Trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 1
download
Kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh hiện nay để đạt được sự tăng trưởng bền vững và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Để phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi cần có sự tham gia của rất nhiều các chủ thể với rất nhiều cách thức, biện pháp khác nhau nhưng trong đó không thể không kể đến vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, nhất là trên phương diện gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay
- TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hoàng Thu Trang(1), Nguyễn Thị Thanh Thƣơng TÓM TẮT: Kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh hiện nay Ďể Ďạt Ďược sự tăng trưởng bền vững và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Để phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay Ďòi hỏi cần có sự tham gia của rất nhiều các chủ thể với rất nhiều cách thức, biện pháp khác nhau nhưng trong Ďó không thể không kể Ďến vai trò của Ďội ngũ doanh nhân Việt Nam, nhất là trên phương diện gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với vấn Ďề bảo vệ môi trường sinh thái. Từ khoá: Doanh nhân, sản xuất, kinh doanh, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. ABSTRACT: Green economy is an inevitable choice of countries in the current context to achieve sustainable growth and Vietnam is no exception. To develop a green economy in Vietnam today requires the participation of many actors with many different methods and measures, but in which, the role of Vietnamese businessmen cannot be ignored. Especially in terms of linking production and business activities of enterprises with the issue of ecological environment protection. Keywords: Entrepreneur; manufacturing business; green economy; environmental protection; Sustainable Development. 1. Giới thiệu Từng là mô hình phát triển kinh tế Ďược nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng trước Ďây - kinh tế nâu thực sự Ďã giúp cho các quốc gia Ďạt Ďược tốc Ďộ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên Ďã và Ďang Ďể lại những hệ luỵ tiêu cực khi Ďây là nguyên nhân chính dẫn Ďến tình trạng ô nhiễm môi trường, biến Ďổi khí hậu. Trước bối cảnh Ďó, kinh tế xanh Ďã trở thành lựa chọn tất yếu Ďể các 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quản lí giáo dục. Email: trang.vientriet@gmail.com 1152
- quốc gia Ďạt Ďược sự tăng trưởng bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường. Với Việt Nam, một trong những nhiệm vụ hàng Ďầu Ďặt ra cho phát triển kinh tế xanh chính là phải gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường sinh thái. Đây trước hết là trách nhiệm thuộc về Ďội ngũ doanh nhân Việt Nam với tư cách là chủ sở hữu, người lãnh Ďạo, quản lí, người Ďứng Ďầu các doanh nghiệp. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Trong xu hướng tất yếu của sự phát triển bền vững vì tương lai của nhân loại, các quốc gia trên thế giới hiện nay trong Ďó có Việt Nam Ďang tiến hành chuyển Ďổi mô hình phát triển kinh tế từ kinh tế nâu (Brown Economy) sang kinh tế xanh (Green Economy). Kinh tế nâu là mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào các nguồn năng lượng hoá thạch, chỉ chú trọng Ďến tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các vấn Ďề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên, trong khi Ďó, ngược lại kinh tế xanh lại là mô hình kinh tế hướng Ďến sự phát triển bền vững Ďược dựa trên 3 trụ cột chính là: kinh tế (tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm); môi trường (giảm thiểu phát thải carbon, sử dụng hiệu quả tài nguyên); xã hội (bảo Ďảm công bằng xã hội). Trên thế giới, có rất nhiều Ďịnh nghĩa về kinh tế xanh: Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 2011) cho rằng: Kinh tế xanh là nền kinh tế nhằm nâng cao Ďời sống của con người Ďồng thời cải thiện công bằng xã hội và cùng với Ďó là hướng tới giảm thiểu Ďáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Theo một cách Ďơn giản, kinh tế xanh có thể Ďược hiểu là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, có mức phát thải thấp và hướng tới công bằng xã hội; Hội nghị thượng Ďỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững tổ chức tại Rio de Janeiro, Braxin vào tháng 6/2012 thì khẳng Ďịnh: Kinh tế xanh là mô hình kinh tế Ďược sử dụng gắn với các hoạt Ďộng bền vững, chẳng hạn như: sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, lối sống xanh,… cùng hàm nghĩa chủ yếu là thân thiện với môi trường sinh thái (Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Vân Chi, 2020); theo Ngân hàng Thế giới (WB): tăng trưởng xanh có thể xem là việc chuyển sang một hệ thống năng lượng sạch hơn, tiêu dùng năng lượng hiệu quả hơn Ďồng thời quản lí tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất (The Word Bank, 2013). Dù Ďược Ďịnh nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung, một trong những nội hàm quan trọng nhất mà kinh tế xanh hướng tới Ďể Ďạt Ďược sự tăng trưởng bền vững Ďó là gắn phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,... với vấn Ďề bảo vệ môi trường sinh thái. Ở Việt Nam, Ďể hướng tới sự tăng trưởng bền vững, vấn Ďề chuyển Ďổi mô hình kinh tế từ ―nâu‖ sang ―xanh‖ Ďã Ďược Đảng khẳng Ďịnh xuyên suốt các văn kiện Đại hội thời kỳ Ďổi mới nhất là từ Đại hội IX, trong Chiến lược phát triển 1153
- kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2010 lần Ďầu tiên Ďề cập Ďến 3 yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững: tăng trưởng kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). Vấn Ďề này tiếp tục Ďược nhấn mạnh và khẳng Ďịnh tại các kỳ Đại hội X, XI, XII, Ďặc biệt tại Đại hội XIII, Đảng ta chỉ rõ phải: ―Chủ Ďộng giám sát, ứng phó hiệu quả với biến Ďổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, ít chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, carbon thấp…‖ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 275). Đối với vấn Ďề phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay liên quan Ďến cả lý luận, thực trạng và giải pháp cũng là Ďề tài thu hút Ďược sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với các công trình có thể kể Ďến như nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hương và Nguyễn Thị Vân Chi (2020), Anh Vân (2022),… Riêng Ďối với vấn Ďề thực hiện trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp trong gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường Ďể phát triển kinh tế xanh cũng có một số tác giả Ďi vào tìm hiểu, chẳng hạn như công trình nghiên cứu của: Bích Liên (2021), Văn Quán (2022), Mạnh Hùng (2023),... 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai các nội dung nghiên cứu, bài viết sử dụng một số các phương nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp chủ yếu Ďược sử dụng Ďể khái quát cơ sở lý luận chung về kinh tế xanh, chủ trương phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam và việc thực hiện trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường Ďể phát triển kinh tế xanh; phương pháp tổng kết thực tiễn, thống kê, hệ thống hoá, khái quát hoá,... Ďược sử dụng Ďể tổng kết, Ďánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm gắn hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vởi bảo vệ môi trường Ďể phát triển kinh tế xanh của các doanh nhân Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, Ďể từ Ďó Ďề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh trên phương diện gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Một số nét khái quát về kinh tế xanh và vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế xanh Thực tế chứng minh, mặc dù mô hình kinh tế nâu Ďem Ďến cho các quốc gia cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh với tốc Ďộ tăng trưởng cao nhưng hệ luỵ mà nó Ďể lại vô cùng khủng khiếp, khi Ďây là một trong những nguyên nhân chính dẫn Ďến tình trạng ô nhiễm môi trường (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm Ďại dương,…); suy thoái Ďất, suy giảm tầng sinh học, gia tăng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Ďất nóng lên như C02, S02… và nhất là tình trạng biến Ďổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực Ďoan Ďe doạ cuộc sống của con người ở khắp nơi trên Trái Ďất. Các nghiên cứu khoa học Ďã chỉ rõ, nếu con người không thay Ďổi cách ứng xử của mình với môi trường xung quanh nhất là thay Ďổi cách thức sản xuất, kinh doanh kiểu cũ theo mô hình kinh tế nâu truyền thống, 1154
- nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường và biến Ďổi khí hậu thì Trái Ďất vốn Ďã hứng chịu các hiện tượng thời tiết cực Ďoan: lũ lụt, hạn hán, cháy rằng, nắng nóng và ô nhiễm môi trường sinh thái trong nhiều thập kỉ qua sẽ suy thoái theo hàng trăm cách khác nhau, trong Ďó có những cách không thể Ďảo ngược (Lê Ánh, 2022). Thực tế này cũng cho thấy, Ďể có Ďược sự phát triển bền vững, việc thay thế mô hình phát triển kinh tế từ kinh tế nâu sang phát triển kinh tế xanh với nội dung cốt lõi là gắn tăng trưởng kinh tế, gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường sinh thái là lựa chọn tất yếu của mọi quốc gia. 3.2. Chủ trương phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam và trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện nay Nằm trong xu hướng dịch chuyển mô hình kinh tế chung của các quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam Ďã Ďề ra rất nhiều chủ trương, chính sách Ďể phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng xanh, bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, nổi bật có thể kể Ďến như: Đại hội IX thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2010 Ďã xác Ďịnh rõ một trong những quan Ďiểm phát triển là: ―Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế Ďi Ďôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường‖ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, 162). Đây cũng là lần Ďầu tiên trong Văn kiện Đại hội: tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường - 3 yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững Ďược Đảng ta Ďề cập một cách cụ thể. Đại hội XI của Đảng khẳng Ďịnh: ―Phát triển kinh tế xã hội - xã hội phải luôn coi trọng và bảo vệ môi trường, chủ Ďộng ứng phó với biến Ďổi khí hậu‖. Tiếp Ďó, ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết Ďịnh số 432/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, xác Ďịnh rõ các mục tiêu cụ thể trong tăng trưởng kinh tế là: ―từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế carbon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực… Giảm thiểu các tác Ďộng tiêu cực của hoạt Ďộng kinh tế Ďến môi trường‖ (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết Ďịnh số 1393/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, theo Ďó Ďã khẳng Ďịnh tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu Ďổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong giai Ďoạn sắp tới nhằm Ďạt Ďược sự phát triển bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Gần Ďây trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải: ―Chủ Ďộng giám sát, ứng phó hiệu quả với biến Ďổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, ít chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, carbon thấp…‖ (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 275). Tuy nhiên, vấn Ďề là ở chỗ, Ďể hiện thực hoá thành công những chủ trương, chính sách này của Đảng, Nhà nước nhằm thực sự tạo ra bước Ďột phá trong chuyển Ďổi mô hình phát triển kinh tế ở Việt Nam Ďòi hỏi có sự tham gia của rất nhiều các chủ thể trong Ďó không thể không Ďề cập Ďến vai trò vô cùng quan 1155
- trọng của Ďội ngũ doanh nhân Việt Nam với tư cách là những chủ sở hữu, người lãnh Ďạo, quản lí, Ďiều hành các doanh nghiệp tại Việt Nam - những người chịu trách nhiệm chính trong việc xác Ďịnh chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển cũng như toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy, một trong những trách nhiệm lớn nhất của Ďội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay trong phát triển kinh tế xanh chính là làm thế nào Ďể quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm thiểu tối Ďa tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và biến Ďổi khí hậu vô cùng nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay. Trách nhiệm doanh nhân Việt Nam trong gắn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường Ďể phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện nay tập trung vào một số nội dung chủ yếu như sau: Một là, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nhân phải bảo Ďảm cho doanh nghiệp của mình sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đặc biệt, phải tìm cách tìm cách thay thế dần việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các nguyên vật liệu Ďã qua tổng hợp, chế biến Ďạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Hai là, các doanh nhân phải bảo Ďảm doanh nghiệp của mình có hệ thống xử lí chất thải, khí thải sinh ra trong hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Ďể bảo Ďảm cắt giảm tối Ďa chất thải, khí thải Ďộc hại ra ngoài môi trường gây ô nhiễm, gia tăng tình trạng biến Ďổi khí hậu. Ba là, các doanh nhân phải bảo Ďảm doanh nghiệp của mình tạo ra những sản phẩm Ďáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên cơ sở thân thiện với môi trường và an toàn sức khoẻ cho mọi người. 3.3. Th c hiện trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường để phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện nay - th c trạng và giải pháp Trong những năm vừa qua, nhận thức rõ Ďược tầm quan trọng của vấn Ďề bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế Ďể hướng tới kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, nhiều doanh nhân tại các doanh nghiệp Việt Nam nhất là một số tập Ďoàn tư nhân có quy mô lớn Ďã luôn ý thức việc phải gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình với bảo vệ môi trường trên các phương diện như: sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tích cực tìm cách thay thế việc sử dụng các tài nguyên sẵn có này bằng các nguồn nguyên nhiên liệu Ďã qua chế biến, thân thiện với môi trường; trang bị hệ thống xử lí chất thải, khí thải Ďạt tiêu chuẩn Ďể cắt giảm tối Ďa việc phát thải các chất thải, khí thải Ďộc hại ra ngoài môi trường; tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường Ďể hướng Ďến tiêu dùng xanh... Cụ thể, phải kể Ďến các tấm gương Ďiển hình như: Công ty Vinamilk - một trong công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa lớn có tiếng tại Việt Nam, vấn Ďề bảo vệ môi trường hướng Ďến sự phát triển bền vững luôn Ďược xem là chiến lược quan trọng, bởi thế trong nhiều năm qua, Vinamilk Ďã tiên phong thực hành kinh tế tuần hoàn với 3 Ďịnh hướng chính là: Giảm và sử dụng vật liệu sử dụng trong sản xuất; Nâng cấp và tiến hành thay 1156
- thế dần vật liệu thô bằng các vật liệu thân thiện với môi trường; Tăng cường việc tái sử dụng, tái chế. Ý thức rõ, bất kỳ hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh nào cũng sẽ gây ra những tác Ďộng lớn Ďối với môi trường xung quanh. Vinamilk luôn nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tối Ďa các tác Ďộng xấu Ďến môi trường nhất là tìm cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Mọi giải pháp công ty Ďưa ra Ďều nhằm hướng Ďến mục Ďích chính là sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố Ďầu vào (vật liệu, năng lượng, nguồn nước) và kiểm soát tốt các yếu tố Ďầu ra Ďể giảm thiểu các tác Ďộng Ďến môi trường, chẳng hạn như: Vinamilk Ďã ứng dụng vòng tuần hoàn xanh trong nông nghiệp với các trang trại chăn nuôi bò sữa cũng như trong sản xuất; nhiều trang trại của Công ty cũng sử dụng hệ thống pin mặt trời Ďồng thời áp dụng công nghệ cao như hệ thống Ďiều khiển, làm mát tự Ďộng, hệ thống Ďèn led giảm lượng Ďiện tiêu thụ hay hệ thống tái sử dụng nước trong chăn nuôi Ďể sử dụng năng lượng hiệu quả...; Ďặc biệt, 100 các trang trại của Vinamilk còn áp dụng hàng loạt các công nghệ cao trong xử lí chất thải theo công nghệ yếm khí Biogas và 100 nước thải Ďầu ra Ďược xử lí và tái sử dụng (Hà Thu, 2020). Coi nguyên tắc ―xanh‖ là sợi chỉ Ďỏ xuyên suốt quá trình hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh cũng như phát triển các dự án của mình, Tập Ďoàn Vingroup luôn nỗ lực hết mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường Ďể phát triển bền vững Ďất nước. Điều này Ďược thể hiện rõ trong tất các các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của tập Ďoàn, chẳng hạn như: VinSmart Ďã giảm thiểu sử dụng các nguyên vật liệu bằng nhựa trong hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của mình bằng cách sử dụng bao bì giấy, tái sử dụng thùng carton, khay nhựa tĩnh Ďiện,... trong chiến dịch ―Nói không với rác thải nhựa‖; Ďối với VinFast, Ďầu năm 2022, Ďã công bố chiến lược tập trung phát triển dải sản phẩm xe Ďiện thông minh và thân thiện với môi trường. Trong quá trình hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của mình, VinFast cùng chú trọng xây dựng các quy trình tối ưu nhằm giảm phát thải, tái sử dụng cũng như tiết kiệm tài nguyên nước và năng lượng. VinFast cũng trở thành thành viên Việt Nam Ďầu tiên của Cam kết Khí hậu toàn cầu TCP với cam kết sẽ Ďạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2040 (P.V, 2022). Không chỉ ở các doanh nghiệp tư nhân mà ngay cả các nhiều doanh nghiệp nhà nước, tiêu chí gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường cũng Ďược các doanh nhân Ďặt lên hàng Ďầu, chẳng hạn như ở nhiều công ty con của Tập Ďoàn Hoá chất Việt Nam (VINACHEM) (doanh nghiệp Ďa sở hữu, trong Ďó sở hữu nhà nước là chi phối), Ďiển hình như: Công ty cổ phần DAP Ďã thực hiện nhiều giải pháp sáng kiến, cải tiến kĩ thuật nhằm giảm suất tiêu hao nguyên, nhiên liệu và năng lượng, tăng cường tận thu, tái sử dụng phế thải, qua Ďó làm giảm lượng phát thải về khí thải, chất thải rắn và nước thải. Các nhà máy của DAP còn tiến hành xây dựng và vận hành trạm xử lí nước thải, khí thải và dụng cụ lưu chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại, trồng nhiều cây xanh tại các khu vực; Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng tích cực hướng tới Ďổi mới sáng tạo Ďể giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kinh, ô nhiễm môi trường ở mức Ďộ thấp, Ďồng thời với Ďó 1157
- nước thải trong sản xuất Ďược xử lí theo vòng tuần hoàn kín 100 ; ở Công ty cổ phần Hoá chất cơ bản miền Nam: Ďối với công tác kiểm soát nước thải: hệ thống xử lí nước thải trung tâm của các Ďơn vị trực thuộc công ty Ďược thiết kế Ďể bảo Ďảm xử lí nước thải Ďáp ứng yêu cầu trước khi Ďấu nối nước thải vào hệ thống xử lí của Khu công nghiệp Biên Hoà I. Đối với việc kiểm soát khí thải, Công ty tiến hành lắp Ďặt hệ thống xử lí thu gom khí thải cho tất cả các dây chuyền sản xuất hoá chất bảo Ďảm chất lượng khí thải xả vào môi trường luôn Ďạt tiêu chuẩn kĩ thuật khí thải công nghiệp vô cơ (Văn Quán, 2022)... Nhiều doanh nhân ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực cũng Ďã có ý thức trong việc gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường Ďể phát triển kinh tế xanh, cụ thể như: một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Ďang tích cực chuyển hướng sang sử dụng các vật liệu xây dựng không nung thân thiện với môi trường, do các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sạch tạo ra từ việc tận thu các nguồn phế thải công nghiệp như tro, xỉ, mạt Ďá,… Cho Ďến nay, ở hầu hết các Ďịa phương trên Ďịa bàn cả nước Ďã xoá bỏ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng không nung. Bên cạnh Ďó, Ďể hạn chế tối Ďa việc xả thải rác thải nhựa ra ngoài môi trường, một số doanh nghiệp Ďã chuyển hướng sang Ďầu tư sản xuất, kinh doanh những sản phẩm tiêu dùng sinh học tự phân huỷ thân thiện với môi trường như túi tự huỷ, găng tay tự huỷ dùng một lần, cốc, dao, thìa, ống mút tự huỷ,… Bên cạnh những thành tựu Ďã Ďạt Ďược, việc gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với vấn Ďề bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam thời gian qua cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót. Cụ thể Ďối với vấn Ďề sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, kinh doanh có thể thấy: nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt Ďộng trên các lĩnh vực khai thác lâm sản, khoảng sản, nước ngầm còn Ďể xảy ra nạn chặt phá rừng bừa bãi gây hệ quả nghiêm trọng Ďối với môi trường sinh thái, làm gia tăng tình trạng biến Ďổi khí hậu. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như cát, sỏi, các loại khoáng sản, nước ngầm,… cũng bị nhiều doanh nghiệp hoạt Ďộng trong lĩnh vực này khai thác tràn lan, bừa bãi dẫn Ďến nhiều hệ luỵ Ďối với môi trường sinh thái và làm xói mòn, hao hụt nguồn tài nguyên. Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp trên Ďịa bàn cả nước nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh vì nhiều lí do, nhất là lí do giảm chi phí Ďể tăng lợi nhuận Ďã không chú trọng Ďến việc Ďầu tư trang bị các hệ thống xử lí chất thải, khí thải trong quá trình sản xuất. Trên thực tế, hiện nay Ďa phần các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ chưa xây dựng hệ thống xử lí chất thải (rắn và lỏng), Ďặc biệt là ở các nhà máy, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp Ďang trong giai Ďoạn hoàn thiện và nhiều cơ sở nằm trên lưu vực các con sông. Điều Ďáng nói là, việc xả thải bẩn trái quy Ďịnh pháp luật về bảo vệ môi trường Ďang trở thành ―thói quen‖ của không ít các doanh nghiệp, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn Ďến 1158
- cuộc sống và sức khoẻ của người dân xung quanh. Nhiều vụ việc Ďã gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội, chẳng hạn như vụ việc: Xí nghiệp Đèn ống thuộc Công ty cổ phần Bóng Ďèn Điện Quang Ďã có hành vi chôn, lấp, xả nước thải nguy hại từ bóng Ďèn nghiền nát có chất thuỷ ngân, lưu huỳnh ra môi trường; Công ty cổ phần Giấy Việt Trì có hành vi xả nước thải vào mương nước thải ra sông Hồng chưa Ďạt quy chuẩn kĩ thuật, vượt 7,7 lần quy chuẩn cho phép;… Việc xả thải bừa bãi chất thải, khí thải Ďộc hại của một số doanh nghiệp quy mô nhỏ chủ yếu ở các làng nghề như chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt vải, sản xuất vật liệu xây dựng,… gây ô nhiễm môi trường cũng Ďang trở thành một trong các vấn Ďề Ďáng báo Ďộng. Trong Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 Ďã chỉ rõ, trong tổng số 4.575 làng nghề, chỉ có: ―16,1% làng nghề có hệ thống xử lí nước thải tập trung Ďạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỉ lệ làng nghề có Ďiểm thu gom chất thải rắn công nghiệp chỉ Ďạt 20,9 . Nước thải từ làng nghề thường thải trực tiếp ra hệ thống kênh, rạch chung, tác Ďộng xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường… Cùng với Ďó, nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề phát sinh chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hoá chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Trong Ďó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, nhựa‖ (Bích Liên, 2021). Đối với vấn Ďề các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm vừa Ďáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhưng vẫn bảo Ďảm thân thiện với môi trường cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nhân ở các doanh nghiệp với mục tiêu tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm Ďể tăng lợi nhuận Ďã sử dụng những nguyên vật liệu không thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh như: nhựa, nilon… khó tự phân huỷ trong tự nhiên và cũng rất khó trong khâu xử lí, tái chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn Ďến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo thống kê: ―Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8 - 12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11 - 12% số lượng chất thải nhựa, túi nilon Ďược xử lí, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, Ďốt và thải ra ngoài môi trường. Đây có thể dẫn Ďến thảm hoạ môi trường, Ďặc biệt ô nhiễm Ďại dương‖ (Mạnh Hùng, 2023). Những hạn chế, bất cập trong việc gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam với vấn Ďề bảo vệ môi trường Ďể phát triển kinh tế xanh hướng Ďến tăng trưởng bền vững do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn Ďến, cụ thể như: Yếu tố môi trường nhiều khi chưa thực sự Ďược coi trọng và Ďánh giá Ďúng mức trong hoạch Ďịnh và ban hành văn bản luật liên quan Ďến các vấn Ďề về thương mại, Ďầu tư và phát triển kinh tế. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế còn chưa tính Ďến chi phí môi trường trong hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh. Còn thiếu vắng các công cụ kinh tế nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nhân trong việc gắn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình với bảo vệ môi trường như thuế môi trường, lệ phí môi trường. Các quy Ďịnh xử phạt Ďối với các hành vi sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường dù Ďã có nhưng 1159
- nhiều chế tài chưa thích hợp và chưa Ďủ mạnh Ďể trừng trị, răn Ďe và tiến tới ngăn ngừa các hành vi này tái diễn (Lê Thị Chiên, 2020, 82). Chưa có cơ chế Ďộng viên, khuyến khích, hỗ trợ xứng Ďáng, kịp thời với các doanh nhân, doanh nghiệp Ďẩy mạnh Ďổi mới, sáng tạo, áp dụng khoa học, công nghệ hiện Ďại vào quá trình sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều doanh nhân chưa ý thức Ďược trách nhiệm của mình trong gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp và của Ďất nước do Ďó Ďã cố ý lờ Ďi hoặc không thực hiện Ďúng cam kết về bảo vệ môi trường với Nhà nước và chính quyền Ďịa phương, thậm chí họ còn lợi dụng các kẽ hở trong quy Ďịnh của Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc sự lơ là, lỏng lẻo trong công tác quản lí của chính quyền Ďịa phương Ďể thực hiện các hành vi sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường... Để nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp trên phương diện gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường phát triển kinh tế xanh, thời gian tới cần thiết phải Ďề xuất và triển khai thực hiện Ďồng bộ hệ thống các giải pháp sau: Thứ nhất, Ďẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của Ďội ngũ doanh nhân Việt Nam về trách nhiệm của mình trong gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường. Phải Ďể các doanh nhân ý thức Ďược sâu sắc rằng, phát triển kinh tế xanh, gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường không chỉ vì lợi ích của Ďất nước, nhân dân mà Ďó là lợi ích thiết thực của chính các doanh nghiệp khi Ďây là cơ sở Ďể bảo Ďảm cho các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững khi nhận Ďược sự ủng hộ của người tiêu dùng và của chính xã hội. Thứ hai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của Nhà nước Ďối với việc thực hiện trách nhiệm gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường của doanh nhân, doanh nghiệp. Để thực hiện giải pháp này cần triển khai một số nhiệm vụ sau: Một là, phải Ďẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy Ďịnh, văn bản pháp luật về việc thực hiện trách nhiệm của doanh nhân trong gắn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường, cụ thể như: ban hành những quy Ďịnh mới Ďáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhất là về những quy Ďịnh liên quan Ďến vấn Ďề thanh, kiểm tra, giám sát, xử lí các hành vi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; xử lí những Ďiểm còn bất cập, hạn chế, chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy Ďịnh pháp luật cũ; xây dựng cơ chế Ďể thực hiện hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp trong gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường… Hai là, hoàn thiện hệ thống quản lí Nhà nước về môi trường từ Trung ương cho Ďến Ďịa phương, Ďặc biệt là nâng cao năng lực quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường cho các Ďịa phương - Ďịa bàn mà các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành các hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của mình. Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nhân, doanh nghiệp Ďể kịp thời phát hiện và xử lí hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm môi trường. 1160
- Thứ ba, Ďẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, Ďộng viên, khen thưởng các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nhân nhất là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là họ không ý thức Ďược trách nhiệm của mình Ďối với môi trường nhưng do quy mô và nguồn vốn của doanh nghiệp còn hạn hẹp nên khó có thể Ďầu tư trang bị những dây chuyền máy móc công nghệ hiện Ďại Ďể sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên hay sử dụng các vật liệu sạch thân thiện với môi trường trong Ďầu vào của sản xuất Ďồng thời cắt giảm việc phát thải các chất thải, khí thải Ďộc hại ra ngoài môi trường. Đối với các doanh nghiệp này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thiết thực Ďối với doanh nhân, doanh nghiệp, chẳng hạn như: có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn Ďầu tư với lãi suất thấp, dài hạn Ďể họ Ďổi mới công nghệ hiện Ďại hoá sản xuất hạn chế tối Ďa việc gây ô nhiễm môi trường trong hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh; có chính sách Ďể các doanh nghiệp này hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm thúc Ďẩy việc học tập và chuyển giao công nghệ hiện Ďại trong quá trình sản xuất; có chính sách miễn giảm thuế hợp lí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Ďể họ có thêm kinh phí trang bị hệ thống xử lí chất thải, khí thải Ďộc hại trong sản xuất trước khi thải ra ngoài môi trường… Bên cạnh Ďó, cần thiết phải có cơ chế, chính sách Ďể tôn vinh, khen thưởng xứng Ďáng Ďối với các doanh nhân, doanh nghiệp có những sáng kiến hay, cách làm thiết thực, hiệu quả trong gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường. Đây vừa là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, người dân và xã hội về vai trò quan trọng của doanh nhân trong hiện thực hoá các mục tiêu phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững, vừa chính là nguồn Ďộng viên, khích lệ lớn cho các doanh nhân ở mọi doanh nghiệp tích cực, chủ Ďộng, tự giác hơn nữa khi thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường gắn với hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thứ tư, Ďẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ hiện Ďại mới nhất là trong cách mạng 4.0 nhằm tạo Ďiều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận và sử dụng các công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh gắn với vấn Ďề bảo vệ môi trường. Thứ năm, phát huy tốt hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức Ďại diện cho cộng Ďồng doanh nghiệp, doanh nhân, dư luận xã hội và của người dân trong giám sát, phản biện xã hội Ďối với việc thực thi trách nhiệm gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với vấn Ďề bảo vệ môi trường. Khi những cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn Ďề này còn có một số Ďiểm Ďang cần phải tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện thì sự giám sát, phản biện của các tổ chức, cá nhân, người dân, dư luận xã hội… cũng chính là một trong những công cụ hữu hiệu nhất Ďể nâng cao hiệu quả trong việc gắn hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường của các doanh nhân, doanh nghiệp, hướng tới phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. 1161
- 4. Kết luận Trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái Ďể hưởng tới sự phát triển bền vững trong một nền kinh tế xanh ở Việt Nam hiện này là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi giai tầng xã hội. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một lần nữa rằng, trách nhiệm Ďó phần lớn là thuộc về các doanh nhân với tư cách là người Ďứng Ďầu, chủ sở hữu, quản lí, Ďiều hành các doanh nghiệp. Bởi lẽ các doanh nghiệp chính là Ďơn vị trực tiếp tiến hành hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh, do Ďó, nếu các doanh nhân không ý thức Ďược tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế vì tương lai bền vững của chính doanh nghiệp, cộng Ďồng, Ďất nước thì chắc chắn họ sẽ không xác Ďịnh và thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc gắn chiến lược, quá trình hoạt Ďộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình với vấn Ďề bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, bên cạnh những thành tựu Ďạt Ďược, việc thực hiện trách nhiệm của doanh nhân trong gắn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường Ďể phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót. Do Ďó, cần tiếp tục Ďề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam trong gắn sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường Ďể phát triển kinh tế xanh ở nước ta thời gian tới Ďáp ứng yêu cầu Ďặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Ánh (2022). Những con số biết nói trong Báo cáo của Liên Hợp Quốc về biến Ďổi khí hậu, theo https://www.vietnamplus.vn/nhung-con-so-biet-noi-trong- bao-cao-cua-lhq-ve-bien-doi-khi-hau/775715.vnp, ngày 23/5. 2. Lê Thị Chiên (2020). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội Ďại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội Ďại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 5. Mạnh Hùng (2023). ―Rác thải nhựa ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp‖, Tạp chí Cộng sản (online), theo https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/ bao-ve-moi-truong/-/2018/826009/rac-thai-nhua-o-viet-nam--thuc-trang-va-giai- phap.aspx, ngày 22/3. 6. Nguyễn Thị Quỳnh Hương và Nguyễn Thị Vân Chi (2020). ―Kinh tế xanh và thực tiễn tại Việt Nam‖, Tạp chí Tài chính, số 7. 7. Bích Liên (2021). ―Ô nhiễm môi trường làng nghề chưa Ďược cải thiện‖, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, theo https://dangcongsan.vn/xa-hoi/o- nhiem-moi-truong-lang-nghe-chua-duoc-cai-thien-597785.html, ngày 23/12. 1162
- 8. Văn Quán (2022). ―Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Hoá chất‖, Tạp chí Tuyên giáo (online), theo https://tuyengiao.vn/kinh-te/nhip-cau-cong-thuong/nang-cao-nang-luc-bao-ve- moi-truong-cho-cac-doanh-nghiep-nganh-hoa-chat-142672, ngày 8/12. 9. The World Bank (2013). From Brown Growth to Green: the Economic Benefits of Climate Action, theo https://www.worldbank.org, ngày 25/6. 10. Hà Thu (2020). Vinamilk tiên phong thực hành kinh tế tuần hoàn, theo https://vietnamfinance.vn/vinamilk-tien-phong-thuc-hanh-kinh-te-tuan-hoan- 20180504224243093.htm, ngày 31/8. 11. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết Ďịnh phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai Ďoạn 2011 - 2020, theo http://vanban.chinhphu.vn/portal/ page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_id=157753. 12. P.V (2022). VinFast tham gia cam kết khí hậu toàn cầu hướng tới không phát thải carbon từ năm 2040, theo https://baotainguyenmoitruong.vn/vinfast- tham-gia-cam-ket-khi-hau-toan-cau-huong-toi-khong-phat-thai-carbon-tu-nam- 2040-343950.html, ngày 22/9. 13. Anh Vân (2022). Kinh tế xanh là gì? Thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam, theo https://doanhnghiepkinhtexanh.vn/kinh-te-xanh-la-gi-thuc-trang-kinh- te-xanh-tai-viet-nam-a5048.html, ngày 31/3. 1163
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
39 p | 239 | 112
-
Quản lý và báo cáo tài chính
5 p | 242 | 101
-
Chương 1: Những khái niệm tổng quát
10 p | 280 | 94
-
Yêu cầu của một nhân viên marketing là gì?
5 p | 441 | 81
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 3 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
4 p | 279 | 52
-
Incoterm - International Commerce Terms
11 p | 208 | 50
-
Định giá thương hiệu, tài sản vô hình-khoa học hay nghệ thuật...
14 p | 214 | 43
-
Lợi ích của việc sử dụng các hãng quảng cáo tuyển dụng
5 p | 189 | 32
-
Kiến nghị và giải pháp khai thác đại lí bảo hiểm - 6
10 p | 136 | 32
-
DN tư nhân và những vấn đề thường gặp
2 p | 197 | 28
-
CIO - Anh cần những gì?
3 p | 142 | 27
-
Quản trị công ty gia đình: Kinh nghiệp của "đại gia" –phần1
9 p | 141 | 20
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh: Chương 3 - GV. Trần Đức Dũng
26 p | 153 | 19
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 1 - ThS. Phan Thị Thanh Hiền
17 p | 113 | 12
-
TÀI LIỆU AI HOẠCH ĐỊNH-AI ĐIỀU HÀNH-AI ĐÁNH GIÁ
8 p | 70 | 8
-
Trách nhiệm với thông tin
2 p | 62 | 7
-
Nỗi niềm lựa chọn công ty kiểm toán
8 p | 107 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn