intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp thu hút nguồn nhân lực số trong quá trình phát triển kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích chính sách thu hút nguồn nhân lực số trong quá trình phát triển kinh tế số của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực số trong quá trình phát triển kinh tế số tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. GIẢI PHÁP THU HÖT NGUỒN NH N LỰC SỐ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Hồng Sơn(1), Võ Thị Tuyết Nhƣ(2), Lâm Thái Khang(3), Nguyễn Công Khải(4) TÓM TẮT: Thành phố Hồ Chí Minh Ďặt tầm nhìn Ďến năm 2030 sẽ phát triển thành công chính quyền số, kinh tế số, Ďầu tàu kinh tế của cả nước, Ďi Ďầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Trong Ďó, nguồn nhân lực số Ďược xác Ďịnh là một trong những yếu tố then chốt trong tiến trình phát triển kinh tế số của thành phố. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực số về cống hiến cho thành phố trong thời gian vẫn còn nhiều bất cập, chưa Ďủ sức hấp dẫn. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích chính sách thu hút nguồn nhân lực số trong quá trình phát triển kinh tế số của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, từ Ďó Ďưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách trên. Từ khoá: Nguồn nhân lực số, kinh tế số, Thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT: Ho Chi Minh City sets a vision to 2030 to successfully develop the digital government, digital economy, the economic engine of the country, leading the way in implementing a new growth model. In particular, digital human resources are identified as one of the key factors in the digital economy development process of Ho Chi Minh City. However, mechanisms and policies to attract digital human resources to contribute to Ho Chi Minh City during the time are still inadequate and not attractive enough. Therefore, the article focuses on analyzing policies to attract digital human resources in the process of digital economy development of Ho Chi Minh City in recent years, thereby offering some solutions to contribute to perfecting the above policy. Keywords: Digital human resources, digital economy; Ho Chi Minh city. 1. Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Email: uvbchdt@gmail.com 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Cô Giang, Quận 1. 3,4. Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. 625
  2. 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế số Ďang là xu hướng chung cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Riêng tại Việt Nam, chủ trương phát triển kinh tế số Ďược triển khai khá mạnh mẽ ở nhiều nơi và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) Ďang là Ďiểm sáng trong việc phát triển kinh tế số. Năm 2022, kinh tế số Ďã Ďóng góp 18,66 tỉ lệ GRDP cho thành phố (Hiệp M., 2023). Để phát phát triển nền kinh tế số hiệu quả, thành phố Ďã tăng cường triển khai các chính sách mà trong Ďó vấn Ďề thu hút nguồn nhân lực số cho việc phát triển kinh tế số, Ďang là vấn Ďề cấp bách Ďặt ra. Năm 2021, TP. HCM chi 0,78 ngân sách cho chuyển Ďổi số; năm 2022 là 0,97 và năm 2023 là hơn 1 . Tuy nhiên, tiến trình chuyển Ďổi số tại thành phố năng Ďộng nhất nước này vẫn còn nhiều Ďiểm nghẽn cần giải quyết, do Ďội ngũ nguồn nhân lực số còn thiếu hụt và chưa Ďủ trình Ďộ. Qua khảo sát của Sở Thông tin - Truyền thông TP. HCM, một quận, huyện, sở, ngành hiện chỉ có 1 - 3 nhân lực phụ trách chuyển Ďổi số, công nghệ thông tin và trong Ďó Ďã có 1 vị trí kiêm nhiệm là do phó văn phòng cấp sở hoặc UBND quận, huyện phụ trách. Năm 2022, TP. HCM Ďã Ďào tạo trên 1.000 cán bộ phục vụ chuyển Ďổi số Ďể phát triển kinh tế số. Đồng thời, sau 5 năm thực hiện thí Ďiểm Nghị quyết số 20/2018/NQ- HĐND của Hội Ďồng nhân dân TP. HCM về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng Ďặc biệt Ďối với lĩnh vực thành phố có nhu cầu thu hút giai Ďoạn 2018 - 2022, nhưng Ďến nay, TP. HCM mới chỉ thu hút Ďược 5 chuyên gia cho Ban Quản lí Khu Công nghệ cao và 5 chuyên gia làm việc tại Ban Quản lí Khu Nông nghiệp công nghệ cao (Thanh, 2023). Kết quả này Ďược Ďánh giá là chưa tương xứng với kỳ vọng của thành phố. Hơn thế nữa, sau hơn 5 năm thực hiện Nghị Ďịnh số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, TP. HCM Ďã tuyển dụng Ďược 3 viên chức, nhưng lại là giáo viên trung học phổ thông chứ không phải là nguồn nhân lực số. Những số liệu trên cho thấy còn rất nhiều hạn chế và bất cập trong việc thu hút nguồn nhân lực số chất lượng cao và tâm huyết từ các khu vực khác về cống hiến cho khu vực công ở TP. HCM. Bên cạnh Ďó, Ďã có nhiều nghiên cứu nêu bật lên những hạn chế trong chính sách thu hút nhân tài, nhân lực của TP. HCM trong các lĩnh vực. Điển hình như tác giả Phạm Hồng Sơn (2023) Ďưa ra một số hạn chế như công tác tuyên truyền, chưa quan tâm, Ďầu tư Ďúng mức, Ďào tạo, bồi dưỡng nhân tài về AI còn rất hẹp về quy mô, thành phần tham gia; chính sách lương, thưởng còn chưa Ďủ sức thu hút (Phạm, 2023). Đồng thời, tác giả Châu Tiến Lộc (2022) cũng dẫn chứng ra rằng từ Ďầu năm 2020 Ďến giữa năm 2022, TP. HCM có gần 6.200 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, mức cao nhất trong 7 năm trở lại Ďây. Nguyên nhân là do chế Ďộ tiền lương, chính sách Ďãi ngộ, áp lực công việc,… (Châu, 2022). Điều này cũng ảnh hưởng số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công tại TP. HCM, trong khi TP. HCM Ďang trong quá trình Ďẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số. 626
  3. Chính vì vậy, chính sách thu hút nguồn nhân lực số Ďang Ďược quan tâm từ các cấp chính quyền trên Ďịa bàn TP. HCM. Đây là cơ sở tiên quyết Ďể vận hành kinh tế số, chính vì thế trong bài viết cũng Ďã nêu rõ những quan Ďiểm, Ďề xuất những giải pháp nhằm giúp hoàn thiện thêm các phương hướng cho TP. HCM trong việc thu hút nguồn nhân lực số Ďể vận hành phát triển kinh tế số. 2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Nguồn nhân lực số Khái niệm ―nguồn nhân lực‖ (Human Resources) có thể hiểu như khái niệm ―nguồn lực của con người‖. Theo Liên Hợp quốc thì ―Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của Ďất nước‖. Bên cạnh Ďó, Ngân hàng Thế giới cho rằng nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kĩ năng nghề nghiệp,… của mỗi cá nhân (Nguyễn, 2014). Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức về ―nguồn nhân lực số‖. Tuy nhiên, về cơ bản nguồn nhân lực số và nguồn nhân lực chất lượng cao có sự Ďồng nhất trên nhiều phương diện trình Ďộ, kĩ năng và phẩm chất, Ďạo Ďức, cụ thể qua các Ďặc trưng sau: (1) Có năng lực làm chủ các thiết bị hiện Ďại, công nghệ số trong quá trình vận hành các hoạt Ďộng của nền kinh tế; (2) Khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao Ďộng luôn biến Ďổi với sự tiến bộ không ngừng phát triển của khoa học công nghệ mới; (3) Có tác phong công nghiệp, kỷ luật và Ďạo Ďức trong công việc; (4) Có tính sáng tạo cao trong công việc. Có thể xem như Ďiều kiện Ďủ và là tiêu chí Ďặc trưng của nguồn nhân lực số. Tóm lại, nguồn nhân lực số có thể Ďược hiểu là tổng thể số lượng, chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất Ďạo Ďức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và nền kinh tế số Ďang và sẽ cần Ďể huy Ďộng vào quá trình lao Ďộng, sáng tạo (Nguyễn, 2020). 2.1.2. Kinh tế số Kinh tế số (Digital economy) là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, Ďặc biệt là các giao dịch Ďiện tử tiến hành thông qua Internet (Phạm, 2021). Bên cạnh Ďó, nền kinh tế số còn Ďược Ďịnh nghĩa là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kĩ thuật số, ở Ďó các hoạt Ďộng kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính. Sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt Ďộng, lấy dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (ICT) là nòng cốt và Ďộng lực chính Ďể tăng năng suất lao Ďộng, tối ưu hoá nền kinh tế. Nói Ďơn giản là nền kinh tế liên quan Ďến công nghệ số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu số Ďể tạo ra những mô hình kinh doanh mới và giá trị thặng dư siêu ngạch cho nền kinh tế (Nguyễn, 2020). 627
  4. Tại Việt Nam, kinh tế số Ďược xem là một trong ba trụ cột chính trong chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số Ďến năm 2025, Ďịnh hướng Ďến năm 2030 (bên cạnh hai trụ cột là chính phủ số và xã hội số). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu Ďịnh tính, thu thập tài liệu Ďể phân tích các chính sách thu hút nguồn lực số trong quá trình phát triển kinh tế số của TP. HCM trong thời gian qua. Trên cơ sở Ďó Ďề xuất giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt làm Ďược, giúp các nhà hành pháp hoàn thiện chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực số có chất lượng cao về cống hiến cho TP. HCM. 3. Chính sách thu hút nguồn nhân lực số trong quá trình phát triển kinh tế số của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND thành phố Ďã có chủ trương ban hành các chính sách Ďào tạo cho nguồn nhân lực; tạo Ďiều kiện cho nền kinh tế thành phố Ďạt Ďược những bước tiến quan trọng, ngoài ra cũng nhằm thu hút những chủ thể có năng lực trong việc vận hành và tập trung tháo gỡ những khó khăn của thành phố thông qua Quyết Ďịnh số 1606/QĐ-UBND, ngày 13/05/2022 về ban hành Chương trình Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên Ďịa bàn TP. HCM Ďến năm 2025. Bên cạnh Ďó, UBND thành phố cũng Ďã ban hành Quyết Ďịnh số 2673/QĐ-UBND, ngày 29/6/2023 về ban hành Kế hoạch Ďào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ďảm bảo cung ứng, nhu cầu tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực kinh tế trên Ďịa bàn TP. HCM Ďến năm 2025, Ďịnh hướng Ďến năm 2030. Trong Ďó Ďều xác Ďịnh lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông là một trong tám lĩnh vực trọng tâm nhất. Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15, ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí Ďiểm một số cơ chế, chính sách Ďặc thù phát triển TP. HCM, Ďã mở ra nhiều cơ hội trong việc thu hút, lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, trọng dùng người có năng lực trong hoạt Ďộng vận hành nền kinh tế số. Cũng như phát triển bồi dưỡng nhân tài, Ďội ngũ chuyên gia cho thành phố, tại Kỳ họp lần thứ 13 của HĐND TP. HCM khoá X Ďã ban hành Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND, ngày 8/12/2023 của Hội Ďồng nhân dân TP. HCM về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng Ďặc biệt Ďối với lĩnh vực thành phố có nhu cầu thu hút. TP. HCM là Ďịa phương Ďi Ďầu trong việc áp dụng chuyển Ďổi số trong mọi hoạt Ďộng, trong Ďó nền kinh tế số Ďang là mục tiêu giúp cho thành phố chuyển mình trong thời gian tới. Một hoạt Ďộng diễn ra thì cần có những chủ thể có năng lực Ďiều hành thì mới Ďạt Ďến Ďược những thành tựu mong Ďợi, nguồn nhân lực số là Ďiều kiện quan trọng trong việc vận hành nền kinh tế số. Trong thời gian qua, nắm bắt Ďược những chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ Ďạo của Chính phủ và các cơ quan Trung ương, TP. HCM Ďã kịp thời ban hành những chính sách nhằm tập trung thu hút và phát 628
  5. triển nguồn nhân lực số, nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể nói TP. HCM là môi trường thích hợp cho Ďội ngũ nhân lực, Ďặc biệt là Ďội ngũ có năng lực tư duy, Ďổi mới và có tính sáng tạo trong mọi việc có cơ hội phát huy. Trong thời gian qua, Ďể tăng cường thu hút nguồn chất lượng cao, thành phố Ďã ban hành các chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thông qua cơ chế trọng dụng, Ďãi ngộ thoả Ďáng và tăng cường công tác bồi dưỡng Ďào tạo cho nguồn nhân lực số về kiến thức liên quan Ďến phát triển kinh tế số. Những năm qua, chính quyền TP. HCM Ďã và Ďang xây dựng, ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích Ďào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong thời Ďại chuyển Ďổi số như ngày nay giá trị con người, giá trị tư duy Ďổi mới rất cần thiết Ďối với việc phát triển nền kinh tế số. Thành phố Ďã Ďặt ra mục tiêu Ďến năm 2030 sẽ là lá cờ Ďầu trong việc phát triển kinh tế số (Thiện Đức, 2023), Ďiều này Ďã cho thấy rằng TP. HCM Ďã có sự chuẩn bị tối Ďa mọi nguồn lực trong Ďó tập trung phát triển nguồn nhân lực số là Ďiều kiện tiên quyết Ďể khai thác tốt nền kinh tế số. Việc xây dựng thu hút nguồn nhân lực chất lượng nói chung và nguồn nhân lực số trong phát triển kinh tế số nói riêng Ďã tạo Ďược Ďộng lực, cũng như tạo bước tiến quan trọng cho những con người muốn Ďem sức lực và tâm trí của mình giúp góp phần làm cho thành phố mang tên Bác phát triển một cách mạnh mẽ, Ďạt Ďược những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và người dân Ďang mong Ďợi. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực số cho nền kinh tế số vẫn còn Ďang gặp một số khó khăn như: chưa thu hút Ďược nhiều nguồn nhân lực bởi do một số chính sách ban hành vẫn chưa cụ thể hoá mức Ďộ bồi dưỡng cho nguồn nhân lực số, tiền lương và chế Ďộ ưu Ďãi bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa Ďủ sức hút, việc này cho thấy chính sách Ďãi ngộ thấp sẽ dẫn Ďến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, bởi lẽ TP. HCM là một trong những Ďô thị có mức sống cao hơn so với các tỉnh thành khác ở nước ta, phát triển kinh tế số phải gắn liền phát triển Ďời sống xã hội, tạo Ďộng lực cho Ďội ngũ lao Ďộng trong việc vận hành nền kinh tế số là một việc quan trọng. Điển hình là năm 2014, TP. HCM Ďã ban hành chính sách thu hút nhân tài nói chung, trong Ďó có quy Ďịnh tiền lương thoả thuận nhưng tối Ďa 150 triệu, kèm theo nhiều ưu Ďãi khác về nhà ở, về Ďi lại,… Sau 5 năm, TP. HCM thu hút 19 chuyên gia. Đến năm 2019, TP. HCM chuyển sang các chế Ďộ chính thức thì 19 chuyên gia thu hút Ďược bỏ Ďi 14 người, còn lại 5 người và không tuyển Ďược thêm người mới. Bên cạnh Ďó, từ năm 2018 Ďến cuối năm 2022, TP. HCM cũng chỉ mới thu hút Ďược 5 người, trong Ďó có 1 người Việt Nam, 1 người Mỹ, 3 người Nhật (Thu & Phạm, 2023). Ngoài ra, chất lượng Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực số vẫn còn nhiều bất cập, mô hình Ďào tạo vẫn chưa ứng dụng Ďược vào việc phát triển nền kinh tế số, còn nặng về lí thuyết hay mặt khác không cập nhật kịp thời xu hướng chung của nhiều mô hình phát triển kinh tế số ở các Ďịa phương trong nước, cũng như các quốc gia Ďi Ďầu trong việc vận hành kinh tế số. Bên cạnh Ďó, việc Ďầu tư cho cơ sở hạ tầng tập trung phát triển nguồn nhân lực số còn hạn chế, một số nơi trên Ďịa 629
  6. bàn Thành phố vẫn chưa có sự Ďầu tư hiệu quả, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các cá nhân, tổ chức vận hành cải tiến nền kinh tế, làm chậm quá trình phấn Ďấu Ďạt mục tiêu xây dựng và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số. 4. Một số giải pháp và khuyến nghị Thứ nhất, tăng cường công tác Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực số. TP. HCM cần có chính sách Ďào tạo nhân lực số mở rộng, chứ không chỉ dành cho một nhóm Ďối tượng cụ thể hay chỉ chú trọng vào nhân lực về ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học công nghệ cao,... Vì người dân là Ďối tượng chịu tác Ďộng nhiều nhất của chính sách mà nếu họ không có kiến thức, nhận thức Ďúng Ďắn thì công tác chuyển Ďổi số, phát triển kinh tế số của thành phố sẽ gặp khó khăn và có thể không nhận Ďược sự ủng hộ cao. Bên cạnh Ďó, thành phố cần làm việc với các cơ sở giáo dục Ďại học có chuyên ngành về công nghệ thông tin, AI, công nghệ bán dẫn, công nghệ cao,... Ďể có thể Ďịnh hướng, ―Ďặt hàng‖ các cơ sở này tập trung Ďào tạo nhân lực theo kỳ vọng, tầm nhìn phát triển của thành phố trong giai Ďoạn tới. Thứ hai, ban hành các chính sách Ďặc biệt thu hút nguồn nhân lực số. Các chính sách là ―kim chỉ nam‖ cho việc thực hiện thu hút nguồn nhân lực số Ďể xây dựng nền kinh tế số ở TP. HCM. Trong Ďó, thành phố cần tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường Ďầu tư Ďể thu hút các doanh nghiệp FDI Ďầu tư, Ďặc biệt là các doanh nghiệp về khoa học công nghệ vì khi những doanh nghiệp này Ďầu tư và Ďặt trụ sở tại Thành phố thì sẽ bố trí nguồn nhân lực chất lượng cao của họ về làm việc tại Ďây. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu và xây dựng chính sách thử nghiệm dạng Sandbox trong phát triển kinh tế số tại thành phố Ďể có những cơ chế Ďột phá, vượt bậc Ďể thu hút và giữ chân Ďược Ďội ngũ nhân lực số của thành phố, tránh rủi ro về mặt pháp lí hay những quy Ďịnh chưa rõ ràng Ďể nguồn nhân lực số Ďược bảo vệ trong quá trình hoạt Ďộng, cống hiến cho thành phố. Thứ ba, cần có chế Ďộ Ďãi ngộ cho Ďội ngũ chuyên gia trong việc thực hiện phát triển kinh tế số. Mặc dù hiện nay thành phố Ďã có Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng Ďặc biệt Ďối với lĩnh vực TP. HCM có nhu cầu thu hút và Đại học Quốc gia TP. HCM cũng ban hành Đề án ―Thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học Ďầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP. HCM từ năm 2023 - 2030‖ (gọi tắt VNU 350) với những mức Ďãi ngộ có phần hấp dẫn hơn nhưng cần phải quy Ďịnh Ďa dạng các hình thức hợp tác, làm việc giữa nhân lực số với các Ďơn vị của thành phố. Trong Ďó, cần cho phép họ và các Ďơn vị có thể chọn hình thức làm việc toàn thời gian, bán thời gian, hoặc làm việc từ xa, kết hợp nhiều hình thức làm việc khác nhau Ďể phù hợp với bối cảnh hội nhập. Bên cạnh Ďó, thành phố cần phải có kế hoạch nghiên cứu, Ďánh giá thường xuyên và lộ trình nâng cao chế Ďộ Ďãi ngộ Ďể ngày càng tăng sức hấp dẫn của chính sách thu hút và Ďảm bảo phù hợp với từng bối cảnh phát triển của TP. HCM. 630
  7. Thứ tư, Ďảm bảo Ďầu tư xây dựng cơ sở vật chất Ďể tạo môi trường làm việc hiện Ďại và Ďạt chuẩn, từ Ďó tăng Ďộng lực làm việc cho Ďội ngũ nhân lực. TP. HCM là một trong hai Ďô thị Ďặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, khoa học công nghệ; tuy nhiên, sự Ďầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại thành phố có sự không Ďồng Ďều giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành. Bên cạnh Ďó, một số viện nghiên cứu, trường Ďại học, học viện, cao Ďẳng trọng Ďiểm, cơ sở nghiên cứu, cơ quan nhà nước về khoa học công nghệ trên Ďịa bàn thành phố Ďã xuất hiện tình trạng xuống cấp nên chưa Ďảm bảo về chất lượng Ďào tạo cũng như môi trường làm việc. Vì vậy, yêu cầu Ďặt ra cho những nhà lãnh Ďạo, quản lí TP. HCM là phải kiến nghị cấp có thẩm quyền hoặc chủ Ďộng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát Ďối với việc Ďầu tư trang bị, xây dựng cơ sở vật chất, tích cực Ďấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng, lãng phí và Ďảm bảo Ďầu tư hiệu quả. Thứ năm, thành phố cần có kiến nghị bổ sung chế tài mạnh hơn với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và các Ďối tượng khác Ďược cử Ďi Ďào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước nhưng không về nước công tác vì Việt Nam chưa có chế tài nào buộc họ phải về nước. Vì vậy, cần nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm quốc tế Ďể có hướng xử lý những trường hợp này, chứ không chỉ dừng lại ở trách nhiệm dân sự như Ďền bù chi phí Ďào tạo hay xử lý vi phạm hành chính theo quy Ďịnh hiện nay. Đồng thời, Ďây cũng là cơ hội Ďể chúng ta nhìn nhận lại nhằm cải thiện môi trường nghiên cứu, làm việc trong nước theo hướng hiện Ďại, công bằng, lành mạnh và bảo Ďảm Ďiều kiện làm việc thuận lợi; bố trí nguồn kinh phí thoả Ďáng Ďể thực hiện các chính sách thu hút và Ďãi ngộ nhân tài về nước cống hiến sau Ďào tạo ở nước ngoài. 5. Kết luận Tập trung thu hút nguồn nhân lực số trong việc phát triển kinh tế số TP. HCM là vấn Ďề tiên quyết trong phát triển kinh tế số hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu hạn chế và thời gian hạn chế, bài viết chủ yếu tập trung phân tích thực trạng và Ďưa ra một số giải pháp thu hút nguồn nhân lực số phục vụ cho phát triển kinh tế số của thành phố trong thời gian tới. Về hướng nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng Ďến chính sách thu hút nhân lực số bằng phương pháp Ďịnh lượng, từ Ďó Ďưa ra những khuyến nghị chính sách bao quát và toàn diện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2020). TP. Hồ Chí Minh ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. 2. Châu, L. T. (2022). Cải thiện môi trường làm việc Ďối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Quản lí nhà nước. Truy cập tại: https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/10/13/cai-thien- moi-truong-lam-viec-doi-voi-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-trong-khu-vuc- cong-tai-thanh-pho-ho-chi-minh/ 631
  8. 3. Dung Minh (2023). TP nâng tỉ lệ lao Ďộng Ďang làm việc Ďã qua Ďào tạo Ďến cuối 2025 Ďạt 87 . Truy cập tại: https://bom.so/QG8M91 4. Hiệp M. (2023). Thúc Ďẩy kinh tế số TP. HCM phát triển bền vững. Thành uỷ TP. HCM. Truy cập tại: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/thuc-day-kinh-te- so-TP. HCM-phat-trien-ben-vung-1491913210 5. NDH (2022). Ban hành Chương trình Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên Ďịa bàn TP. HCM Ďến năm 2025. Cổng thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập tại: https://bom.so/gf2itf 6. Nguyễn, C. S. (2014). Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Tạp chí Lý luận chính trị, số 2 - 2014. 7. Nguyễn, H. H. (2020). Phát triển nguồn nhân lực số Ďáp ứng yêu cầu của kinh tế số. Tạp chí Lý luận chính trị, số 4 - 2020. 8. Phạm, T. T. (2021). Thúc Ďẩy phát triển kinh tế số nhanh và bền vững. Tạp chí Quản lí nhà nước. Truy cập tại: https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/06/10/thuc-day- phat-trien-kinh-te-so-nhanh-va-ben-vung/ 9. Phạm, S. H. (2023). Chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức nhà nước, số tháng 2/2023, 33-36. 10. Thanh, A. (2023). TP. HCM nỗ lực thu hút nhân tài. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn Online. Truy cập tại: https://doanhnhansaigon.vn/tp-hcm-no-luc-thu-hut- nhan-tai-306278.html 11. Thiện Đức (2023). TP. HCM Ďược kỳ vọng và chịu áp lực lớn phát triển kinh tế số. Truy cập tại: https://tuoitre.vn/tp-hcm-duoc-ky-vong-va-chiu-ap-luc- lon-phat-trien-kinh-te-so-20230907100408631.htm 12. Thu, H. & Phạm, H. (2023). Vì sao 4 năm TP. HCM chỉ thu hút Ďược 5 nhân tài?. Truy cập tại: https://vietnamnet.vn/vi-sao-4-nam-tp-hcm-chi-thu 632
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2