Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
GIẢI PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ SỐ LIỆU PHÓNG XẠ<br />
TRÊN TÀU BIỂN DÙNG MÁY TÍNH<br />
Đinh Kim Chiến1*, Đinh Tiến Hùng1, Nguyễn Kiều Hưng2<br />
Tóm tắt: Để tăng độ chính xác của phép đo và nâng cấp, cải tiến hiệu năng làm<br />
việc của thiết bị, bài báo này trình bày một giải pháp dùng máy tính nhúng thu<br />
thập, xử lý số liệu phóng xạ cho các thiết bị đo phóng xạ đường biển trang bị trên<br />
các tàu hải quân, cảnh sát biển. Kết quả thu được là sai số phép đo so với trường<br />
suất liều gamma chuẩn Cs-137 đạt ≤ 5% và hiệu năng sử dụng được cải thiện đáng<br />
kể so với các kỹ thuật điện tử thông thường<br />
Từ khóa: Detector; Cổng giao tiếp RS232; Suất liều; Máy tính nhúng.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, trong số các tàu của lực lượng cảnh sát biển và các tàu chiến của Hải quân<br />
Việt Nam chỉ có một số ít các tàu được trang bị thiết bị đo phóng xạ, các tàu còn lại có<br />
thiết kế hệ thống đo phóng xạ nhưng không được lắp thiết bị kèm theo. Để hoàn thiện hệ<br />
thống đo phóng xạ cho các tàu chưa được trang bị hoặc nâng cấp, thay thế sửa chữa thì việc<br />
nghiên cứu, chế tạo hệ thống ghi đo bức xạ, hạt nhân thế hệ mới mang ý nghĩa quan trọng.<br />
Thiết bị đo, phát hiện và cảnh báo các tác nhân phóng xạ, hạt nhân là một trong những<br />
trang bị bắt buộc phải có trong trang bị của các tàu chiến trên thế giới [5]. Với mục đích<br />
đo, cảnh báo môi trường phóng xạ để người chỉ huy tàu định hướng di chuyển của tàu.<br />
Các hệ thống hiện tại đang dùng giải pháp thu số liệu từ detector dùng chuẩn RS485 truyền<br />
về trung tâm và dùng các hệ vi xử lý để xử lý, phân tích số liệu sau đó hiển thị kết quả.<br />
Việc xử lý kết quả trên các hệ vi xử lý có các nhược điểm sau:<br />
- Khả năng lưu trữ và truy vấn dữ liệu hạn chế vì dữ liệu được lưu dưới dạng thô.<br />
- Khả năng trao đổi thông tin và mở rộng hệ thống bị hạn chế.<br />
- Khả năng xử lý không linh hoạt do không được hỗ trợ các hàm xử lý chuyên dụng, nâng cao.<br />
Trước đây, Viện Hóa học - Môi trường quân sự/Bộ Tư Lệnh hóa học đã có một số công<br />
trình nghiên cứu liên quan đến các thiết bị đo phóng xạ [1,2,3] tuy nhiên các công trình<br />
này chỉ đề cập đến các thiết bị đơn lẻ và xử lý tại chỗ, chưa đưa ra giải pháp cho một hệ<br />
thống kết nối nhiều detector GM cũng như giải pháp tích hợp các hệ thống để thu thập xử<br />
lý số liệu trên một vùng bất kỳ. Trên thế giới, các công trình liên quan không được công<br />
bố và là bí mật của mỗi quốc gia.<br />
Xuất phát từ nhu cầu thu thập, xử lý nhanh, khả năng xử lý linh hoạt, hiển thị đa dạng và<br />
có khả năng trao đổi, kết nối giữa các tàu, dữ liệu được lưu trữ số lượng lớn, khả năng truy<br />
xuất nhanh thì việc xây dựng giải pháp dùng máy tính nhúng đáp ứng được các yêu cầu trên<br />
là cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặc biệt là tình hình biển Đông hiện nay.<br />
2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT<br />
2.1. Mô hình hệ thống đo phóng xạ đường biển trên tàu<br />
Hệ thống bao gồm 3 thành phần chính:<br />
- Hệ thống detector ghi đo bức xạ, hạt nhân: được lắp chính tại 4 vị trí: trước(S1); 2 bên<br />
(S2, S3) và sau tàu (S4), các detector đo 3 chỉ tiêu chủ yếu: suất liều gamma tương đương<br />
trong không khí, đo xung nơtron và đo suất liều gamma tương đương dưới nước.<br />
- Hệ thống đường truyền: được thiết kế sẵn trên các tàu và dùng chuẩn truyền dẫn<br />
RS485.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 97<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- Trung tâm xử lý là hiển thị: tại trung tâm xử lý dùng máy tính nhúng thu dữ liệu từ bốn<br />
detector sau đó tiến hành phân tích, lưu trữ và hiển thị kết quả trên các màn hình GLCD và<br />
MONITOR, đưa ra tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng.<br />
<br />
S2<br />
<br />
<br />
<br />
RS485<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trung tâm<br />
S1 RS485 xử lý và RS485 S4<br />
hiển thị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
RS485<br />
<br />
<br />
<br />
S3<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình hệ thống đo phóng xạ đường biển trên tàu.<br />
2.2. Nghiên cứu, xây dựng các loại detector đo phóng xạ trên tàu<br />
<br />
Detector Cao áp 500V<br />
<br />
<br />
Tiền khuếch Khuếch đại Khối xử lý<br />
RS485<br />
đại chính trung tâm<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối của mô-đun đo phóng xạ.<br />
Nguyên lý hoạt động:<br />
Khi bức xạ tương tác với chất khí trong detector sẽ suất hiện một xung điện ở cực âm<br />
của detector. Mạch tiền khuếch đại khuếch đại xung thu được, loại bỏ can nhiễu do tác<br />
động từ các yếu tố môi trường và truyền đến mạch khuyếch đại chính. Mạch khuếch chính<br />
chuẩn hóa xung theo yêu cầu về hình dạng xung và độ hẹp của đỉnh xung, thời gian mặt<br />
tăng hay thời gian mặt giảm của xung để đáp ứng được yêu cầu của mạch xử lý trung<br />
tâm[6]. Mỗi bức xạ tương tác với ống đếm sẽ tạo thành một xung điện tương ứng ở lối ra<br />
mạch khuếch đại chính. Các xung điện lối ra mạch khuyếch đại chính được đưa đến lối<br />
vào khối xử lý trung tâm. Khối xử lý trung tâm đếm xung trong chu kỳ nhất định và sử<br />
dụng phương pháp nội suy để tính suất liều phóng xạ thu được từ các detector. Số đếm<br />
được lấy trung bình theo thuật toán FIFO có n biến.<br />
Suất liều được tính dựa trên số đếm theo hàm đa thức, tùy theo yêu cầu độ chính xác<br />
của thiết bị đo để lựa chọn hàm đa thức phù hợp với khoảng đo của các detector tương<br />
ứng. Thông thường hàm đa thức bậc hai được sử dụng để biểu thị mối liên hệ giữa số đếm<br />
và suất liều gamma tương đương, được thể hiện theo công thức sau:<br />
D( N ) a * N 2 b * N c (1)<br />
Trong đó: D(N) là suất liều phóng xạ thu được tương ứng với tốc độ đếm N [μSv/h]<br />
N là tốc độ đếm ghi nhận được từ các detector [cps]<br />
a, b, c là các hệ số.<br />
<br />
<br />
<br />
98 Đ. K. Chiến, .., “Giải pháp thu thập … trên tàu biển dùng máy tính.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Các hệ số của phương trình trên tìm được thông qua phương pháp khớp hàm bình<br />
phương tối thiểu giữa tốc độ đếm ghi nhận và giá trị suất liều lý thuyết.<br />
Các giá trị suất liều lý thuyết được tính toán cho các nguồn chuẩn tại phòng kiểm chuẩn<br />
máy đo phóng xạ, Phòng Phóng xạ, Viện Hóa học - Môi trường quân sự. Nguồn phóng xạ<br />
chuẩn: sử dụng nguồn đồng vị Cs137 hoạt độ A0 = 5,5 Ci tương ứng với 2,035 x 1011Bq<br />
(sản xuất năm 1976)<br />
Hoạt độ phóng xạ tại thời điểm đo đạc thử nghiệm:<br />
ln 2t<br />
<br />
A(t ) A0e T1/2<br />
(2)<br />
Suất liều tương đương của nguồn chuẩn tại khoảng cách r được tính toán theo công<br />
thức:<br />
<br />
X [ Sv/ h] 5.236x<br />
1<br />
x<br />
<br />
A(t ) yi Ei en / i (3)<br />
114 r2<br />
Với A(t) là hoạt độ nguồn chuẩn tại thời điểm khảo sát [Bq]<br />
Ei là năng lượng của lượng tử gamma [MeV]<br />
yi là suất phát lượng tử gamma có năng lượng Ei<br />
en / i là hệ số hấp thụ năng lượng khối [cm2/g]<br />
r là khoảng cách từ nguồn tới điểm khảo sát [cm]<br />
Giá trị suất liều lý thuyết theo khoảng cách được trình bày trong Bảng 2<br />
Giá trị suất liều đo đạc từ detector thử nghiệm, giá trị suất liều lý thuyết được so sánh<br />
với suất liều đo đạc từ các thiết bị đo hiện đang được biên chế trong quân đội: Máy đo suất<br />
liều SVG-2, RADOS-200 [7,8]. Kết quả so sánh được trình bày trong phần 3.<br />
2.3. Thu thập xử lý số liệu và hiển thị kết quả<br />
2.3.1. Sơ đồ khối<br />
<br />
MIC LOA<br />
<br />
<br />
<br />
RS485<br />
<br />
RS485<br />
Ghép kênh RS232 Máy tính nhúng HDMI MONITOR<br />
RS485<br />
<br />
RS485<br />
<br />
<br />
<br />
RS232 GLCD<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối thu thập và xử lý số liệu.<br />
Chức năng các khối:<br />
- Khối ghép kênh: ghép các luồng dữ liệu RS485 song song đầu vào thành 1 luồng<br />
RS232 nối tiếp đầu ra.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 99<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- Máy tính nhúng: thu nhận dữ liệu từ các detector qua cổng RS232, phân tích, lưu trữ,<br />
cảnh báo và hiển thị kết quả.<br />
2.3.2. Khối ghép kênh<br />
Vì số cổng RS232/RS485/RS222 của máy tính nhúng bị giới hạn nên phải ghép các<br />
luồng dữ liệu song song từ detector thành một luồng dữ liệu nối tiếp đưa vào máy tính xử lý.<br />
D1<br />
S1<br />
<br />
D2<br />
S2<br />
D out<br />
MUX<br />
D3<br />
S3<br />
<br />
D4<br />
S4<br />
Hình 4. Sơ đồ khối ghép kênh từ detector.<br />
Cấu trúc khung dữ liệu D1,D2.D3,D4 (19 byte)<br />
start senser vt_sensor data end<br />
start: 0XAA (1 byte đầu khung)<br />
sensor: 0X01 ÷ 0X06 (1 byte xác định loại sensor)<br />
vt_sensor: 0X01 ÷ 0X20 (1 byte xác định vị trí trên tàu)<br />
data: 15 byte (dữ liệu đo)<br />
end: 0X55 (1 byte kết thúc khung)<br />
2.3.3.Detector và máy tính nhúng<br />
Các detector đo suất liều gamma được sử dụng là Detector LND 7121 và Detector<br />
LND 71623. Thông số của 2 detector được liệt kê trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Thông số Detector đo suất liều gamma[9,10].<br />
<br />
Tên Detector<br />
Detector LND 7121 Detector LND71623<br />
Thông số<br />
<br />
Khoảng đo 10-4 mGy/h ÷ 1 mGy/h 1 mGy/h ÷ 104 mGy/h<br />
<br />
Nhiệt độ hoạt động -40℃ ÷ +75℃ -10℃ ÷ +75℃<br />
<br />
Dải điện áp hoạt động 450V ÷ 650 V 450V ÷ 600 V<br />
<br />
Điện áp làm việc 500V 500V<br />
Cấu hình máy tính nhúng:<br />
- Vi xử lý: TI Cortex A8 AM3505 600 MHz<br />
- RAM: 256 MB DDR2<br />
- Kêt nối:4 x RS-232/422/485, 1 x RS-485<br />
- Hệ điều hành: WINCE 6.0<br />
Hoạt động của máy tính được mô tả như lưu đồ thuật toán Hình 6.<br />
<br />
<br />
100 Đ. K. Chiến, .., “Giải pháp thu thập … trên tàu biển dùng máy tính.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Cảnh báo âm thanh<br />
<br />
Cảnh báo đèn<br />
Phân tích, xử<br />
RS232<br />
lý Hiển thị GLCD<br />
<br />
Hiển thị MONITOR<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CSDL<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ khối máy tính nhúng.<br />
Mô tả thuật toán:<br />
B1: Khởi động và mở cổng COM, thiết lập tham số<br />
B2: Đọc dữ liệu từ cổng COM và xác định trạng thái cổng, nếu lỗi thì kết thúc chương<br />
trình, nếu không chuyển sang B3.<br />
B3: Phân tích dữ liệu đọc từ cổng COM và kiểm tra dữ liệu, nếu dữ liệu không hợp lệ<br />
thì bỏ qua và quay lại B2, nếu dữ liệu hợp lệ thì lưu vào cơ sở dữ liệu và hiển thị kết quả<br />
sau đó chuyển sang B4.<br />
B4: So sánh giá trị đo với ngưỡng, nếu giá trị đo vượt ngưỡng thì đưa ra cảnh bảo và<br />
quay lại B2 tiếp tục đọc dữ liệu từ cổng COM.<br />
Start<br />
<br />
<br />
<br />
No<br />
<br />
Đọc COM<br />
<br />
<br />
<br />
No<br />
<br />
Phân tích dữ liệu Lỗi COM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kiểm tra hợp lệ<br />
<br />
<br />
<br />
Yes<br />
<br />
Lưu dữ liệu<br />
Hiển thị kết quả<br />
True<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kiểm tra ngưỡng<br />
<br />
<br />
<br />
Yes<br />
<br />
<br />
Cảnh báo End<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Lưu đồ thuật toán xử lý số liệu đo.<br />
2.3.4. Hiển thị kết quả<br />
Cấu hình Module hiển thị<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 101<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
GLCD1<br />
<br />
HDMI MONITOR<br />
GLCD2<br />
<br />
Máy tín h<br />
RS232 DEMUX<br />
nhún g<br />
GLCD3<br />
<br />
<br />
<br />
GLCD4<br />
<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ khối hiển thị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hiển thị trên GLCD Hiển thị trên MONITOR<br />
Hình 8. Giao diện hiển thị.<br />
<br />
3. THỬ NGHỆM, TÍNH TOÁN, THẢO LUẬN<br />
3.1. Sản phẩm nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) Bên ngoài khối xử lý trung tâm (b) Bên trong khối xử lý trung tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c) Bên ngoài detector đo phóng xạ (d) Bên trong detector đo phóng xạ<br />
Hình 9. Các sản phẩm nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
102 Đ. K. Chiến, .., “Giải pháp thu thập … trên tàu biển dùng máy tính.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.2. Phương pháp thử nghiệm<br />
Các kết quả kiểm tra thiết bị được thực hiện tại phòng kiểm chuẩn máy đo phóng xạ,<br />
Phòng Phóng xạ, Viện Hóa học - Môi trường quân sự.<br />
Đo trực tiếp giá trị phóng xạ từ nguồn phóng xạ chuẩn, xử lý và hiển thị kết quả trên hệ<br />
thống để đánh giá khả năng xử lý, độ chính xác của toàn bộ hệ thống, đặc biệt là khả năng<br />
đáp ứng của detector và khả năng xử lý của hệ thống máy tính nhúng.<br />
Bảng 2. Phân bố suất liều nguồn chuẩn (SLLT) theo khoảng cách.<br />
KC(cm) 20 30 40 50 60 80 100 120 140 160 180 200<br />
SLLT(mSv/ 195.8<br />
84.30 47.06 29.70 19.98 11.98 7.62 5.36 3.96 3.00 2.40 1.90<br />
h) 0<br />
3.3. Kết quả thử nghiệm và bình luận<br />
Bảng 3. Phân bố tốc độ đếm (N) thu được từ các sensor<br />
và thời gian đáp ứng (TD) theo khoảng cách.<br />
<br />
KC(cm) 20 30 40 50 60 80 100 120 140 160 180 200<br />
N(cps) 6582.9 3435.1 2010.6 1325.3 938.2 543.4 352.4 237.9 185.2 139.2 114.6 90.5<br />
TD(ms) 16 15 12 9 14 12 16 15 14 13 15 16<br />
Dựa trên số đếm thu được từ detector và suất liều chuẩn dùng phương pháp khớp hàm<br />
bình phương tối thiểu ta thu được các hệ số của phương trình tính suất liều (phương trình<br />
1) như sau: a=0.001200( Sv/h.cps2); b= 21.063000( Sv/h.cps); c= 16.985500( Sv/h)<br />
Bảng 4. Suất liều thu được (SLTT) từ sensor đo phóng xạ và thời gian đáp ứng (TD).<br />
KC(cm) 20 30 40 50 60 80 100 120 140 160 180 200<br />
20.8 11.8<br />
SLTT(mSv/h) 190.67 86.53 47.22 30.04 3 2 7.59 5.10 3.96 2.97 2.45 1.93<br />
Sai số(%)* 2.6 2.6 0.3 1.1 4.3 1.4 0.4 4.9 0.1 1.0 1.9 1.7<br />
TD(ms) 14 15 16 14 11 13 14 16 15 14 15 13<br />
*Sai số tương đối giữa suất liều nguồn chuẩn và suất liều tính toán từ thiết bị được tính<br />
SLLT SLTT<br />
theo công thức SS(%) *100(%)<br />
SLTT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Sai số tương đối giữa giá trị lý thuyết và giá thị đo thử nghiệm.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 103<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Sai số của phép đo giữa giá trị lý thuyết và thực nghiệm ≤ 5% được thể hiện ở hình 10,<br />
Kết quả đo so sánh với các thiết bị đo phóng xạ RADOS-200, Máy đo phóng xạ SVG-2<br />
tại hình 11 cho thấy có sự tương đồng trong dải suất liều khảo sát.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. So sánh giá trị lý thuyết, thiết bị SVG-2, RADOS200<br />
và giá thị đo thực tế của detector thử nghiệm.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, hệ thống đáp ứng đầy đủ yêu cầu thu thập và xử lý số<br />
liệu đo một cách nhanh và chính xác. Thời gian đáp ứng trung bình của hệ thống (theo<br />
bảng 2,3,4): 15ms là chấp nhận được và đáp ứng yêu cầu thực tế. Số liệu đo thực tế tiệm<br />
cận giá trị lý thuyết, dữ liệu trên đường truyền được xử lý triệt để, ko có sai số và mất dữ<br />
liệu.<br />
Căn cứ vào giao diện và kết quả hiển thị, phương án dùng máy tính nhúng để xử lý và<br />
hiển thị kết quả có hiệu quả cao, dữ liệu được xử lý một cách mềm dẻo và chính xác, kết<br />
quả hiển thị trực quan và linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu quan sát và lưu trữ khác nhau.<br />
Tóm lại, phương pháp sử dụng máy tính nhúng thu thập và xử lý số liệu từ detector<br />
phóng xạ qua đường truyền RS485 trên các tàu cảnh sát biển và tàu chiến đáp ứng được<br />
yêu cầu thực tế, vừa có khả năng xử lý nhanh và chính xác, vừa có khả năng lưu trữ đáp<br />
ứng yêu cầu khai thác, phân tích. Hệ thống có khả năng mở rộng, kết nối các hệ thống trên<br />
các tàu chiến và tàu cảnh sát biển khác nhau để quan sát các số liệu phóng xạ trên khu vực<br />
bất kỳ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lưu Tam Bát, “Hoàn thiện công nghệ chế tạo một số loại máy đo phóng xạ mới”,Báo<br />
cáo tổng kết đề tài cấp BQP (2003).<br />
[2]. Đinh Kim Chiến, “Hoàn thiện quy trình công nghệ cải tiến máy đo phóng xạ ĐP-5V<br />
và ĐP-3B”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp BC Hóa học (2009)<br />
[3]. Nguyễn Thanh Long, “Nghiên cứu hoàn thiện chế tạo máy đo phóng xạ PX-6KT trên<br />
tầu hải quân”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện HHMTQS (2009)<br />
<br />
<br />
104 Đ. K. Chiến, .., “Giải pháp thu thập … trên tàu biển dùng máy tính.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[4]. C. L. Morns, J. E. Bolger, G.W. Hoffinan, C. F. Moore, L. E. Smith, and H.<br />
A.Thiessen, “A Digital Technique for Neutron-Gamma Fulse Shape<br />
Discrimination,” Nuclear Instruments and Methods 137,397 (1976)<br />
[5]. MIL-STD 810A (USAF) 23 June 1962, Military Standard Environemtal Test Methods for<br />
Aerospace and Ground Equipment. Wringht Patterson AFB, Ohio 454333<br />
[6]. Glenn F.Knoll. “Radiation detection and measurement”. Second edition. John Wiley<br />
& Son (1988)<br />
[7]. https://www.admnucleartechnologies.com.au/files/product/pdf/Thermo_SVG-<br />
[8]. http://www.laurussystems.com/Service/RDS200%20Survey%20Meter%20Manu<br />
[9]. https://www.lndinc.com/products/geiger-mueller-tubes/712-2/<br />
[10]. https://www.lndinc.com/products/geiger-mueller-tubes/71623/<br />
ABSTRACT<br />
THE METHOD COLLECTING AND PROCESSING RADIATION DATA ON THE<br />
SHIPS USING EMBEDED COMPUTER<br />
To improve the accuracy of measurements and to upgrade, improve the<br />
performance of the devices, this study presents a solution using embedded computer<br />
for collecting and processing radioactive data for radiation monitoring devices-<br />
equip on Navy and Vietnam Coast Guard ships<br />
Keywords: Detector; RS-232 interface; Gamma dose rate; Embeded computer.<br />
<br />
Nhận bài ngày 02 tháng 11 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 01 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 02 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Hóa học - Môi trường quân sự /Binh chủng Hóa học;<br />
2<br />
Viện Điện tử - Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: dinhkimchien@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 59, 02 - 2019 105<br />