền Bắc vào cuối mùa bão. Năm 2013, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đạt mức cao nhất trong lịch sử quan trắc bão (8 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới) [5]. Những biến đổi về tính chất và lượng mưa đã dẫn đến hiện tượng sạt lở như ở vùng ngọt hóa Gò Công, Tiền Giang đã xảy ra tại 112 điểm, tổng chiều dài 15.920 m; Ở Cà Mau, tuyến đê biển Tây bị sụt lún dài 240 m, nguy cơ sụt 4.215 m, giao thông nông thôn bị sụt lún 24.957 m; Ở Kiên Giang, sụt lún dài khoảng 1.500 m; Riêng An Giang có tới 9 điểm sạt lở đất với chiều dài 225 m [5, 13]. Hiện tượng xói mòn và rửa trôi tại những nơi có địa hình dốc, trong giai đoạn 2016-2020 Việt Nam ước tính mất gần 2 tỷ tấn đất/năm [13]. Đất bị xâm nhập mặn: Mực nước biển có xu thế tăng, với tốc độ mạnh nhất khoảng trên 6 mm/năm tại các trạm Cửa Ông, Bạch Long Vĩ và Côn Đảo. Mực nước biển ven bờ Việt Nam có xu thế tăng mạnh nhất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận với mức tăng là 4,2-5,8 mm/năm. Mực nước có xu thế tăng chậm hơn ở các tỉnh từ TP. Hồ Chí Minh đến Trà Vinh với mức tăng là 2,2-2,5 mm/ năm. Mực nước trung bình toàn dải ven biển Việt Nam biến đổi với tốc độ khoảng 3,6 mm/năm [5]. Cuối năm 2019, đầu năm 2020 tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún do BĐKH tại đồng bằng sông Cửu Long diễn ra gay gắt, khốc liệt, chưa từng có trong lịch sử, nhiều khu vực như Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng đã phải công bố tình trạng khẩn cấp. So với đợt xâm nhập mặn 2016, nước biển tiếp tục tăng lấn vào các cửa sông, từ 45-66 km, vào sâu từ 6-17 km so với năm 2016 [4, 5]. Xâm nhập mặn đã làm cho 16.500 ha lúa mùa năm 2019; 41.900 ha lúa Đông xuân 2019-2020 bị thiệt hại; 14.000 ha lúa Mùa, 26.000 ha lúa Đông xuân bị mất trắng, 6.650 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng, 355 ha cây ăn quả bị mất trắng, hơn 8.715 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại,... [14]. 3.3. Giải pháp quản lý sử dụng đất đai bền vững nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu 3.3.1. Hoàn thiện chính sách về quản lý đất sử dụng đất đai thích ứng với biến đổi khí hậu Cần xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai bền vững và quản lý đất đai thích ứng với BĐKH nhằm sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm nhất dưới tác động của điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Thúc đẩy lồng ghép, tích hợp yếu tố BĐKH vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là quy hoạch ngành - lĩnh vực dễ bị tổn thương do BĐKH, từ hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bao gồm chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch, các nhiệm vụ cũng như các phương tiện, điều kiện thực hiện cho phù hợp với thực trạng BĐKH và những tác động trước mắt, lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất. Ngoài ra, cũng cần rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ tác động của BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó ban hành, sửa đổi bổ sung có cập nhật thêm những nội dung về BĐKH liên quan đến quản lý sử dụng đất đai nhằm nâng cao mức độ quan tâm về BĐKH và trách nhiệm của các ngành, các cấp. Ban hành hạn mức phát thải và các chế tài pháp quy có tính chất răn đe cao với các hành vi gây tổn thương môi trường như chặt phá rừng hoặc phát thải rác, khí nhà kính vượt quá mức quy định đối với cả cá nhân và tổ chức. 3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu Để công tác quản lý đất đai bền vững và thích ứng được với BĐKH, trước tiên cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu, đầy đủ từ trung ương đến địa phương, giữa các ngành, 164 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  6. lĩnh vực và được cập nhật biến động định kỳ hàng năm. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu đất đai này cần được tích hợp các yếu tố BĐKH theo đặc thù BĐKH của từng vùng, khu vực trên cả nước như loại hình BĐKH, mức độ rủi ro, thiệt hại do BĐKH gây ra để làm cơ sở đưa ra các phương án quản lý sử dụng đất đai thích ứng với BĐKH của từng địa phương. 3.3.3. Ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý đất đai bền vững Cần ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI) xây dựng các mô hình quản lý sử dụng đất đai hiện đại, tự động hoá một số khâu như tính toán, dự báo diện tích đất đai bị ảnh hưởng bởi BĐKH; Đánh giá mức độ bị ảnh hưởng, khả năng chịu ảnh hưởng, tình hình sử dụng đất hiện tại, tính tuần hoàn của việc sử dụng đất; Cảnh báo mức độ rủi ro và tổn thương do BĐKH cho từng giai đoạn cụ thể phù hợp với diễn biến thực tế của BĐKH. Nâng cấp, hiện đại hoá các trang thiết bị phục vụ quản lý đất đai, đáp ứng được đòi hỏi về khoa học công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. 3.3.4. Xây dựng hệ thống giải pháp sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu đặc thù cho từng vùng Biến đổi khí hậu tại các vùng khác nhau có tính chất, mức độ, diễn biến khác nhau. Chính vì vậy, cần có giải pháp quản lý sử dụng đất đai riêng cho từng vùng để thích ứng với hoàn cảnh BĐKH cụ thể. Đối với các khu vực đồng bằng ven biển, sẽ phải đối mặt với các hiện tượng BĐKH như hạn hán, xâm thực mặn, sói lở bờ biển,… cần xây dựng giải pháp “sống chung với BĐKH”, trang bị và nâng cao hiểu biết, khả năng thích ứng tác động của khô hạn, mực nước biển dâng trong tương lai. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những cơ chế cụ thể để hỗ trợ người dân trong vùng chịu tác động như di chuyển nhà ở vào gần đất liền; Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây nước ngọt sang nuôi trồng nông sản nước lợ, hỗ trợ giống cây trồng có khả năng thích ứng tốt trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt; Hỗ trợ kinh phí, phương pháp thau chua, rửa mặn, cải tạo đất nhiễm phèn, nhiễm mặn,... Đối với vùng núi và cao nguyên: Là vùng chịu tác động của những hiện tượng khí hậu như mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, khô nóng và hạn hán. Do vậy, định hướng sử dụng đất của khu vực này cần chú trọng đẩy mạnh thâm canh ở những nơi có khả năng tưới, tiêu; Tăng cường nông lâm kết hợp, khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất theo hướng sản xuất hàng hóa; Bảo vệ duy trì và phát triển thảm thực vật ở khu vực đầu nguồn, khu vực núi cao, khu vực có tính phòng hộ. Ngoài ra, các địa phương cũng cần được hỗ trợ các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý sử dụng đất đai bền vững, thích ứng với BĐKH, đây là nhân lực cần thiết để tiên phong trong công cuộc thay đổi cách thức quản lý sử dụng đất bền vững. 3.3.5. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH và các rủi ro do BĐKH gây ra, từ đó người dân và các tổ chức sẽ ý thức được việc giảm các hoạt động gây tổn hại đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách đất đai,... về khí hậu và BĐKH đến tài nguyên đất ở Việt Nam để có thể đưa ra phương thức quản lý sử dụng đất đai bền vững. 4. Kết luận Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng đất tại Việt Nam. Nhiệt độ trung bình cả nước tăng 0,89 oC trong 61 năm (1958-2018). Khu vực Tây Nguyên là nơi có mức tăng nhiệt trung bình cao nhất là 1,1 oC; Lượng mưa cũng thay đổi bất thường, các cơn bão mạnh đổ vào Việt Nam có xu hướng muộn hơn (thông thường từ tháng 8-12), đi lệch và đổ bộ Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 165
  7. nhiều hơn vào phía Nam. Nước biển dâng cao với tốc độ nhanh hơn khoảng 6 mm/năm. Những BĐKH tác động tiêu cực đến việc sử dụng đất đai. Số liệu thống kê năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy cả nước có 11.838 nghìn ha đất bị thoái hóa, chiếm 35,74 % diện tích tự nhiên. Các hình thức thoái hoá như khô hạn, hoang mạc hoá, sa mạc hoá; Sạt sở, xói mòn, rửa trôi, xâm nhập mặn,… diễn ra trên khắp Việt Nam. Vì vậy, cần thực hiện đồng thời các giải pháp về hoàn thiện chính sách về quản lý đất sử dụng đất đai thích ứng với BĐKH; Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tích hợp yếu tố BĐKH; Ứng dụng khoa học công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý đất đai bền vững; Xây dựng hệ thống giải pháp sử dụng đất thích ứng với BĐKH đặc thù cho từng vùng; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về BĐKH để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai bền vững, thích ứng với BĐKH. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. M. A. Ibrahim and M. Johansson (2022). Combating climate change - What, where and how to implement adaptive measures in the agriculture sector of Öland, Sweden, keeping in view the constraints of carrying capacities and risk of maladaptation. Land use policy, vol. 122, p. 106358. Doi: 10.1016/j. landusepol. 106358. [2]. Peter M. and Michael R. (2011). Socialist Republic of Viet Nam: Climate change impact and adaptation study in the Mekong delta. Melbourne, Australia. [3]. IPCC (2023). Báo cáo đặc biệt về sự nóng lên toàn cầu 1,5 °C tại sự kiện thảo luận về ứng phó của Việt Nam với biến đổi khí hậu. https://www.ipcc.ch/2018/10/10/ipcc-presents-findings-of-the-special-report- on-global-warming-of-1-5c-at-event-to-discuss-viet-nams-response-to-climate-change/ (accessed Jul. 27, 2023). [4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [5]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020). Kịch bản biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [6]. United Nations (2023). What is Climate change?. https://www.un.org/en/climatechange/what-is- climate-change (accessed Jul. 27, 2023). [7]. United Nations (2023). Causes and Effects of Climate change. https://www.un.org/en/climatechange/ science/causes-effects-climate-change (accessed Jul. 27, 2023). [8]. G. Kruseman, R. Ruben, A. Kuyvenhoven, H. Hengsdijk and H. Van Keulen (1996). Analytical framework for disentangling the concept of sustainable land use. Agric. Syst., Vol. 50, No. 2, 191-207. Doi: 10.1016/0308-521X(94)00074-2. [9]. P. Kurukulasuriya and S. Rosenthal (2013). Climate change and agriculture: A review of impacts and adaptations. http://hdl.handle.net/10986/16616. [10]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021). Quyết định số 1432/QĐ-BTNMT 2021 kết quả điều tra đất đai của cả nước các vùng kinh tế, xã hội. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet- dinh-1432-QD-BTNMT-2021-ket-qua-Dieu-tra-dat-dai-cua-ca-nuoc-cac-vung-kinh-te-xa-hoi-482148. aspx. [11]. Kim Ngọc, Lê Thị Thuý (2017). Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu: Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam. [12]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo hiện trạng tài nguyên môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020. Nhà xuất bản Dân trí. [13]. Viện Môi trường Nông nghiệp (2021). Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường đất 2020. [14]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2021). Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL. BBT nhận bài: 28/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 166 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0