YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Giải pháp tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
48
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết trình bày một số lý luận về tăng trưởng xanh, các thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và gợi ý một số giải pháp tăng trưởng xanh cho các DNNVV Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp tăng trưởng xanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- GIẢI PHÁP TĂNG TRƢỞNG XANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ThS. Nguyễn Ngọc H ng Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Tại Việt Nam, Chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Trong đó khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Bài viết trình bày một số lý luận về tăng trưởng xanh, các thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) gặp phải khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và gợi ý một số giải pháp tăng trưởng xanh cho các DNNVV Việt Nam. Từ khóa: tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, doanh nghiệp nhỏ và vừa ABSTRACT In Vietnam, the Green Growth Program is concretized through the “National Strategy on Green Growth for the 2011 - 2020 period and a vision to 2050”. In which, it is affirmed: Green growth is growth based on the process of changing the growth model, restructuring the economy to take advantage of comparative advantages, improve efficiency and competitiveness of the economy through through research and application of advanced technologies, developing modern infrastructure systems to efficiently use natural resources, reduce greenhouse gas emissions, respond to climate change, contribute to poverty reduction and driving force for sustainable economic growth. The article presents some theories about green growth, challenges faced by small and medium enterprises when implementing green growth goals and suggests some green growth solutions for Vietnam small and medium enterprises. Keywords: green growth, sustainable development, small and medium business 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển bền vững là xu thế của các doanh nghiệp trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Tăng trưởng xanh là một phần nội dung của phát triển bền vững, Việt Nam coi tăng trưởng xanh là chìa khóa quan trong để Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh bảo đảm cho các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, với những nỗ lực và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng trong thực hiện chiến lược này. Tuy vậy, việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh ở Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, thách thức. Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp lớn vào nền kinh tế và là động lực quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của Việt Nam. 291
- 2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH 2.1. Khái niệm và đặc điểm tăng tr ởng xanh Tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Phát triển bền vững hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), phát triển bền vững là một loại hình phát triển toàn diện, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính ứng phó với biến đổi khí hậu khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm sự mất công bằng trong xã hội. Một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp xanh nếu cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ xanh và/hoặc có quy trình sản xuất xanh. Các sản phẩm và dịch vụ xanh là những sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn lực hiệu quả và giảm thiểu chất thải. Mặt khác, các doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất để tiêu tốn ít năng lượng và chất liệu, ít lãng phí và phát thải cũng được xem là doanh nghiệp xanh. Ngoài ra, doanh nghiệp xanh còn là doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc và hệ thống phúc lợi tốt cho người lao động. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản như Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh và Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/03/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. Tóm lại, tăng trưởng xanh có các đặc điểm sau: - Phát triển kinh tế và tăng trưởng trên cơ sở thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu. - Tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ. - Tăng trưởng xanh tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. 2.2. Lợi ích của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi ti p cận tăng tr ởng xanh Tăng trưởng xanh cần được nhìn nhận là cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: - Sự gia tăng suy thoái của tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Do đó, mối quan tâm của cộng đồng về ô nhiễm được tăng cao và nhu cầu sử dụng các sản phẩm xanh, sạch cũng tăng thêm. - Xu hướng sử dụng sản phẩm thay đổi. Người dân ngày càng quan tâm đến các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường và bảo vệ môi trường. Vì vậy, muốn phát triển sản phẩm nhất thiết phải tôn trọng các yêu cầu môi trường. - Nhu cầu về các sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường và sinh thái ngày càng tăng và do vậy, thị trường đang phát triển theo hướng mở rộng cả về phạm vi và về cơ hội đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo hướng xanh và phát triển bền vững. 292
- Tiêu chí tăng trưởng xanh đối với các doanh nghiệp Các doanh nghiệp đạt được tăng trưởng xanh cần đạt được năm nhóm tiêu chí gồm: - Sản phẩm đầu ra phải đảm bảo chất lượng cao, sử dụng vật liệu mới, sử dụng năng lượng mới. - Tiêu chí về tính đổi mới - cần đảm bảo đổi mới trong trang thiết bị kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, chế tạo sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao. - Tiêu chí về môi trường - phải đảm bảo sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường hoặc sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án, phương án sản xuất hoặc sử dụng công nghệ sạch, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… - Tiêu chí về năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp, trong đó yêu cầu năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của người quản lý doanh nghiệp phải có ít nhất một thành viên của ban giám đốc có 03 năm kinh nghiệm làm việc trở lên trong lĩnh vực có liên quan đến dự án đề xuất hoặc có 03 năm kinh nghiệm trở lên về quản lý doanh nghiệp… - Tiêu chí về tạo việc làm và yếu tố về giới - cần đảm bảo sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm mới và sử dụng nhiều lao động nữ. 3. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM Tại Việt Nam, DNNVV hiện chiếm tỷ trọng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Đồng thời, khu vực DNNVV cũng làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là khu vực kinh tế diễn ra các hoạt động cải tiến, đổi mới sáng tạo và ứng dụng trong sản xuất kinh doanh tạo sự năng động và cạnh tranh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm, trong giai đoạn 2013 - 2015, chi phí vay vốn ngân hàng của DNNVV thường cao hơn so với của doanh nghiệp lớn, khoảng 1% - 2%/năm; tỷ lệ chi phí không chính thức chiếm 64% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, 56% doanh nghiệp nhỏ và 49% doanh nghiệp vừa, trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp lớn chỉ là 30%. Chi phí không chính thức này có thể chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các rào cản về thể chế, liên quan đến nhiều vấn đề như: Thừa nhận vai trò doanh nghiệp tư nhân nói chung, pháp lý tài sản, thủ tục hành chính, môi trường cạnh tranh bất bình đẳng, chất lượng đội ngũ công vụ, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Nhà nước... là những rào cản đối với hoạt động của DNNVV Việt Nam. So với các quốc gia trong khu vực và thế giới, DNNVV Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế như: DNNVV đa phần làm dịch vụ, chỉ khoảng 20% là hoạt động sản xuất; có tới 42% doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng và 85% doanh nghiệp hoạt động chính thức có doanh thu dưới 2 tỷ đồng; số lượng doanh nghiệp tư nhân tuy tăng hàng năm nhưng quy mô bình quân của mỗi doanh nghiệp là không lớn. Tỷ lệ trung bình người dân/doanh nghiệp vẫn ở mức thấp, hiện nay tỷ lệ này ở khối các nước ASEAN là 80 - 100 dân, trong khi đó, ở Việt Nam bình quân 256 người dân mới có một doanh nghiệp. Năng suất lao động thấp, việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy, các doanh nghiệp này càng rơi vào vị thế bất lợi. 293
- Theo Báo cáo PCI 2018, có 15,8% doanh nghiệp cho biết, họ phải chờ hơn 1 tháng hoàn thành đầy đủ các thủ tục và giấy phép cần thiết mới có thể đi vào hoạt động. Con số này sau khi đã giảm tương đối mạnh từ 27,2% năm 2007 xuống 9,8% năm 2014, nhưng có xu hướng gia tăng trong 5 năm trở lại đây. Một chỉ tiêu khác như tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ đợi trên 3 tháng mới có đủ giấy phép cần thiết đi vào hoạt động vào năm 2018 là 3%, sau khi giảm từ 6,8% xuống còn 1,92% năm 2014 và cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại. Những thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai (30%), bảo hiểm xã hội (25%), quản lý thị trường (16%)... tiếp tục là vướng mắc lớn của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn chủ đạo của các doanh nghiệp (kể cả vốn ngắn hạn và dài hạn). Thị trường chứng khoán đang từng bước là kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng nhất của nền kinh tế song vẫn chưa như kỳ vọng, bởi tồn tại một số hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguồn lực tài chính cho DNNVV. Thị trường cổ phiếu mặc dù cải thiện về quy mô nhưng nguồn vốn đi vào khu vực kinh tế thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng chưa lớn; Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh, nhưng còn hạn chế về quy mô và thiếu bền vững, chủ yếu phát hành qua kênh riêng lẻ và có quy mô nhỏ, khoảng 0,71% GDP so với mức 21,7% GDP của ASEAN-5... Các thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh - Phần lớn DNNVVchưa có nhận thức đầy đủ về sự cấp thiết của tăng trưởng xanh. Đây được coi là điểm yếu của DNVVN Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Bên cạnh đó, nhu cầu tài chính để triển khai thực hiện các hoạt động về tăng trưởng xanh trong bối cảnh nguồn ngân sách hạn hẹp và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế giảm dần cũng đang là một thách thức lớn. - Hệ thống pháp luật đang trong quá trình tiếp tục xây dựng hoàn thiện nên chưa đồng bộ, chưa thật phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh. Việc tổ chức quản lý chiến lược về phát triển ngành, vùng, địa phương trên phạm vi cả nước còn rời rạc, cục bộ. Do lối tư duy với tầm nhìn ngắn hạn, trước mắt (tư duy nhiệm kỳ) nên hiện tượng chạy đua xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, bến cảng, sân golf, thủy điện… trong khi không tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội, không đánh giá tác động môi trường một cách thấu đáo đã trở thành phổ biến tại các địa phương. - Năng lực phát triển công nghệ của Việt Nam còn rất thấp, cơ cấu nền kinh tế lạc hậu, công nghệ sản xuất cũ, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh không cao; công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo chưa phát triển; trình độ khoa học - công nghệ, hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn thấp. - Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng do phương thức tăng trưởng còn nặng theo chiều rộng, sử dụng năng lượng hóa thạch và nguyên liệu đầu vào, trong khi trình độ sử dụng công nghệ mới để giảm tiêu hao vật chất còn thấp, việc quản lý tài nguyên còn hạn chế. 4. GỢI Ý GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG XANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 4.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp - Doanh nghiệp cần chú trọng sản xuất sản phẩm chất lượng cao thông qua thiết bị, sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm năng lượng và các nhãn sinh thái khác. - Đẩy mạnh đổi mới và cải tiến sản phẩm và công nghệ sản xuất, sử dụng các vật liệu mới thân thiện môi trường và năng lượng mới, năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng gió, thủy triều, 294
- sóng biển, địa nhiệt, mặt trời, sinh khối. Sản xuất các linh kiện, thiết bị phục vụ chuyển năng lượng mặt trời thành nhiệt năng và điện năng, phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp cho các hộ gia đình, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. - Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật làm tăng năng suất lao động đồng thời chế tạo sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo hoặc hiệu suất năng lượng công nghệ giảm nhẹ. Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. - Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường hoặc sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp có thể sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy. Xử lý nước thải bằng các công nghệ độc đáo nhằm tạo ra một hệ thống nước khép kín trong phạm vi cơ sở, thay thế các hệ thống cấp nước không khép kín. Xử lý nước thải bị ô nhiễm bởi các chất cần ưu tiên xử lý, sử dụng hệ thống làm giảm ít nhất 50% tỷ trọng của các chất này trong nước thải so với nước thải của nhà máy hiện có hoặc nhà máy dự kiến phải được thay. Doanh nghiệp cần đầu tư vào hoạt động sản xuất tiêu hao ít năng lượng, phát thải thấp. - Nâng cao năng lực quản trị của ban lãnh đạo doanh nghiệp thông qua các kế hoạch và chương trình đào tạo liên tục trong và ngoài doanh nghiệp. 4.2. Giải pháp từ phía nhà n ớc - Các chính sách thuế, phí từng bước hoàn thiện theo hướng chú trọng khuyến khích đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo vệ môi trường. Chính sách tín dụng xanh được đẩy mạnh thông qua các kênh cho vay hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động dự án bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch. - Chính sách thuế tài nguyên trở thành công cụ quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý, giám sát quá trình hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên; góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên đối với phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm nguyên tắc “tài nguyên không có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất cao, “tài nguyên có khả năng tái tạo” thì áp dụng mức thuế suất thấp. - Các chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng từng bước được hoàn thiện theo hướng chú trọng khuyến khích đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia. - Chính sách tín dụng xanh được đẩy mạnh thông qua các kênh cho vay hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động dự án bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch (tín dụng đầu tư nhà nước, tín dụng xanh, các chương trình cho vay ưu đãi). Các hoạt động tín dụng xanh hướng vào các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch thông qua Quỹ ủy thác tín dụng xanh và tín dụng của các ngân hàng thương mại… - Xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu, sử dụng công nghệ mới, ít tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, ban hành chính sách về bảo đảm giá và cơ chế ưu đãi cho phát triển năng lượng tái tạo. Các cơ chế mới này sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ cho các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp tại địa 295
- phương mạnh dạn thay đổi công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm bằng các công nghệ mới với năng suất và hiệu quả cao hơn trong sử dụng các nguồn tài nguyên. Chú trọng đầu tư tận dụng lợi thế từ nguồn năng lượng tái tạo, nhất là nguồn năng lượng sinh khối từ các sản phẩm hay chất thải nông nghiệp và năng lượng gió từ đường bờ biển dài hơn 3.400 km của Việt Nam. Hơn nữa, cần tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, phí, hỗ trợ vốn, đất đai và bảo đảm giá đầu ra nhằm khuyến khích nhiều hơn nữa các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, từng bước gia tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng sạch này trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. - Thực hiện xanh hóa sản xuất thông qua quy hoạch, tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến quy trình sản xuất sạch hơn. Bên cạnh đó, thực hiện chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh (2015), Tiến tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam, xanh hóa sản xuất, NXB Khoa học xã hội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo tại Hội thảo tham vấn báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam, ngày 24/01/2018. 3. Nguyễn Cúc (2019), Một số giải pháp thúc đẩy chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam, Tạp chí quản lý nhà nước. 4. Eichholtz, P., Kok, N.and Quigley, J. M. (2010), Doing well by doing good? Green office buildings, American Economic Review. 5. VCCI (2018), Báo cáo đánh giá một năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 296
- HOẠCH ĐỊNH CUNG ỨNG GIÁ TRỊ XANH CHO THỊ TRƢỜNG CHIẾN ƢỢC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ThS. Đào Lê Đức Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Các công trình xanh là một phần của của khái niệm thúc đẩy tính bền vững. Mặc dù công trình xanh và khái niệm bền vững đã được nghiên cứu kỹ về những tác động tới môi trường, nhưng những lợi ích kinh tế và các mối quan tâm xã hội khác vẫn chưa được doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản (BĐS) khám phá đầy đủ hoặc chấp nhận rộng rãi. Theo đó, bài viết hướng tới việc điều tra các giá trị xanh mà khách hàng mong muốn đối với các sản phẩm BĐS xanh, và xem xét mức độ mà các nhà phát triển BĐS hiện đang cung ứng cho khách hàng trên thị trường chiến lược của mình. Nghiên cứu tập trung vào hai thành phố phát triển đô thị nhất hiện nay là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với thị trường cạnh tranh tự do và sự chuyên nghiệp giữa các chủ đầu tư dự án. Dựa trên những lý do kinh doanh làm cho thị trường bất động xanh trở nên hấp dẫn, các doanh nghiệp trong ngành có những cách thức và mức độ khác nhau trong đáp ứng các giá trị khách hàng mong muốn đối với các sản phẩm BĐS xanh. Từ thực trạng này, bài viết đưa ra một số những đề xuất mang tính định hướng tăng cường hay bổ sung các giá trị xanh mong muốn của khách hàng đối với các nhà phát triển BĐS. Kết quả của nghiên cứu này mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và những người tham gia khác trên thị trường BĐS xanh. Từ khóa: hoạch định, cung ứng giá trị, bất động sản xanh, thị trường chiến lược ABSTRACT Green buildings are part of the concept of promoting sustainability. Although green building and the concept of sustainability have been well researched on the environmental impacts, economic benefits and other social concerns are not yet understood fully and popularly by businesses and other stakeholders in the construction and real estate sector. Accordingly, the article aims to investigate the green values that customers desire for green real estate products, and to consider the extent to which real estate developers are currently offering to customers of their strategic market. The study focuses on the two most developed urban cities today, Hanoi and Ho Chi Minh City, with a free and professionally competitive market among project developers. Based on the business reasons that make the green real estate market attractive, businesses in the industry have varying ways and degrees of meeting the customer values desired for products of green real estate. From this situation, the article gives a number of oriented proposals to enhance or supplement the desired green values of customers for real estate developers. The results of this study are beneficial for both business and other participants in the green real estate market. Keywords: planning, value supply, green real estate, strategic market 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng và BĐS là một lĩnh vực kinh doanh chính trên toàn thế giới, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của hầu hết các quốc gia. Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt được 297
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)