Tăng trưởng xanh - Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp
lượt xem 3
download
Mục đích của đề tài này nhằm chỉ ra một số thách thức cho các doanh nghiệp, qua đó đưa ra một vài giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo định hướng chiến lược tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh là một xu hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho doanh nghiệp theo chiều sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tăng trưởng xanh - Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp
- TĂNG TRƢỞNG XANH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DOANH NGHIỆP Lê Nguyễn Cao Tài Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng TÓM TẮT Tăng trưởng xanh là một xu hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho doanh nghiệp theo chiều sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này nhằm chỉ ra một số thách thức cho các doanh nghiệp, qua đó đưa ra một vài giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo định hướng chiến lược tăng trưởng xanh. Từ khóa: tăng trưởng xanh, phát triển bền vững ABSTRACT Green growth is a new approach to economic growth. This will be a solution to sustainable economic development for businesses in depth. However, businesses still have many limitations. This study aims to point out a number of challenges for businesses, thereby providing some useful solutions to help businesses develop sustainably in the direction of green growth strategy. Keywords: green growth, sustainable development 1. TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI TIẾP CẬN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH Khái niệm “tăng trưởng xanh” hiện đã được nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng xanh có nghĩa là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi đảm bảo rằng các tài sản thiên nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường. Để làm được điều này các nước phải thúc đẩy đầu tư và đổi mới, từ đó sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Tăng trưởng xanh không phải là sự thay thế cho phát triển bền vững. Trọng tâm của các chiến lược tăng trưởng xanh là đảm bảo rằng các “tài sản” tự nhiên có thể phát huy hết tiềm năng kinh tế trên cơ sở bền vững. Tiềm năng đó bao gồm việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sự sống quan trọng - không khí và nước sạch, và sự đa dạng sinh học có khả năng phục hồi cần thiết để hỗ trợ sản xuất lương thực và sức khỏe con người. Tài sản tự nhiên không thể thay thế vô hạn và các chính sách tăng trưởng xanh đã tính đến điều đó. Các chính sách tăng trưởng xanh là một phần không thể thiếu của các cải cách cơ cấu cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và bao trùm hơn. Tăng trưởng xanh góp phần nâng cao năng suất bằng cách tạo ra các động lực để sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, giảm lãng phí và tiêu thụ năng lượng, mở ra cơ hội đổi mới và tạo ra giá trị, đồng thời phân bổ nguồn lực cho mục đích sử dụng có giá trị cao nhất. Tăng trưởng xanh còn góp phần tăng cường niềm tin của nhà đầu tư thông qua khả năng dự đoán cao hơn về cách các chính phủ đối phó với các vấn đề môi trường lớn. Một yếu tố tích cực của tăng trưởng xanh là mở ra thị trường mới bằng cách kích thích nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ và công nghệ xanh. Đặc biệt, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, việc thực hiện các chiến lược tăng trưởng xanh giúp giảm 141
- rủi ro của các cú sốc tiêu cực đối với tăng trưởng do cạn kiệt, khan hiếm tài nguyên, cũng như các tác động môi trường có thể gây tổn hại. Các chiến lược về tăng trưởng xanh hơn cần được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Chính phủ các nước sẽ cần phải xem xét cẩn thận cách quản lý bất kỳ sự đánh đổi tiềm năng nào và khai thác tốt nhất sự hợp lực giữa tăng trưởng xanh và giảm nghèo. Có thể nói tăng trưởng xanh mang lại cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn cho con người (ví dụ như năng lượng, nước và giao thông), giải quyết tình trạng sức khỏe kém liên quan đến suy thoái môi trường. Mặc dù hiện nay có rất nhiều khái niệm về tăng trưởng xanh, nhưng điểm chung là tăng trưởng xanh là liên kết mục tiêu tăng trưởng kinh tế và môi trường. Cụ thể, nó liên quan đến việc chuyển đổi sang tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm các-bon thấp và bảo tồn tài nguyên môi trường trong khi nắm bắt các cơ hội kinh tế mà quá trình chuyển đổi này tạo ra. Tại Việt Nam, Chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Trong đó khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững... Tăng trưởng xanh cần được nhìn nhận là cơ hội mới cho các doanh nghiệp bởi sự gia tăng suy thoái của tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng tác động của xuống cấp tài sản thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam. Việt Nam rất dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, bao gồm các tác động dài hạn như xâm nhập mặn ở vùng trũng thấp của đất nước (như Đồng bằng sông Cửu Long), ảnh hưởng đến canh tác và nước ngầm. Với mực nước biển dâng cao dự kiến, hơn 50 triệu người phải đối mặt với rủi ro, đặc biệt là ở miền Nam. Ước tính, Việt nam có thể mất 5,714 triệu ha đất nếu mực nước biển tăng 12 cm. Tổng thiệt hại có thể lên tới gần 20 triệu ha đất nếu mực nước biển tăng 17 cm. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm độ phì nhiêu của đất, tăng tần suất cháy rừng và tạo ra nhiều nhu cầu năng lượng hơn để điều hòa không khí. Lượng mưa thay đổi và không thể đoán trước sẽ ảnh hưởng đến cả năng suất nông nghiệp và điều kiện sống ở các thành phố. Xét đến tất cả các yếu tố này, Việt Nam là quốc gia chịu rủi ro biến đổi khí hậu lớn thứ chín trên thế giới. Do đó, mối quan tâm của cộng đồng về ô nhiễm được tăng cao và nhu cầu sử dụng các sản phẩm xanh, sạch cũng tăng thêm. Đối với Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế chiếm một tỷ lệ cao, do vậy việc thực hiện tăng trưởng xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bằng cách tối ưu hóa các quy trình hiện tại hoặc giới thiệu các quy trình mới hơn hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ giảm thiểu các yếu tố đầu vào bắt buộc và sản xuất chất thải. Các doanh nghiệp có thể tái sử dụng chất thải đã tạo ra hoặc chuyển nó cho các công ty khác. Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí xử lý chất thải. Doanh nghiệp giảm được chi phí nguyên liệu bằng cách chuyển sang sử dụng vật liệu tái tuần hoàn. Một điểm nữa, xu hướng sử dụng sản phẩm cũng đã có sự thay đổi. Người dân ngày càng quan tâm đến các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường và bảo vệ môi trường. Vì vậy, muốn phát triển sản phẩm nhất thiết phải tôn trọng các yêu cầu môi trường. Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý là nhu cầu về các sản phẩm hoặc dịch vụ thân thiện với môi trường và sinh thái ngày càng tăng và do vậy, thị trường đang phát triển theo hướng mở rộng cả về phạm vi và về cơ hội đối với các doanh nghiệp hoạt động theo hướng xanh và phát triển bền vững. 142
- 2. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP KHI TĂNG TRƯỞNG XANH 2.1. Mức độ nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của tăng tr ởng xanh còn thấp, doanh nghiệp không đo l ờng tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi tr ờng Trong hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm từ 15% đến 17% góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình công nghiệp hóa cùng với sự bùng nổ các hoạt động thương mại, dịch vụ đã gây nên những tác động môi trường không nhỏ. Tình trạng ô nhiễm các môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhất là ở khu công nghiệp, các địa bàn tập trung đông dân cư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều chưa thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Vì mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp thường không muốn đầu tư cho các quy trình sản xuất sạch hoặc xử lý chất thải gây tốn kém. Các doanh nghiệp xem đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường là khoản đầu tư bắt buộc, không sinh lời, thậm chí còn giảm khả năng cạnh tranh, do phải tăng chi phí đầu vào của sản xuất. Khi doanh nghiệp chỉ coi trọng lợi nhuận trước mắt mà không nghiêm túc thi hành luật pháp trong bảo vệ môi trường thì xã hội, người dân và thế hệ sau sẽ phải gánh chịu hậu quả. Ngày nay doanh nghiệp không thể coi vấn đề môi trường là ngoại vi, không quan trọng hay không cần thiết trong mọi họat động của mình nữa, mà bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp có ảnh hưởng vào mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp, đó là mức lãi doanh thu tài chánh trong hạch toán các sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những cách đánh giá tác động hoạt động của mình đối với môi trường thông qua đo lường mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, tỷ lệ tử vong, năng suất lao động. Ngoài ra còn cần đánh giá thông qua quan sát thay đổi hành vi tiêu dùng, ảnh hưởng của ô nhiễm lên giá bất động sản. 2.2. Doanh nghiệp thi u năng lực thực hiện tăng tr ởng xanh Trên thực tế, đầu tư cho công nghệ và quy trình sản xuất xanh không dễ thực hiện, giá thành cũng không rẻ. Thực hiện tăng trưởng xanh giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ vẫn chưa thực sự nắm bắt được hết các quy trình sản xuất sạch hơn, để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Câu hỏi áp dụng các mô hình kinh doanh, sản xuất thân thiện với môi trường như thế nào chưa được giải đáp thỏa đáng. Quá trình sản xuất sạch của doanh nghiệp có thể tiến hành thông qua ba giai đoạn sau: Giai đoạn đầu tiên được gọi là định hướng giải quyết bức xúc (crisis-oriented). Trong giai đoạn này, công ty được định hướng để kiểm soát các vấn đề môi trường quan trọng nhất, bởi các phương tiện xử lý nước thải, việc thải bỏ chất thải có kiểm soát, hoặc xử lý khí thải. Các biện pháp kiểm soát tiêu biểu là các biện pháp xử lý cuối nguồn (end-of-pipe solutions). Giai đoạn hai, được gọi là giai đoạn định hướng quá trình, công ty đính kết các vấn đề môi trường của nó trong các hệ thống hơn, bởi việc phân tích tổng thể quá trình sản xuất và nỗ lực đạt đến việc kiểm soát hiệu quả các khía cạnh môi trường liên quan. Giai đoạn này được đặc trưng bởi ngăn ngừa thải và chất thải và cho việc phát triển một hệ thống quản lý môi trường. Mục tiêu là đạt hiệu quả quá trình sản xuất, tầm nhìn mang tính tổng thể cả một nhà máy. 143
- Giai đoạn ba, được gọi là định hướng chuỗi (chain-oriented), công ty mở rộng việc quản lý môi trường ra ngoài quá trình sản xuất của nó đến toàn bộ chuỗi sản phẩm. Thực hiện phân tích những tác động môi trường cho toàn bộ chu trình hoạt động của sản phẩm (bao gồm khai thác nguyên liệu, sản xuất, bán lẻ, tiêu thụ và thải bỏ chất thải) và nhắm đến việc giảm toàn bộ những tác động này. Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, trong thực tế, nhiều công ty có thể thực hiện cùng lúc ba mức mục tiêu mà không phải đi qua từng giai đoạn. Sự phát triển này tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố cam kết của những người quản lý công ty quyết định hướng phát triển, hay mức tham vọng của các nhà quản lý và cũng phụ thuộc nhiều những yếu tố khác, cả trong công ty và ngoài công ty. Một điều cần quan tâm là đối với các doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ hay siêu nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính để có thể áp dụng thành công các mô hình sản xuất xanh; Khó khăn về trình độ vận hành, điều chỉnh hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất từ nước ngoài, vốn đã là chu trình khép kín, tự động nên chăng cần những giải pháp thông minh nhưng giá thành phù hợp với đại đa số khả năng của doanh nghiệp. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 3.1. Tăng c ờng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức doanh nghiệp về tầm quan trọng của tăng tr ởng xanh - Đa dạng hóa các nội dung giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền đối với các doanh nghiệp bao gồm: Các kiến thức về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; các vấn đề cần quan tâm đến tăng trưởng xanh trên thế giới và ở Việt Nam; các phương pháp, giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường...; các cơ chế, chính sách của Nhà nước, các hỗ trợ từ phía Nhà nước; các hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, các hội, đoàn thể liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững cho các đối tượng. - Đa dạng hóa hình thức, phương pháp giáo dục, tuyên truyền: Thông qua các khóa giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống; tuyên truyền trực tiếp từ các tuyên truyền viên, các cơ quan chức năng, các hội, đoàn thể.... Áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyên truyền: qua các trang web, qua tin nhắn, qua mạng xã hội. - Khuyến khích các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ, chia sẻ xây dựng các trang web về các hoạt động liên quan đến tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, các trang điện tử của chính phủ, bộ, ngành và các địa phương trên cả nước xác nhận độ tín nhiệm các trang điện tử này bằng hình thức dẫn đường link trên các trang điện tử của mình. 3.2. Công khai thông tin đánh giá, x p hạng doanh nghiệp Công khai các thông tin về tăng trưởng xanh ngày càng trở thành cơ sở quan trọng cho hoạt động kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp, xã hội, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm và sự minh bạch của các công ty. Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá, xếp hạng, phân loại doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chỉ với tiêu chí này vẫn chưa đầy đủ. Việc đánh giá, gắn nhãn doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh còn cần dựa trên yếu tố sau: - Nhóm tiêu chí về sản phẩm đầu ra: sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, sử dụng vật liệu mới, năng lượng mới. 144
- - Nhóm tiêu chí về tính đổi mới: đổi mới trang thiết bị kỹ thuật làm tăng năng suất lao động, chế tạo, sử dụng công nghệ mới. - Nhóm tiêu chí năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp: như năng lực, kinh nghiệm quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp. - Nhóm tiêu chí tạo việc làm. Và các kết quả đánh giá cần được công khai rộng rãi nhằm giới thiệu đến xã hội những doanh nghiệp xanh, đây là cách làm tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải tự nguyện thay đổi phương thức sản xuất theo hướng xanh để cải thiện hình ảnh đối với người tiêu dùng và đảm bảo phát triển bền vững hơn. Còn về phía doanh nghiệp việc tự thực hiện các báo cáo tăng trưởng xanh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về những rủi ro và cơ hội, cải thiện chiến lược quản lý và hoạt động lập kế hoạch kinh doanh, giảm được các nguy cơ về môi trường, các vấn đề về xã hội và quản lý, tăng uy tín doanh nghiệp và sự trung thành khách hàng. Các cơ quan chức năng cần thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các báo cáo tăng trưởng xanh thông qua việc xây dựng hướng dẫn báo cáo tăng trưởng xanh, cung cấp các công cụ để hổ trợ giám sát, đánh giá doanh nghiệp. 3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực thực hiện tăng tr ởng xanh Thiếu nguồn lực và chuyên môn là hai thách thức chính đối với các doanh nghiệp. Do đó, để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh cần có các chương trình đào tạo, tập huấn doanh nghiệp về các nội dung tăng trưởng xanh. Với điều kiện tiềm lực tài chính còn hạn chế thì các doanh nghiệp cũng cần các dịch vụ tư vấn, các hoạt động đào tạo và các công cụ hỗ trợ báo cáo miễn phí. Chính phủ cần ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các trung tâm nghiên cứu và trường đại học, khuyến khích các liên kết, phát triển các ứng dụng khoa học công nghệ. Một giải pháp nữa là cần phát triển thị trường dịch vụ tư vấn kỹ thuật và giải pháp quản lý tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Rất nhiều các doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động để đổi mới công nghệ. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu đổi mới quy trình thông qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp hoặc chỉnh sửa công nghệ hiện tại, trong khi các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức khoa học và công nghệ đến doanh nghiệp lại rất thấp. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện một số biện pháp nhằm “đẩy cung” sản phẩm công nghệ như khuyến khích các cá nhân hoạc tổ chức nghiên cứu triển khai thuộc lĩnh vực công nghệ hợp tác, liên kết với doanh nghiệp trong việc hình thành nên sản phẩm công nghệ. Nhà nước thể chế hóa, tạo điều kiện hình thành các tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế và thực hiện các biện pháp hỗ trợ về thuế, tín dụng để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, sáng chế, phát minh và phát triển công nghệ của Việt Nam. Cũng cần áp dụng cơ chế khuyến khích các cá nhân tổ chức đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời khuyến khích việc chuyển giao công nghệ trong nước đã có. Thực hiện phổ biến rộng rãi các thông tin và kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ và đăng ký bản quyền cho các nhà công nghệ và các tổ chức nghiên cứu và phát triển có liên quan tới hoạt động khoa học và công nghệ. 145
- Cũng cần quan tâm đến việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, những buổi chuyên đề nhằm tạo sân chơi cho các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện tăng trưởng xanh. 3.4. Xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tăng tr ởng xanh Có thể nói vốn là một yếu tố quan trọng trong việc doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh. Mặc dù cơ chế chính sách đã cơ bản hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tuy nhiên, đánh giá thực tế cho thấy, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Do đó, Chính phủ cần thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Các tổ chức chuyên trách này hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường, chất lượng sản phẩm… theo hướng khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần được thực hiện nhất quán, linh hoạt, có hiệu quả và xuyên suốt quá trình phát triển của hệ thống doanh nghiệp. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng cần tích cực triển khai các giải pháp công nghệ mới nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của chương trình. Cần nghiên cứu và tạo điều kiện cho sự phát triển của những loại hình định chế tài chính trung gian mới như: Ngân hàng đầu tư, Quỹ đầu tư mạo hiểm. Kinh nghiệm cho thấy, tại các thị trường tài chính phát triển, các loại hình định chế tài chính trung gian phi ngân hàng phát triển rất mạnh và là nơi thu xếp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và những doanh nghiệp mới thành lập trong những lĩnh vực sáng tạo cao, đột phá. Việc phát triển các loại hình định chế tài chính trung gian nêu trên sẽ tạo điều kiện kết nối trực tiếp những ý tưởng kinh doanh mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính, từ đó giải quyết bài toán vốn cho các doanh nghiệp. Về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần phải khắc phục tình trạng kém minh bạch thông tin để xây dựng niềm tin với không chỉ các tổ chức tín dụng mà còn với các nhà đầu tư tài chính, các quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác. Khi các nhà đầu tư trên thị trường tài chính có đầy đủ thông tin phục vụ cho việc quản trị rủi ro, họ sẽ mạnh dạn đầu tư vào các chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, qua đó tạo vốn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp từng bước đa dạng hóa được các nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng thế giới (2016), Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. 2. Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc (2017), Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh,Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 3. Phạm Hoàng Hải (2018), Thực hiện tăng trưởng xanh trong khu vực tư nhân,Tạp chí Tài chính. 4. Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (2019), Tiêu chí gắn với tăng trưởng xanh, https://gggi.org/site/assets/uploads/2020/03/so-tay-cong-nghiep-A5.pdf 5. OECD, What is green growth and how can it help deliver sustainable development? http://www.oecd.org/greengrowth/whatisgreengrowthandhowcanithelpdeliversustainabledevelop ment.htm#:~:text=The%20focus%20of%20green%20growth,food%20production%20and%20hu man%20health. 146
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lợi nhuận mới cho doanh nghiệp từ công nghệ xanh
7 p | 132 | 22
-
Quản trị nguồn nhân lực xanh tác động đến hiệu quả công việc và duy trì nhân viên tại doanh nghiệp Việt Nam
11 p | 10 | 8
-
Ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận tiêu dùng đồ nhựa đến ý định gia tăng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường của khách du lịch
15 p | 58 | 6
-
Phân phối thực phẩm hướng tới sự yên tâm của khách hàng tại các siêu thị
8 p | 34 | 5
-
Trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay
12 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn